7. Kết cấu của luận văn
2.2.1 Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại tỉnh Long An giai đoạn 2006-2010-
đoạn 2006-2010
2.2.1.1 Kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao, quy mô nền kinh tế được mở rộng đáng kể, tạo tiền đề thực hiện công bằng xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn 2006-2010 đạt 11,8%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng lĩnh vực nông nghiệp giảm từ 42,7% năm 2005 xuống còn 37,1% năm 2010; công
nghiệp-xây dựng tăng từ 27,5% năm 2005 lên 33,2% năm 2010; thương mại-dịch vụ giảm từ 29,8% năm 2005 còn 29,7% năm 2010. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 23,2 triệu đồng (tăng 14,9 triệu đồng so với năm 2005, bình quân mỗi năm tăng trên 22,8%).
- Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng toàn diện; bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện, nâng lên. Nông nghiệp tăng trưởng bình quân 4,2%/năm; sản lượng lương thực bình quân trong 05 năm đạt 2,05 triệu tấn/năm. Cơ cấu ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng hợp lý, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng lên. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật và cơ giới hóa trong các khâu: giống, gieo sạ, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản triển khai khá tốt. Sản phẩm nông nghiệp được chú trọng về chất lượng và hiệu quả; đã xây dựng thương hiệu một số nông sản hàng hóa; hình thành nhiều vùng chuyên canh, cánh đồng đạt giá trị tăng thêm trên 25 triệu đồng/ha/năm.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn được chú trọng đầu tư, phát triển khá nhanh, cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn bước đầu đi vào cuộc sống, tạo tiền đề để xây dựng nông thôn mới. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế của vùng lũ để phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện môi trường và nâng cao đời sống nhân dân. Nhiều cụm, tuyến dân cư vượt lũ đã hoàn thành kết cấu hạ tầng thiết yếu, thu hút một bộ phận nhân dân vào định cư ổn định, đáp ứng yêu cầu phòng, chống lũ. Phần lớn đê bao thị trấn các huyện vùng lũ được đầu tư hoàn chỉnh, đảm bảo ổn định cuộc sống nhân dân khi có lũ.
- Công nghiệp-xây dựng phát triển nhanh, khẳng định được vai trò động lực của nền kinh tế. Công nghiệp-xây dựng tăng trưởng bình quân 20,9%/năm. Lĩnh vực đầu tư nước ngoài tăng trưởng khá cao (tăng bình quân 24,8%/năm và chiếm 59% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh).
Môi trường đầu tư được cải thiện, thu hút đầu tư trong và ngoài nước đạt kết quả khá cao. Các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật tăng. Nhiều công trình hoàn thành, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, làm thay đổi diện mạo của tỉnh.
- Thương mại-dịch vụ có sự chuyển biến tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Thương mại-dịch vụ tăng bình quân 11,2 %/năm. Công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng thương mại được quan tâm, hệ thống chợ và siêu thị phát triển khá; triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận, giới thiệu hàng hoá của địa phương đến các tỉnh, thành trong cả nước, góp phần đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng khá cao, bình quân trong 05 năm 2006- 2010 tăng 23,8%/năm.
Hoạt động dịch vụ phát triển nhanh, chất lượng nâng lên, nhất là dịch vụ bưu chính, viễn thông, vận tải, tài chính, ngân hàng; hình thành ngày càng nhiều loại hình dịch vụ tư vấn pháp luật, công chứng, khám chữa bệnh, chăm sóc con người; nhiều công trình, dự án du lịch gắn với các di tích văn hoá, lịch sử, sinh thái được tập trung đầu tư và kêu gọi đầu tư.
Hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh, đạt kết quả tốt; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 28,2%/năm; kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 35,6%/năm, hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và Khu kinh tế cửa khẩu Long An đã được Chính phủ công nhận, tạo điều kiện thuận lợi mở rộng quan hệ thương mại với Campuchia và các nước. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại có hiệu quả, góp phần tích cực vào việc ổn định thị trường.
- Hoạt động thu-chi ngân sách có nhiều tiến bộ; nguồn vốn tín dụng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển sản xuất-kinh doanh. Thu ngân sách nhà nước tăng khá cao, tốc độ tăng thu bình quân hàng năm đạt 20,5%, cơ cấu thu từng bước vững chắc; chú trọng khai thác hiệu quả nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ và
hoàn thành dự toán thu hàng năm. Chi ngân sách bình quân hàng năm tăng 18,3% tương ứng với tốc độ thu; quản lý chi chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
Mạng lưới tín dụng phát triển nhanh; nguồn vốn và tốc độ phát triển tín dụng tăng cao, bình quân mỗi năm tăng 30%; dư nợ tăng 26%, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp, góp phần lành mạnh hóa thị trường tài chính-tín dụng, thúc đẩy phát triển sản xuất-kinh doanh, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi.
- Tổng vốn đầu tư xã hội trên GDP luôn tăng và duy trì ở tỷ lệ cao, góp phần quan trọng tăng năng lực sản xuất và phục vụ cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh.
Huy động tối đa các nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, ngoài xã hội để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, tỷ lệ huy động vốn đầu tư trên GDP luôn được duy trì ở mức cao (39,6%).
- Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học-công nghệ có tiến bộ.
Nhiều đề tài nghiên cứu đã cung cấp các căn cứ khoa học, thực tiễn cho việc hình thành các chủ trương, chính sách có tính dài hạn hơn, nhất là trong đổi mới quản lý kinh tế, cơ chế thị trường, kinh tế tập thể, xây dựng hệ thống chính trị, cải cách hành chính. Việ ứng dụng thành tựu khoa học-công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng giống, kỹ thuật, quy trình sản xuất, cơ giới hoá, chế biến, bảo quản, xây dựng thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản. Trong lĩnh vực công nghiệp, các doanh nghiệp đã chủ động đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Một số chính sách đào tạo, sử dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học-kỹ thuật đã phát huy tác dụng khá tốt, góp phần cho đội ngũ này tăng lên.
- Công tác bảo vệ môi trường được chú trọng, nhất là các địa bàn trọng điểm phát triển công nghiệp; quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên hợp lý hơn. Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, tập trung xử lý các vấn đề bức xúc, góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Vận dụng có hiệu quả các chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực môi trường. Một số công viên, khu bảo tồn sinh thái được quan tâm đầu tư, khai thác.
- Các thành phần kinh tế tiếp tục được củng cố, phát triển khá ổn định. Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới hoạt động các doanh nghiệp nhà nước; sau khi sắp xếp, phần lớn doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Kinh tế tập thể được củng cố, từng bước thích ứng với tiến trình đổi mới, phát triển. Kinh tế hộ tiếp tục được duy trì, một số hộ nông nghiệp mở rộng đầu tư, phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Các loại hình kinh tế tư nhân luôn phát huy tính năng động, là một trong những động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm ưu thế, phát triển nhanh, tốc độ tăng bình quân 24,8%/năm, góp phần quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp.
Mở rộng quan hệ đối ngoại với địa phương, tổ chức kinh tế ở một số nước, vùng lãnh thổ để kêu gọi đầu tư, trao đổi thông tin, giao lưu kinh tế, thương mại, văn hóa, chuyển giao khoa học-kỹ thuật, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Chương trình liên kết, hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh bước đầu có hiệu quả, nhất là lĩnh vực xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, hoạt động xã hội.
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Long An giai đoạn 2006 - 2012
STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
1 Tăng trưởng kinh tế (%) 11,2 13,5 14,1 7,6 12,6 12,2 10,5
2 Cơ cấu kinh tế (%)
+ KV I 38,6 36,4 39,4 37,2 36,8 36,7 32,5
+ KV II 31 33,7 32,4 33 33,3 33,5 37,5
+ KV III 30,4 29,9 28,2 29,8 29,9 29,8 30
3 GDP bình quân đầu người
(triệu đồng/người/năm)
11,67 18,85 23,2 29,56 36,6
4 Giá trị kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
465 640 924 1000 1.365 1.950 2.380
khẩu (triệu USD)
6 Huy động vốn đầu tư xã hội/GDP (%)
45 42 42,1 34,8 40
7 Tổng thu ngân sách nhà nước (tỷ đồng)
1.459 1.494 2.170 2.406 3.319 4.603 4.935
8 Tổng chi ngân sách địa phương (tỷ đồng) 1.925 2.164 2.625 3.406 3.881 4.675 5.277, 363 9 Sản lượng lương thực (triệu tấn) 1,769 1,95 2,139 2,158 2,304 2,55 2,66
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Long An và Sở Kế hoạch và Đầu tư
2.2.1.2 Những thành tựu kinh tế góp phần bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện công bằng xã hội
Trong giai đoạn 2001-2010, Chương trình phát triển đồng bộ nguồn nhân lực-giải quyết việc làm- giảm nghèo đã tạo đột phá với phương châm xã hội hóa và lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội khác, như: Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, dạy nghề cho lao động nông thôn và các chính sách an sinh xã hội đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,8% đầu năm 2001, xuống còn 2,88% năm 2005 (theo chuẩn nghèo: Nông thôn 120.000đ/người/tháng và 150.000đ/người/tháng ở thành thị), với chỉ tiêu này, tỉnh đã về trước kế hoạch 01 năm. Năm 2004, tỉnh tiến hành điều chỉnh chuẩn nghèo (thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn từ 200.000đ/tháng trở xuống, thành thị từ 260.000đ/ tháng trở xuống thuộc hộ nghèo); theo đó, năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 12,44%, đến đầu năm 2010 còn 1,91%, vượt chỉ tiêu đề ra. Không còn hộ chính sách thuộc diện hộ nghèo. Năm 2009, tỉnh điều chỉnh chuẩn nghèo (thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn từ 400.000đ/tháng trở xuống, ở thành thị từ 540.000đ/ tháng trở xuống thuộc hộ nghèo); theo chuẩn đó, toàn tỉnh có 36.327 hộ, chiếm 10,5%. Kết quả thực hiện tổng
điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo, cuối năm 2010, toàn tỉnh có 26.720 hộ nghèo, tỷ lệ 7,37% (trong đó theo chuẩn TW là 25.958 hộ, tỷ lệ 7,16%), 20.406 hộ cận nghèo, tỷ lệ 5,63% (trong đó theo chuẩn TW là 18.511 hộ, tỷ lệ 5,11%); năm 2011, dự kiến tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5,97%.
- Những thành tựu về kinh tế đạt được đã góp phần tích cực giảm sức ép và
tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động; từ năm 2001 – 2010, tỉnh đã tạo
việc làm cho 260.490 lao động. Ngoài ra, dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm cũng đã tích cực hỗ trợ việc làm cho người lao động. Hoạt động của quỹ ngày càng hiệu quả, mỗi năm tạo hơn 9.000 lao động, Quỹ cũng đóng vai trò tích cực trong việc lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, tạo ra môi trường phát triển sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế, giúp cho các nhóm đối tượng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn, có cơ hội vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó, sự phát triển khá nhanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ; các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, ngành nghề truyền thống, các trang trại được củng cố và phát triển đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nông nghiệp, nông thôn, nhất là số lao động lớn tuổi, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất do công nghiệp hóa và đô thị hóa theo phương châm “ly nông, bất ly hương”.
Song song với tạo việc làm trong nước, tỉnh triển khai Đề án đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tỉnh ban hành chính sách khuyến khích lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua vay vốn với lãi suất ưu đãi từ nguồn ngân sách địa phương; đã xuất khẩu được 2.599 lao động ở các nước trong khu vực. Tuy kết quả đạt được chưa cao, nhưng nhìn chung, Đề án cũng mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giúp cho người nghèo có điều kiện thoát nghèo bền vững.
- Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, qui mô giáo dục phát triển theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”; mặt bằng dân trí được nâng lên rõ rệt; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được giữ vững; tỉnh được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2007, đang triển khai phổ cập bậc
trung học ở những nơi có điều kiện. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được kiện toàn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được quan tâm đầu tư. Đến năm 2010, toàn tỉnh có 616 trường học, cơ sở giáo dục (tăng 77 đơn vị so với năm học 2005-2006) và 28 cơ sở dạy nghề; 21,1% số trường đạt chuẩn quốc gia, không còn tình trạng học 3 ca....Trung tâm học tập cộng đồng đã hình thành ở 100% xã, phường, thị trấn; hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được phát động rộng mạnh, được xã hội hưởng ứng tích cực, góp phần nâng cao dân trí trong tỉnh.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh đã ban hành và thực hiện có hiệu quả
Đề án quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Long An thời kỳ 2001 – 2010 và Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Do đó, công tác dạy nghề có bước phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng được nâng lên. Năm 2000, toàn tỉnh có 7 cơ sở dạy nghề, đến năm 2011, tăng lên 36 cơ sở (trong đó 6 cơ sở dạy nghề công lập, 16 đơn vị công lập tham gia dạy nghề, 8 cơ sở dạy nghề tư thục, 5 doanh nghiệp và 1 hợp tác xã tham gia dạy nghề). Các cơ sở dạy nghề được tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, đội ngũ giáo viên tăng về số lượng và chất lượng, giáo viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ 72,90%. Chương trình, nội dung dạy nghề có bước đổi mới, phù hợp dần với kỹ thuật, công nghệ sản xuất và chú trọng rèn luyện kỹ năng cho người học. Quy mô tuyển sinh đào tạo nghề hàng năm tăng nhanh, từ 5.511 lao động năm 2000, tăng lên 20.913 lao động vào năm 2011. Từ năm 2005 đến năm 2010, đã mở 1.500 lớp dạy nghề cho 45.000 lao động nông thôn (trong đó, có người khuyết tật và người nghèo). Các cơ sở dạy nghề triển khai nhiều hình thức dạy và học, bước đầu đáp ứng được nhu cầu học nghề của thanh niên và nông dân, gắn với dạy nghề tạo việc làm, chuyển đổi nghề, ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tích cực trong chuyển dịch