Đất Nước của Nhân dân

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước và con người trong thơ Nguyễn Khoa Điềm (Trang 69)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Đất Nước của Nhân dân

Hình tượng Nhân dân là phương tiện thể hiện cảm hứng về Đất Nước. Nhân dân là đối tượng thẩm mỹ để nhà thơ đi sâu vào hình tượng Đất Nước. Theo giáo sư Lê Ngọc Trà: “Đối tượng thẩm mỹ là nội dung của cái nhìn nghệ thuật, là cách cảm nhận cuộc sống” [59, 100]. Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân đã có từ lâu. Khi Nguyễn Trãi viết: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi) thì tư tưởng Đất Nước của Nhân dân đã bắt đầu hình thành, manh nha. Nhà thơ cũng ý thức rất rõ vai trò vị trí của Nhân dân. Ông từng viết: “Lật thuyền mới biết sức dân như nước” (Nguyễn Trãi ). Đến Phan Bội Châu, nhà thơ khẳng định: “Dân là nước, nước là dân” (Hải ngoại huyết thư - Phan Bội Châu). Đối tượng dân và nước hòa vào làm một. Ý thức về vai trò của Nhân dân, Bác cũng viết: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong” (Hồ Chí Minh). Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân cũng thấm nhuần trong thơ ca chống Mỹ: “Tư tưởng Nhân dân vốn là một đặc điểm căn bản của văn học cách mạng và văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.” [54, 250]. Nhà thơ Nguyễn Duy có những suy nghĩ về Nhân dân qua bài Hơi ấm ổ rơm. Thanh Thảo qua trường ca Những

người đi tới biển đã nhận thức sâu sắc về Nhân dân: “Và cứ thế Nhân dân ít nói/ Như mẹ tôi lặng lẽ giữa đời/ Và cứ thế Nhân dân cao vòi vọi/ Hơn cả những ngôi sao cô độc giữa trời (Những người đi tới biển - Thanh Thảo). Thấm nhuần tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, Nguyễn Đình Thi cũng đã có những khái quát về Nhân dân: Ôm Đất Nước những người áo vải/ Đã đứng lên thành những anh hùng ( Đất Nước - Nguyễn Đình Thi). Nhiều tác phẩm tiêu biểu thể hiện tư tưởng Đất Nước của Nhân dân lấy cảm hứng từ hiện thực phong phú của cuộc chiến đấu. Một số tác phẩm có quy mô và tầm cỡ như Đường tới thành phố

(Hữu Thỉnh), Những ngọn sóng mặt trời (Thanh Thảo) Bài ca chim chơ rao

của Thu Bồn… Tuy nhiên chỉ đến Nguyễn Khoa Điềm tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được nâng lên thành cảm hứng nghệ thuật được biểu hiện phong phú và xuyên suốt. Hình tượng Đất Nước, Nhân dân với Nguyễn Khoa Điềm là một hoài thai, ấp ủ, là cách nói khái quát, cô đọng thể hiện sự khám phái mới mẻ và đầy trân trọng, tự hào của Nguyễn Khoa Điềm về vai trò vĩ đại cũng như sức mạnh kì diệu của Nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Qua thực tiễn của cuộc kháng chiến, vai trò, sức mạnh phẩm chất của Nhân dân được thể hiện sâu sắc. Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân là một cảm quan chủ đạo chi phối cách lựa chọn chủ đề, phạm vi hiện thực và cách thể hiện của nhà thơ khi nghĩ về lịch sử Đất Nước. Nhận thức ấy xuyên thấm vào cái nhìn của các nhà thơ thế hệ chống Mỹ trong đó có Nguyễn Khoa Điềm.

Văn hóa dân gian điệu hồn dân tộc, là kết tinh thuần túy của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa Việt Nam, là biểu hiện gương mặt Đất Nước trong tâm thức của dân tộc. Văn hóa dân gian là nguồn gốc của những yêu thương, những tình cảm lớn: Lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, lối sống thủy chung, tình nghĩa...Văn hóa dân gian mang cốt cách và tâm hồn người Việt Nam. Bất cứ dân tộc nào cũng đều có một nền văn học dân gian, nó là nơi chứa đựng những tâm tư tình cảm của Nhân dân, đồng thời phản ánh tất cả phong tục, tập quán, quan niệm hình thành dân tộc, những cuộc chiến đấu với thiên nhiên... Văn học dân gian là tiếng nói của quần chúng Nhân dân thể hiện một cách chính xác, đầy đủ đời sống tình cảm của con người - con người Việt Nam yêu cái đẹp,

yêu đời, hăng say lao động với tinh thần lạc quan yêu chính nghĩa, chuộng hòa bình. Văn hóa dân gian là tấm gương phản chiếu hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội được tái hiện qua ca dao, thần thoại. Văn hóa dân gian là những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mà nổi bật là tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người tha thiết. Đó là các giá trị được kế thừa từ Tổ tiên qua các thế hệ mang tâm hồn Việt Nam, sức sống Việt Nam. Vì thế qua văn hóa dân gian gương mặt Đất Nước được soi chiếu từ bình diện nhân sinh, được cảm nhận qua không gian và thời gian, qua những tầng sâu văn hoá. Nhà nghiên cứu văn học dân gian Lê Gia đã khái quát ý nghĩa giá trị của văn học dân gian qua những câu thơ mang hình thức của một bài ca dao: Biết bao lời hay ý đẹp/ Lòng son, hồn thắm giãi bày cùng ta/ Tiếng này là tiếng nước non/ Lời này là lời tâm hồn ông cha/ Phong dao, tục ngữ dân ca/ Việt Nam là đấy, đấy là Việt Nam [51, 109 ]. Trong đời sống của người Việt Nam văn học dân gian đã thấm sâu vào tâm hồn. Những tâm tình của người Việt được gửi gắm trọn vẹn trong ca dao thần thoại - một phương diện biểu hiện Đất Nước của Nhân dân.

Đất Nước của Nhân dân là Đất Nước của văn hóa truyền thống. Bởi vì Nhân dân là người đã sáng tạo ra mọi giá trị từ vật chất đến tinh thần trong đó có văn học dân gian mà tiêu biểu nhất là ca dao thần thoại. Đất Nước của văn hóa dân gian làm nên điệu hồn dân tộc, là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người bình dân Việt Nam. Văn hóa dân gian là sản phẩm được sáng tạo bởi quần chúng Nhân dân, là diện mạo tinh thần, nơi lưu giữ đời sống tình cảm phong phú của người bình dân. Từ đó nhà thơ khẳng định Đất Nước ban đầu bắt nguồn từ ca dao thần thoại, đưa ta về với thế giới nghệ thuật của Nhân dân, của không gian văn hóa bay bổng: Để Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân/ Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại [12, 34].

Những cái “ngày xửa ngày xưa” có riêng gì của ai, ai chẳng lớn lên từ ca dao, từ huyền thoại, cổ tích ngàn đời. Người mẹ tóc bới sau đầu là hiện thân của Đất Nước từ bao đời nay. Miếng trầu bây giờ bà ăn chứa đựng cả một bề sâu văn

hóa dân gian. Tục ăn trầu song hành với lịch sử từ thị thành đến nơi thôn cùng xóm vắng. Cây tre đánh giặc, miếng trầu bà ăn, những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể tạo dựng một không gian đặc biệt của ca dao thần thoại. Nó quy tụ bao trìu mến, thương yêu, tình nghĩa, thủy chung.

Gần gũi và gắn bó, Đất Nước của văn hóa dân gian hiện hữu trong không gian sinh tồn của người Việt: Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"/ Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi" [12, 31] .

Trên Đất Nước Việt Nam, từ Lạng Sơn đến Cà Mau với núi rừng, đồng ruộng, sông biển bất cứ nơi đâu cũng gắn với những câu chuyện lung linh huyền ảo của cổ tích, ca dao, thần thoại. Cùng với sự song hành của văn hóa dân gian là sự lớn lên của tâm hồn người dân đất Việt. Những câu chuyện đã đi vào thế giới tinh thần của con người. Và ngược lại chính tâm hồn của Nhân dân đã thổi vào văn hóa dân gian những vẻ đẹp lung linh. Đất Nước của văn hóa dân gian là thành quả sáng tạo của Nhân dân trong đời sống tinh thần, tâm tưởng nên sâu sắc và lâu bền.

Đất Nước của văn hóa dân gian là Đất Nước của những con người biết quý trọng tình nghĩa, giàu tình yêu, biết quý trọng công sức của mình, kiên gan bền chí trong cuộc sống, anh dũng trong chiến đấu. Từ phương diện Đất Nước của văn hóa dân gian nhà thơ khẳng định những truyền thống tốt đẹp được vun bồi: Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”/ Biết quý công cầm vàng qua những ngày lặn lội/ Biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ Đi trả thù mà không sợ dài lâu [12, 34].

Đất Nước của văn hóa dân gian thể hiện những phương diện quan trọng nhất của truyền thống Nhân dân, của dân tộc: Thật đắm say trong tình yêu, biết quí trọng tình nghĩa và cũng thật quyết liệt trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đất Nước được nhìn từ trầm tích văn hóa gắn liền với vẻ đẹp tâm hồn của con người. Chiều sâu văn hóa hiện lên đẹp đẽ nhất với vẻ đẹp tâm hồn, lối sống và tính cách con người Việt Nam: yêu say đắm, sống thủy chung, biết quý trọng tình nghĩa, giàu tinh thần dân tộc. Những bài học đó truyền cho chúng ta những giá trị làm người. Đó là lối sống thủy chung đậm tình nặng nghĩa, giàu tinh thần

dân tộc. Đất Nước của văn hóa dân gian mang theo những giá trị thiêng liêng trong cội nguồn, truyền thống, tâm linh. Nhân dân đã giữ gìn hồn thiêng sông núi, đã sáng tạo và lưu giữ nhưng giá trị tinh thần để Đất Nước đẹp tươi trong suối nguồn ca dao thần thoại. Đất Nước của văn hóa dân gian là Đất Nước trường tồn theo thời gian và không gian vì vật chất có thể mất đi nhưng những giá trị tinh thần thì mãi mãi sống trong lòng dân tộc. Văn học dân gian là nơi chứa đựng những tâm tư tình cảm của Nhân dân, đồng thời phản ánh tất cả phong tục, tập quán, quan niệm hình thành dân tộc. Từ đó, Đất Nước gắn bó kết nối giữa cá nhân với cộng đồng, làm thắm nồng tình yêu đôi lứa trong tình yêu dân tộc. Cái tôi nhỏ bé của mỗi cá nhân sẽ được hòa vào sự mênh mông rộng lớn của Đất Nước, dân tộc.

Đất Nước của văn hóa dân gian vun bồi niềm tin, khát vọng và tình yêu. Văn hóa dân gian mở ra thế giới tâm hồn người bình dân lạc quan, yêu đời. Con người Việt luôn có một ý chí, một nghị lực, một sức sống kì diệu để vượt qua tất cả những trở ngại, gian nguy không bao giờ khuất phục. Hình tượng Tổ quốc được kết tụ trong bề dày của truyền thống, văn hóa, của lòng lạc quan, của sức sống kiên gan bền bỉ. Tâm hồn lạc quan của Nhân dân làm cho cuộc sống thêm phần ý nghĩa: Nhưng lạ lùng thay, Nhân dân thông minh/ Không hề lừa ta dù ca dao, cổ tích/ Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật/ Biết bao nhiêu hành phúc có trên đời/ Dẫu phải khi cay đắng dập vùi/ Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu/ Cây khế chua có đại bàng đến đậu/ Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta/ Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa/ Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa [12, 35].

Đất Nước của văn hóa dân gian mở ra thế giới tâm hồn người bình dân Việt Nam giàu ước mơ, khát vọng, lạc quan tin tưởng ở tương lai. Đất Nước trong truyền thống lam lũ, khó nhọc nhưng tinh thần luôn sáng ngời chính nghĩa, lòng nhân hậu và lạc quan mang theo khát vọng lớn của dân tộc biết vượt qua mọi đau khổ để hướng về tương lai và hạnh phúc. Cũng như vậy Đất Nước trong khát vọng của cha ông luôn là Đất Nước: “Thái bình tu trí lực/ Vạn cổ thử giang san” (Tụng giá hoàn kinh sư - Trần Quang Khải). Điều đó càng khẳng định dân tộc ta, Đất Nước ta luôn yêu chính nghĩa và chuộng hòa bình. Trong những

ngày tháng gian khổ ác liệt nhất của chiến tranh chống Mỹ, mỗi người sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về truyền thống cha ông. Lối sống ân tình, nhân ái chan hòa thủy chung làm nên diện mạo tâm hồn Đất Nước. Thấm nhuần trong tinh thần của ca dao thần thoại, mỗi người đều được thắp sáng bởi niềm tin và hy vọng.

Dù Đất Nước trải qua nhiều “cay đắng dập vùi” [12, 35], phải chịu đựng những khó khăn gian khổ nhất nhưng Đất Nước không bao giờ chịu khuất phục. Đất Nước còn nghèo, còn nhiều đau khổ, nhưng giàu tình yêu, khát vọng, giàu tình người, giàu văn hóa... Đất Nước của văn hóa dân gian đã truyền lại những phẩm chất anh hùng. Truyền thống được khơi nguồn trong nhận thức về hiện tại cuộc kháng chiến chống Mỹ là động lực chiến đấu với quân thù.

Đất Nước trong dòng chảy của văn hóa dân gian làm nảy sinh trong nhiều giá trị. Trong đó tình cảm với Tổ quốc là giá trị thiêng liêng. Tiếng gọi của non sông là tiếng gọi lên đường: “Chúng tôi đi theo tiếng gọi của non sông, đã lên đường đi cứu nước. Và trong cuộc chiến đấu một mất một còn và có thể dài lâu để đổi lấy hòa bình, mỗi người chỉ có một ước mơ được đem sức lực xương máu của mình để làm một cái gì đó có ích, đóng góp vào sự nghiệp chung” [61, 267]. Đó là tình cảm hoàn toàn tự nguyện, lòng yêu nước sâu nặng biến thành ước mơ và hành động dẫn dắt mỗi người tìm đến dân tộc bằng tình yêu lớn lao.

Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được thể hiện trong văn hóa dân gian là một sáng tạo của Nguyễn Khoa Điềm. Có độ chín về cảm xúc và vốn văn hóa, Nguyễn Khoa Điềm đã sáng tạo hệ thống hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mỹ chắt lọc từ trầm tích văn hóa dân gian. Đất Nước là những giá trị văn hóa được kết tinh từ bao đời được nhìn nhận một cách toàn vẹn trên những phương diện: cội nguồn dân tộc; lịch sử chống ngoại xâm của Nhân dân; giá trị văn hóa lịch sử; cuộc sống bình dị của mỗi con người, mỗi gia đình và cả cộng đồng. Đất Nước được thể hiện toàn vẹn nhất, đẹp đẽ nhất trong các giá trị của văn học, văn hóa dân gian. Hình tượng Đất Nước hiện lên vừa đằm thắm giàu tính nhân văn trong sức sống và nét đẹp văn hóa truyền thống khơi nguồn những tình cảm đẹp về Đất Nước, giúp chúng ta nhận thức sâu hơn về những năm tháng hào hùng của dân tộc và những đóng góp, hy sinh của Nhân dân thầm lặng vô danh. Nhà

thơ đã khai thác ca dao thần thoại, tìm về ngọn nguồn văn hóa dân gian để làm bật lên sức sống và gương mặt của dân tộc. Tâm hồn Đất Nước được biểu hiện cụ thể qua thế giới của văn hóa dân gian để làm bật lên sức sống và tâm hồn của dân tộc. Chính vì thế Đất Nước của Nhân dân là nơi lưu giữ và chuyên chở những giá trị giá trị về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc giàu nhân văn và lập trường chính nghĩa sáng ngời.

Bằng vốn văn hóa dân gian sâu rộng, niềm tự hào dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm đã có những khám phá mới mẻ có chiều sâu về Đất Nước. Đất Nước của văn hóa dân gian là Đất Nước của những câu chuyện về những con người đã trở thành huyền thoại làm thành tên núi tên sông. Những thắng cảnh non sông lấp lánh bao huyền thoại với những câu chuyện thấm đẫm màu sắc dân gian. Mỗi thắng cảnh non sông đều gắn với một huyền thoại tạo nên một thế giới tươi đẹp vô ngần.

Khi khẳng định Đất Nước của Nhân dân, nhà thơ trở về với ngọn nguồn phong phú đẹp đẽ của văn hóa dân gian mà tiêu biểu là ca dao thần thoại để hiểu sâu hơn gương mặt của Đất Nước, làm sống dậy vẻ đẹp của Đất Nước trong trầm tích văn hóa dân gian. Dùng văn hóa dân gian để chuyên chở tư tưởng Đất Nước của Nhân dân là một sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Khoa Điềm. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khoa Điềm đầy sáng tạo nhờ những tín hiệu thẩm mỹ của chất liệu dân gian. Chính vì thế mà giọng thơ chính luận của Nguyễn Khoa Điềm không rơi vào sự khô khan mà dạt dào chất trữ tình sâu lắng. Chất liệu văn hóa dân gian có một sự lôi cuốn đặc biệt bởi phong vị dân gian ngọt ngào qua lời ăn

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước và con người trong thơ Nguyễn Khoa Điềm (Trang 69)