1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giửa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2013 - 2020

96 776 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

“MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2013 – 2020” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và nguồn trích d

Trang 1

NGUYỄN THỊ THU TRINH

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĂN RƯỞNG KINH TẾ VỚI THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ H RÊN ỊA BÀN

TỈNH LONG AN

A N 2013 - 2020

LUẬN ĂN H SĨ K NH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013

Trang 2

NGUYỄN THỊ THU TRINH

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĂN RƯỞNG KINH TẾ VỚI THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ H RÊN ỊA BÀN

Trang 3

“MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI THỰC HIỆN CÔNG BẰNG

XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2013 – 2020” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và nguồn trích dẫn rõ ràng, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Trinh

Trang 4

X N Xóa đói giảm nghèo

L -TB&XH Lao động hương binh và Xã hội

Trang 5

ảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu -43

ảng 2.2 Một số chỉ tiêu an sinh xã hội chủ yếu giai đoạn 2000-2010 -50

ảng 2.3 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu 2011-2012 -54

ảng 2.4 Một số chỉ tiêu an sinh xã hội chủ yếu 2011-2012 -56

Trang 6

Hình 1.1 iả thuyết chữ U ngược của S.Kuznets -15 Hình 1.2 Hình thể hiện mối quan hệ tăng trưởng kinh tế, nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập -16 Hình 2.1 ản đồ hành chính tỉnh Long An -23

Trang 7

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3

6 Đóng góp về lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 4

7 Kết cấu của luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI 5

1.1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 5

1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế 5

1.1.2 Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế 5

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế 7

1.2 CÔNG BẰNG XÃ HỘI 9

1.2.1 Khái niệm 9

1.2.2 Các tiêu chí đo lường công bằng xã hội 10

1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI 12

1.3.1 Tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo 12

1.3.2 Bất bình đẳng và nghèo đói trong tăng trưởng kinh tế 13

Trang 8

Ở VIỆT NAM 17

1.4.1 Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội-17 1.4.2 Những kết quả đạt được và những hạn chế 19

Chương 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2000 – 2012 23

2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH LONG AN 23

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên tỉnh Long An 23

2.1.2 Đặc điểm kinh tế tỉnh Long An 26

2.1.3 Đặc điểm xã hội tỉnh Long An 32

2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của Long An trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội 35

2.2 THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2006-2012 39

2.2.1 Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại tỉnh Long An giai đoạn 2006-2010-39 2.2.2 Tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội tại tỉnh Long An năm 2011 và 2012 52

2.3 Những hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại tỉnh Long An giai đoạn (2006-2012 58

2.3.1 Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng 58

2.3.2 Thực hiện công bằng xã hội còn bất cập, độ bao phủ chưa rộng 60

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 61

Trang 9

XÃ HỘI TẠI TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2013-2020 63

3.1 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU THỰC HIỆN MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN LIỀN VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở LONG AN GIAI ĐOẠN (2013-2020 63

3.1.1 Quan điểm tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2013-2020 63 3.1.2 Định hướng và mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2013-2020 64

3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG KINH

TẾ GẮN LIỀN VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN

2013 – 2020 65

3.2.1 Duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng -65 3.2.2 Thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển-74 3.2.3 Nâng cao vai trò của chính quyền các cấp 81

KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế từ duy trì cơ chế quản lý tập trung, bao cấp sang mô hình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có sự quản lý của Nhà nước XHCN (nay gọi là nền KTTT định hướng XHCN), là bước ngoặt cơ bản trong tư duy và hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình tổ chức xây dựng CNXH trên đất nước ta Lựa chọn mô hình phát triển nền KTTT định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta cũng sớm nhận rõ: KTTT không phải là liều thuốc vạn năng để giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là KTTT với những mặt trái của nó, nên KTTT không thể tự giải quyết được các vấn đề xã hội Do vậy, ngay từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới và trong suốt quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta luôn chủ trương phải gắn chặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội

Kết quả thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 -

2010 và 02 năm (2011, 2012) vừa qua đã chứng minh rất rõ những thành tựu của sự gắn kết này Tuy nhiên, việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội trong quá trình phát triển KTTT ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập; thể hiện rõ nhất là: khoảng cách giàu – nghèo ngày càng doãng ra, hệ thống

an sinh xã hội còn sơ khai và chưa đồng bộ, v.v Những vấn đề đó đã góp phần làm

cho kinh tế phát triển chưa bền vững Vì vậy, nước ta vẫn phải thường xuyên quan

tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội Việc giải quyết mối quan hệ này theo tinh thần Đại hội XI là phải

“trong từng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát

triển” Bởi lẽ, tiến bộ và công bằng xã hội vừa là điều kiện bảo đảm cho sự phát

triển bền vững của nền kinh tế, vừa là một mục tiêu thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN mà chúng ta phải hiện thực hóa trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH

Quán triệt quan điểm của Đảng về vấn đề này, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Long An đã có nhiều chủ trương, biện pháp, phong trào cụ

Trang 11

thể, thiết thực để gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, xem việc giải quyết tốt mối quan hệ này vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển Nhờ đó, trên cả 2 phương diện: tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, tỉnh Long An đều thu được những kết quả quan trọng

Long An có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định trong nhiều năm, ngày càng thể hiện rõ vị trí, vai trò của một địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước Đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên, không còn

hộ đói, hộ nghèo giảm nhanh, an sinh xã hội cơ bản đảm bảo Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân hiện vẫn còn một bộ phận nhân dân đang sống trong tình trạng khó khăn, không có, hoặc thiếu việc làm, có mức thu nhập thấp, trong đó không ít gia đình đã và đang rơi vào cảnh nghèo khổ; còn xảy ra hiện tượng bất bình đẳng trong thu nhập và cơ hội tiếp cận các điều kiện sống thiết yếu như giáo dục, y tế, pháp luật Vì vậy, việc gắn kết tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội vẫn là một yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho tỉnh Việc nghiên cứu, lý giải một cách đầy đủ và có hệ thống mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, tìm

ra giải pháp giải quyết có hiệu quả vấn đề trên cho tỉnh Long An là yêu cầu cấp thiết

Đó là lý do mà tôi chọn vấn đề: “Tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã

hội trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2013-2020” làm đề tài nghiên cứu luận

văn thạc sỹ

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

- Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Trí, “Tăng trưởng và chính sách xã hội ở

Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ năm 1991 đến nay - kinh nghiệm của các nước Asean”, Nxb Hà Nội, 2011

- Vũ Đình Bách, “Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998

- Tào Hữu Phùng, “Việt Nam tăng trưởng kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng”,

Tạp chí kinh tế và Phát triển, số 7/1995

- Lê Hữu Tầng, “Về công bằng xã hội”, Tạp chí Cộng sản, số 19/1996

Trang 12

- Trịnh Duy Luân và Bùi Thế Cường, “Về phân tầng xã hội và công bằng xã

hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí xã hội học, số 2/ 2001

- Bùi Đình Thanh, “Công bằng xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa”, Tạp chí Cộng sản, số 19/1996

- Hoàng Thị Thành, “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã

hội trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường ở nước ta”, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1998

- Nguyễn Tấn Hùng, “Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp

giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta”, Tạp chí Triết học số

5/1999

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm giải

quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội tỉnh Long An

Nhiệm vụ:

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, công bằng xã hội và mối quan hệ biện chứng, mang tính phổ biến giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trên cơ sở hệ thống hóa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta

- Phân tích làm rõ thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế

và công bằng xã hội của tỉnh Long An qua đó phát hiện những vấn đề cần giải quyết

- Đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở tỉnh Long An

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2000 đến năm 2012

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương

Trang 13

pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp thống

kê-mô tả, phương pháp chuyên gia, phương pháp khảo sát thực tế

6 Đóng góp về lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Đóng góp về lý luận:

- Góp phần hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng và Nhà nước về tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội

- Đánh giá đúng thực trạng việc giải quyết mối quan hệ này trên địa bàn tỉnh Long An

- Đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở tỉnh Long An giai đoạn 2013-2020

Ý nghĩa thực tiễn của luận văn:

- Luận văn có thể cung cấp thêm các luận cứ khoa học giúp các cấp lãnh đạo của tỉnh Long An trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội theo quan điểm gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội trong từng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát triển

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu

ở Trường Chính trị tỉnh, các Trung tâm chính trị huyện, thành phố hoặc làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương

-Chương 1: Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội -Chương 2: Thực trạng tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại tỉnh Long An giai đoạn 2000-2012

-Chương 3: Định hướng và giải pháp thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh

tế gắn liền với công bằng xã hội tại tỉnh Long An giai đoạn 2013-2020

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI 1.1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc dân trong một thời kỳ nhất định Đó là sự tăng lên các yếu tố của quá trình sản xuất và do đó tăng lên về

số lượng và chất lượng sản phẩm xã hội Tăng trưởng kinh tế có thể diễn ra theo hai hướng: Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu

Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng là tăng về số lượng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (như lao động, đất đai, tiền vốn) trên cơ sở kỹ thuật sản xuất

Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu là sự phát triển sản xuất trên cơ sở hoàn thiện các yếu tố sản xuất như sử dụng các tư liệu sản xuất tiến bộ, các đối tượng lao động ít tốn kém, nâng cao trình độ người lao động, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng sản xuất,…

Trên thực tế, việc tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu được kết hợp với nhau và được sử dụng theo hướng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước ở các giai đoạn khác nhau

1.1.2 Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế

1.1.2.1 Tổng sản phẩm trong nước (GDP-Gross Domestic Product)

Tổng sản phẩm trong nước là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong phạm vi lãnh thỗ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)

Đây là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được tạo ra bên trong lãnh thổ một quốc gia, bất kể người sản xuất thuộc quốc tịch nào

Các phương pháp xác định GDP:

- Phương pháp xác định GDP theo luồng sản phẩm cuối cùng:

Trang 15

+ GDP (theo tiêu dùng) = C+ I + G + EX – IM

Trong đó, C chỉ bao gồm những hàng hóa và dịch vụ được mua bán trên thị trường không tính những sản phẩm tự cấp tự tự túc; I là tổng đầu tư (gồm đầu tư ròng và khấu hao tài sản cố định); G là chi ngân sách của Chính phủ nhưng không bao gồm các khoản chuyển nhượng như bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp; EX: xuất khẩu; IM: nhập khẩu

+ GDP (theo sản xuất) = GDP (tiêu dùng) – Ti

Trong đó, Ti là thuế gián thu

+ GDP (thu nhập) = Cp + Ip + T

Trong đó, Cp: các khoản thu nhập hộ gia đình có quyền tiêu dùng; Sp: các khoản thu nhập các doanh nghiệp tiết kiệm dùng để đầu tư (Sp=Ip); T: chi tiêu của Nhà nước từ nguồn thuế

- Tính GDP theo luồng thu nhập hoặc chi phí

GDP = W + i + r + P + Ti + Dp

Trong đó, W: tiền lương, tiền công; i: chi phí thuê vốn (lãi suất do công ty trả); r: tiền thuê tài sản cố định (thuê nhà, thuê đất); P: lợi nhuận công ty (trả cho các nhà đầu tư); Ti: thuế gián thu đánh vào hàng hóa tiêu dùng thu qua doanh nghiệp, Dp: khấu hao tài sản cố định

- Phương pháp giá trị gia tăng

GDP = Tổng giá trị gia tăng ở các công đoạn và các ngành sản xuất

Trong đó, giá trị gia tăng = tổng giá trị sản lượng – chi phí đầu vào được dùng hết cho việc sản xuất ra sản lượng đó

1.1.2.2 Tổng sản phẩm quốc dân (GNP-Gross National Product)

Tổng sản phẩm quốc dân là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) bằng các yếu

tố sản xuất của mình

Đây là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ do những người cùng quốc tịch tạo

ra, bất kể hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành ở trong hay ngoài biên giới quốc gia

Trang 16

Giữa GNP và GDP của một nước có phần chênh lệch giữa thu nhập của công dân nước đó ở nước ngoài và công dân nước ngoài ở nước đó Người ta dùng khái

niệm thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài để chỉ phần chênh lệch này

GNP = GDP + Thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài

Trong đó, thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài = giá trị sản phẩm do người dân nước đó chuyển từ nước ngoài về + giá trị sản phẩm của các khoản thu nhập do đầu tư ra nước ngoài – giá trị tài sản trả cho người nước ngoài đầu tư vào trong nước đó

1.1.1.3 Tổng sản phẩm quốc dân thuần (NNP-Net National Product)

Tổng sản phẩm quốc dân thuần là phần còn lại của GNP tính theo phương pháp thu nhập sau khi loại đi khấu hao

NNP = GDP – Dp

Trong đó, Dp là khấu hao tài sản cố định

NNP là chỉ tiêu phản ánh của cải thực mới tạo ra hàng năm

1.1.1.4 Thu nhập quốc dân ròng (NNI-Net National Income)

Thu nhập quốc dân ròng là phần còn lại của NNP sau khi loại thuế gián thu NNI = NNP – Ti

1.1.1.5 Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI- Net Disposable Income)

Thu nhập quốc dân sử dụng là thu nhập thuộc quyền chi dùng của cá nhân sau khi loại trừ thuế (trực thu và gián thu) và nhận vào khoản thu nhập chuyển giao

từ NNP Chỉ tiêu này cho biết khoản tiền có sẵn để hộ gia đình chi tiêu và tích lũy

NDI = NNP – (Td + Ti) + Sd

Trong đó, NDI: thu nhập quốc dân sử dụng, Td + Ti: thuế trực thu và thuế gián thu; Sd: các khoản trợ cấp

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và có nhiều cách phân loại, sắp xếp thứ tự các nhân tố đó Về cơ bản có các nhân tố sau:

Trang 17

1.1.3.1 Vốn

Vốn là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra được tích lũy lại và những của cải tự nhiên như đất đai, khoáng sản đã được cải tạo, chế biến,…Vốn có thể được biểu hiện dưới hình thức hiện vật và dưới hình thức tiền tệ Vốn là yếu tố đầu vào của sản xuất các nhà khoa học đã tìm ra được mối quan hệ giữa tăng GDP với tăng vốn đầu tư được gọi là hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng (ICOR)

Đó là tỷ lệ tăng đầu tư chia cho tỷ lệ tăng của GDP Những nền kinh tế thành công thường khởi đầu quá trình phát triển với các chỉ số ICOR thấp, thường không quá 3%, có nghĩa là phải tăng đầu tư 3% để tăng 1% GDP

Về nhân tố vốn, không chỉ có vấn đề mức vốn mà cả hiệu suất sử dụng vốn

để tăng trưởng

1.1.3.2 Con người

Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững Đó là con người có sức khỏ, có trí tuệ, có tay nghề cao, có động lực và nhiệt tình lao động được tổ chức chặt chẽ

Nếu tăng trưởng chủ yếu dựa trên việc khai thác tài nguyên thì sự tăng trưởng đó không thể bền vững do tài nguyên có hạn; trái lại, muốn tăng trưởng bền vững thì phải dựa trên nhân tố con người vì tài năng và trí tuệ của con người là bền vững và vô tận

Muốn phát huy nhân tố con người có hệ thống giáo dục, y tế…tốt Nhân tố học vấn của con người không thể thông qua cơ chế thị trường mà hình thành được Thị trường tự nó không đủ khả năng cung cấp một nền giáo dục và đào tạo đúng mức Do vậy, Chính phủ phải đóng vai trò chủ đạo trong việc đào tạo, tuyển chọn,

Trang 18

chiều sâu Đây là nhân tố quyết định chất lượng của sự tăng trưởng Tạo ra một năng suất lao động cao, lao động thặng dư lớn, cho phép tích lũy đầu tư lớn để cho

sự tăng trưởng được nhanh, bền vững

1.1.3.4 Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu hợp lý, hiện đại cho phép các yếu tố sản xuất, các thành phần kinh tế, các lĩnh vực, các ngành liên kết thành chặt chẽ, có mối liên hệ tất yếu nội tạng, nhờ

đó phát huy được lợi thế và sức mạnh tổng hợp để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Cơ cấu kinh tế bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế

1.2 CÔNG BẰNG XÃ HỘI

1.2.1 Khái niệm

Khái niệm tăng trưởng kinh tế trong kinh tế học mang tính thực chứng, là cái

có thể xác định bằng con số Khái niệm công bằng xã hội mang tính chuẩn tắc, nghĩa là tùy thuộc nhiều vào quan điểm của con người Định nghĩa về công bằng xã hội chính vì thế chỉ mang tính tương đối

Nội dung cơ bản nhất của công bằng xã hội là xử lý hợp lý nhất quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định Để phản ánh được nội dung cơ bản này, các nhà kinh tế thường sử dụng hai khái niệm về công bằng, đó là:

- Công bằng theo chiều ngang: Đối xử như nhau với người có đóng góp như nhau

Trang 19

- Công bằng theo chiều dọc: Đối xử khác nhau đối với người có khác biệt bẩm sinh hoặc có điều kiện xã hội khác nhau (do khả năng và kỹ năng lao động khác nhau, cường độ làm việc khác nhau, sự khác nhau về nghề nghiệp, sự khác nhau về giáo dục đào tạo, thừa kế và chiếm hữu tài sản khác nhau, gánh chịu rủi ro khác nhau)

Việc phân định và kết hợp công bằng theo chiều dọc và chiều ngang sẽ đảm bảo công bằng xã hội và điều đó sẽ được thực hiện bởi cơ chế kinh tế, chế độ xã hội, pháp luật Nhà nước và sự điều tiết bằng chính sách và quản lý của Nhà nước

1.2.2 Các tiêu chí đo lường công bằng xã hội

1.2.2.1 Phân phối thu nhập theo đầu người hoặc các nhóm dân cư

Tính phân phối thu nhập cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong một thời gian nhất định, không quan tâm đến nguồn thu nhập và môi trường sống của dân cư, mà chia đều thu nhập cho mọi thành phần dân cư Phương pháp tính là người ta chia dân số thành 5 nhóm người, mỗi nhóm có 20% dân số, sau đó xếp theo thứ tự từ thấp đến cao về thu nhập Qua đó có thể thấy mức độ công bằng xã hội thông qua việc so sánh nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất

1.2.2.2 Đường cong Lorenz

Mô tả chênh lệch trong phân phối thu nhập, được biểu thị bằng một hình vuông mà cạnh đáy biểu thị phần trăm cộng dồn số người được nhận thu nhập và cạnh bên biểu thị phần trăm cộng dồn tổng thu nhập được phân phối Đường chéo của hình này biểu thị mức độ bình đẳng tuyệt đối trong phân phối thu nhập, vì mọi điểm nằm trên đường chéo phản ánh các mức phân bổ đồng đều giữa phần trăm dân

số cộng dồn và phần trăm tổng thu nhập cộng dồn Đường cong Lorenz càng gần đường bình đẳng tuyệt đối, phân phối càng công bằng

1.2.2.3 Hệ số Gini

Hệ số Gini cũng là thước đo phổ biến để xác định mức bình đẳng tong phân phối thu nhập Hệ số Gini đưa ra nhằm lượng hóa đường cong Lorenz Nó được tính bằng cách chia diện tích nằm giữa đường chéo và đường cong Lorentz với toàn bộ diện tích nằm dưới đường chéo, có nghĩa là G = A/(A+ B) Hệ số G càng cao, mức

Trang 20

bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng lớn Dựa vào những số liệu thu thập được, ngân hàng thế giới (WB) nhận thấy rằng, mức biến động của hệ số G đối với những nước có thu nhập thấp từ 0.3-0.5; thu nhập trung bình từ 0.4-0.6; thu nhập cao từ 0.2-0.4 Từ đó WB đưa ra nhận xét, hệ số G tốt nhất thường xoay quanh 0.3

- Thứ hai, trọng tâm được đặt vào khả năng mua hàng hóa và dịch vụ hay

quyền sở hữu của một con người

Chỉ số nghèo khổ là tỷ lệ phần trăm giữa số dân sống dưới mức tối thiểu với tổng số dân Để xác định mức nghèo khổ, người ta đưa ra chuẩn nghèo

* Chuẩn nghèo ở nước ta như sau:

- Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo

- Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo

* Khi tính chuẩn nghèo quốc tế, Ngân hàng thế giới đưa ra “chuẩn nghèo dưới” là 1 USD/người/ngày đối với các nước có thu nhập thấp (tính theo mức giá năm 1993); “chuẩn nghèo trên” được tính bằng 2 USD/người/ngày đối với các nước

có thu nhập trung bình dưới Đối với các nước có thu nhập cao, chuẩn nghèo là 14 USD/người/ngày

1.2.2.5 Chỉ số phát triển con người HDI (HDI-Human Development Index)

Liên hợp quốc đưa ra chỉ số phát triển con người nhằm đánh giá đầy đủ và toàn diện mức độ phát triển kinh tế-xã hội (sự thịnh vượng), là chỉ tiêu tổng hợp từ

ba khía cạnh cơ bản của sự phát triển con người như sau:

- Một cuộc sống mạnh khỏe và trường thọ, đo bằng tuổi thọ bình quân

Trang 21

- Có tri thức, đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ học sinh đến trường các cấp tổng hợp

- Một mức sống được bảo đảm, đo bằng GDP đầu người (tính theo phương pháp đồng sức mua – PPP, Purchasing Power Parity)

1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI

1.3.1 Tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo

Nhìn chung, việc tăng trưởng kinh tế cao và bền vững sẽ dẫn đến giảm nghèo Trên thực tế, người ta chứng kiến tác động rất khác nhau lên giảm nghèo của những chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Kinh nghiệm của Việt Nam cũng cho thấy suốt thập kỷ 90 của thế kỷ 20 và đầu những năm 2000, tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với giảm nghèo nhanh chóng Tuy nhiên, tác động giảm nghèo của tăng trưởng kinh tế đã suy giảm trong những năm gần đây: 1% tăng trưởng GDP đưa đến giảm 0.77% số người nghèo trong những năm 1993-1998, nhưng chỉ còn 0.66% trong giai đoạn 1998-2002

Nghèo đói có thể ngăn cản tăng trưởng kinh tế vì người nghèo có năng suất lao động thấp do sức khỏe kém và kỹ năng lao động bất cập sẽ làm xói mòn năng lực sản xuất của nền kinh tế Nghèo đói cũng làm suy giảm năng lực tiết kiệm và đầu tư, làm cho tăng trưởng kinh tế bị triệt tiêu dần Thêm đó, những đòi hỏi khắt khe về tài sản thế chấp cũng ngăn cản người nghèo tiếp cận với các khoản vay trên thị trường tín dụng Hệ quả tất yếu: người nghèo ít có khả năng khai thác những cơ hội tích lũy vốn vật chất và con người Điều này làm giảm tốc độ tăng trưởng thu nhập và hệ quả có thể là nghèo đói gia tăng Ngược lại, việc giảm nghèo rất có lợi cho tăng trưởng kinh tế: khi mức nghèo tuyệt đối giảm đáng kể thì song song với nó

là mức tăng trưởng kinh tế cao bởi vì phần lớn những chính sách tăng thu nhập của người nghèo một cách hiệu quả như đầu tư vào giáo dục tiểu học, hạ tầng nông thôn, chăm sóc sức khỏe và nâng cao dinh dưỡng cũng là những chính sách gia tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế

Trang 22

Có thể kết luận rằng tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần cho giảm nghèo, chứ chưa là điều kiện đủ Vấn đề còn lại nằm ở mô hình, nguồn gốc của tăng trưởng

và phân phối thu nhập (bất bình đẳng) mà một đất nước dựa vào, xây dựng và huy động Bên cạnh đó, giảm nghèo vừa là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế vừa là một phương diện nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế cao và bền vững

1.3.2 Bất bình đẳng và nghèo đói trong tăng trưởng kinh tế

Việc giảm nghèo tuyệt đối về cơ chế do hai bộ phận cấu hành:

-Thứ nhất, do tăng trưởng thu nhập trung bình (trong điều kiện phân phối thu nhập không đổi);

-Thứ hai, do sự giảm xuống của bất bình đẳng (trong điều kiện thu nhập chung không đổi)

Các nhà kinh tế phân tách hai tác động trên thành tác động do tăng trưởng và tác động do phân phối lại Bên cạnh đó, ngay cả khi bất bình đẳng không tăng nhưng mức độ bất bình đẳng ban đầu cao cũng hạn chế khả năng tăng trưởng kinh

tế giảm nghèo Thêm nữa, bất bình đẳng thấp còn có tác dụng thúc đẩy gia tăng tỷ

lệ giảm nghèo trong tương lai vì hệ số co dãn của tỷ lệ nghèo đối với thu nhập bình quân tỷ lệ nghịch với bất bình đẳng Như vậy có thể thấy, song song với mối quan

hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nghèo đói, giảm nghèo cần được xem xét trong mối quan hệ giữa nghèo và bất bình đẳng trong quá trình tăng trưởng

Sự trỗi dậy của chủ đề bất bình đẳng trong phát triển kinh tế nhiều năm trở lại đây có nhiều lý do Người ta nhận thấy rằng: 1) bất bình đẳng gia tăng đến một mức độ nào đó sẽ trở thành điều khác thường và thậm chí vô đạo đức, hệ quả là tội phạm, bất ổn chính trị-xã hội-những điều này ảnh hưởng tiêu cực lên tốc độ và chất lượng tăng trưởng; 2) với việc gia tăng bất bình đẳng, tăng trưởng kinh tế không thể đạt được những mục tiêu phát triển rộng khắp của nó, trong đó bao gồm cả việc giảm nghèo; 3) về mặt ý thức hệ, mức độ bất bình đẳng cao là không thể chấp nhận đối với nhiều nước và nhiều nền văn hóa với các giá trị xã hội nhất định Tăng trưởng kinh tế dẫn đến bất bình đẳng quá cao không phải là mục tiêu của các nước này

Trang 23

Gia tăng bất bình đẳng làm cho việc giảm nghèo trở nên khó khăn hơn Ví dụ

ở Việt Nam, dù kết quả tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ấn tượng trong giai đoạn 1993-1998, hơn một phần ba của tỷ lệ giảm nghèo đã không được thực hiện do gia tăng trong bất bình đẳng Nói một cách khác, nếu tăng trưởng được phân phối một cách trung hòa (hay mô hình phân phối thu nhập không thay đổi), nghèo có thể được giảm đến 2/3 hơn là 2/5 trong thời kỳ này Bất bình đẳng gia tăng đến một mức độ nào đó có thể khiến cho quá trình giảm nghèo bị đảo ngược trong khi nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng

Nếu tăng trưởng kinh tế dựa trên phân phối không công bằng về tài sản và cơ hội có thể gây ra sự đảo ngược của xu hướng giảm nghèo Như vậy, ngoài mối quan

hệ giữa bất bình đẳng và nghèo đói, tăng trưởng kinh tế sẽ giải quyết vấn đề nghèo đói đến đâu phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng

1.3.3 Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập

Nội dung của mối quan hệ này được phản ánh rõ trong giả thuyết “hình chữ

U đảo ngược” hay “đường cong Kuznets” của Simon Kuznets Tác giả lưu ý đến mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập, coi đó là “trọng tâm của phân tích và tư duy kinh tế” Nội dung như sau:

- Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu xuất phát với sự phân phối thu nhập ban đầu bình đẳng và mức thu nhập trung bình thấp

- Khi nền kinh tế phát triển cao hơn, một bộ phận dân cư di chuyển sang những khu vực khác có mức thu nhập cao hơn Điều này làm cho bất bình đẳng thu nhập gia tăng và đạt đến đỉnh

- Quá trình tiếp tục với việc hầu hết dân cư chuyển ra khỏi nông nghiệp và bất bình đẳng thu nhập giảm dần

Nếu dùng hệ số Gini chỉ tình trạng bất bình đẳng về thu nhập, giả thuyết chữ

U ngược của S.Kuznets được biểu diễn qua hình 1.1

Trang 24

0

Hình 1.1 Giả thuyết chữ U ngược của S.Kuznets

Nguồn: Kinh tế học phát triển

Dựa vào thực tế phát triển kinh tế của các nước trên thế giới mấy chục năm qua, cũng như trên cơ sở khai thác và phân tích các nguồn số liệu phong phú liên quan đến tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng về thu nhập, gần đây nhiều nhà kinh

tế thống nhất rằng bất bình đẳng và thu nhập (trình độ phát triển) không có quan hệ mang tính hệ thống theo một quy luật bất biến nào của sự phát triển Cụ thể, một nghiên cứu có uy tín của Deimnger và Squyre năm 1998 cho thấy:

- Đa số đối với các nước được nghiên cứu, không tồn tại mối quan hệ thống

kê giữa bất bình đẳng và thu nhập (40/49 nước)

- Mối quan hệ giữa bất bình đẳng và thu nhập ở một số nước cho thấy một hình ảnh chữ U chứ không phải chữ U ngược như giả thuyết của Kuznets (4/49 nước)

- Giả thuyết chữ U ngược cũng chỉ xuất hiện ở một số nước (5/49 nước) Bên cạnh sự chú ý như trên, các nhà kinh tế còn chú ý đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sự phân phối ban đầu của nhiều loại tài sản khác nhau Người

ta có những phát hiện có ý nghĩa chính sách, chẳng hạn: sự phân phối ban đầu của vốn con người tác động đến mức tăng trưởng tương lai, hoặc sự phân phối đất đai không công bằng lúc ban đầu làm giảm tốc độ tăng trưởng tương lai

Giải quyết nghèo đói hay bất bình đẳng thu nhập suy cho cùng cũng là giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế như thế nào và có đảm bảo bền vững hay không

Trang 25

Nghiên cứu tăng trưởng kinh tế mà không giải quyết đồng thời (trong ngắn hạn và dài hạn) vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập thì chắc chắn rằng trong mỗi bước đường của sự tăng trưởng kinh tế sẽ vấp phải những khó khăn chất chồng trong thực hiện sự đồng thuận xã hội về mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, huy động tối đa nguồn lực trong dân, cũng như việc san sẻ những thành quả của tăng trưởng kinh tế, thậm chí khi đó tăng trưởng kinh tế sẽ bị giảm sút và chững lại được thể hiện qua hình 1.2

Hình 1.2 Mối quan hệ tăng trưởng kinh tế, nghèo đói và bất bình đẳng

thu nhập

Nguồn: Kinh tế học phát triển

Như vậy, luôn có sự giao thoa về nội dung giữa ba khái niệm tăng trưởng kinh tế, nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập chứ không phải nghèo đói là một nội dung của bất bình đẳng thu nhập hay ngược lại Mặc khác, khi nói đến tăng trưởng kinh tế là cũng hàm chứa vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập bởi tăng trưởng kinh tế tự nó luôn có sẵn câu trả lời cho một loạt các câu hỏi như tăng trưởng kinh tế vì ai, bởi ai, bằng những phương cách nào và ai là người được lợi từ tăng trưởng kinh tế cũng như việc chia sẻ lợi ích đó được thực hiện như thế nào.Chìa khóa để hiểu rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập nằm ở ba vấn đề quan trọng sau:

Nghèo

Bất bình đẳng thu nhập

Tăng trưởng kinh tế

Trang 26

- Thứ nhất, những nguyên nhân cơ bản tạo ra sự thay đổi trong bất bình đẳng

về thu nhập trong quá trình phát triển Trong khi các nhà nghiên cứu kinh tế hiểu nhiều về những nguyên nhân của tăng trưởng kinh tế thì họ còn hiểu sơ sài về nguồn gốc của bất bình đẳng thu nhập trong phát triển

- Thứ hai, cả tăng trưởng và bất bình đẳng đều là kết cục của các chính sách kinh tế cũng như của năng lực thể chế và phụ thuộc vào những khuynh hướng cũng như những cú sốc từ bên ngoài Các nước rất khác biệt về những điều kiện và chính sách khác nhau tác động đến tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng

- Thứ ba, chính sách kinh tế-xã hội cần coi mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện bất bình đẳng thu nhập là một mục tiêu chung, không nên có sự tách bạch hay đối xử riêng rẽ, nhưng đồng thời cần chú ý linh hoạt về chính sách đối với những nội dung tăng trưởng và bất bình đẳng loại trừ nhau có thể xảy ra trong các trình độ phát triển khác nhau

1.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN SANG KINH

TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

1.4.1 Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội

Vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội từ rất sớm đã được lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng ta quan tâm và chỉ đạo thực hiện

Ngay từ giai đoạn đầu xây dựng chế độ xã hội mới ở miền Bắc nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu phải gắn kết phát triển kinh tế với đảm bảo công bằng

xã hội Người khẳng định mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội là để không ngừng nâng cao đời sống nhân dân Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế là nâng cao đời sống nhân dân, trước hết là nhân dân lao động Làm cho đời sống người dân ngày càng đầy đủ, sung sướng, hạnh phục Người quan tâm đến vấn đề phúc lợi xã hội và xác định phúc lợi xã hội phải gắn với hiệu quả sản xuất Vấn đề tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội được xem xét trong quan điểm của Chủ tịch Hồ

Trang 27

Chí Minh là: Mục đích của việc xây dựng kinh tế để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; thực hiện tiến bộ, công bằng phù hợp sẽ; thực hiện tiến bộ, công bằng phù hợp sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước

Để đảm bảo tính công bằng trong phân phối, Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ phải chí công, vô tư Người nói: Trong công tác lưu thông phân phối, có hai điều quan trọng phải luôn nhớ: “Không sợ thiếu chỉ sự không công bằng; không sợ khó, chỉ sợ lòng dân không yên”.1

Sâu xa trong lời căn dặn ấy là tầm nhìn chiến lược cho

sự phát triển bền vững của đất nước Ngày nay, để đánh giá một xã hội phát triển, các tổ chức quốc tế không chỉ quan tâm các con số biểu thị quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế, biểu thị sự tăng thu nhập cá nhân mà còn quan tâm đến những chỉ số phản ánh chất lượng cuộc sống như: có việc làm, được học tập, vui chơi, đi lại thuận tiện, được chăm sóc sức khỏe, hài lòng về cuộc sống của người dân,…Tính nhân văn, mục đích phát triển vì con người ngày càng được khẳng định

Vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội cũng được Đảng ta đặc biệt quan tâm Đại hội VII của Đảng (năm 1991) xác định: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái” Đại hội

IX của Đảng (năm 2001) khẳng định: “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển” Văn kiện Đại hội X của Đảng (năm 2006) nhấn mạnh: “Phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội” Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán: “Phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội” Như vậy, tư tưởng tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội được thể hiện rõ ngay trong từng bước hoàn chỉnh đường lối chiến lược và từng chính sách phát triển của Đảng

1 Hồ Chí Minh Toàn tập t.12 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 185

Trang 28

1.4.2 Những kết quả đạt được và những hạn chế

Cùng với hệ thống chính sách ngày càng hoàn thiện và phát huy hiệu quả trong thực tiễn, trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Về kinh tế, vị thế của Việt Nam được cải thiện rõ rệt ở cả khu vực và trên thế giới Lựa chọn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong những năm qua đã chứng tỏ sự đúng hướng trong phát triển kinh tế Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cơ bản được cải thiện Trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động xã hội của con người được nâng lên đáng kể Các địa phương trong cả nước đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở Công tác đào tạo nghề được mở rộng Năng lực nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới được nâng cao Xóa đói giảm nghèo đạt kết quả nổi bật, được thế giới đánh giá cao Việc “Đền ơn đáp nghĩa’ đối với người có công với Tổ quốc, công tác bảo trợ xã hội, chăm sóc và giúp đỡ những người bị ảnh hưởng chất độc da cam, người tàn tật, người già không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, được quan tâm và thực hiện tốt Việc bảo vệ, chăm sóc trẻ

em, chăm lo sức khỏe cộng đồng có nhiều tiến bộ

Bên cạnh những kết quả tích cực, việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta vẫn còn những hạn chế Những thách thức mới đặt ra vô cùng to lớn: nền kinh tế phát triển chưa hợp lý tăng trưởng kinh tế chỉ ở bề rộng mà thiếu chiều sâu và bền vững, tình trạng phân hóa giàu nghèo và mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích xã hội ngày càng gia tăng, tham nhũng và đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng,…tiềm ẩn nguy cơ bất ổn trong phát triển xã hội

Trong lĩnh vực kinh tế, mặc dù nước ta đã vượt qua ngưỡng các nước nghèo, GDP/đầu người đạt 1.168 USD, bước vào nhóm các nước đang phát triển có thu nhập trung bình; tuy nhiên cơ cấu tăng trưởng chưa hợp lý, tăng trưởng thời gian qua phần lớn dựa vào tài nguyên và nguồn nhân công giá rẻ, vì thế nếu tiếp tục đi theo hướng phát triển đó thì Việt Nam không tránh khỏi “bẫy thu nhập trung bình”,

Trang 29

thậm chí rơi vào tình trạng tái nghèo, tài nguyên cạn kiệt, gia tăng các vấn đề xã hội…

Về xã hội, nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, đặc biệt là tình trạng thất nghiệp

và thiếu việc làm ở nông thôn, những nơi đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng Bên cạnh đó, sự phân hóa giàu nghèo diễn ra khá nghiêm trọng giữa các tầng lớp dân cư, khoảng cách về thu nhập giữa nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm có thu nhập thấp nhất đang có xu hướng mở rộng Giao thông đô thị ách tắc,

ô nhiễm môi trường Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, còn nhiều hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, vi phạm công bằng xã hội…

Theo Báo cáo phát triển con người của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) công bố ngày 9/11/2011 cho thấy: tiến bộ chung về phát triển con người ở Việt Nam chủ yếu vẫn do tăng trưởng thu nhập, còn những tiến bộ xã hội bao gồm y tế và giáo dục còn diễn ra rất chậm và đóng góp rất ít vào chỉ số này Theo nhận định của Báo cáo này thì do “bất bình đẳng mà Việt Nam không thể hiện thực hóa toàn bộ tiềm năng phát triển con người của mình Giống như nhiều nước thu nhập trung bình khác, sự phân phối không đồng đều trên các phương diện giáo dục, y tế và thu nhập đang bắt đầu tăng lên ở Việt Nam”2 Báo cáo này cũng đưa ra những con số đáng chú ý như tỷ lệ trẻ còi xương và suy dinh dưỡng, tỷ lệ tử vong

bà mẹ ở nông thôn và miền núi cao hơn các vùng khác, chỉ 40% trẻ em miền núi đi học mầm non, chỉ gần 60% nhóm hộ nghèo nhất nhập học trung học cơ sở, trong khi đến bậc đại học chỉ còn không đến 1% Cũng theo Báo cáo này, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là vấn đề chi tiêu công của Việt Nam chưa hiệu quả, đặc biệt các vấn đề về giao dục, y tế, đào tạo…của Việt Nam lại tiềm ẩn trong đó những bất bình đẳng xã hội

Để thực hiện được quan điểm tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng

xã hội trong từng bước, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước rất nặng nề Nhà nước phải thực hiện có hiệu quả các chức năng cơ bản của mình:

2 Nguồn: http//vietnamnet.vn/chinh-tri/47686/vn-tru-hang- phat –trien-con duc.html

Trang 30

–nguoi-nhung-cham-tien-ve-giao-Thứ nhất, bộ phận người nghèo khổ, thất học phải được chăm sóc, bảo vệ với

ý nghĩa nuôi dưỡng và duy trì thỏa đáng phần nhân lực hữu dụng của xã hội, đồng thời ngăn ngừa sớm các tệ nạn và gánh nặng của xã hội trong tương lai Với nội dung này, các chính sách xã hội cho người nghèo không mang ý nghĩa nhân đạo thuần túy mà thực sự mang ý nghĩa kinh tế quốc gia Tuy nhiên, mức sàn của lưới

an sinh xã hội và phương tiện thực hiện là vấn đề luôn biến động và cần được nghiên cứu cụ thể

Thứ hai, nhóm người giàu cần được khuyến khích làm giàu chính đáng Sự

khuyến khích này cần được cụ thể hoá một cách thống nhất, đồng bộ trong thể chế,

ổn định áp dụng đến khi hình thành tập quán, truyền thống xã hội Việc khuyến khích làm giàu chính đáng cũng đi đôi với sự trừng phạt nghiêm minh đối với các hành vi trục lợi bất chính, ví dụ như tham nhũng, buôn lậu, cấu kết, móc ngoặc hoặc trục lợi từ các ngoại ứng tiêu cực như gây ô nhiễm và phá hủy môi trường

Tóm tắt chương 1

Trong mối quan hệ tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế, nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập có mấy điều đáng chú ý có liên quan đến việc lựa chọn chính sách như sau:

- Một là, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, nghèo đói và bất bình đẳng

thu nhập là mối quan hệ giữa các khái niệm khác nhau nhưng có những nội dung đan xen với nhau

- Hai là, sự đa chiều của các vấn đề nghèo đói, bất bình đẳng thu nhập và của

phát triển kinh tế còn gợi ý rằng mối quan hệ trên không chỉ và không thể bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế đơn thuần mà còn hàm chứa các mặt khác như văn hóa, chính trị, giáo dục, xã hội,…Ở gốc độ đa chiều này, số mối quan hệ tăng lên nhiều lần nên việc nghiên cứu tăng trưởng kinh tế, nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập trong một chỉnh thể rất có ý nghĩa Chẳng hạn, nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế lên nghèo đói sẽ thấy nguyên nhân của kinh tế của đói nghèo Mặt khác, những nguyên nhân kinh tế của đói nghèo có thể liên quan đến không chỉ vấn đề bất bình đẳng thu nhập về mặt kinh tế mà cả các mặt xã hội, giáo dục, chính trị…Những bất

Trang 31

bình đẳng thu nhập này còn tác động lên nghèo đói và các mặt khác ngoài kinh tế như văn hóa, dinh dưỡng, việc làm…Xem xét mối quan hệ trong chỉnh thể đa chiều giúp ta có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn

- Ba là, mối quan hệ giữa các cặp khái niệm như tăng trưởng kinh tế và

nghèo đói, nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập, tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập là mối quan hệ nhân - quả; các khái niệm vừa là điều kiện, vừa là tiền

đề cho nhau; các kết quả về giảm nghèo và bất bình đẳng thu nhập là sự kết thúc của chu trình tăng trưởng kinh tế này và đồng thời là sự mở đầu cho chu trình tăng trưởng kinh tế tiếp theo Các nội dung của tăng trưởng kinh tế, nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập không hề độc lập lẫn nhau trong quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế

- Bốn là, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, nghèo

đói và bất bình đẳng thu nhập là vấn đề của sự lựa chọn linh hoạt chính sách phát triển tương ứng với từng thời kỳ lịch sử và trình độ phát triển Đối với các nước đang phát triển việc lựa chọn chính sách tăng trưởng kinh tế nghiêng về giảm nghèo đói, các chính sách tăng trưởng kinh tế nghiêng về giảm bất bình đẳng thu nhập hay các chính sách cân bằng giữa giảm nghèo và bất bình đẳng thu nhập luôn là các quyết định chính trị chi phối mạnh mẽ bởi bản chất chế độ và hệ tư tưởng chủ đạo Tuy nhiên, ngay cả khi lựa chọn các chính sách tăng trưởng kinh tế nghiêng về giảm nghèo ở thời kỳ đầu của sự phát triển với lập luận rằng nghèo đói là sự thể hiện trình độ phát triển thấp và là vấn đề nhức nhối nhất về đạo lý thì sớm hay muộn người ta cũng giải quyết vấn đề bất bình đẳng thu nhập cũng như mô hình phân phối thu nhập nếu muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và bền vững

- Năm là, việc xử lý mối quan hệ là một vấn đề của sự lựa chọn chính sách

cho nên cần chỉ ra: 1) những chính sách phát triển nào có lợi cho giảm nghèo (và có thể cho giảm bất bình đẳng thu nhập), 2) những chính sách phát triển nào có lợi cho giảm bất bình đẳng thu nhập (và có thể cả cho giảm nghèo)

Trang 32

Chương 2 THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ THỰC HIỆN

CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI TỈNH LONG AN

GIAI ĐOẠN 2000 – 2012 2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH LONG AN

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên tỉnh Long An

2.1.1.1 Đặc điểm về vị trí địa lý

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Long An

Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An

Tỉnh Long An nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước Phía Bắc tỉnh giáp Campuchia với đường biên giới dài 132,977 km; phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Đông giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh Với vị trí tiếp giáp thành phồ Hồ Chí Minh, Long An là cửa ngõ giao lưu kinh

tế giữa khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên có nhiều thuận lợi trong thu hút đầu tư phát triển KT-XH

Trang 33

Long An có diện tích tự nhiên 4.492,2817 km2, gồm 14 đơn vị hành chính cấp huyện (13 huyện và 01 thành phố) với 190 đơn vị xã, phường, thị trấn Tỉnh được chia thành 3 vùng, vùng Đồng Tháp Mười (chủ yếu gồm các huyện giáp Campuchia), vùng Kinh tế trọng điểm (gồm các huyện giáp thành phố Hồ Chí Minh

và thành phố Tân An), vùng Hạ (gồm các huyện sát với cửa sông Soài Rạp, hướng

ra biển Đông

Địa hình tỉnh Long An chủ yếu bằng phẳng, các khu vực thấp chiếm đến 66% diện tích tự nhiên Cao độ trung bình của tỉnh là 0,75 m, cao nhất là 6,5 m, địa hình có xu thế thấp dần từ Tây sang Đông và phía Nam Địa hình tỉnh được chia thành 03 khu vực chính: khu vực phù sa cổ dọc biên giới, khu vực đồng bằng ngập nước và khu vực cửa sông từ phía Bắc Quốc lộ 1A xuống phía Đông Nam (đây là khu vực bằng phẳng, không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và có mật độ dân số cao, đây cũng là khu vực sản xuất nông nghiệp và chiếm phần lớn vùng Kinh tế trọng điểm của tỉnh

2.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

- Điều kiện thổ nhưỡng: về địa chất, tỉnh Long An chỉ có đất xám (đất phù sa

cổ), phần còn lại hình thành từ quá trình lắng tụ phù sa trẻ Phần lớn đất tại Long

An là đất phù sa hỗn hợp, do đó thường yếu và không vững; ở các khu vực trũng thường tích tụ các thành phần có độc tính a-xít nhiều hơn Cụ thể Long An có 07 nhóm đất: đất phèn chiếm 214.527 ha, tương đương 47,78% diện tích đất, chủ yếu phân bố tại vùng Đồng Tháp Mười; đất xám chiếm 101.290 ha, tương đương 22,56% diện tích đất; đất phù sa 70.982 ha; đất kiềm 4.283 ha, đất than bùn 173 ha; đất cát 105 ha; đất khác 57.651 ha

- Sông ngòi và tài nguyên nước:

+ Long An có mạng lưới sông ngòi đan xen dày đặc kết nối hệ thống sông Tiền và sông Vàm Cỏ tạo thành các kênh cung cấp cũng như tiêu thoát nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt ở địa phương Long An có 2 con sông lớn là Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, 2 con sông này hợp lưu thành sông Vàm Cỏ đổ ra biển tại cửa sông Soài Rạp Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua địa

Trang 34

phận tỉnh Tây Ninh rồi qua Long An, đoạn Long An dài 145 km, sâu trung bình

17-21 m, khả năng cung cấp 18,5 m3/s nước Sông Vàm Cỏ Tây cũng bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua Long An với chiều dài 160 km, sâu trung bình 12-15 m Sông Vàm Cỏ dài 35 km, rộng trung bình 400 m

+ Trữ lượng nước ngầm của tỉnh Long An là 4.220.705 m3/ngày, tổng công suất khai thác ở mức 110.000 m3/ngày (năm 2008) Nước ngầm được khai thác chủ yếu phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt và nước cấp cho sản xuất của một số nhà máy

và khu, cụm công nghiệp; độ sâu khai thác bình quân khoảng 200 m, một số khu vực độ sâu khai thác chỉ vào khoảng 20-30 m

- Tài nguyên rừng: Long An có 03 loại rừng là rừng sản xuất, rừng phòng hộ

và rừng đặc dụng Diện tích rừng của Long An năm 2005 là 67.718 ha (trong đó, rừng sản xuất (rừng tràm) 65.182 ha, rừng phòng hộ 1.536 ha, rừng đặc dụng 0,2 ha), đến năm 2011 diện tích rừng giảm xuống còn 43.302 ha (rừng sản xuất 39.685

ha, rừng phòng hộ 1.617 ha, rừng đặc dụng 2.000 ha) Rừng của Long An có xu hướng giảm dần cho hiệu quả kinh tế rừng thấp, người dân chuyển sang trồng lúa và cây trồng khác

- Các nguồn tài nguyên khoáng sản: cát có chủ yếu ở sông Vàm Cỏ Đông,

Vàm Cỏ Tây và một vài điểm trên sông Vàm Cỏ; khối lượng cát khai thác khoảng

11 triệu m3, nguồn tài nguyên này phục vụ các dự án xây dựng ở địa phương nhưng

đã dừng khai thác từ năm 2004 Than bùn có trữ lượng ước tính khoảng 2,5 triệu tấn, than bùn của tỉnh được đánh giá có chất lượng tốt với thành phần tro thấp và tỷ

lệ kim loại cao Đất sét có một số mỏ có trữ lượng thấp, tập trung chủ yếu ở huyện Đức Hòa (khu vực giáp tỉnh Tây Ninh), được khai thác phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là gạch và ngói

2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết

Tỉnh Long An nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa

ẩm, nhiệt độ ôn hòa, nắng nhiều và gắt Nhiệt độ trung bình là 27oC, nhiệt độ thấp nhất là vào tháng Giêng và cao nhất là vào tháng Năm; độ ẩm không khí trung bình

từ 79-82% Lượng mưa phân bố không đều trên cả tỉnh, giảm dần từ khu vực giáp

Trang 35

ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam; lượng mưa trung bình là 1.447,7 - 1.886 mm/năm Khí hậu Long An chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4, số giờ nắng mỗi năm là 2.718 giờ

Là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long nên hàng năm tỉnh đều chịu ảnh hưởng của lũ lụt Nước lũ thường đổ từ thượng nguồn sông Cửu Long vào tỉnh, trước tiên là các huyện phía Bắc, lũ bắt đầu xuất hiện từ tháng 8 và kéo dài đến tháng 11 (thường gọi là lụt do nước ngâm lâu, rút chậm), đỉnh lũ hàng năm thường xảy ra vào cuối tháng 9 cho đến đầu tháng 11, sau đó rút dần Tần suất xuất hiện lũ lớn khoảng 8-10 năm/lần từ năm 1961, giảm xuống còn 3-4 năm/lần từ năm 1991,

có những năm xuất hiện lũ lớn liên tục như 1994-1996 Trận lũ lịch sử năm 2000 làm ngập lụt một vùng đất rộng lớn, bao gồm 12 huyện của tỉnh với tổng diện tích khoảng 300.000 ha bị ngập từ 1,5-2 m, gây thiệt hại 670 tỷ đồng (giá năm 2000)

Long An sát cửa sông đổ ra biển nên xuất hiện tình trạng xâm nhập mặn Xâm nhập mặn diễn ra bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 và đạt mức cao nhất vào khoảng cuối tháng 4 Trong những năm gần đây, xâm nhập mặn lấn sâu đến địa bàn huyện Mộc Hóa (giáp Campuchia) và khu vực giáp ranh Long An – Tây Ninh

2.1.2 Đặc điểm kinh tế tỉnh Long An

2.1.2.1 Kết quả phát triển kinh tế thời gian qua

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh, lại nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Long An có điều kiện thuận lợi trong phát triển nông nghiệp và công nghiệp Giai đoạn 2006-2010 kinh tế tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 11,8%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch

từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp – xây dựng Năm 2011-2012 mặc dù kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng Long An vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao (năm 2011 tăng 12,2%, năm 2012 tăng 10,5%); cơ cấu kinh tế năm 2012: Nông nghiệp 32,5%, Công nghiệp – xây dựng 37,5%, Thương mại – dịch vụ 30,0% Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh năm 2012 đạt 36,6 triệu đồng, tương đương 1.800 USD

Trang 36

- Về phát triển kinh tế nông nghiệp: Long An cơ bản vẫn còn là tỉnh nông

nghiệp Chương trình khai phá Đồng Tháp Mười tỉnh thực hiện trong thập niên

1980 đã mang lại hiệu quả to lớn, một vùng hoang hóa, chua phèn nặng đã được khai hoang, phục hóa, biến thành vùng lương thực trọng điểm của tỉnh và của cả vùng (chiếm trên 2/3 sản lượng lúa của tỉnh) Cây lúa là cây trồng chính của tỉnh với sản lượng bình quân 2006-2010 là 2,05 triệu tấn/năm, năm 2012 đạt 2,66 triệu tấn, xuất khẩu đạt 600.000 tấn gạo Tỉnh còn một số loại cây trồng có sản lượng khá lớn và hiệu quả kinh tế cao đang được người dân đưa vào sản xuất: dưa hấu, thanh long, đậu phọng, chanh, đay,…; ngoài ra hàng năm trên địa bàn tỉnh còn sản xuất được trên 100.000 tấn rau, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và cung cấp cho thành phố Hồ Chí Minh Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, nhưng tỉnh vẫn duy trì được tổng đàn khá lớn (năm 2012: trâu 14.500 con, bò 81.000 con, heo 268.000 con, đàn gia cầm 13,5 triệu con) Long An còn có một diện tích đáng kể nuôi trồng thủy sản, trong đó nuôi thủy sản nước ngọt (tôm càng xanh, cá) ở vùng Đồng Tháp Mười, thủy sản nước lợ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua lột) ở vùng hạ của tỉnh

- Về phát triển công nghiệp – xây dựng: Tận dụng lợi thế tiếp giáp thành phố

Hồ Chí Minh, tỉnh Long An đã tăng cường công tác xúc tiến, thu hút đầu tư trong

và ngoài nước vào hoạt động sản xuất công nghiệp Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có

30 khu công nghiệp với với tổng diện tích 10.904,6 ha và 40 cụm công nghiệp với tổng diện tích 4.234 ha Các khu, cụm công nghiệp của tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 100 ngàn lao động và đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng giá trị GDP của tỉnh Số lượng doanh nghiệp, số dự án đầu tư trong và ngoài nước đăng ký và hoạt động trên địa bàn tỉnh tăng khá cao qua các năm, đến nay có 4.810 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký 81.750 tỷ đồng và có 477 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3,7 tỷ USD (trong đó có 270 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư thực hiện 1,7 tỷ USD) Trong những năm qua, kinh tế tỉnh tăng trưởng khá cao, trong đó tăng trưởng nhờ yếu tố vốn là chủ yếu, giai đoạn

Trang 37

2006-2010 tổng mức đầu tư toàn xã hội của tỉnh duy trì ở mức cao (bình quân 39,6%/GDP), năm 2011-2012 gặp nhiều khó khăn nhưng vốn đầu tư phát triển của tỉnh vẫn ở mức khá cao (năm 2011 chiếm 34,8%GDP, năm 2012 chiếm 33% GDP) Lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng có nhiều tiến bộ, các công trình, dự án lớn được triển khai và hoàn thành, nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

kỹ thuật ngày càng tăng và có hiệu quả hơn Tính chung, khu vực công nghiệp – xây dựng cơ bản của tỉnh tăng trưởng rất cao, đạt 20,9%/năm (2006-2010), năm

2011 đạt 17,5%

- Về phát triển thương mại – dịch vụ: Đánh giá chung thương mại – dịch vụ

của tỉnh trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển KT-XH Thương mại – dịch vụ luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 11,2%/năm, năm 2011 tăng 12,1%, năm 2012 tăng 11,5% Hạ tầng thương mại được quan tâm đầu tư, hệ thống chợ và siêu thị phát triển khá, góp phần đưa tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch

vụ trên địa bàn tỉnh tăng khá cao (bình quân 23,8% giai đoạn 2006-2011) Tỉnh Long An là địa phương dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long về xuất khẩu hàng hóa, với tốc độ tăng trưởng bình quân 28,2% trong giai đoạn 2006-2010, năm

2012 tăng 20,2%, đạt kim ngạch 2,38 tỷ USD

- Về kết cấu hạ tầng:

+ Hạ tầng giao thông: Long An là khu vực giao thoa, có luồng vận tải bằng đường bộ và đường thủy nội địa giữa Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long Trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến đường bộ quan trọng

đi qua như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 62, Quốc lộ 50, Quốc lộ N1, N2, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, cùng nhiều tuyến tỉnh lộ kết nối khác Tổng chiều dài các tuyến đường bộ và đường mòn trên địa bàn tỉnh là 5.545 km (23,8 km đường cao tốc, 188 km đường quốc lộ, 753 km đường tỉnh, 317,4 km đường nội thị, 314 km đường đến trung tâm xã, 3.739 km đường giao thông nông thôn do địa phương quản lý,…); mật độ đường đạt khoảng 0,36 km/km2 và 1,1 km/1.000 dân; Long An đã hoàn thành chỉ tiêu 100% xã có đường ô tô đến trung

Trang 38

tâm Giao thông đường thủy phổ biến trên các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ và hệ thống dày đặt các kênh rạch khác; vận tải bằng đường thủy nội địa chiếm 90% khối lượng các hàng hóa chủ yếu như: gạo, đường, phân bón, xi măng, vật liệu xây dựng, gỗ, thép,…

+ Hạ tầng điện: Long An không có nhà máy điện lớn và cũng không có những trạm điện công suất đủ lớn Nguồn điện chủ yếu được cung cấp qua trạm 220KV từ Tiền Giang và thành phố Hồ Chí Minh; hiện tỉnh đang xây dựng được 01 trạm 220KV; ngoài ra còn có một số trạm 110KV đã có và đang xây dựng; đang triển khai đền bù để xây dựng 01 trạm 500KV; mạng lưới điện hạ thế được bao phủ tương đối rộng khắp Nhìn chung, cung cấp điện trên địa bàn tỉnh đảm bảo được nhu cầu phục vụ phát triển công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân; sản lượng điện cung cấp và tiêu thụ hằng năm tăng bình quân hơn 10%; đến nay, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện của tỉnh đạt 98,81%

+ Hạ tầng nước: Nước sinh hoạt chủ yếu được cung cấp bằng nước mặt (ao

hồ ở vùng Đồng Tháp Mười) và khai thác nước ngầm với công suất thấp; các nhà máy nước ở đô thị của tỉnh tổng công suất cung cấp đạt khoảng 63.000 m3

/ngày đêm; với nguồn cung như vậy, nhu cầu nước sinh soạt của tỉnh cơ bản được đảm bảo với tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh ở khu vực thành thị đạt 99%, ở nông thôn đạt 92% Nhu cầu nước cho sản xuất công nghiệp đang ngày một tăng do sự phát triển nhanh của các khu, cụm công nghiệp; lượng nước cung cấp chủ yếu cũng từ khai thác nước ngầm tại chỗ và từ hệ thống nước của thành phố Hồ Chính Minh; hiện một số doanh nghiệp đang triển khai đầu tư 02 nhà máy nước sử dụng nguồn nước mặt sông Vàm Cỏ Đông (hưởng nguồn nước xả của hồ Dầu Tiếng – tỉnh Tây Ninh) với công suất lớn (01 nhà máy 40.000 m3/ngày đêm – đã đi vào hoạt động giai đoạn 1 (giai đoạn 2 lên 80.000 m3

), 01 nhà máy 600.000 m3/ngày đêm ở Đức Huệ, dự án khai thác nước dẫn từ hồ Phước Hòa – huyện Đức Hòa công suất 200.000 m3/ngày đêm), khi các nhà máy này hoạt động đảm bảo nhu cầu nước cho sản xuất công nghiệp

Trang 39

+ Hạ tầng viễn thông: mạng lưới điện thoại của tỉnh về cố định và di động đã được phủ kín đến mọi nơi, kể cả vùng sâu, vùng xa Số lượng bưu cục của tỉnh là 19 (01 bưu cục trung tâm, 04 bưu cục khu vực và 14 bưu cục huyện, thành phố) với

110 tổng đài và hệ thống trạm thông tin vệ tinh phục vụ thông tin, liên lạc, nâng số lượng điện thoại của tỉnh đạt khoảng 1,3 triệu (1,1 triệu máy di động, 0,2 triệu máy

cố định) Số lượng người dân sử dụng internet tăng nhanh; các dịch vụ viễn thông được mở rộng với chất lượng phục vụ ngày càng cao

+ Hạ tầng đô thị: Long An có 16 đô thị được xếp hạng, trong đó có 01 đô thị loại III (thành phố Tân An – tỉnh lị của tỉnh), 03 đô thị loại IV và 12 đô thị loại V Các đô thị của tỉnh dân số còn ít, hạ tầng còn kém phát triển, mức sống của người dân không có chênh lệch lớn so khu vực nông thôn Các đô thị có dân số đông và hạ tầng khá hơn tập trung chủ yếu trong vùng Kinh tế trọng điểm của tỉnh

- Về tài chính – ngân sách và tín dụng:

+ Tài chính -ngân sách: thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng khá cao qua từng năm, với tốc độ trung bình 20,5%/năm trong giai đoạn 2006-2010, thu hằng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra Chi ngân sách được thực hiện với cơ cấu hợp

lý, ưu tiên chi cho đầu tư phát triển với tốc độ tăng chi bình quân giai đoạn

2006-2010 là 18,3%/năm Năm 2012, công tác thu – chi ngân sách gặp rất nhiều khó khăn nhưng tỉnh Long An vẫn thu ngân sách đạt 107,14% dự toán Trung ương giao, tăng 7,5% (đạt 4.976 tỷ, chưa kể 750 tỷ đồng từ nguồn thu xổ số kiến thiết)

+ Tín dụng: trên địa bàn tỉnh có 30 ngân hàng thương mại và nhiều tổ chức tín dụng khác đang hoạt động Nguồn vốn huy động và cho vay tăng nhanh qua các năm, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vay vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhân dân Đến cuối năm 2012, tổng nguồn vốn hoạt động của các

tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt 35.187 tỷ đồng, với tổng dư nợ tín dụng là 26.287 tỷ, trong đó, tỷ lệ nơ xấu là 3,3% Nhìn chung, tăng trưởng tín dụng thời gian gần đây đạt thấp và tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên

Trang 40

2.1.2.2 Những khó khăn, hạn chế về kinh tế

Kinh tế Long An trong những năm gần đây tăng trưởng khá cao nhưng thường không đạt kế hoạch: giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 11,8%/kế hoạch 13,5%-14%, năm 2011 tăng 12,2%/kế hoạch 13,5-14%, năm 2012 tăng 10,5%/kế hoạch 12%-12,5%

Sản xuất nông nghiệp còn mang tính nông hộ, cá thể nhỏ, manh mún và thiếu bền vững Sản lượng lúa cao nhưng phần lớn là giống lúa cao sản, chất lượng thấp, lúa đặc sản, chất lượng cao còn ít Chăn nuôi liên tục bị thiệt hại do dịch bệnh, số lượng đàn heo, đàn gia cầm tiêu hủy rất lớn (năm 2004 tỉnh phải tiêu hủy toàn bộ tổng đàn gia cầm khoảng 8 triệu con do nhiễm dịch cúm) Hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu

Sản xuất công nghiệp có khuynh hướng tăng trưởng chậm lại Số khu, cụm công nghiệp được quy hoạch nhiều nhưng số đi vào hoạt động còn ít, tỷ lệ lấp đầy thấp (đến cuối năm 2012 có 16/30 khu công nghiệp đã hoạt động với tỷ lệ lấp đầy (trên tổng số khu đã hoạt động) đạt 42,35%; 9/40 cụm công nghiệp đã hoạt động, tỷ

lệ lấp đầy 79,35%) Phần lớn các cơ sở công nghiệp quy mô nhỏ và vừa, trình độ trang thiết bị, công nghệ thấp, sản phẩm công nghiệp chất lượng không ổn định, giá trị gia tăng không cao; một số doanh nghiệp thâm dụng nhiều đất đai và lao động nhưng đóng góp ngân sách thấp (Công ty Chingluh 100% vốn Đài Loan, tại Khu công nghiệp Thuận Đạo, huyện Bến Lức có số lao động thường xuyên 20.000-22.000 người, hoạt động gia công da giày, tình trạng đình công diễn ra tại Công ty rất phức tạp; các vấn đề xã hội như nhà ở, y tế, an ninh trật tự chính quyền giải quyết rất khó khăn)

Thương mại-dịch vụ tăng trưởng chưa vững chắc; hạ tầng thương mại-dịch

vụ đầu tư chưa tương xứng, phát triển chưa đồng bộ; dịch vụ có giá trị gia tăng cao như vận tải, cảng, bảo hiểm chưa phát triển; thiếu công trình du lịch đáp ứng được nhu cầu giải trí của nhân dân (hiện tỉnh chỉ có một số công trình du lịch về văn hóa lịch sử, gắn sinh thái, còn ít khách tham quan)

Ngày đăng: 09/08/2015, 01:08

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w