5. Kết cấu của luận văn
2.2. Hình tượng Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm
2.2.1. Đất Nước trong chiều sâu lịch sử văn hóa
ghi dấu những nét đặc trưng về văn hóa được hình thành theo thời gian. Đất Nước trong chiều sâu lịch sử văn hóa mang đậm dấu ấn tâm hồn dân tộc. Sự hình thành của Đất Nước đã truyền lại cho người dân một lối sống đặc trưng trong suốt quá trình lịch sử thông qua văn hóa. Chính vì thế Đất Nước mang những giá trị tinh thần bền vững như là sự kế thừa của cộng đồng, gắn liền với bản tính và tư cách của con người: “Văn hóa là những gì làm thăng tiến con người, bao gồm toàn bộ những thụ đắc về văn chương, nghệ thuật, thủ công kỹ nghệ, kỹ thuật, khoa học, phong hóa, luật lệ, cơ chế, tục lệ, truyền thống, những cách suy nghĩ và những cách sống, những cách ứng xử và sử dụng thuộc mọi lĩnh vực, những lễ nghi, những thần thoại và tin tưởng tạo nên di sản cộng đồng và cá tính của một Đất Nước, một dân tộc hay một nhóm sắc dân, một quốc gia...” [51, 9]. Văn hóa là nền tảng của Đất Nước. Trong thời chống Mỹ, “mỗi nhà thơ trở lại quá khứ dân tộc để tìm bài học cho hiện tại. Các nhà thơ chống Mỹ có xu hướng kéo liền ba mạch chiều dài của thời gian hội tụ trong một thời điểm đánh Mỹ” [29, 121]. Đất Nước trong truyền thống được soi rọi từ những trầm tích văn hóa dân gian: “Văn hóa được các nhà văn hóa học quan niệm như là hệ thống các biểu trưng biểu tượng tinh thần - phương thức tồn tại, biểu đạt và lưu truyền của thế giới văn hóa tinh thần con người chứ không phải là các giá trị văn hóa, quan hệ văn hóa thuần túy” [7, 27 ]. Đất Nước được gợi lên từ những nhiều biểu tượng tinh thần trong những câu chuyện cổ tích, ca dao, thần thoại... Đó là những giá trị về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc; là lối sống ân tình; là những giá trị về văn hóa, phong tục tập quán có từ lâu đời.
Khác với nhiều tác giả đi trước và một số cây bút cùng thế hệ, thường tự tạo ra một khoảng cách để chiêm ngưỡng hình ảnh của Tổ quốc, với thái độ trân trọng đặc biệt, nên hay dùng những hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ, mang tính biểu tượng để thể hiện cảm nhận về Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm lại có những phát hiện về Đất Nước hết sức thân quen, bình dị. Các nhà thơ như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Trần Vàng Sao, Lê Anh Xuân... đều xây dựng hình tượng Đất Nước qua các hình ảnh về danh nhân lịch sử, những dấu tích văn hóa, những
anh hùng nghìn xưa: Hỡi những anh hùng nghìn năm dựng nước/ Hai Bà Trưng, Lí Thường Kiệt, Quang Trung (Chào Hà Nội, chào Thăng Long - Lê Anh Xuân). Đó là những biểu tượng tích tụ cả ngàn năm lịch sử nói lên bao khát vọng vươn tới của dân tộc. Riêng Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ đã nhìn Đất Nước trong cội nguồn lịch sử văn hóa từ những gì rất bình dị gần gũi trong đời sống hàng ngày của Nhân dân:“Nói đến sự phát triển vững chắc là nói đến yếu tố tư tưởng, tinh thần” [45, 506]. Nguyễn Khoa Điềm có một nền tảng kiến thức phong phú về văn hóa dân tộc, bước vào chiến tranh khiến nhà thơ suy nghĩ sâu hơn về Đất Nước và có những phát hiện tinh tế về Đất Nước trong văn hóa truyền thống.
Đất Nước đi vào thơ ca như một tất yếu như một điểm tỏa sáng và hội tụ nhiều vẻ đẹp. Hình tượng Đất Nước là cảm hứng chủ đạo của dòng văn học cách mạng. Hòa vào cảm hứng chung của những năm kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm đã có những suy ngẫm sâu xa về Đất Nước trong truyền thống và hiện tại. Dù trong truyền thống hay hiện tại, nhà thơ vẫn hướng về những vẻ đẹp của Đất Nước làm sống lại một Đất Nước trong lịch sử văn hóa và một Đất Nước trong bão lửa chiến tranh. Hai phương diện truyền thống và hiện tại đã hòa vào nhau dựng lên gương mặt Đất Nước hào hùng mang những giá trị tinh thần bền vững.
Đất Nước có từ bao giờ, ai là người làm nên Đất Nước là mạch chính luận, nhà thơ đi sâu khám phá. Cái nhìn Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm mang chiều sâu, mới mẻ và có tính phát hiện nên rung động lòng người. Bởi nhà thơ đã làm sống dậy một không gian văn hóa cổ xưa trong chiều sâu của bề dày lịch sử bốn ngàn năm.
Đất Nước có từ xa xưa trải qua bao thời gian đã tích tụ thành những trầm tích văn hóa lâu đời và lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước. Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm “được tác giả tiếp cận và miêu tả theo chiều sâu lịch sử văn hóa phát sinh” [10, 147]. Nhà thơ có những cảm về nhận Đất Nước từ cội nguồn dân tộc, từ chiều sâu lịch sử văn hóa. Từ rất xa xưa Đất Nước đã hiện hữu song hành cùng thời gian, trải qua bao biến đổi
thăng trầm. Lịch sử lâu đời của Đất Nước được nhìn từ chiều sâu văn hóa khởi nguồn là những phong tục tập quán, những nét văn hóa của người Việt. Dòng chảy văn hóa đó luôn được chia sẻ nối kết giữa truyền thống và hiện tại. Đất Nước có từ bao giờ? Và lịch sử lâu đời của Đất Nước ta được cắt nghĩa không bằng sự nối tiếp của các triều đại hay các sự kiện lịch sử mà bằng những biểu tượng gợi nhớ đến các truyền thuyết xa xưa: truyện Trầu cau, truyền thuyết Thánh Gióng, nền văn minh sông Hồng cùng những phong tục, tập quán riêng biệt có từ lâu đời... Đất Nước được gợi lên từ những nhiều biểu tượng tinh thần trong những câu chuyện cổ tích, ca dao, thần thoại... Đó là những giá trị về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc; là lối sống ân tình; là những giá trị về văn hóa, phong tục tập quán có từ lâu đời. Đất Nước trong truyền thống gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước. Truyền thống Đất Nước khởi nguồn từ công cuộc vệ quốc lớn lao. Đó là truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Từ truyền thống đó Đất Nước được lớn lên: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi [12, 30].
Đất Nước có từ thời Đông Sơn với các nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. Rồi Đất Nước lại bị cai trị và lệ thuộc ngoại bang trong thời gian hàng nghìn năm. Nhưng người Việt đã đấu tranh không ngừng nghỉ qua nhiều cuộc khởi nghĩa với ý chí độc lập, tự cường. Tinh thần đó được khẳng định qua chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng đánh tan quân Hán (938) chấm dứt hơn một ngàn năm Bắc thuộc...Sau thời kỳ cát cứ mười hai sứ quân chia cách Đất Nước, Đinh Bộ Lĩnh đã thống nhất quốc gia. Từng triều đại Lí Trần, Lê tiếp nối xây dựng quốc gia Đại Việt với hệ tư tưởng dân tộc được rèn luyện qua các cuộc chiến tranh đô hộ chống ngoại xâm. Đợt “Nam tiến” đã mở mang bờ cõi cho Đất Nước Đại Việt...và Đất Nước được hình thành tồn tại đến ngày nay. Trong quá trình tạo dựng Đất Nước phẩm chất tâm hồn người Việt được bộc lộ sâu sắc. Đất Nước trong truyền thống gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước. Đất Nước trong truyền thống là Đất Nước của lịch sử văn hóa với những trầm tích của ca dao, thần thoại, truyền thuyết, cổ tích…phong tục tập quán và có khi là một không gian văn hóa đặc thù của làng quê: bờ tre, ruộng đồng gò bãi, hay
những thắng cảnh non sông được hóa thân từ cuộc đời và số phận của chính con người. Chiều sâu văn hóa hiện lên đẹp đẽ nhất với vẻ đẹp tâm hồn, lối sống và tính cách con người Việt Nam: yêu say đắm, sống thủy chung, biết quý trọng tình nghĩa, giàu tinh thần dân tộc.
Hai chữ “Đất Nước” được viết hoa nói lên biết bao niềm tự hào yêu mến, thiêng liêng. Hai chữ “có rồi” khẳng định sự tiếp nối của Đất Nước từ truyền thống đến hiện tại. Truyền thống còn được tiếp nối đến bây giờ là nhờ những nét đẹp tinh hoa của văn hóa lưu truyền đến tận ngày nay. Nhà thơ đã chọn lối nói giản dị mà đầy rung động: Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể/ Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn [12, 30]. Truyền thống của Đất Nước được nuôi dưỡng từ những câu chuyện của mẹ, trong lời ru của bà, trong phong tục ăn trầu của người Việt: “Những truyền thống bao gồm những cách thức suy nghĩ, cảm nhận, những phản ứng phù hợp với một xã hội và được lưu truyền. Đó chính là sự thừa hưởng xã hội mà những thế hệ cha ông đi trước để lại cho những thế hệ con cháu đến sau” [51, 91].
Những gì đẹp đẽ tinh khôi nhất của Đất Nước còn được tiếp nối đến tận ngày nay bắt nguồn từ những câu chuyện xa xưa, gợi nhớ về Đất Nước trong chiều dài của thời gian chiều sâu của lịch sử văn hóa lâu đời. Trong những câu chuyện ngày xửa ngày xưa hiện lên cả thế giới cổ tích với ước mơ của người bình dân về thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà, mang theo cả chân lí của dân tộc: “ở hiền gặp lành” (Tục ngữ) và những khát vọng của người bình dân. Truyền thống phong tục là bản sắc văn hóa là nét riêng để khẳng định Đất Nước ở bình diện lịch sử. Phong tục ăn trầu là nét đẹp văn hóa của người dân đất Việt gợi nhớ về chuyện cô Tấm hóa thân thành hoàng hậu, gợi lối sống đậm đà tình nghĩa của người bình dân: “Miếng trầu là đầu câu chuyện” (Tục ngữ), là nét đẹp văn hóa gợi về sự tích trầu cau thấm đượm tình nghĩa vợ chồng, tình anh em. Đất Nước thật dung dị đời thường, gần gũi nhưng chứa đựng cả một bề dày và chiều sâu văn hóa nghìn đời của dân tộc thật đáng tự hào. Lịch sử lâu đời của Đất Nước không được cắt nghĩa bằng sự nối tiếp của các triều đại hay các mốc son lịch sử chói lọi mà được nhìn từ chiều sâu văn hóa khởi nguồn là những
huyền thoại, truyền thuyết, những phong tục tập quán riêng biệt đã có từ ngàn đời. Đất Nước được nhìn từ muôn mặt đời thường dung dị gần gũi nhưng không kém phần cao cả. Trong mỗi chúng ta ai cũng có một Đất Nước trong tâm tưởng. Đất Nước là cánh đồng lúa thơm ngát, luỹ tre xanh trải dài dọc bờ đê, là những hình ảnh thân thương nhất đối với cuộc sống mỗi con người… Đất Nước trong chiều sâu văn hóa hiện lên qua những lời ru con thiết tha trìu mến, qua những câu chuyện cổ tích quen thuộc bắt đầu bằng sự dài lâu “ngày xửa ngày xưa”, những hình ảnh của miền quê yêu dấu của biển rộng non cao, của gió ngàn khơi ngân nga khúc hát, những người mẹ năm tháng tảo tần một nắng hai sương nuôi dạy con khôn lớn. Trong câu hát của mẹ có ánh trăng soi rọi như đưa con vào giấc ngủ êm đềm, có áng mây trôi bồng bềnh trên đỉnh núi, có dòng sông bên lở bên bồi, có cánh cò bay lả rập rờn...Nghe lời ru của mẹ, Đất Nước như ở gần đây quanh ta, ta như được tiếp thêm nguồn dự trữ lớn lao về lòng yêu quê hương, Đất Nước; chắp cánh cho con người thêm vững bước và sáng ngời niềm tin đi tới tương lai. Đất Nước được đặt trong ý niệm về văn hóa đã được truyền tới mỗi người sống dậy trong ta những nét đẹp trong đời sống tinh thần của Nhân dân của những người mẹ, người bà.
Truyền thống của dân tộc ta là truyền thống yêu nước kiên cường bất khuất và tinh thần quật khởi chống ngoại truyền thống này được tôi luyện trong quá trình đánh đuổi ngoại xâm, dẹp yên nội thù. Đất Nước được nuôi dưỡng từ truyền thống nhưng lớn lên khi chiến đấu với kẻ thù. Để mỗi người cảm nhận sâu hơn về sự thiêng liêng của Đất Nước, nhà thơ đưa chúng ta về buổi đầu của thời kỳ dựng nước và giữ nước:
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc [12, 30].
Lịch sử xa xưa trong dư vị của truyền thuyết Thánh Gióng được gợi nhắc trong âm vang yêu nước và truyền thống anh hùng. Cuộc chiến đấu đầu tiên dưới thời Hồng Bàng với truyền thuyết về chú bé Phù Đổng xin được đi đánh giặc. Với ngựa sắt, roi sắt trong tay, chú bé vươn mình lớn bổng, nhảy lên lưng ngựa cầm roi đi dẹp giặc...Đất Nước chúng ta là thế: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại
dấy lên như những làn sóng nhấn chìm mọi bè lũ bán nước và cướp nước”
(Tinh thần yêu nước của Nhân dân ta - Hồ Chí Minh). Cũng như cậu bé Thánh Gióng mới ba tuổi đã đòi đi giết giặc. Đó là ý thức vệ quốc biến thành hành động anh hùng. Đây là những nhận thức của Nguyễn Khoa Điềm về tính cách anh hùng của người Việt Nam nhận thức về sức mạnh quật cường của dân tộc trong đánh giặc và giữ nước. Qua đó nhà thơ khẳng định Tổ quốc là những kết tinh của lịch sử hào hùng.
Cảm quan lịch sử, văn hóa đã tạo nên sức khơi gợi đặc biệt về Đất Nước. Nhà thơ đi sâu vào những nét đẹp của phong tục, tập quán, những gì rất đỗi bình dị và gần gũi nhưng cao cả và thiêng liêng: Tóc mẹ thì bới sau đầu/ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn/ Cái kèo, cái cột thành tên/ Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng/ Đất Nước có từ ngày đó...[12, 30].
Đất Nước được nhìn từ truyền thống gắn liền với vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là lối sống thủy chung đậm tình nặng nghĩa, giàu tinh thần dân tộc. Đằng sau vẻ đẹp đó có cả sự cam chịu, nhẫn nại của con người. Dân tộc ta biết chấp nhận sự thiếu thốn khó khăn trong hành trình vươn tới tự do nhưng không bao giờ chịu khuất phục. Đó là những phẩm chất và đức tính không thể thiếu trong nhiệm vụ vệ quốc lớn lao.Và chính điều đó đã tạo nên vẻ đẹp lung linh của những tâm hồn biết chấp nhận, biết hi sinh trong thầm lặng để “Đất Nước vẹn tròn to lớn” [12, 31].
Nói về Đất Nước trong chiều sâu lịch sử văn hóa, nhà thơ liên tưởng tới hình ảnh người mẹ. Người mẹ bao đời nay vẫn thế “tóc mẹ thì bới sau đầu [12, 30]. Những tập quán “bới tóc sau đầu” chẳng phải tự nhiên mà có. Trong quan niệm của Nhân dân, cái đẹp phải gắn liền với cuộc sống thường ngày, với công cuộc mưu sinh vất vả, cái đẹp phải gọn gàng. Người mẹ Việt Nam tần tảo, đảm đang, dịu hiền mang đến vẻ đẹp đằm thắm cho Đất Nước.
Đất Nước còn được cảm nhận từ lối sống của người bình dân thắm thiết ân tình thủy chung: “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn [12, 30].
Gừng cay muối mặn tượng trưng cho tình nghĩa thủy chung không đổi dời. Gừng có thể hết cay, muối có thể hết mặn nhưng tình nghĩa con người trải qua
năm tháng vẫn đậm đà. "Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau" ( Ca dao) như một lời nhắn nhủ về tình nghĩa đạo lí ở đời, phải ăn ở thuỷ chung trước sau như một, sống phải có tình thương và tình người. Con người phải trải qua những đắng cay, mặn mà cùng nhau sẽ kết lại thành những tấm lòng, thành tình nghĩa. Vượt qua những thử thách, như vậy tình cảm mới bền lâu, sâu nặng và mới thật thương nhau. Tâm hồn của Đất Nước được soi chiếu trong tình yêu, trong tình nghĩa vợ chồng mang lẽ sống trọng tình nghĩa của người dân đất Việt. Đời sống tình cảm của Nhân dân ta chứa đựng những đạo lí dân gian sâu sắc trong những sinh hoạt bình thường với bao khát vọng về cuộc sống giàu tình người, đặt tình cảm cao hơn mọi thứ của cải vật chất là biểu hiện của triết lí nhân sinh cao đẹp