Hình tượng con người trong thơ Nguyễn Khoa Điềm 90

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước và con người trong thơ Nguyễn Khoa Điềm (Trang 95)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Hình tượng con người trong thơ Nguyễn Khoa Điềm 90

3.2.1. Con người cá nhân: Con người vừa tồn tại vừa tư cách cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú con người chiến đấu trên mảnh đất quê hương với những hoài niệm, suy tư nỗi đau và sự mất mát, bi kịch. Con người cá nhân mang những đặc điểm của con người cộng đồng. Vì thế con người cá nhân là biểu hiện của con người cộng đồng. Số phận của cá nhân chính là số phận của cộng đồng. Cũng như nhiều nhà thơ cùng thời, con người cá nhân không được phép thể hiện, nhưng con người cá nhân ở đây lại mang những đặc điểm của

cộng đồng. Do vậy, số phận cộng đồng được biểu hiện trong số phận của cá nhân. Đi nhiều, sống và chiến đấu nhiều Nguyễn Khoa Điềm thấu hiểu nỗi đau của những người nghèo khổ. Con người cá nhân trong ông là những người dân nghèo khổ đã trôi hết cuộc đời của mình qua những nông sâu: Nhưng không có con người nào đã trôi hết nông sâu/ Bằng những người dân miền Tây nghèo khổ/ Đây không biển thì rừng làm biển cả/ Một biển xanh với cồn song ngút trời/ Họ bám mình vào tấm rẫy nổi trôi/ Rồi gục chết dưới màu xanh vĩnh viễn/ Cuộc đời họ mênh mang bất định/ Chỉ đói nghèo bám riết lấy màu da [12, 37]. Nguyễn Khoa Điềm đã để lại những dòng xúc cảm trước nỗi đau số phận của con người, của Đất Nước đang vươn mình khỏi cuộc chiến khốc liệt.

Trong không khí sử thi đậm đặc, dù là ai từ già trẻ lớn bé, tiền tuyến hay hậu phương tất thảy đều là tình cảm, tâm lí, ý chí tập thể kết đọng trong mỗi con người. Con người tìm thấy mình ở đâu đó trong cộng đồng, tập thể và dân tộc. Con người hòa mình vào tập thể, nén tình riêng vì sự nghiệp chung là niềm rung cảm sâu xa trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Thơ ông đã để lại niềm xúc động về những con người của một thời oanh liệt, sôi nổi, vươn mình hồi sinh trong dân tộc, Đất Nước. Chiến tranh là hoàn cảnh bất thường. Gương mặt con người trong chiến tranh là gương mặt đau thương, nghị lực và ý chí. Cùng chung cảm hứng sử thi, Hữu Thỉnh phác họa một chặng đường hào hùng bi thương của Đất Nước qua hình tượng người lính trong suốt cuộc chiến đấu chống kẻ thù với. Nguyễn Đức Mậu thể hiện con người cá nhân là sự thật về người nông dân trong cơn bão táp của cách mạng và chiến tranh, về người lính nếm trải bao hy sinh và mất mát, về người nông dân quanh năm nghèo đói, sự nghèo khó nhọc nhằn trên con đường mưu sinh, những cảnh ngộ thương tâm, những nỗi đau tinh thần. Nỗi đau ấy thấm sâu vào tâm trí những người dân mất nước. Những hình ảnh trong thơ Nguyễn Khoa Điềm thật gần gũi với nỗi đau của người dân - những gương mặt thật, việc thật ở nơi ông sống và chiến đấu. Bao nhiêu con người là bấy nhiêu những cảnh đời, số phận khác nhaunhư một người mẹ ngồi bán hàng suốt mùa mưa, những người nghèo như vỏ hến của khu phố ngoại ô: Chân đất, đội áo nối vai/ Le te chợ hôm chợ mai/ Đầu tắt mặt tối (Đất ngoại ô), người phu xe

nghiêng cốc rượu chiều, người mẹ miền núi phải địu con theo để đi làm rẫy, đi ra trận, người em gái chằm nón, người lính, những người nông dân, thế hệ áo trắng, thanh niên… đã phần nào cho thấy một ánh nhìn của ông về phía những phận người khốn khó. Cái nhìn vào từng con người cụ thể, đã dần dần được mở rộng ra cái nhìn toàn diện về Đất Nước. Nguyễn Khoa Điềm đi sâu vào những tâm tình của con người miền Nam trong kháng chiến, thân phận những con người nghèo đói trong những thành thị bị Mỹ Ngụy chiếm đóng: Thành phố đầy dáng người ngửa tay/ Ôi những con cò “tỵ nạn” khô gầy [12, 20]. Nhưng cho dù ở hoàn cảnh nào họ cũng hành xử như người chiến sỹ. Con người trong thơ Nguyễn Khoa Điềm dù trong tình cảnh nào họ vẫn là con người chính trị và dân tộc, con người của sự nghiệp chung, một lòng theo kháng chiến trọn niềm tin, tấm lòng với Tổ quốc và lí tưởng thời đại. Nguyễn Khoa Điềm đặt những nhân vật này trong chiều sâu lịch sử và thời đại. Tình cảm riêng chung hài hòa không có sự phân biệt. Con người cá nhân họ không còn là một cá nhân cụ thể mà là cái chung, cái ta, con người Đất Nước. Tình cảm của họ hướng trọn về cái chung. Tình yêu lứa đôi cũng nằm trong tình yêu Tổ quốc. Những thuộc tính của con người cá nhân hài hòa với phẩm chất của con người xã hội. Cái tôi hiện hữu không chỉ trong chủ thể cá thể mà trong các chủ thể tập thể. Người lính giải phóng quân trong bài thơ Cây kèn và khẩu súngđã đi từ: Con gà đất/ Cây kèn/ Và Khẩu súng/ Để nhận lấy tình yêu của thuở ban đầu (Con gà đất cây kèn và khẩu súng - Nguyễn Khoa Điềm). Con người cá nhân có những số phận khác nhau nhưng đều gắn kết trong số phận chung của Đất Nước. Mỗi cuộc đời ấy là minh chứng cho sự khốc liệt của chiến tranh. Con người cá nhân trong thơ Nguyễn Khoa Điềm ý thức được nỗi đau và sự hy sinh mất mát nhưng không yếu đuối bi lụy. Nguyễn Khoa Điềm đã làm rạng rỡ, xua tan đi khuôn mặt đau thương bằng gương mặt của người quyết chiến và quyết thắng. Trên tất cả vận là nhận thức về niềm tin và lẽ sống. Cái được và cái mất của mỗi người thật nhỏ bé so với những hy sinh lớn lao của dân tộc. Và cái mất ấy sẽ được đền bù xứng đáng trong khát vọng của cả dân tộc vươn tới độc lập và hòa bình. Nhận thức được ý nghĩa to lớn của tự do, họ đã hòa vào cuộc kháng chiến của dân tộc đi

tìm cho mình tự do, chân lí, hòa bình. Chọn cho mình một lối đi một lối sống, lựa chọn cho lẽ sống lớn lao là chọn con đường ra trận: Hãy chọn cùng nhau một trận này/ Những hồn khởi nghĩa rất mê say/ Chân trời đã hiện trong tầm mắt/ Đường lớn ta đi rộng tháng ngày [12, 78-79]. Con người cá nhân tìm thấy ý nghĩa và sự sống của mình trong Tổ quốc, Nhân dân. Mọi cá nhân hữu hạn sẽ hóa thân và bất tử trong Tổ quốc của mình. Con người cá nhân cống hiến, quên mình vì Tổ quốc được đề cao ca ngợi. Đó là những người có nhiều số phận khác nhau: Những nông dân bị cướp mất ruộng làng?/ Những trí thức đau một đời chữ nghĩa/ Em bé đánh giày, bậc tu hành cứu khổ/ Để xuống đường chung một mạch tâm tư [12, 60 ]. Con người cá nhân bao giờ cũng say mê lí tưởng, khao khát đấu tranh và cống hiến, yêu thương bạn bè, đồng chí. Thơ Nguyễn Khoa Điềm không có con người sinh hoạt của đời thường của tình cảm riêng tư. Con người cá nhân không tách biệt với cuộc đời mà luôn chọn cho mình lẽ sống, chọn tương lai: Từ ngày tháng chiến đấu/ Ta chọn tình yêu ta/ Em ơi em đồng chí/ Ngọn cờ và tình ca (Tình ca). Họ biết vượt qua những cái riêng tư nhất để hòa vào tình cảm lớn của dân tộc: Chúng ta đi ngày tháng đường dài/ Lòng ấp áp muôn vàn tình cảm lớn/ Biết xếp lại những gì còn lướng vướng/ Biết nhìn ra nước mắt bạn bè (Gửi anh Tường). Con người cá nhân thấy mình hiện diện trong cuộc sống của dân tộc và không ai đứng ngoài sự lựa chọn ấy từ em gái, em trai, em nhỏ, người thợ nề, thợ mộc tới chị tiểu thương đều xuống đường

“làm chiến lũy sông Hương” (Đất ngoại ô). Khắc họa hình tượng con người người cá nhân đã mang lại một cái nhìn về con người thời đại. Đó là những con người với vẻ đời thường, bình dị, lam lũ nhưng họ đã ghi lên trang vàng của nền lịch sử Việt Nam trong thời đại hào hùng.

Nối tiếp Tố Hữu - bậc đàn anh đi trước, Nguyễn Khoa Điềm cũng xây dựng thành công con người chính trị thể hiện bước trưởng thành của quần chúng. Người mẹ trong thi ca từ sau cách mạng tháng Tám luôn là hình tượng trung tâm, có sự phát triển về tầm vóc và chiều sâu tình cảm tư tưởng, hài hòa riêng chung. Từ những người mẹ trong thơ Tố Hữu thời kì kháng chiến chống

Pháp như bà Bầm, bà Bủ, bà mẹ Việt Bắc đến người mẹ trong Tiếng hát con tàu

của Chế Lan Viên, chúng ta đã từng được cảm nhận sự gắn kết giữa người mẹ với cách mạng và kháng chiến. Hơn thế nữa hình tượng người mẹ là một trong nhưng biểu trưng đẹp nhất, sáng chói nhất, tượng trưng sâu sắc nhất về hình tượng Tổ quốc, có khả năng khái quát được tầm vóc, phẩm chất thời đại. Thời kì kháng chiến chống Mỹ, với tính chất quyết liệt gian khổ, chúng ta từng gặp những vẻ đẹp như hình tượng người mẹ đào hầm giấu hàng sư đoàn dưới đất ở

Đất quê ta mênh mông của nhà thơ Dương Hương Ly. Có thể nói hình tượng người mẹ trong bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm là sự kế thừa tốt đẹp những đặc trưng người mẹ quê hương - người mẹ chiến sĩ, tập trung những cảm xúc trong trẻo nhất của nhà thơ, gợi về vẻ đẹp tâm hồn dân tộc theo kháng chiến. Nguyễn Khoa Điềm chọn một hình ảnh bà mẹ Tà Ôi địu vừa nuôi con, vừa tham gia kháng chiến để nói lên tính chất toàn dân tộc của cuộc kháng chiến. Bài thơ là bài hát ru đằm thắm, dịu dàng, cất lên từ trái tim đôn hậu, đầy thương yêu của người mẹ dân tộc Tà Ôi. Nhà thơ đã tận mắt chứng kiến hình ảnh những bà mẹ Tà Ôi giã gạo nuôi bộ đội đánh Mỹ, để cảm xúc từ hiện thực thăng hoa thành những vần thơ có sức lay động mãnh liệt. Bà mẹ Tà Ôi được nhà thơ khắc hoạ chủ yếu qua những công việc truyền thống: giã gạo, địu con, tỉa bắp ... giống như bao người phụ nữ, bao bà mẹ Việt Nam chịu thương chịu khó. Tình yêu thương con của người mẹ gắn liền với tình cảm đối với cán bộ, xóm làng, Đất Nước. Tình yêu của người mẹ Tà Ôi gắn liền với tình cảm cao đẹp khác. Đó là lòng thương yêu bộ đội, yêu thương dân làng, yêu thương Đất Nước. Những lời ru của người mẹ còn thể hiện ước mơ và ý chí của Nhân dân ta. Người mẹ mong con lớn lên giúp mẹ giã gạo “vung chày lún sân”, giúp mẹ trỉa ngô, làm rẫy

“phát mười Ka-lưi”. Đó là niềm mong ước mọi người được sống ấm no “hạt gạo trắng ngần, hạt bắp lên đều”. Lời hát ru còn thể hiện ý chí chiến đấu, khát vọng tự do và niềm tin vào thắng lợi của Nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ/ Mai sau con lớn làm người tự do

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ). Bài thơ xây dựng hình ảnh người mẹ Tà Ôi, vừa nuôi con thơ vừa tham gia kháng chiến góp phần vào thắng lợi

chung cho Đất Nước. Hình tượng người mẹ dân tộc miền núi được nâng lên thành hình tượng người mẹ Tổ quốc, mẹ đi làm nhiệm vụ nuôi bộ đội, tham gia kháng chiến, mẹ đến chiến trường... Tình mẹ thiết tha đằm thắm như tình mẫu tử thiêng liêng hằng có, nhưng mang nét cao cả rộng lớn của thời đại cách mạng. Vì thế người mẹ đã trở thành người mẹ chiến sĩ, người mẹ Tổ quốc. Tình thương sâu nặng của mẹ dành cho bộ đội, cho dân làng, cho Đất Nước hoà quyện vào tình thương con vô bờ. Đất Nước Việt Nam như đẹp hơn, như được tăng thêm sức mạnh khi có những người mẹ địu con để tham gia kháng chiến với lời ru nồng ấm ngọt ngào. Từ trên lưng mẹ con đã lớn lên ...

Nguyễn Khoa Điềm nói đến người mẹ với những hình tượng cụ thể. Đậm đà nhất trong Đất ngoại ô là hình tượng bà mẹ - Đất Nước. Số phận riêng của những bà mẹ này trở thành cái chung của dân tộc. Xuất phát từ những người mẹ cụ thể, Nguyễn Khoa Điềm đã khái quát thành người mẹ Tổ quốc. Ông cũng nói đến mẹ như một biểu tượng của mảnh đất quê hương và rộng hơn là bà mẹ Việt Nam. Nỗi lòng riêng xót xa của người mẹ, ý thức của người mẹ nén lại những khổ đau trước trách nhiệm với cuộc đời chung, với Đất Nước. Cái đáng kính trọng nhất ở người mẹ Việt Nam không chỉ là sự thấu hiểu những nỗi niềm của con mà mẹ còn là người đồng chí thực sự tham gia vào mọi nhiệm vụ của cách mạng. Người mẹ đào hầm nuôi giấu cán bộ, người mẹ đi đầu trong cuộc đấu tranh chính trị, cũng là người mẹ chịu mọi khổ đau cho con bình yên. Thơ ông khắc hoạ sâu sắc hình ảnh những bà mẹ dũng cảm, giàu đức hy sinh với: cái dáng đi bà mẹ Việt Nam/ Bền với đất gian díu với giang san (Mẹ ra trận có gì).

Người mẹ ấy có mặt trong cuộc đời để yêu thương, để chịu đựng, nhưng người mẹ ấy có mặt trong suốt cuộc hành trình của đời con, mẹ không ngần ngại hiến dâng cho Tổ quốc và che trở cho con trong những lúc nguy nan nhất: Mẹ có bộ ngực tong teo dưới lần vải yếm/ Giọt sữa cuối cùng mẹ đã trút cho con/ Những đứa con như quả chín đeo tròn/ Mẹ dâng cả hai mùa kháng chiến/ Vì thế hôm nay trước đoàn người như sóng biển/ Mẹ lại đưa ngực mình che hòn đạn cho con (Mẹ ra trận có gì). Tác giả đã khắc họa một hình tượng bà mẹ khổ đau gắn liền với đức hy sinh vô bờ bến, một đức hy sinh thầm lặng, cao cả, thủy

chung và thiêng liêng, là biểu trưng sâu sắc cho ý chí kiên trung, quật khởi của dân tộc. Hình tượng người mẹ trong thơ Nguyễn Khoa Điềm có chiều sâu liên tưởng và mang tầm cao của tính biểu tượng. Từ hình ảnh người mẹ đời thường, hình ảnh này được nâng lên tầm cao của Tổ quốc. Người mẹ trong ký ức của Nguyễn Khoa Điềm là người mẹ nghèo khó nhưng tần tảo, cam chịu, thay chồng nuôi con trong những năm kháng chiến: Chỉ còn mẹ tôi ngồi bán hàng suốt mùa mưa/ Nước mắt thương chồng lạnh như hạt mưa đọng qua cửa thùng gương/

(Đất ngoại ô). Giọt nước mắt thầm lặng là nét phẩm chất chung của các bà mẹ Việt Nam, phụ nữ Việt Nam những người mẹ lam lũ, vất vả, thầm lặng trong nỗi đau của mình để hướng về con người ngoài mặt trận, hướng về Tổ Quốc. Sự cực khổ sáng chiều ấy cũng giống như người mẹ của Hữu Thỉnh: Sáng úp mặt ngoài đồng/ Chiều còng lưng cuốc đất (Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh). Yêu thương và xót xa cho mẹ là động lực thúc giục người con lên đường: Trong tiếng mẹ thì thầm/ Giục con đi phía trước (Thưa mẹ, con đi). Người mẹ trong thơ Nguyễn Khoa Điềm quặn thắt nỗi đau mất nước, xa chồng, thương con ngậm ngùi trong cảnh tiễn chồng con đi kháng chiến. Người mẹ đó là biết bao bà mẹ đã: Trao con với nước non/ Đưa con vào đội ngũ (Thưa mẹ, con đi). Từ thực tế, người mẹ trong chiến tranh có những phẩm chất và sức chịu đựng phi thường. Người mẹ phải gồng mình lên trong bão lửa của chiến tranh tiễn chồng ra trận rồi lại tiễn con. Nhiều bà mẹ phải sống cồn cào trong nỗi nhớ chồng con tha thiết nhưng nỗi nhớ làm nên sự gắn bó. Dù ở mặt trận hay chiến trường thì sợi dây kết nối gia đình là mục đích chung gắn bó với kháng chiến: Em sẽ cùng cha đi dưới chiến hào/ Mẹ xẻ, mẹ đào trong bom đạn (Mười sáu năm lớn lên).

Nguyễn Khoa Điềm nói nhiều về bà mẹ. Đó là những bà mẹ giàu đức hy sinh, hòa tình yêu con vào tình yêu Đất Nước đã hiến dâng những đứa con thân

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước và con người trong thơ Nguyễn Khoa Điềm (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)