1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng thu từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

97 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 719,91 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH    ĐINH THỊ THANH TÂM GIẢI PHÁP TĂNG THU TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP...

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH



   

ĐINH THỊ THANH TÂM

GIẢI PHÁP TĂNG THU TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh- Năm 2011

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH



   

ĐINH THỊ THANH TÂM

GIẢI PHÁP TĂNG THU TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG

Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS TRẦN HOÀNG NGÂN

TP.Hồ Chí Minh- Năm 2011

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu ñộc lập của tôi

Số liệu ñược nêu trong luận văn là trung thực và có trích nguồn Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa ñược công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

TÁC GIẢ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM

ñã tận tâm giảng dạy, truyền ñạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời

gian tôi học tập tại Trường Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc ñến thầy PGS.TS Trần Hoàng Ngân ñã nhiệt tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này

Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị ñang công tác tại các

Ban của trụ sở chính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cùng Ban Giám Đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 6

ñã tạo ñiều kiện, hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và ñóng góp ý kiến quý báu giúp

tôi hoàn thành luận văn

Bên cạnh ñó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành ñến quý khách hàng, những người góp phần không nhỏ cho luận văn này thông qua việc ñánh giá một cách thực tế và khách quan hoạt ñộng của AGRIBANK

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

1 AGRIBANK : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

2 ATM : Máy rút tiền tự ñộng

5 EDC : Máy ñọc thẻ ñiện tử

12 Sacombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

13 TCKT : Tổ chức kinh tế

14 TCTD : Tổ chức tín dụng

16 UTĐT : Ủy thác ñầu tư

17 WTO : Tổ chức Thương mại thế giới

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1 : Kết quả hoạt ñộng kinh doanh của Sacombank giai ñoạn năm

2008- 2011 Bảng 1.2 : Kết quả hoạt ñộng kinh doanh của HSBC giai ñoạn năm 2009-

2010 Bảng 2.1 : Hoạt ñộng dịch vụ phi tín dụng của AGRIBANK giai ñoạn năm

2008- 2011 Bảng 2.2 Hoạt ñộng kiều hối của AGRIBANK giai ñoạn năm 2008- 2011 Bảng 2.3 : Hoạt ñộng kinh doanh ngoại tệ của AGRIBANK giai ñoạn năm

2008-2011 Bảng 2.4 : Thu từ hoạt ñộng dịch vụ phi tín dụng của AGRIBANK giai ñoạn

năm 2008- 2011 Bảng 2.5 : Kết quả kinh doanh của AGRIBANK giai ñoạn năm 2008- 2010

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu ñồ 2.1 : Tăng trưởng huy ñộng vốn của AGRIBANK giai ñoạn năm

2006- 2011 Biểu ñồ 2.2 : Kết quả hoạt ñộng thẻ của AGRIBANK

Biểu ñồ 2.3 : Số lượng ATM, EDC của AGRIBANK triển khai qua các năm

2008- 2011 Biểu ñồ 2.4 : Tăng trưởng thu từ hoạt ñộng dịch vụ phi tín dụng của

AGRIBANK giai ñoạn năm 2008- 2011

Trang 8

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cam ñoan

Lời cảm ơn

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu

Danh mục các biểu ñồ

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG THU TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ

PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1.1 Khái niệm 1

1.1.2 Phân loại 2

1.2 DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.2.1 Dịch vụ thanh toán 3

1.2.1.1 Dịch vụ thanh toán trong nước 3

1.2.1.2 Dịch vụ thanh toán quốc tế 4

1.2.2 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 5

1.2.3 Dịch vụ môi giới và ñầu tư chứng khoán 5

1.2.4 Dịch vụ ngân hàng ñiện tử (E-Banking) 6

1.2.5 Các dịch vụ phi tín dụng khác 6

1.3 TĂNG THU TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.3.1 Sự cần thiết tăng thu từ các hoạt ñộng dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại 7

1.3.1.1 Đối với các ngân hàng thương mại 7

1.3.1.2 Đối với nền kinh tế - xã hội 8

Trang 9

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng ñến thu từ hoạt ñộng dịch vụ phi tín dụng của

ngân hàng thương mại 8

1.3.2.1 Nhân tố chủ quan 8

1.3.2.2 Nhân tố khách quan 12

1.4 KINH NGHIỆM TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC VÀ NGÂN HÀNG CÁC NƯỚC 13

1.4.1 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín 13

1.4.2 Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC Việt Nam 16

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam 18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CƠ CẤU THU TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 20

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AGRIBANK 20

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 20

2.1.2 Về mạng lưới tổ chức 23

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK 23

2.2.1 Hoạt ñộng dịch vụ phi tín dụng 24

2.2.1.1 Hoạt ñộng dịch vụ thanh toán 24

2.2.1.2 Hoạt ñộng dịch vụ bảo lãnh 27

2.2.1.3 Hoạt ñộng dịch vụ thẻ 27

2.2.1.4 Hoạt ñộng kinh doanh ngoại tệ 29

2.2.1.5 Hoạt ñộng dịch vụ phi tín dụng khác 30

2.2.2 Cơ cấu thu từ hoạt ñộng kinh doanh tại AGRIBANK 33

2.2.2.1 Tình hình kết quả thu từ hoạt ñộng kinh doanh tại AGRIBANK 33

2.2.2 Cơ cấu thu từ hoạt ñộng kinh doanh của AGRIBANK 34

2.2.3 Sự cần thiết phải thay ñổi cơ cấu thu nhập theo hướng tăng thu từ hoạt ñộng dịch vụ phi tín dụng .37

2.3 KHẢO SÁT THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI AGRIBANK 39

Trang 10

2.3.1 Năng lực của AGRIBANK 39

2.3.2 Sản phẩm dịch vụ của AGRIBANK 41

2.3.2.1 Sản phẩm dịch vụ của AGRIBANK ñối với khách hàng cá nhân 41

2.3.2.2 Sản phẩm dịch vụ của AGRIBANK ñối với khách hàng doanh nghiệp 42

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 44

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG THU TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG VIỆT NAM 45

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA AGRIBANK 45

3.2 CƠ SỞ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP TĂNG THU TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG 46

3.2.1 Môi trường hoạt ñộng của AGRIBANK 46

3.2.2 Khả năng cạnh tranh của AGRIBANK 47

3.2.2.1 Điểm mạnh 47

3.2.2.2 Điểm yếu 48

3.2.2.3 Cơ hội 49

3.2.2.4 Thách thức 49

3.3 GIẢI PHÁP TĂNG THU TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK 49

3.3.1 Giải pháp hoàn thiện và phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng 49

3.3.1.1 Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán 50

3.3.1.2 Nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ 51

3.3.1.3 Nhóm sản phẩm dịch vụ khác 52

3.3.2 Giải pháp công nghệ và nhân sự 53

3.3.2.1 Giải pháp công nghệ 53

3.3.2.2 Giải pháp nhân sự 55

3.3.3 Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối và mạng lưới hoạt ñộng 56

3.3.4 Xây dựng thương hiệu 57

Trang 11

3.3.5 Chiến lược maketing 58

3.3.6 Các kiến nghị ñối với Chính phủ, quản lý của ngân hàng nhà nước 58

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 60

KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1 LÝ DO NGHIÊN CỨU

Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ñã mở ra cho nền kinh tế Việt Nam những cơ hội và nhiều thách thức Một trong những lĩnh vực cần phải tái cấu trúc lại theo hướng hiện ñại hóa là lĩnh vực tài chính ngân hàng Để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài vốn ñã hình thành rất lâu, có bề dày kinh nghiệm về hoạt ñộng trên lĩnh vực ngân hàng, mạnh về tài chính, công nghệ, ña dạng về sản phẩm, ñòi hỏi các ngân hàng trong nước phải chú trọng phát triển các sản phẩm ngân hàng Bên cạnh các sản phẩm truyền thống thì cần chú trọng các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng nhằm ña dạng hóa sản phẩm ngân hàng ñồng thời cũng tăng ñược lợi nhuận cho hoạt ñộng ngân hàng

Ở Việt Nam, thu nhập của các NHTM trước ñây chủ yếu là thu nhập từ hoạt ñộng tín dụng nhưng sau khi gia nhập WTO, các NHTM ñã quan tâm hơn ñến hoạt ñộng dịch vụ Tuy nhiên tỷ trọng thu từ hoạt ñộng dịch vụ vẫn còn thấp so với hoạt ñộng tín dụng trong khi ở ngân hàng các nước thu từ hoạt ñộng tín dụng chỉ chiếm

15-20% Trong môi trường mới với nhiều khó khăn thử thách ñòi hỏi cơ cấu thu nhập tại các NHTM trong nước nói chung và AGRIBANK nói riêng cần phải thay

ñổi sao cho phù hợp

Là một NHTM lớn tại Việt Nam, AGRIBANK cần phải tập trung nghiên cứu và tìm ra giải pháp nhằm ñưa AGRIBANK trở thành ngân hàng hiện ñại và có

cơ cấu thu nhập hợp lý hơn sao cho thu nhập hoạt ñộng tín dụng không chiếm tỷ trọng quá cao so với tỷ trọng thu từ các hoạt ñộng khác Do ñó tác giả chọn ñề tài

"Giải pháp tăng thu từ hoạt ñộng dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam" với mong muốn ñóng góp một phần nhỏ vào quá trình phát triển ngân hàng ñồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của AGRIBANK trong giai ñoạn hiện nay

Trang 13

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: hoạt ñộng kinh doanh, cơ cấu thu của dịch vụ phi tín

dụng tại AGRIBANK

- Phạm vi nghiên cứu: hoạt ñộng kinh doanh và cơ cấu thu từ dịch vụ phi tín dụng giai ñoạn từ năm 2008 ñến tháng 09 năm 2011 của AGRIBANK

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu tác giả ñứng trên quan ñiểm duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử, kết hợp với việc nghiên cứu số liệu thứ cấp qua số liệu trong báo cáo các năm của AGRIBANK, sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh

và tổng hợp ñể rút ra kết luận ñồng thời ñề xuất giải pháp có tính khả thi cho quá trình tăng thu từ hoạt ñộng dịch vụ phi tín dụng tại AGRIBANK trong giai ñoạn hiện nay

5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Luận văn phân tích và ñánh giá thực trạng hoạt ñộng kinh doanh và cơ cấu thu nhập của AGRIBANK, chỉ ra nguyên nhân những mặt tồn tại, ñề xuất các giải pháp ñể tăng thu từ hoạt ñộng dịch vụ phi tín dụng của AGRIBANK nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt ñộng kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của AGRIBANK trong giai ñoạn hội nhập hiện nay

6 KẾT CẤU LUẬN VĂN

Nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Trang 14

- Chương I: Cơ sở lý luận về tăng thu từ hoạt ñộng dịch vụ phi tín dụng của

ngân hàng thương mại

- Chương II: Thực trạng hoạt ñộng kinh doanh và cơ cấu thu từ hoạt ñộng

dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

- Chương III: Giải pháp tăng thu từ hoạt ñộng dịch vụ phi tín dụng tại Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Trang 15

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG THU TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH

VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

từ khách hàng

Quan ñiểm thứ hai cho rằng: tất cả hoạt ñộng ngân hàng phục vụ khách hàng

ñều ñược xem là dịch vụ ngân hàng Theo ñó, toàn bộ hoạt ñộng của ngân hàng từ

tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối,…ñều là những dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế Đây là quan niệm theo nghĩa rộng và ñang trở nên phổ biến hơn cùng với quá trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới Thật vậy, gần

ñây một số NHTM thay vì phân chia thu nhập của mình thành thu nhập từ hoạt ñộng tín dụng và thu nhập từ dịch vụ ñã sử dụng cách phân chia thu nhập thành: thu

nhập từ hoạt ñộng tín dụng và thu nhập từ hoạt ñộng dịch vụ phi tín dụng Điều ñó cho thấy các NHTM ñã bắt ñầu xem tất cả hoạt ñộng của ngân hàng phục vụ khách hàng ñều là dịch vụ ngân hàng

Trang 16

Việc chưa có một khái niệm về thuật ngữ “dịch vụ ngân hàng” không chỉ là vấn ñề của Việt Nam mà ngay cả Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng chưa

ñưa ra khái niệm về thuật ngữ này Tuy nhiên trong bảng danh mục phân loại các

dịch vụ theo khu vực của WTO ta cũng thấy có ñề cập ñến thuật ngữ “dịch vụ ngân hàng” cùng với sự liệt kê các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (không liên quan ñến bảo hiểm) Theo ñó, dịch vụ ngân hàng là một bộ phận cấu thành của dịch vụ tài chính, ñược xếp ở mục B, trong phân ngành thứ 7, trong tổng số 12 phân ngành dịch vụ Như vậy tuy không ñưa ra khái niệm về “dịch vụ ngân hàng” nhưng theo cách phân loại và liệt kê ở mục B, trong phân ngành thứ 7, trong bảng danh mục phân loại các dịch vụ theo khu vực của WTO ta có thể hiểu rằng WTO xem tất

cả hoạt ñộng của ngân hàng phục vụ khách hàng ñều là dịch vụ ngân hàng

1.1.2 Phân loại

Hiện tại, có rất nhiều tiêu chí ñể phân loại các dịch vụ ngân hàng thương mại Chẳng hạn, nếu phân loại theo ñối tượng khách hàng thì dịch vụ ngân hàng có thể ñược chia ra thành 3 loại:

- Dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân

- Dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng doanh nghiệp

- Dịch vụ ngân hàng dành cho các nhà xuất nhập khẩu

Nếu phân loại theo sự phát triển của hoạt ñộng ngân hàng có thể phân dịch

vụ ngân hàng thương mại thành hai nhóm:

- Dịch vụ ngân hàng truyền thống

- Dịch vụ ngân hàng hiện ñại

Ngoài ra, nếu phân loại theo ñặc ñiểm nghiệp vụ thì dịch vụ ngân hàng thương mại gồm:

- Hoạt ñộng huy ñộng vốn

- Hoạt ñộng cấp tín dụng

- Hoạt ñộng thanh toán và ngân quỹ

- Các hoạt ñộng kinh doanh khác

Trang 17

Trong luận văn này, tác giả phân hoạt ñộng dịch vụ của ngân hàng thương

mại thành dịch vụ tín dụng và dịch vụ phi tín dụng.Dịch vụ phi tín dụng là các dịch

vụ mà ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng mà không phải là dịch vụ tín dụng Hay dịch vụ phi tín dụng là loại dịch vụ mà khi ñược ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng thì không làm phát sinh việc cấp và thu hồi vốn (tiền mặt hoặc tài sản) ñối với khách hàng Các dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại mang lại nguồn thu nhập từ các khoản phí, hoa hồng, chênh lệch giá hoặc chỉ

nâng cao uy tín của ngân hàng

1.2 DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Theo cách phân loại như trên, dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại có các dịch vụ sau ñây:

1.2.1 Dịch vụ thanh toán

1.2.1.1 Dịch vụ thanh toán trong nước

Dịch vụ thanh toán trong nước gồm các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng,

không sử dụng tiền mặt, thông qua tài khoản ñược mở tại ngân hàng việc thanh toán

ñược tiến hành bằng cách trích chuyển từ tài khoản ñơn vị này sang tài khoản ñơn

vị khác hoặc bù trừ lẫn nhau giữa các ñơn vị thông qua ngân hàng Sau ñây là các

phương tiện dịch vụ thanh toán qua ngân hàng thường sử dụng:

- Séc: Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, ñược lập theo mẫu theo quy

ñịnh Căn cứ vào ñó, chủ tài khoản yêu cầu ñơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài

khoản tiền gửi của mình ñể trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc trả cho người cầm séc Có nhiều tiêu thức phân loại séc, căn cứ vào tính chất sử dụng, séc

ñược chia làm các loại sau: séc tiền mặt, séc chuyển khoản, séc du lịch,…

- Ủy nhiệm chi: Ủy nhiệm chi là lệnh chi do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn ñể yêu cầu ngân hàng nơi mở tài khoản, trích một số tiền nhất ñịnh từ tài khoản của mình sang tài khoản của người thụ hưởng hoặc chuyển vào tài khoản khác của chính mình

- Ủy nhiệm thu: Ủy nhiệm thu là một hình thức thanh toán ñược tiến hành trên cơ sở giấy ủy nhiệm thu và các chứng từ hóa ñơn do người bán lập chuyển ñến

Trang 18

ngân hàng ñể yêu cầu thu hộ tiền từ người mua về hàng hóa ñã giao, dịch vụ cung

ứng phù hợp với những ñiều kiện thanh toán ñã ghi trong hợp ñồng kinh tế

- Thẻ ngân hàng: Ngân hàng cấp thẻ cho khách hàng có tài khoản dùng ñể thanh toán tiền mua hàng, chi trả tiền dịch vụ, chuyển khoản hay rút tiền mặt tự

ñộng thông qua các máy ATM, các máy ñọc thẻ Về hình thức, thẻ ngân hàng có

nhiều loại khác nhau, có thể chia thành 2 loại sau ñây:

+ Thẻ ghi nợ: là loại thẻ ñược chủ thẻ sử dụng ñể thanh toán tiền hàng hóa,

dịch vụ, rút tiền mặt trong phạm vi số dư trên tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng phát hành thẻ

+ Thẻ tín dụng: là loại thẻ cho phép chủ thẻ thanh toán tiền hàng hóa, dịch

vụ, rút tiền mặt trong hạn mức tín dụng ñược ngân hàng phát hành thẻ chấp thuận theo hợp ñồng

1.2.1.2 Dịch vụ thanh toán quốc tế

Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ, hợp tác với nhiều nước trên thế giới

Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt ñộng giao thương quốc tế ñã giúp cho hoạt ñộng

thanh toán quốc tế ngày càng phát triển Thanh toán quốc tế là hoạt ñộng thanh toán

giữa bên mua và bên bán hàng hoá, dịch vụ ở những quốc gia khác nhau Trong thanh toán quốc tế, bên mua và bên bán không sử dụng tiền mặt ñể thanh toán trực tiếp mà họ nhờ ñến các NHTM làm trung gian thanh toán cho họ Các phương thức hiện nay ñược các NHTM sử dụng trong thanh toán quốc tế là:

- Phương thức nhờ thu (Collection of payment): Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hay cung cấp dịch vụ,

ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu trên cơ sở

hối phiếu và chứng từ hàng hóa liên quan

- Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit): Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong ñó ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của người mua (người mở thư tín dụng) về việc trả một số tiền nhất ñịnh cho người thứ ba (người hưởng lợi) hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền ñó với ñiều kiện người này xuất

Trang 19

trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh tốn phù hợp với các điều khoản đã ghi trong thư tín dụng Các dịch vụ thanh tốn liên quan đến thư tín dụng như mở thư, thơng báo thư, tu chỉnh thư, chuyển chứng từ, làm đại lý thanh tốn, thương lượng chứng từ, …

- Phương thức chuyển tiền (Remittance): Phương thức chuyển tiền là phương thức theo sự ủy nhiệm của khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích chuyển một số tiền nhất định từ quốc gia này sang quốc gia khác cho người thụ hưởng trong một thời gian nhất định

1.2.2 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ

- Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay (Spot): Nghiệp vụ giao ngay là hoạt

động mua bán ngoại tệ mà theo đĩ việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay,

thơng thường từ ngày giao dịch đến ngày thanh tốn là 2 ngày làm việc

- Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ cĩ kỳ hạn (Forward): Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ cĩ kỳ hạn là nghiệp vụ mà mọi dữ kiện về mua bán ngoại tệ được định ra vào thời điểm hiện tại nhưng việc thực hiện sẽ diễn ra trong tương lai, theo tỷ giá thỏa thuận trước được ghi trong hợp đồng Tỷ giá cĩ kỳ hạn sẽ được xác định trên

cơ sở tỷ giá giao ngay, thời hạn giao dịch và lãi suất của hai đồng tiền

- Nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ (Option): Quyền chọn ngoại tệ (quyền chọn mua hay bán ngoại tệ) là một sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán mà trong đĩ bên mua thanh tốn cho bên bán một khoản phí để được quyền chọn mua hoặc chọn bán ngoại tệ (nhưng khơng bắt buộc) theo một tỷ giá đã được định trước vào một ngày xác định trong tương lai

- Giao dịch tương lai (Futures): Giao dịch tương lai (giao dịch giao sau) là giao dịch mua hoặc bán số lượng ngoại tệ theo tỷ giá được xác định do hai bên thỏa thuận, việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày xác định trong tương

lai thơng qua Sở giao dịch hối đối

1.2.3 Dịch vụ mơi giới và đầu tư chứng khốn

Một trong những dịch vụ làm phong phú thêm các dịch vụ của NHTM đĩ là

dịch vụ mơi giới và đầu tư chứng khốn Ngân hàng cĩ thể cung cấp đầy đủ các

Trang 20

dịch vụ có liên quan ñến chứng khoán cho khách hàng, cụ thể là ñại diện cho khách hàng ñể thương lượng mua bán chứng khoán nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho khách hàng hoặc thay mặt cho khách hàng giải quyết mọi vấn ñề có liên quan tuỳ theo sự uỷ nhiệm của khách hàng, như là quyết ñịnh trong việc mua bán chứng khoán hộ mà không cần phải thông báo cho khách hàng biết là ñã mua và bán chứng khoán cho ai Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể chỉ cung cấp một số ít dịch vụ chủ yếu là thương lượng mua bán chứng khoán hộ khách hàng

Dịch vụ này sẽ giúp cho khách hàng tránh ñược rủi ro mua bán chứng khoán giả mạo và hưởng chênh lệch giá mua bán chứng khoán, còn ngân hàng sẽ hưởng phí hoa

hồng và lợi nhuận từ việc mua bán chứng khoán

1.2.4 Dịch vụ ngân hàng ñiện tử (E-Banking)

Công nghệ ñiện tử phát triển ngày càng mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và cả ngân hàng, có thể kể ñến các dịch vụ sau ñây:

- Phone banking: khách hàng dùng ñiện thoại cố ñịnh, di ñộng ñể nghe ñược các thông tin về các dịch vụ của ngân hàng, thông tin tài khoản cá nhân

- Mobile banking: khách hàng dùng ñiện thoại di ñộng nhắn tin theo mẫu của

ngân hàng gửi ñến số dịch vụ mà ngân hàng cung cấp ñể yêu cầu trả lời thông tin về ngân hàng, thông tin về tài khoản cá nhân hoặc thực hiện giao dịch thanh toán hóa

ñơn tiền ñiện, nước, ñiện thoại, bảo hiểm…

- Home banking, internet banking: khách hàng dùng máy tính cá nhân, dùng modem kết nối với ngân hàng, vào website của ngân hàng và thực hiện các dịch vụ: chuyển khoản, thanh toán hóa ñơn, chuyển tiền, xem số dư trên tài khoản và các dịch vụ khác…

1.2.5 Các dịch vụ phi tín dụng khác

- Dịch vụ bảo quản vật có giá: khách hàng gửi vào ngân hàng các vật có giá hoặc chứng khoán ñể bảo quản thì sẽ phát sinh một hợp ñồng gửi ñồ, theo ñó ngân hàng sẽ có trách nhiệm sử dụng các biện pháp ñể bảo ñảm an toàn vật ñược bảo quản, còn khách hàng sẽ phải trả phí cho ngân hàng

Trang 21

- Dịch vụ tư vấn tài chính: ngân hàng cho khách hàng những lời khuyên tốt nhất về tiết kiệm và ñầu tư, trên cơ sở ñó khách hàng có những quyết ñịnh tối ưu và kịp thời trong ñầu tư hoặc trong kinh doanh, từ ñó giảm thiểu ñược rủi ro và ñạt

ñược lợi nhuận tối ña Đối với ngân hàng, ngoài việc thu phí từ khách hàng, ngân

hàng còn mở rộng khách hàng, củng cố, tăng cường vị trí và uy tín

- Dịch vụ bảo hiểm: ngân hàng cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho tất cả các khách hàng thông qua các công ty con hoặc thông qua các nhà môi giới bảo hiểm của mình

- Dịch vụ ngân quỹ (kiểm, ñếm, phân loại, bảo quản, thu phát tiền mặt)

- Thu hộ (ngân hàng thu hộ khách hàng trên cơ sở những chứng từ mà khách

1.3.1.1 Đối với các ngân hàng thương mại

Những năm gần ñây, ña số các ngân hàng thương mại tại Việt Nam có nguồn thu chủ yếu từ hoạt ñộng tín dụng Khi hoạt ñộng tín dụng gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng rất lớn ñến thu nhập của các ngân hàng Trước những khó khăn của thị trường tài chính, việc tăng thu từ hoạt ñộng dịch vụ phi tín dụng của các NHTM là rất cần thiết, góp phần chuyển dịch cơ cấu thu nhập, giảm rủi ro và nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM

Tăng thu từ hoạt ñộng phi tín dụng sẽ giúp các NHTM phát triển theo hướng ngân hàng hiện ñại, nguồn thu mang lại từ nhiều nguồn thu nhập hơn, ña dạng hơn Tuy không mang lại thu nhập cao như hoạt ñộng tín dụng - ñầu tư nhưng lại phân tán ñược rủi ro, giảm áp lực tăng trưởng tín dụng ñể gia tăng lợi nhuận vì ñã có nguồn thu từ những dịch vụ khác ngoài tín dụng mang lại

Ngoài ra, ñể tăng thu từ hoạt ñộng dịch vụ phi tín dụng, các ngân hàng sẽ tạo

ñược sự phong phú, ña dạng về sản phẩm, từ ñó sẽ giúp ngân hàng ñáp ứng tốt hơn

Trang 22

những yêu cầu của khách hàng, ñồng thời thu hút khách hàng ñến với ngân hàng, tạo ñược vị thế, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường

1.3.1.2 Đối với nền kinh tế - xã hội

Từ nhu cầu tăng thu từ các hoạt ñộng phi tín dụng thúc ñẩy các ngân hàng phát triển các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng của mình Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng góp phần phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tiết kiệm thời gian cho

xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về mặt tiền tệ, kiểm soát các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, tham nhũng… từ ñó làm cho hoạt ñộng kinh tế - xã hội diễn ra một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn Hoạt ñộng dịch vụ phi tín dụng còn giúp giảm chi phí cho xã hội như lưu thông tiền mặt (chi phí in ấn, kiểm ñếm, bảo quản, vận chuyển tiền, …)

Bên cạnh ñó, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế trong ñiều kiện hội nhập: bằng việc cung cấp cho nền kinh tế một kênh huy ñộng vốn với chi phí thấp, ngoài ra bằng các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng hệ thống các NHTM giúp nền kinh tế - xã hội tiết kiệm ñược thời gian, ñó là một trong những yếu tố giúp nền kinh tế nâng cao ñược năng lực cạnh tranh trong ñiều kiện hội nhập kinh tế Đặc biệt khi các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng như: dịch vụ môi giới tài chính, tư vấn tài chính, ñầu tư tài chính,… phát triển sẽ giúp nền kinh tế lựa chọn ñược những phương án ñầu tư kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng ñến thu từ hoạt ñộng dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại

Để tăng thu từ các hoạt ñộng phi tín dụng cần phải tìm hiểu về các yếu tố ảnh

hưởng ñến hoạt ñộng dịch vụ này, có thể kể ñến các yếu tố sau ñây:

1.3.2.1 Nhân tố chủ quan

Đầu tiên phải kể ñến ñó là chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng trong

từng thời kỳ Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt ñộng cũng phải có mục tiêu rõ ràng

vì thế các ngân hàng phải có chiến lược cụ thể Doanh nghiệp có thể ñặt mục tiêu và quyết ñịnh ñầu tư vào một lĩnh vực mới với hy vọng phát triển, nhưng do không

ñánh giá ñược hết ñối thủ cạnh tranh, tiềm lực của mình mà có thể dẫn ñến thua

Trang 23

lỗ Nguyên nhân dẫn ñến việc ñó có thể rất nhiều, có thể rõ ràng hoặc còn tiềm ẩn

Có thể do doanh nghiệp không có một bộ máy tổ chức hợp lý, quản lý nhân sự chưa hiệu quả, chi phí quản lý quá cao, hoặc cũng có thể do sản phẩm của doanh nghiệp không ñược ñổi mới, thị phần ngày càng giảm, Do ñó, ñể tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp phải xây dựng ñược cho mình một chiến lược kinh doanh và quản trị tốt chiến lược ñó

Các ngân hàng ñể phát triển dịch vụ phi tín dụng của mình cần phải có một chiến lược, trong ñó có từng bước ñi cụ thể, rõ ràng Chiến lược này như kim chỉ nam cho mọi hoạt ñộng của ngân hàng Chiến lược phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng phải bám sát vào nhu cầu của thị trường từng ñịa bàn mà các ngân hàng hoạt ñộng Chiến lược này phải khai thác ñược tối ña nguồn lực và ưu thế cạnh tranh của ngân hàng

Thứ hai là năng lực về tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ của ngân hàng Với sự phát triển theo hướng ña ñạng hoá cùng với sự hỗ trợ của công

nghệ thông tin, các dịch vụ phi tín dụng ñang không ngừng phát triển từ ñó sẽ gia tăng các khoản thu trong thu nhập của ngân hàng, ñặc biệt là các ngân hàng lớn Các dịch vụ này ít rủi ro hơn dịch vụ tín dụng, tuy nhiên dịch vụ này cũng ñòi hỏi trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ phải hiện ñại và phù hợp với xu hướng của xã hội Vì vậy, phát triển dịch vụ phi tín dụng ngân hàng ñòi hỏi chi phí ñầu tư cao cho công nghệ và các thiết bị hiện ñại Với công nghệ và các thiết bị hiện ñại, ngân hàng không những ñáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng mà còn có thể tạo ra những dịch vụ tiện ích mới, từ ñó thu hút ñược nhiều khách hàng và có cơ hội

ñể phát triển dịch vụ phi tín dụng và góp phần tăng thu từ hoạt ñộng này hơn nữa

Như vậy, ñối với ngân hàng trong bước ñầu triển khai dịch vụ phi tín dụng trên thị trường thì vốn ñầu tư là ñiều kiện ñầu tiên và quan trọng ñể ñổi mới công nghệ bắt kịp những tiến bộ của công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng

Ngoài ra cơ sở vật chất kỹ thuật ñược trang bị tại trụ sở của các ngân hàng chính là một phần hình ảnh của ngân hàng Ngày nay các ngân hàng rất quan trọng trong việc lựa chọn trụ sở giao dịch, các phương tiện thiết bị phục vụ khách hàng

Trang 24

như bàn, ghế ngồi, quầy giao dịch phù hợp cho giao tiếp và trao ñối với khách hàng, các mẫu giấy tờ in ñẹp, tiện dụng, máy rút tiền tự ñộng , và các thiết bị ngân hàng

sử dụng nội bộ như máy vi tính, mạng nội bộ, hệ thống thanh toán nhanh, chính xác,

an toàn ñể tăng thêm lòng tin của khách hàng ñối với ngân hàng Hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng từ ñó sẽ tốt hơn, tạo cho khách hàng niềm tin và thích thú khi giao dịch Do vậy ñây cũng là một nhân tố tác ñộng ñến sự phát triển của dịch vụ phi tín dụng ngân hàng và là sự sống còn của một ngân hàng

Thứ ba là, nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nguồn lực con người và là

một trong những nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển của một tổ chức Vai trò ñó bắt nguồn từ vai trò của yếu tố con người Bất cứ một sự phát triển nào cũng

ñều phải dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (nguồn lực con người), vật lực (nguồn

lực vật chất), tài lực (nguồn lực về tài chính, tiền tệ) , song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra ñộng lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy

ñược tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người Ngay cả trong ñiều kiện ñạt ñược tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện ñại như hiện nay thì cũng không thể tách

rời nguồn lực con người Chính con người tạo ra những máy móc thiết bị hiện ñại

ñó Con người ñóng vai trò chủ ñộng, quyết ñịnh sự ra ñời phát triển hay suy bại

của một tổ chức Để phát triển dịch vụ phi tín dụng ngân hàng, cán bộ nhân viên ngân hàng phải có ñạo ñức nghề nghiệp, có trình ñộ cao với kiến thức chuyên sâu

về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, có ý tưởng phong phú, sáng kiến trong công việc,

có khả năng tư duy sáng tạo và kỹ năng giao tiếp với khách hàng tốt Điều ñó sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và sáng tạo ra những dịch vụ mới ñáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Đây chính là yếu tố quan trọng ñể tăng thu dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng

Thứ tư là hoạt ñộng marketing Marketing là việc tìm hiểu nhu cầu khách

hàng, thiết kế và tạo ra sản phẩm như thế nào ñể thoả mãn nhu cầu ñó và ñem lại lợi nhuận cho nhà cung cấp Ngoài việc chú trọng ñến việc ñưa ra các sản phẩm thì doanh nghiệp còn phải quan tâm ñến yêu cầu của khách hàng Những ñòi hỏi của khách hàng là khía cạnh quan trọng của marketing hiện ñại và nó phải ñược xem xét

Trang 25

trước quá trình sản xuất Marketing là ñưa sản phẩm ñến thị trường ñang cần nó, bán sản phẩm với một giá ñược xác ñịnh theo nhu cầu, thoả mãn nhu cầu của khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho nhà sản xuất

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khách hàng sẽ có nhiều

sự lựa chọn cho mình Họ sẽ ít trung thành với một nhãn hiệu hơn và thích tự tìm hiểu thông tin từ những nghiên cứu của chính mình, bạn bè và các chuyên gia về sản phẩm hay dịch vụ mà họ muốn mua Sự thay ñổi này ñã dẫn ñến sự ñổi mới trong các hoạt ñộng kinh doanh và marketing: thay ñổi trong việc thực thi chiến lược marketing hỗn hợp, trong cách truyền tải thông ñiệp, trong cách tiếp cận với khách hàng Thêm vào ñó, việc thương mại hóa hàng hóa, sự xuất hiện của Internet

ñã góp phần không nhỏ vào quá trình biến ñổi thế giới, ñiều này vừa là cơ hội vừa

là thách thức không nhỏ với tất cả các doanh nghiệp, và thách thức lớn nhất ñối với

họ là phát triển sản phẩm Nếu như nắm giữ ñược những bí mật của khách hàng và thị trường, marketing sẽ có cơ hội tạo ra những ảnh hưởng tích cực ñến sự ñổi mới và phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới Những vấn ñề này ảnh hưởng trực tiếp ñến việc tăng thu dịch vụ ngân hàng, ñặc biệt là các dịch vụ phi tín dụng

Một nhân tố nữa không kém phần quan trọng ñó là thương hiệu của ngân hàng

Thương hiệu cũng ñược xem là một tài sản và là nền tảng của doanh nghiệp Thương hiệu là nguồn doanh thu, lợi nhuận và là chìa khóa cho sự thành công trong tương lai Đối với hoạt ñộng ngân hàng cũng vậy, thương hiệu là lý do ñể khách hàng lựa chọn ngân hàng này mà không chọn ngân hàng kia Bằng việc tạo sự yêu thích cho khách hàng, ngân hàng sẽ thu hút ñược khách hàng và làm tăng thu từ các hoạt ñộng của mình và hoạt ñộng dịch vụ phi tín dụng cũng không ngoại lệ

Những thương hiệu thành công không những có ñược lòng trung thành mà còn có ñược sự ủng hộ tích cực của khách hàng Điều này rất quan trọng khi mà sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trên thị trường tài chính Có ñược lòng tin của khách hàng là cơ sở cho sự phát triển ổn ñịnh lâu dài Như vậy, thương hiệu có ảnh hưởng trực tiếp ñến thu của các hoạt ñộng dịch vụ ngân hàng Thương hiệu càng

Trang 26

mạnh sẽ thu hút ñược khách hàng, làm cho khách hàng nhớ ñến tên và giúp cho ngân hàng trở nên gần gũi và thân quen hơn với khách hàng

1.3.2.2 Nhân tố khách quan

Bên cạnh các nhân tố chủ quan còn phải kể ñến nhân tố khách quan, ñó là sự gia tăng cạnh tranh và hợp tác Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngày càng trở nên quyết liệt Sự cạnh tranh không ñơn thuần chỉ giữa các ngân hàng thương mại trong nước với nhau, mà còn ñối với các ngân hàng thương mại nuớc ngoài Việt Nam gia nhập WTO, các tổ chức tài chính, ngân hàng quốc tế ñã chính thức gia nhập vào Việt Nam và từng bước tăng thị phần cung cấp dịch vụ phi tín dụng cho thị trường trong nước Hiện nay số lượng các ngân hàng thương mại nước ngoài có chi nhánh, văn phòng ñại diện tại Việt Nam ngày càng tăng, với ưu thế về công nghệ hiện ñại, mạnh về tài chính, có kinh nghiệm quản lý ñiều hành, thêm vào

ñó là các dịch vụ phi tín dụng mà các ngân hàng này cung cấp rất ña dạng phong

phú, tiến nhanh hơn so với các ngân hàng thương mại trong nước Bên cạnh ñó, các

tổ chức tài chính khác theo quy ñịnh của pháp luật và vì mục tiêu lợi nhuận cũng tham gia vào quá trình cung cấp các loại hình dịch vụ này Áp lực cạnh tranh ñã góp phần thúc ñẩy các ngân hàng thương mại mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình sản phẩm dịch vụ phi tín dụng

Bên cạnh sự cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ phi tín dụng cho khách hàng, sự hợp tác giữa các ngân hàng thương mại cũng là một nhân tố thúc ñẩy sự phát triển của dịch vụ phi tín dụng Với sự hợp tác về mặt công nghệ, các liên minh thanh toán…các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng sẽ ñược tăng thêm tiện ích như rút ngắn thời gian giao dịch, sử dụng thuận tiện… nhằm ñáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và từ ñó làm tăng thu từ hoạt ñộng phi tín dụng của ngân hàng

Một nhân tố khách quan nữa ñó là sự quản lý của Chính phủ và sự ñiều tiết của Ngân hàng nhà nước Bất kỳ một hoạt ñộng kinh doanh nào muốn phát triển

ñều phải ñược thực hiện trên cơ sở một môi trường pháp lý ñồng bộ, ñầy ñủ, rõ ràng ñặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng tài chính Bởi vì các ngân hàng có thể ñưa ra các

sản phẩm mới phục vụ nhu cầu của khách hàng nhưng nếu không có các quy ñịnh

Trang 27

của pháp luật cho phép thì cũng khơng thể triển khai các dịch vụ đĩ vào thực tiễn Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính và nhu cầu cung cấp dịch vụ của các ngân hàng thương mại, các Chính phủ đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại được phép tham gia vào việc cung cấp các loại hình dịch vụ tài chính mới ngồi các dịch vụ truyền thống của ngân hàng

1.4 KINH NGHIỆM TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC VÀ NGÂN HÀNG CÁC NƯỚC

1.4.1 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) thành lập

từ năm 1991, là một trong những ngân hàng cổ phần thành lập đầu tiên tại TP.Hồ Chí Minh Qua 20 năm xây dựng và phát triển, Sacombank đã khẳng định vị thế là ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tốc độ tăng trưởng luơn đạt mức cao và bền vững (tăng trưởng bình quân 64%/năm) Sacombank đã cung cấp cho khách hàng rất nhiều sản phẩm tiện ích, cùng với mạng lưới giao dịch phủ khắp

các địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước với hơn 366 điểm

giao dịch, Sacombank ngày càng xứng đáng là một ngân hàng cổ phần hàng đầu Việt Nam Với những nổ lực khơng ngừng, Sacombank đã được cơng nhận là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008 do tạp chí Global Finance bình chọn; Ngân hàng

cĩ dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam các năm 2009, năm 2010, năm 2011 do tạp chí Global Finance; Ngân hàng bán lẻ của năm 2008 tại Việt Nam do tạp chí Asia Banking and Finance bình chọn; Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2009 do tạp chí Asia Banker bình chọn; Ngân hàng giao dịch tốt nhất Việt Nam do tạp chí The Asset bình chọn Sau đây là kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank từ

năm 2008 đến năm 2010

Trong giai đoạn 2010- 2020 với mục tiêu trở thành "Ngân hàng bán lẻ hàng

đầu Khu vực" và định hướng hoạt động HIỆU QUẢ- AN TỒN- BỀN VỮNG,

Sacombank đã cĩ những chiến lược đúng đắn và chính xác trong đầu tư cơng nghệ, nguồn nhân lực, đặc biệt nhạy bén trong điều hành và đồn kết nội bộ đã giúp

Sacombank luơn đạt lợi nhuận cao Theo Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh

Trang 28

của Sacombank giai ñoạn năm 2008- 2010, lợi nhuận thuần từ hoạt ñộng kinh

doanh trước thuế ñạt ñược lần lượt là 1.109,93 tỷ ñồng; 2.174,93 tỷ và 2.560,45 tỷ

ñồng Điều ñáng chú ý là tỷ trọng thu từ hoạt ñộng dịch vụ và hoạt ñộng ngoài tín

dụng của Sacombank luôn ñạt mức cao so với tổng thu nhập hoạt ñộng, cụ thể:

- Năm 2008 lợi nhuận thu từ hoạt ñộng dịch vụ là 562,35 tỷ ñồng chiếm tỷ trọng 22,92 % và thu nhập hoạt ñộng ngoài tín dụng là 1.307,29 tỷ ñồng chiếm 53,27%

- Năm 2009 lợi nhuận thu từ hoạt ñộng dịch vụ là 1.036,19 tỷ ñồng chiếm tỷ trọng 25,30 % và thu nhập hoạt ñộng ngoài tín dụng là 1.793,18 tỷ ñồng chiếm 43,78%

BẢNG 1.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK GIAI ĐOẠN NĂM 2008- 2010

Đơn vị: Tỷ ñồng

Ch ỉ tiêu N ă m 2008 N ă m 2009 N ă m 2010

Thu nh ậ p lãi và các kho ả n thu nh ậ p t ươ ng t ự 7.161,08 7.137,80 11.801,56

Thu nh ậ p lãi thu ầ n 1.146,67 2.302,94 3.890,55

Lãi/L ỗ thu ầ n t ừ ho ạ t ñộ ng d ị ch v ụ 562,35 1.036,19 1.142,76 Lãi/L ỗ thu ầ n t ừ ho ạ t ñộ ng kinh doanh ngo ạ i h ố i và vàng 510,04 314,11 (502,21) Lãi/L ỗ thu ầ n t ừ mua bán ch ứ ng khoán kinh doanh 86,86 16,02 18,05 Lãi/L ỗ thu ầ n t ừ mua bán ch ứ ng khoán ñầ u t ư (138,45) 83,94 (151,40)

Lãi/l ỗ thu ầ n t ừ ho ạ t ñộ ng khác 116,21 (73,01) 135,45 Thu nh ậ p t ừ góp v ố n mua c ổ ph ầ n và thu nh ậ p c ổ t ứ c 170,28 415,93 522,81

T Ổ NG THU NH Ậ P HO Ạ T ĐỘ NG 2.453,96 4.096,12 5.056,01 CHI PHÍ QU Ả N LÝ CHUNG (1.269,94) (1.638,76) (2.177,73)

L ợ i nhu ậ n thu ầ n t ừ ho ạ t ñộ ng kinh doanh tr ướ c chi phí

Trang 29

- Năm 2010 lợi nhuận thu từ hoạt động dịch vụ là 1.142,76 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 22,60 % và thu nhập hoạt động ngồi tín dụng là 1.164,46 tỷ đồng chiếm 23,05%

Như vậy trong cơ cấu thu nhập của Sacombank thu nhập từ hoạt động dịch

vụ và hoạt động ngồi tín dụng chiếm tỷ trọng khá cao trung bình 3 năm từ 2008

đến 2010 lần lượt là là 23,61 % và 40,03% Sacombank cĩ được thành tựu như thế

là do:

- Sacombank luơn chủ động trong việc theo dõi và dự đốn các diễn biến của thị trường tài chính để đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp Họ luơn nổ lực tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong thị trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong và ngồi nước

- Sacombank luơn đột phá, sáng tạo khơng ngừng, tạo nên những khác biệt

về sản phẩm, phương thức kinh doanh và mơ hình quản lý Chính sự khác biệt này

đã tạo dựng nên lợi thế cạnh tranh của Sacombank trên thị trường tài chính

- Điểm nổi bật hơn hết là sản phẩm của Sacombank phong phú Sacombank

cĩ nhiều sản phẩm tạo thêm tính năng động, tiện ích cao và chuyên nghiệp Sacombank luơn nâng cao chất lượng dịch vụ, luơn tận tâm và uy tín với mọi khách hàng mà mình phục vụ

- Bên cạnh cơng nghệ hiện đại và kỹ thuật cao hỗ trợ cho các quy trình nghiệp vụ thực hiện được nhanh chĩng, chính xác, Sacombank cịn chú trọng đến kinh doanh an tồn, hiệu quả và bền vững Chiến lược của Sacombank là tăng trưởng nhanh, quản lý tốt, lợi nhuận cao Sacombank chủ trương tăng trưởng trong tầm kiểm sốt và chỉ tăng trưởng nếu kiểm sốt được rủi ro

- Kênh phân phối sản phẩm đa dạng, nhạy bén về vấn đề duy trì và tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong hợp tác làm đại lý với nhiều ngân hàng trên thế giới

để sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng một cách nhanh nhất, tiện lợi

nhất

- Sacombank cĩ một đội ngũ nhân viên khơng những năng động, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc, nhiệt tình phục vụ khách hàng mà cịn cĩ đạo

Trang 30

đức nghề nghiệp và chuyên mơn cao Các nhân viên trong hệ thống Sacombank

luơn được khuyến khích đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ Đặc biệt họ luơn nêu cao tinh thần đồn kết, luơn chia sẽ khĩ khăn trong cơng việc và cả những trở ngại trong cuộc sống

1.4.2 Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC Việt Nam

HSBC là ngân hàng cĩ mặt tại Việt Nam từ 140 năm qua kể từ khi mở văn phịng đầu tiên tại Sài Gịn vào năm 1870 HSBC chính thức đưa vào hoạt động là ngân hàng 100% vốn nước ngồi tại Việt Nam vào ngày 01 tháng 01 năm 2009 Hiện nay HSBC là ngân hàng nước ngồi lớn nhất Việt Nam xét về vốn đầu tư, mạng lưới hoạt động, sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng

Trong 2 năm chính thức hoạt động là ngân hàng 100% vốn nước ngồi, HSBC đã đạt được những thành tựu đáng kể HSBC được đánh giá là ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2006 đến năm 2010 do tạp chí Finance Asia bình chọn, ngân hàng trực tuyến dành cho khách hàng cá nhân tốt nhất Việt Nam năm 2009, năm

2010, ngân hàng lưu ký tốt nhất Việt Nam từ năm 2008 đến 2010 đều do tạp chí Global Finance bình chọn và giải thưởng rồng vàng cho dịch vụ ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam năm 2010 bởi Thời báo kinh tế Việt Nam và Bộ kế hoạch và đầu tư bình chọn

HSBC đã đạt được mức lợi nhuận ấn tượng chỉ 2 năm hoạt động bất chấp

những biến động của thị trường, theo Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của HSBC giai đoạn năm 2009- 2010 cho thấy:

- Lợi nhuận trước thuế năm 2009 là 1.018,23 tỷ đồng trong đĩ thu nhập hoạt

động dịch vụ là 432,62 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 18% so với tổng thu nhập hoạt động và thu nhập hoạt động ngồi tín dụng là 1.278,19 tỷ đồng chiếm 53,14% so

với tổng thu nhập hoạt động

- Lợi nhuận trước thuế năm 2010 là 1.407,4 tỷ đồng trong đĩ thu nhập hoạt

động dịch vụ là 553,53 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 18,7% so với tổng thu nhập hoạt động và thu nhập hoạt động ngồi tín dụng là 1.209,08 tỷ đồng chiếm 40,84% so

với tổng thu nhập hoạt động

Trang 31

BẢNG 1.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HSBC

GIAI ĐOẠN NĂM 2009- 2010

Đơn vị: Tỷ ñồng

Nguồn: Báo cáo tài chính của HSBC năm 2010

Trong cơ cấu thu nhập của HSBC cho thấy tỷ trọng thu từ hoạt ñộng dịch vụ

và các hoạt ñộng ngoài tín dụng là rất cao HSBC ñạt ñược ñiều này ngoài nguồn lực tài chính mạnh có thể kể ñến là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm, trình ñộ quản trị rất tốt ñồng thời họ còn có nguồn nhân lực dồi dào, họ có nhiều chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực ngân hàng, ñây cũng là thế mạnh của HSBC Về sản phẩm ngân hàng, HSBC cũng cung cấp ñầy ñủ các sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân, doanh nghiệp, thanh toán quốc tế,… như các ngân hàng trong nước Với ñội ngũ nhân

Trang 32

viên, lãnh ñạo giao tiếp khách hàng chuyên nghiệp, tận tình luôn ñáp ứng các nhu cầu cho khách hàng, HSBC ngày càng thu hút ñược nhiều khách hàng Bên cạnh ñó, HSBC có mạng lưới rộng khắp thế giới nên cũng thu hút khách hàng là nguồn

khách hàng nước ngoài giao dịch tại Việt Nam

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam

Thứ nhất, các NHTM phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của

mình, chủ yếu là các yếu tố về nguồn lực ngân hàng như: tăng vốn tự có, tăng khả năng thanh khoản, lành mạnh hóa tài chính, nâng cao chất lượng tài sản có

Thứ hai, về nguồn nhân lực, các NHTM cần chú trọng nâng cao năng lực

quản trị ñiều hành, quản trị rủi ro Đào tạo và ñào tạo lại nguồn nhân lực nhằm tạo

ra nguồn nhân lực có chất lượng cao ñáp ứng yêu cầu kinh doanh, ñủ năng lực tiếp thu tốt khoa học công nghệ mới, ñủ khả năng nắm bắt và ứng dụng nhanh các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng nước ngoài vào ñiều kiện trong nước

Thứ ba, tập trung ñầu tư cho phát triển công nghệ ngân hàng, ứng dụng công

nghệ mới vì ñó là tiền ñề, là cơ sở ñể phát triển và ứng dụng những sản phẩm mới

và nâng cao chất lượng những sản phẩm dịch vụ hiện tại

Thứ tư, ñầu tư cho nghiên cứu, phát triển những sản phẩm dịch vụ mới Xây

dựng chiến lược về sản phẩm, chiến lược về thị trường, … phù hợp cho từng giai

ñoạn

Trang 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CƠ CẤU THU TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AGRIBANK

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung ương ñược hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số ñơn vị khác

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội ñồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết ñịnh số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam

Ngày 15/11/1996, ñược Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống ñốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết ñịnh số 280/QĐ-NHNN ñổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn Việt Nam là: “Vietnam Bank for Agriculture and Rural

Development”, viết tắt là VBARD

Trang 35

Ngày 30/01/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ñã ký quyết ñịnh số 214/QĐ-NHNN chuyển ñổi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn ñiều lệ Theo quyết ñịnh này, tên tiếng Việt ñầy ñủ là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Nông

nghiệp; tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: “Vietnam Bank for Agriculture

and Rural Development”, viết tắt là AGRIBANK AGRIBANK là doanh nghiệp

Nhà nước hạng ñặc biệt, hoạt ñộng theo Luật các TCTD và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngoài chức năng của một NHTM, AGRIBANK ñược xác ñịnh thêm nhiệm vụ ñầu tư phát triển ñối với khu vực nông thôn, mở rộng ñầu tư vốn trung, dài hạn ñể xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện ñại hóa nông nghiệp nông thôn

Từ những ngày ñầu tiên thành lập tổng tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam chỉ vỏn vẹn 1.500 tỷ ñồng, trong ñó hơn 90% vay của NHNN và hầu như chỉ thực hiện cho vay theo chỉ ñịnh ñối với kinh tế quốc doanh và tập thể phục vụ lĩnh vực nông nghiệp Song với nỗ lực không ngừng, AGRIBANK ñã chuyển hướng mạnh, từ chủ yếu phục vụ ñối tượng khách hàng là thành phần kinh tế quốc doanh sang mô hình hoạt ñộng kinh doanh ña năng và ñã trở thành NHTM hàng ñầu tại Việt Nam Đặc biệt, trên con ñường phát triển của mình, phương châm hoạt ñộng của AGRIBANK luôn gắn liền với “tam nông” tức lấy “nông nghiệp”, “nông thôn” làm ñịa bàn hoạt ñộng chiến lược và xem “nông dân” là ñối tượng phục vụ chính

Tính ñến tháng 09/2011, toàn hệ thống AGRIBANK ñạt tổng nguồn vốn 487.615 tỷ ñồng, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế 417.312 tỷ ñồng Mạng lưới hoạt

ñộng AGRIBANK rộng khắp mọi miền ñất nước và ñược nối mạng với công nghệ

hiện ñại cùng gần 1.000 ngân hàng lưu ñộng bằng ôtô chuyên dùng ñã tạo thuận lợi cho việc tiếp cận ngân hàng cho tất cả ñối tượng khách hàng, ñặc biệt là các khách hàng cá nhân trong cả nước

Trang 36

Bên cạnh đĩ, AGRIBANK cũng đã luơn chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng tại các quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thanh tốn quốc

tế của khách hàng Ngồi ra, AGRIBANK cịn được biết đến là ngân hàng dẫn đầu của thị trường Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngồi,

đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á

(ADB), v.v…

Với hoạt động trong hơn 20 năm qua, AGRIBANK đã trải qua nhiều bước thăng trầm và đĩ cũng là thời gian mà AGRIBANK đã vượt lên chính mình để khẳng định thương hiệu cũng như nỗ lực hết mình để tìm hướng đi mới Và cho đến nay, AGRIBANK đã trở thành một hệ thống ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ nhân viên, mạng lưới hoạt động và cả về số lượng khách hàng, theo đĩ AGRIBANK luơn giữ vai trị chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nơng nghiệp và nơng thơn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh

tế Việt Nam

Với những thành tựu đạt được vị trí và thương hiệu AGRIBANK đã ngày càng được khẳng định cả trong và ngồi nước với các thành tích đạt được như: năm

2007 AGRIBANK được Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) xếp hạng

đứng đầu trong Top 200 doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam, Top 10 sao vàng đất

Việt năm 2008, giải thưởng "Doanh nghiệp cĩ sản phẩm dịch vụ tốt nhất năm 2011"

được báo Sài Gịn tiếp thị khảo sát trực tiếp người tiêu dùng,…

Trong tương lai, AGRIBANK sẽ tiếp tục tập trung sức lực để cơ cấu lại hoạt

động của tồn hệ thống nhằm phát triển ngân hàng thành một tập đồn tài

chính-ngân hàng, nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở

đẩy mạnh và kết hợp với văn hĩa doanh nghiệp Bên cạnh chiến lược mở rộng đầu

tư theo hướng tập đồn tài chính-ngân hàng đa năng, mục tiêu chiến lược lâu dài của AGRIBANK là tập trung đầu tư mạnh hơn cho nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn với đối tượng khách hàng chính là hộ nơng dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đây là thị trường truyền thống đã tạo dựng vị thế và sức mạnh của AGRIBANK hiện nay và trong tương lai

Trang 37

2.1.2 Về mạng lưới tổ chức

AGRIBANK ñược tổ chức thành hệ thống tập trung thống nhất từ trên xuống Tính ñến tháng 09/2011 mạng lưới của AGRIBANK như sau: trụ sở chính tại Hà Nội, 03 văn phòng ñại diện, 01 Sở giao dịch, hơn 2300 chi nhánh loại 1, loại

2, loại 3 và phòng giao dịch Ngoài ra AGRIBANK còn có 8 công ty trực thuộc kinh doanh trên các lĩnh vực: chứng khoán, vàng bạc, cho thuê tài chính, bảo hiểm,

in thương mại, du lịch… và ñầu tư vào hàng chục các doanh nghiệp khác Bên cạnh

ñó, AGRIBANK còn chủ ñộng mở rộng và khai thác có hiệu quả các mối quan hệ

quốc tế, ñến tháng 09/2011 AGRIBANK ñã có quan hệ ngân hàng ñại lý với trên 1.065 ngân hàng tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ

Quá trình sắp xếp mạng lưới của AGRIBANK ñược nghiên cứu phù hợp với

lộ trình tái cơ cấu, chiến lược phát triển kinh doanh trong tình hình mới Với mạng lưới 158 chi nhánh loại 1, loại 2 và 2.145 chi nhánh loại 3 và phòng giao dịch trải dài khắp ñất nước ñã góp phần chiếm lĩnh thị trường, nâng cao vị thế, thương hiệu AGRIBANK

Tính ñến 30/09/2011, toàn hệ thống có 37.500 cán bộ nhân viên với 74% có trình ñộ ñại học và trên ñại học, 80% có trình ñộ vi tính cơ bản, trình ñộ ngoại ngữ

từ trình ñộ B trở lên chiếm 48% ñược ñánh giá là có ñủ năng lực và trình ñộ ñáp

ứng yêu cầu kinh doanh

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nền kinh tế các nước ít nhiều ñều chịu

ảnh hưởng và Việt Nam cũng gặp khó khăn nhất là ngành tài chính ngân hàng

Trong bối cảnh ấy, Ban lãnh ñạo cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên AGRIBANK ñã phấn ñấu hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh và ñạt ñược những thành tựu ñáng kể Nhiều hoạt ñộng trong hoạt ñộng kinh doanh của AGRIBANK

ñạt kết quả có thể kể ñến ñó là hoạt ñộng huy ñộng vốn, hoạt ñộng kinh doanh

ngoại hối, hoạt ñộng dịch vụ, hoạt ñộng ñầu tư,… là những hoạt ñộng có những bước tiến lớn Lợi nhuận AGRIBANK năm sau luôn cao hơn năm trước, thu nhập cũng như ñời sống của cán bộ, nhân viên cũng ñược cải thiện

Trang 38

2.2.1 Hoạt ñộng dịch vụ phi tín dụng

Trong những năm gần ñây, với tầm nhìn và chiến lược ñúng ñắn của việc ñầu

tư mạnh về công nghệ thông tin vào hoạt ñộng ngân hàng của AGRIBANK ñã giúp AGRIBANK ñạt ñược những thành tựu ñáng khích lệ Hoạt ñộng dịch vụ phi tín dụng của AGRIBANK luôn ñược quan tâm và ñầu tư ñúng ñắn Kết quả hoạt ñộng dịch vụ phi tín dụng ñều tăng góp phần không nhỏ vào kết quả hoạt ñộng kinh doanh chung của AGRIBANK

BẢNG 2.1: HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK

GIAI ĐOẠN NĂM 2008-2011

Đơn vị: Tỷ ñồng

Số tiền Số tiền

Tăng, giảm (%) Số tiền

Tăng, giảm (%) Số tiền

Tăng, giảm (%) Số tiền

2.2.1.1 Hoạt ñộng dịch vụ thanh toán

Đầu tiên ñó là hoạt ñộng thanh toán, theo kết quả từ Bảng 2.1: Hoạt ñộng

dịch vụ phi tín dụng của AGRIBANK giai ñoạn năm 2008-2011 Hoạt ñộng thanh

toán gồm thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế

Trang 39

Hoạt ñộng thanh toán trong nước, ñây là một trong những nguồn thu chủ

yếu Với việc triển khai thành công chương trình IPCAS (Intra-Bank Payment and Customer Accounting System) (hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng)

là một bước tiến quan trọng, khẳng ñịnh vị trí ñi ñầu trong quá trình hiện ñại hóa công nghệ ngân hàng của AGRIBANK nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, ñơn giản hóa thủ tục và ña dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, gia tăng tiện ích cho khách hàng Do ñó, chất lượng dịch vụ thanh toán của AGRIBANK ñã ñược nâng lên rõ rệt, cùng với lợi thế về mạng lưới Chi nhánh rộng khắp ñã giúp cho thanh toán trong nước của AGRIBANK tăng lên ñáng kể Năm 2008 là năm ñầu tiên triển khai hoàn thiện hệ thống IPCAS cho thấy hoạt ñộng thanh toán tăng vượt bậc ñạt 600,3 tỷ ñồng, tăng 112% so với năm 2007, hoạt ñộng này tiếp tục tăng lên 812,6 tỷ

ñồng trong năm 2009 tăng 35,4% so với năm 2008, nhưng ñến năm 2010 hoạt ñộng

thanh toán trong nước chỉ ñạt 685,8 tỷ ñồng giảm 15,6% và trong năm 2011 tính

ñến 30/9/2011 thu nhập từ hoạt ñộng này là 606,3 tỷ ñồng gần ñạt kết quả của năm

2010, ñây là kết quả tương ñối khả quan

Tiếp theo là hoạt ñộng thanh toán quốc tế cũng là một hoạt ñộng quan

trọng, thu nhập thanh toán quốc tế tăng nhanh qua các năm, ñây cũng là hoạt ñộng mang lại hiệu quả cao của AGRIBANK Thu nhập hoạt ñộng này tăng ñều qua các năm, năm 2008 tăng 106,5% so với năm 2007 với số tiền là 270,8 tỷ ñồng, tiếp tục tăng lên 325,9 tỷ ñồng trong năm 2009 tỷ trọng tăng là 20,4%, ñến năm 2010 tăng 487,5 tỷñồng, tăng 49,6% và tính ñến 30/9/2011 thu nhập hoạt ñộng này là 247 tỷ

ñồng Từ số liệu phân tích trên cho thấy rằng hoạt ñộng thanh toán quốc tế luôn ñóng vai trò quan trọng trong nhóm sản phẩm dịch vụ, thu từ phí dịch vụ thanh toán

quốc tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu từ dịch vụ, xét qua các năm chỉ ñứng sau hoạt ñộng thanh toán trong nước và kinh doanh ngoại tệ Nếu phân tích sâu hơn về lĩnh vực này có thể xem xét một số hoạt ñộng tiêu biểu như sau:

- Thanh toán biên mậu là một trong hoạt ñộng thanh toán quốc tế ñáng chú ý trong hoạt ñộng dịch vụ của AGRIBANK AGRIBANK là ngân hàng ñầu tiên tại Việt Nam triển khai dịch vụ thanh toán biên giới, sau hơn 10 năm phát triển dịch vụ

Trang 40

này, AGRIBANK vẫn là ngân hàng dẫn ñầu về thị phần thanh toán biên giới trên thị trường, một lợi thế mà chưa có ngân hàng nào cạnh tranh ñược Thanh toán biên giới ñược bắt ñầu triển khai tại các tỉnh biên giới với Trung Quốc, ñến nay ñã mở rộng ra thị trường Lào và Campuchia Theo Báo cáo kết quả hoạt ñộng kinh doanh ngoại hối (2008-2011) của Ban quan hệ quốc tế- AGRIBANK cho thấy rằng thu nhập từ thanh toán biên mậu tăng trưởng ñều qua các năm từ 11,24 tỷ ñồng năm

2008 tăng lên 14,96 tỷ ñồng năm 2009 ñến năm 2010 ñạt ñược 27,3 tỷ ñồng và ñến tháng 09/2011 là 15,6 tỷ ñồng

BẢNG 2.2: HOẠT ĐỘNG KIỀU HỐI CỦA AGRIBANK

GIAI ĐOẠN NĂM 2008- 2011

Đơn vị: Triệu USD

STT Ch ỉ tiêu 2008 2009 2010 09/2011

Số tiền

Tăng,giảm (%) Số tiền

Tăng,giảm (%)

Số tiền

Tăng,giảm (%) Số tiền

1 Doanh s ố chi tr ả ki ề u h ố i 930 30,6 715 -23,1 864 20,8 1.067,0 1.1 Chuy ể n qua Western Union 479 41,3 446 -6,9 567 26,9 692,2 1.2 Chuy ể n qua tài kho ả n 451 48,5 269 -40,4 297 10,4 369,8

2 K ế t qu ả thu phí nghi ệ p v ụ 3,7 20,7 3,2 -13,5 4,1 28,1 5,0

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt ñộng kinh doanh ñối ngoại năm 2008-2011 của Ban

quan hệ quốc tế-AGRIBANK

- Một hoạt ñộng trong hoạt ñộng thanh toán quốc tế tiếp theo ñó là hoạt ñộng kiều hối Hoạt ñộng kiều hối của AGRIBANK ñược khách hàng biết ñến như một ngân hàng tin cậy với mạng lưới rộng khắp và là thương hiệu gần gũi nên số lượng nhận kiều hối ngày nhiều hơn qua kênh tài khoản và kênh Western Union Theo

Bảng 2.2: Hoạt ñộng kiều hối của AGRIBANK giai ñoạn năm 2008-2011, năm 2008

tổng doanh số chi trả kiều hối qua AGRIBANK ñạt 930 triệu USD, tăng 30,6% so với năm 2007, năm 2009 là 715 triệu USD giảm 23%, năm 2010 là 864 triệu USD tăng 20,8 %, ñến 30/9/2011 là 1.067 triệu USD Với số liệu năm 2009 cho thấy doanh số kiều hối có giảm so với năm 2008 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho lượng kiều hối chuyển về trong nước suy giảm Tuy

Ngày đăng: 10/08/2015, 01:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS. TS. Trần Huy Hoàng (2007), Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại, NXB Lao Động Xã Hội, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại
Tác giả: PGS. TS. Trần Huy Hoàng
Nhà XB: NXB Lao Động Xã Hội
Năm: 2007
2. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp Vụ Ngân Hàng Hiện Đại, NXB Thống Kê, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp Vụ Ngân Hàng Hiện Đại
Tác giả: TS. Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2007
3. TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại (Commercial Banking), NXB Thống Kê, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại (Commercial Banking)
Tác giả: TS Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2009
4. TS Nguyễn Minh Kiều (2008), Thanh Toán Quốc Tế, NXB Thống Kê, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh Toán Quốc Tế
Tác giả: TS Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2008
5. TS. Trương Thị Hồng (2007) “ Giải Pháp Đa Dạng Hóa Và Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm Dịch Vụ Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh", Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Bộ, Đại Học Kinh Tế TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải Pháp Đa Dạng Hóa Và Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm Dịch Vụ Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
6. Phạm Tấn Mến (2008) “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam trong xu thế hội nhập”, Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế, Đại Học Kinh Tế TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam trong xu thế hội nhập”
7. Phạm Thị Đan Phượng (2008)- " Giải phỏp tăng tỷ trọng thu từ hoạt ủộng dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng ủầu tư và phỏt triển Việt Nam", Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế, Đại Học Kinh Tế TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phỏp tăng tỷ trọng thu từ hoạt ủộng dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng ủầu tư và phỏt triển Việt Nam
Tác giả: Phạm Thị Đan Phượng
Năm: 2008
8. Lê Đức Thắng (2007) “Phát triển dịch vụ ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại trên ủịa bàn Thành phố Hồ Chớ Minh thời kỳ hậu WTO”, Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế, Đại Học Kinh Tế TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển dịch vụ ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại trên ủịa bàn Thành phố Hồ Chớ Minh thời kỳ hậu WTO”
10. Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (2011),"Đề án phỏt triển sản phẩm dịch vụ ngõn hàng AGRIBANK ủịa bàn TP.HCM", TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án phỏt triển sản phẩm dịch vụ ngõn hàng AGRIBANK ủịa bàn TP.HCM
Tác giả: Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
Năm: 2011
15. Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (2009), Tài liệu Hội nghị triển khai hoạt ủộng sản phẩm dịch vụ và cụng nghệ thụng tin năm 2009, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Hội nghị triển khai hoạt ủộng sản phẩm dịch vụ và cụng nghệ thụng tin năm 2009
Tác giả: Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
Năm: 2009
16. Ngân Hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, Báo cáo Tài Chính các năm 2008, 2009, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tài Chính các năm 2008
16. Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các Tổ Chức Tín Dụng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các Tổ Chức Tín Dụng
9. Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (2009), Đề Án NHNo&PTNT Việt Nam mở rộng và nâng cao hiệu quả ủầu tư vốn cho nụng nghiệp, nụng dõn, nụng thụn ủến năm 2010, ủịnh hướng ủến năm 2020 Khác
11. Ngõn Hàng Nụng Nghiệp Và Phỏt Triển Nụng Thụn Việt Nam, Bảng Cõn ủối kế toán các năm 2008, 2009, 2010 Khác
12. Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (2011), Báo Cáo Kết quả hoạt ủộng kinh doanh năm 2010, Phương hướng nhiệm vụ Năm 2011 Khác
13. Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (2011), Báo Cáo Kết quả hoạt ủộng kinh doanh năm 2010, Phương hướng nhiệm vụ Năm 2011 Khác
14. Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2008, 2009 Khác
17. Các website tham khảo: www. camnangdoanhnhan.com www.hsbc.com.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w