Hình tượng đất nước và con người trong thơ Nguyễn Khoa Điềm

132 2.3K 7
Hình tượng đất nước và con người trong thơ Nguyễn Khoa Điềm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA SAU ĐẠI HỌC NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM  TRẦN THỊ XUYẾN HÌNH TƯỢNG ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM LUẬN VĂN THẠC SĨ Đà Lạt, năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA SAU ĐẠI HỌC NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM HÌNH TƯỢNG ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng HVTH: Trần Thị Xuyến Đà Lạt, tháng 12 năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng. Những kết quả nghiên cứu của người khác và các số liệu được trích dẫn trong luận văn đều được chú thích đầy đủ. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Đà Lạt, tháng 12 năm 2013 Tác giả Trần Thị Xuyến LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy tận tình cho chúng tôi trong suốt khóa học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đã tận tình giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, lãnh đạo khoa Sau đại học và quý thầy cô giáo Trường Đại học Đà Lạt; Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng, Ban Giám hiệu trường THPT Đasar Lâm Đồng đã tạo mọi điều kiện về thời gian, vật chất, tinh thần để tôi hoàn thành khóa học này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm đông viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi xin kính mong các thầy cô giáo và bạn bè góp ý kiến để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Đà Lạt, tháng 12 năm 2013 Tác giả Trần Thị Xuyến MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12 4. Phương pháp nghiên cứu 14 5. Đóng góp của luận văn 14 5. Kết cấu của luận văn 14 Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ VĂN CHƯƠNG SỬ THI VIỆT NAM 15 1. 1. Khái niệm 15 1. 2. Khuynh hướng sử thi trong văn học cách mạng 16 1. 3. Cảm hứng sử thi trong thơ Nguyễn Khoa Điềm 23 Chương 2: HÌNH TƯỢNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM 35 2.1. Hình tượng Đất Nước 35 2.1.1. Khái niệm hình tượng nghệ thuật (chỉnh thể nghệ thuật) 35 2.1.2. Hình tượng Đất Nước trong thơ ca 40 2.2. Hình tượng Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm 49 2.2.1. Đất Nước trong chiều sâu lịch sử văn hóa 49 2.2.2. Đất Nước của Nhân dân 64 CHƯƠNG 3: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM 85 3.1. Hình tượng con người trong văn học 85 3.2. Hình tượng con người trong thơ Nguyễn Khoa Điềm 90 98 3.2.1. Con người cá nhân 90 98 2.2.2. Con người cộng đồng 105 115 KẾT LUẬN 116 DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO 122 PHỤ LỤC: Chân dung nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm 127 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Xã hội đang trong quá trình hội nhập toàn cầu, vấn đề Đất Nước, con người cần được nhìn nhận lại. Qua những sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm, ta bắt gặp những suy tư của nhà thơ đối với Nhân dân, Đất Nước. Nổi bật lên trong thơ ông là hình tượng Đất Nước và con người. Vấn đề Đất Nước, con người được soi rọi từ truyền thống đến hiện tại giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về Đất Nước và con người Việt Nam, và nhìn nhận sâu hơn về những năm tháng bi hùng của lịch sử dân tộc. Đất Nước là một chủ đề cơ bản không chỉ của một mà nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Các nhà văn, nhà thơ đã có nhiều phát hiện mới mẻ độc đáo về Đất Nước, dân tộc. Đất Nước thường được soi chiếu từ bình diện lịch sử chống ngoại xâm, được khái quát bằng những hình tượng kỳ vĩ, khai thác triệt để chất sử thi hoành tráng. Trong dòng chủ lưu ấy, Nguyễn Khoa Điềm đã chọn lựa cách thể hiện riêng của mình tạo nên chiều sâu của hình tượng Đất Nước, con người trong mạch thơ chính luận - trữ tình. Chúng ta đi sâu vào hình tượng Đất Nước, con người và cảm hứng sáng tạo trong thơ Nguyễn Khoa Điềm để thấy được những đóng góp của ông với thơ ca cách mạng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã khơi nguồn cảm hứng lớn trong thơ. Thơ trở thành tiếng nói chung của cả cộng đồng thể hiện khát vọng tình cảm chung rộng lớn của toàn dân tộc. Sứ mệnh của nhà thơ trong thời kỳ này“đứng ngang tầm chiến lũy” (Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng? - Chế Lan Viên). Nguyễn Khoa Điềm, bằng cảm hứng trữ tình công dân dạt dào trong mạch cảm xúc của khát vọng lên đường, thơ ông bám sát vào hiện thực của cuộc kháng chiến sôi động và phản ánh tâm tư của một lớp trẻ thanh niên thế hệ chống Mỹ cũng như hiện thực của những năm tháng hào hùng. Những tác phẩm: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng và Ngôi nhà có ngọn lửa ấm của ông đã nhận được Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật. Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và chương Đất Nước trong trường ca Mặt đường khát vọng của ông đã được tuyển chọn vào sách 2 giáo khoa Ngữ văn 9 và Ngữ văn 12 giảng dạy trong nhà trường. Điều đó khẳng định Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ xuất hiện trong những năm chiến tranh chống Mỹ. Đặc biệt hình tượng Đất Nước và con người là cảm hứng chủ đạo xuyên suốt thơ kháng chiến chống Mỹ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm dù độc đáo nhưng cũng không nằm ngoài dòng chảy của thời đại. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân là nguồn cảm hứng cho nhà thơ sáng tạo những hình tượng này. Đồng thời, bằng cảm xúc mãnh liệt của một người trẻ hòa vào cảm hứng dân tộc, với chất men say của lí tưởng, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo nên chiều sâu của hình tượng Đất Nước và con người, dựng lên gương mặt Đất Nước, gương mặt con người trong thời đại hào hùng mà bi thương. Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện trọn vẹn tình cảm, niềm xúc động mãnh liệt trước một Đất Nước trong chiều sâu lịch sử văn hóa và Đất Nước của Nhân dân. Qua đối tượng trữ tình, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quê hương Đất Nước, những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần, tâm linh của người Việt. Từ đó khơi dậy tình cảm, lòng tự hào và ý thức trách nhiệm đối với Đất Nước, dân tộc; giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về Đất Nước con người Việt Nam. Hình tượng Đất Nước hiện lên trong thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa giản dị gần gũi, vừa thiêng liêng gắn với thế giới tâm hồn con người; thế giới tinh thần của cộng đồng người Việt và cuộc sống sinh hoạt từ bao đời gắn liền với những phong tục tập quán, bản sắc văn hoá, Đó là một Đất Nước được tiếp nối từ truyền thống đến hiện tại chứa đựng mơ ước, khát vọng và quan niệm về vẻ đẹp phẩm chất của tâm hồn dân tộc . Trên chiều rộng của không gian và chiều dài của thời gian lịch sử, Đất Nước thể hiện sự thống nhất trên các phương diện văn hóa, truyền thống, phong tục, cái hàng ngày và cái vĩnh hằng; trong đời sống mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Đất Nước được sinh ra và nuôi dưỡng trong truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Đất Nước được hình thành trong tình yêu nhưng lại lớn mạnh và trưởng thành nhờ nhữmg cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc. Đất Nước hiện lên qua truyền thuyết, ca dao, cổ tích… lịch sử chống ngoại xâm của Nhân dân. Đất 3 Nước là sự tiếp nối của nhiều thế hệ. Đất Nước được nhìn nhận một cách toàn vẹn trên những phương diện: cội nguồn dân tộc; văn hóa dân gian, phong tục tập quán; thắng cảnh non sông; giá trị lịch sử văn hóa; cuộc sống bình dị của mỗi con người, mỗi gia đình và cả cộng đồng.… Bên cạnh hình tượng Đất Nước, hình tượng con người là hình tượng xuyên suốt, nổi bật. Tìm hiểu thơ Nguyễn Khoa Điềm, người viết muốn làm rõ mối quan hệ giữa hình tượng con người cá nhân và con người cộng đồng trong thơ ông. Cụ thể: Con người cá nhân: Mỗi cá nhân kết tinh nhiều vẻ đẹp của những con người không tên tuổi. Con người cá nhân tồn tại trong sự hài hòa với những cá nhân khác và toàn thể cộng đồng. Sự sống mỗi cá nhân không chỉ là riêng của cá nhân mà còn là của Đất Nước, bởi mỗi cuộc đời đều được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc. Đó là hình ảnh của những người mẹ, người phụ nữ, người lính, thế hệ trẻ chống mỹ, những thanh niên học sinh… Con người cá nhân cũng hiện lên với tình yêu lứa đôi nồng thắm. Nguyễn Khoa Điềm đã ghi lại điều này qua những vần thơ dạt dào cảm hứng hiện thực sâu sắc. Con người cộng đồng: Nhân dân chính là tập thể. Họ là những con người chống ngoại xâm, dẹp nội thù, giữ yên bờ cõi và xây dựng cuộc sống hoà bình. Họ là những con người yêu say đắm và thủy chung biết quý trọng nghĩa tình; kiên gan, bền chí trong công cuộc bảo vệ Đất Nước. Họ là những con người “giản dị và bình tâm” [12, 33], thế hệ sau tiếp bước cha anh, tầng tầng lớp lớp người Việt Nam anh dũng đứng lên bảo vệ Đất Nước. Những con người vô danh và bình dị ấy đã giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hóa vật chất và tinh thần. Nhân dân trong suốt chiều dài lịch sử là "Bốn nghìn lớp người" [12, 33] đã đem mồ hôi, xương máu ra xây dựng và bảo vệ Đất Nước: Khi có giặc người con trai ra trận/ Người con gái trở về nuôi cái cùng con/ Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh [12, 33]. Nhân dân đã sáng tạo ra Đất Nước và làm chủ Đất Nước. Họ là những con người vô danh mà vĩ đại. Con người cộng đồng cũng là những người có gương mặt chung, ý chí và tình cảm chung nổi bật là lòng yêu nước. Chính vì lẽ đó mà yêu nước đã trở thành bản 4 trường ca bất tận và không một ai không hòa vào giọng ngâm nga đó trong thời đại cả nước lên đường. Nguyễn Khoa Điềm đã thành công trong việc thể hiện cảm hứng về Đất Nước, con người trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với một mạch cảm xúc dâng trào, một sự liên tưởng trùng điệp, một sức tưởng tượng phong phú, dựng lên những hình tượng mang tính khái quát cao. Đó là cảm hứng sử thi. Thơ ông giàu tính chính luận, chất trữ tình, chất dân gian. Giọng thơ tâm tình, dịu ngọt, tứ thơ dạt dào cảm xúc, sáng tạo về ngôn từ, hình ảnh, thể hiện một hồn thơ giàu chất suy tư, khẳng định một thi pháp độc đáo, có nhiều tìm tòi mới mẻ. Xuất phát từ những lí do trên, người viết chọn đề tài “Hình tượng Đất Nước và con người Việt Nam trong thơ Nguyễn Khoa Điềm” nhằm tiếp cận tác giả, tác phẩm và phong cách nghệ thuật của nhà thơ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ có phong cách riêng với tâm hồn nghệ sĩ đầy nhạy cảm. Ông thành công khi viết về chiến tranh với những đề tài mang tầm vóc thời đại. Ngay từ khi cho ra đời những bài thơ đầu tiên, Nguyễn Khoa Điềm đã gây được sự chú ý của người đọc, với những bài phê bình, nghiên cứu về thơ ông. Trong những năm chống Mỹ cứu nước, đọc Đất ngoại ô (1972), Mặt đường khát vọng (1974) của Nguyễn Khoa Điềm, bạn đọc hiểu được tâm tư của người thanh niên trí thức tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Những sáng tác ngay từ đầu của Nguyễn Khoa Điềm đã mang âm vang hào hùng của Đất Nước trong những ngày chiến tranh. Đó là “thơ của người trong cuộc nói về người trong cuộc và nói về mình” [58, 41]. Là một thành viên của thế hệ trẻ chống Mỹ, thơ Nguyễn Khoa Điềm đạt đến độ sâu sắc và chân thực trong cảm xúc bởi những trải nghiệm đã nâng hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm lên những tầm cao cảm xúc về thời đại. Một trong những bài thơ được sáng tác rất nhanh trong một hoàn cảnh khá đặc biệt: năm 1971, nhà thơ là người lính chiến trường. Vì đơn vị hết gạo, nhà thơ cùng một số anh em đồng đội đi gùi gạo ở cơ sở của ta. Nhìn những bà mẹ 5 Tà Ôi vừa địu con vừa giã gạo, dành dụm những hạt gạo trắng ngần cho bộ đội, nhà thơ liên tưởng đến sự vất vả, nhọc nhằn và những hy sinh lớn lao của họ. Về đến đơn vị, chưa kịp đặt gùi gạo xuống, với chiếc khăn mặt lau mồ hôi, Nguyễn Khoa Điềm ngồi ngay vào bàn và viết Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã đánh giá cao bài thơ đầu tay này của Nguyễn Khoa Điềm: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là một trong những bài thơ hay đạt đến độ chín của hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm. Vốn bắt nguồn từ đề tài rất đỗi thân quen trong cuộc đời và trong thơ ca truyền thống, bài thơ có sức hấp dẫn riêng bởi vẻ đẹp của những hình tượng thơ rung cảm, giàu chất trí tuệ.”…[49, 65]. Bài thơ khái quát tính chất toàn diện của cuộc kháng chiến chống Mỹ :“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ cùng với những bài thơ khác trong Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm giúp chúng ta thấm thía hơn những trang viết nặng nghĩa đời sau, xưa của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.” [57, 68]. Như vậy ngay từ những bài thơ đầu tay từ nơi chiến trường, Nguyễn Khoa Điềm đã nhận được sự đánh giá cao của các nhà phê bình. Năm 1972 tập thơ Đất ngoại ô ra đời. Tập thơ thu hút được sự chú ý của người đọc. Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng sự thu hút đó là do thơ Nguyễn Khoa Điềm có sự kết hợp “giữa cảm xúc và trí tuệ, giữa phẩm chất trữ tình riêng tư và lí tưởng công dân cao cả” [49, 256]. Nhà thơ vừa là người tuyên truyền cổ động, vừa là nhà suy tưởng, suy tư chiêm nghiệm, vừa là nghệ sĩ say mê, nhiệt thành gắn bó với đời sống của dân tộc và Đất Nước. Tôn Phương Lan đã phát hiện ra năng khiếu thơ của Nguyễn Khoa Điềm ngay từ những bài thơ đầu tiên được gửi ra từ chiến trường của nhà thơ. Có được điều đó là do Nguyễn Khoa Điềm đã “nhận thức được vấn đề cấp thiết mà cuộc chiến đấu đang đặt ra, thơ Nguyễn Khoa Điềm là tiếng nói từ chiến trường của tuổi trẻ” [36, 488]. Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu làm thơ trong thời kỳ tham gia phu trách phong trào học sinh sinh viên. Đây là hoàn cảnh để giúp nhà thơ hiểu hơn tâm tư người trí thức, là tiếng nói của tuổi trẻ tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu. [...]... Vì thế người viết đi sâu nghiên cứu những sáng tác của ông trong giai đoạn này Toàn bộ luận văn viết về Hình tượng Đất Nước và con người trong thơ Nguyễn Khoa Điềm tập trung vào hai hình tượng chính là Đất Nước và con người Từ những hình tượng này người viết đi sâu khám phá thơ Nguyễn Khoa Điềm về mặt cảm hứng sáng tạo Đó là một cách để khám phá thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm mà người. .. ] Nguyễn Khoa Điềm đã dựng lên gương mặt Đất Nước, con người trong trầm tích của văn hóa dân gian và trên đỉnh cao của thời đại chống Mỹ là một trong những hướng đi mới của Nguyễn Khoa Điềm trong cảm hứng bất tận về Đất Nước, con người Nguyễn Khoa Điềm là người thông minh và nhạy cảm Trong bài Nguyễn Khoa Điềm cảm xúc và trí tuệ, Vũ Quần Phương đánh giá rất cao phẩm chất trí tuệ của Nguyễn Khoa Điềm. .. về hình tượng Đất Nước và con người trong thơ Nguyễn Khoa Điềm ở nhiều góc độ để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề Đất Nước, con người trong những năm tháng hào hùng của lịch sử - Khai thác hình tượng Đất Nước và con người trong chiều sâu văn hóa lịch sử và tư tưởng Đất Nước của Nhân dân là những vấn đề lớn mà nhà thơ đã đóng góp cho nền văn chương sử thi Từ đó khẳng định vị trí, đóng góp của Nguyễn. .. tìm ra sự giống nhau và khác nhau trong hình tượng Đất Nước, con người trong thơ ca nói chung và thơ Nguyễn Khoa Điềm nói riêng, người viết so sánh đối chiếu với các nhà thơ khác trên cơ sở đồng đại và lịch đại với những tác giả, tác phẩm có liên quan Vì thế người viết sử dụng 14 phương pháp so sánh để tìm ra nét riêng của Nguyễn Khoa Điềm khi xây dựng hình tượng về Đất Nước và con người 4.3 Phương pháp... có ai đi sâu tìm hiểu hình tượng Đất Nước và con người trong thơ ông Những bài viết đều mang tính riêng lẻ chưa có kết luận đáng chú ý Vì vậy người viết muốn khám phá thơ Nguyễn Khoa Điềm từ cảm hứng về Đất Nước và con người để rút ra những đặc điểm riêng của nhà thơ làm rõ sự thống nhất độc đáo trong thơ Nguyễn Khoa Điềm Thơ ông đã đi suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống Mỹ trong cảm hứng thời đại... Khoa Điềm vừa thấm nhuần phong cách thời đại vừa có những nét riêng độc đáo Chính vì vậy người viết chọn phương pháp lịch sử - xã hội để tiếp cận thơ Nguyễn Khoa Điềm 4.2 Phương pháp so sánh: Hình tượng Đất Nước và con người được đặt ra trong văn học là một vấn đề tất yếu Đối với Nguyễn Khoa Điềm, một nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời chống Mỹ, cảm hứng về Đất Nước và con người chi phối mạnh mẽ trong. .. với kẻ thù” [72, 491] Trong xu hướng của lịch sử và thời đại, Nguyễn Khoa Điềm không phải là hiện tượng thơ cá biệt Cùng với nhiều nhà thơ khác cùng thời, Nguyễn Khoa Điềm đã góp một tiếng nói hòa và cảm hứng sử thi với những vấn đề lớn lao dân tộc, Đất Nước và con người Năm 1976, Tôn Phương Lan khẳng định tiềm năng của Nguyễn Khoa Điềm trong bài giới thiệu: Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ trẻ có nhiều triển... chiến đấu, cảm hứng bao trùm trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là cảm hứng về quê hương Đất Nước, con người lồng trong cảm hứng lịch sử Nguyễn Khoa Điềm mạnh dạn đi vào những chủ đề lớn dựng lên chân dung Đất Nước và con người Việt Nam trong một thời bi tráng, hào hùng Cảm hứng lịch sử của Nguyễn Khoa Điềm có độ sâu và chín của cảm xúc từ một trái tim dào dạt say mê lí tưởng và cái tôi trải nghiệm cá nhân... Chương 2: Hình tượng Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm Chương 3: Hình tượng con người trong thơ Nguyễn Khoa Điềm 15 CHƯƠNG 1 KHÁI LƯỢC VỀ VĂN CHƯƠNG SỬ THI VIỆT NAM 1.1 Khái niệm Trong nghĩa hẹp và chuyên biệt, sử thi (épos) trỏ một nhóm thể loại trong tự sự, đó là sử thi anh hùng, tức là những thiên tự sự kể về quá khứ anh hùng hàm chứa những “bức tranh” rộng và hoàn chỉnh về đời sống Nhân dân và về... sánh thơ Nguyễn Khoa Điềm trong thời kì kháng chiến chống Mỹ với những bài thơ trong Ngôi nhà có ngọn lửa ấm của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: “Hồi kháng chiến chống Mỹ, những bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm gửi từ miền Nam ra đã gây được sự chú ý đặc biệt của bạn đọc Người ta yêu chất lí tưởng rất thanh niên hòa quyện trong một tình cảm thắm thiết về Nhân dân, Đất Nước Khi chiến tranh đã qua đi Nguyễn Khoa Điềm

Ngày đăng: 09/08/2015, 22:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. bia ngoai luan van

  • BIA LUAN VAN

  • Cam on-cam doan

  • MUC LUC

  • NOI DUNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan