1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam

41 546 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 705,99 KB

Nội dung

TÓM TẮT Thị trường chứng khoán Việt Nam với sự phát triển ngày càng mở rộng về quy mô, thu hút ngày càng nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tuy nhiên

Trang 1

-oo0oo -

NGÔ THỊ TỨ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013

Trang 2

-ooo0ooo -

NGÔ THỊ TỨ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học PGS.TS PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của chính tác giả Nội dung nghiên cứu được đúc kết từ quá trình học tập và kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng;

TP HCM, ngày 30 tháng 09 năm 2013

Tác giả luận văn

Ngô Thị Tứ

Trang 4

Trước tiên, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS

Phan Thị Bích Nguyệt đã tận tình chỉ bảo, định hướng khoa học và tạo mọi điều

kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn

Em cũng xin gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè và cơ quan tạo điều kiện cho

em học tập và hoàn thành luận văn

Trân trọng cám ơn!

Tác giả luận văn

Ngô Thị Tứ

Trang 5

Bảng 4.1 Thành phần bất cân xứng thông tin

Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình Bảng 4.3 Ma trận tương quan các biến trong mô hình

Bảng 4.4 Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính

Bảng 4.5 Kiểm định Breusch-Pagan

Bảng 4.6 Kiểm định Breusch-Godfrey LM

Bảng 4.7 Kiểm định Portmanteau test

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

TÓM TẮT……….……….1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 2

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu: 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu: 4

1.5 Phương pháp nghiên cứu 4

1.6 Kết cấu đề tài: 4

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 5

2.1 Lý thuyết về thị trường chứng khoán 5

2.2 Bất cân xứng thông tin 6

2.3 Tác động của bất cân xứng thông tin lên thị trường chứng khoán 7

2.4 Các mô hình xác định mức độ của thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán 8

2.5 Mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bất cân xứng thông tin 11

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

3.1 Mô hình nghiên cứu 13

3.1.1 Mô hình xác định mức độ bất cân xứng thông tin 13

3.1.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bất cân xứng thông tin 14

3.2 Thu thập và xử lý số liệu 18

3.2.1 Nguồn dữ liệu 18

3.2.2 Xử lý số liệu: 18

CHƯƠNG 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19

4.1 Xác định mức độ bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam 19

Trang 7

5.1 Kết luận 30 5.2 Kiến nghị 30 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

TÓM TẮT

Thị trường chứng khoán Việt Nam với sự phát triển ngày càng mở rộng về quy mô, thu hút ngày càng nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tuy nhiên trong quá trình phát triển vẫn còn tồn tại nhiều bất cập Một trong những yếu tố làm giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán biến động và ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư là do tình trạng thông tin bất cân xứng Bài nghiên cứu tập trung xem xét, đo lường mức độ thông tin bất cân xứng giữa nhà đầu tư và các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến vấn đề thông tin bất cân xứng hiện nay Từ

đó đưa ra một số giải pháp để hạn chế vấn đề thông tin bất cân xứng hiện nay trên thị trường chứng khoán

Với việc nghiên cứu thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2012, là một năm mà thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua rất nhiều biến động cho thấy mức độ bất cân xứng thông tin hiện nay vẫn còn ở ngưỡng cao với mức độ trung bình là 72.75 % và các yếu tố tác động mạnh mẽ làm ảnh hưởng tới thông tin trên thị trường chứng khoán gồm có: Giá trung bình hằng ngày, độ lệch chuẩn của suất sinh lợi hằng ngày và phương sai của giá trung bình mua bán hằng ngày

Từ thực trạng trên, bài nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị để giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin hiện nay là: Tăng cường thanh tra giám sát, cần có sự phối hợp để xử lý hài hòa với chuẩn mực kiểm toán và công bố thông tin của công

ty niêm yết và công ty chứng khoán; Cần có sự phối hợp một cách đồng bộ giữa các

cơ quan hữu quan và các Bộ, ngành liên quan, xây dựng cơ chế phối hợp và chế độ thông tin, báo cáo để triển khai thực hiện thành công phương án tái cấu trúc thị trường tài chính… để thị trường chứng khoán Việt nam ngày càng phát triển hoàn thiện hơn nữa

Trang 9

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trải qua chặng đường phát triển hơn 12 năm, thị trường chứng khoán Việt Nam đã không ít lần biến động mạnh Năm 2007, khi thị trường chứng khoán ở thời

kỳ hoàng kim, nhiều nhà đầu tư đã xem thị trường chứng khoán như một “canh bạc” lớn để tìm kiếm lợi nhuận Bước sang 2008, thị trường chứng khoán đã bắt đầu có dấu hiệu đi xuống Thế nhưng, nhiều nhà đầu tư vẫn kỳ vọng sự đi xuống chỉ là nhất thời và thị trường chứng khoán sẽ sớm trở lại về thời hoàng kim đã có Vì thế, số lượng nhà đầu tư và các công ty chứng khoán vẫn tiếp tục tăng Tuy nhiên, từ năm

2009 đến nay, thị trường chứng khoán đã “tuột dốc không phanh” bất chấp các chuyên gia nhận định thị trường sẽ sớm khởi sắc

Đặc biệt là trong năm 2012, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều biến động với rất nhiều sự kiện đã làm cho thị trường chứng khoán tụt dốc như: nợ xấu của các ngân hàng tăng cao so với thực tế báo cáo, một số lãnh đạo ngân hàng ACB, Sacombank, STB bị khởi tố và điều tra, một loạt các công ty bị đình chỉ hoạt động trên sàn chứng khoán đã khiến lòng tin vào thị trường ngày càng lung lay Điều này cho thấy sức ảnh hưởng của các thông tin khi đưa ra thị trường

đã tác động rất lớn đến các nhà đâu tư Do vậy, trong năm 2012 một loạt các chính sách được đưa ra để tăng cường hoạt động công bố thông tin như: Thông tư 52 về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán ban hành ngày 5/4/2012, trong đó công ty đại chúng quy mô lớn cũng phải công bố thông tin như doanh nghiệp niêm yết; Thông tư 121 hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng; Nghị định 58 về việc nâng chuẩn niêm yết trên hai sàn…cho thấy các nhà quản lý đã rất chú trọng vào công việc công bố thông tin một cách công khai minh bạch nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường hiện nay Mặc dù vậy, với nhiều chính sách được đưa ra nhưng với một thị trường

Trang 10

chứng khoán mới nổi như ở Việt Nam với các nhà đầu tư hoạt động còn mang tính bộc phát, hoạt động theo tâm lý đám đông thì việc hạn chế những thông tin trái chiều làm ảnh hưởng tới các nhà đầu tư đang là vấn đề gặp nhiều khó khăn

Bất cân xứng thông tin là một dạng thất bại của thị trường khi mà có một bên nắm được nhiều thông tin hoặc thông tin tốt hơn bên kia về một một sự kiện hay một nội dung nào đó mà nguyên nhân có thể là do sự rò rỉ thông tin hoặc những tin đồn thất thiệt và những thông thông tin sai lệch Khi xảy ra hiện tượng bất cân xứng thông tin sẽ làm hạn chế tính hiệu quả của thị trường, các nhà đầu tư sẽ dự đoán không chính xác được cơ hội đầu tư và rủi ro gặp phải Đối với thị trường chứng khoán thì việc thiếu thông tin hoặc có quá nhiều thông tin không chính xác sẽ làm cho nhà đầu tư không tự tin khi tham gia giao dịch hoặc sẽ tham gia theo xu hướng đám đông, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của thị trường, nếu tình trạng này kéo dài nó sẽ làm thì trường mất dần tính ổn định và không thể kiểm soát

Do vậy, việc phân tích đánh giá các yếu tố tác động đến bất cân xứng thông tin để

có những giải pháp, kiến nghị trong giai đoạn hiện nay là điều rất cần thiết

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là xác định mức độ thông tin bất cân xứng giữa nhà đầu tư và công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, xem xét các yếu tố nào tác động đến vấn đề thông tin bất cân xứng hiện nay và đề ra các gợi ý chính sách nhằm làm giảm mức độ thông tin bất cân xứng để nhà đầu tư đầu tư hiệu quả hơn

1.3 Câu hỏi nghiên cứu:

1 Mức độ tồn tại thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam là cao hay thấp và đạt ở mức nào?

2 Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

Trang 11

1.4 Phạm vi nghiên cứu:

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đặt ra, bài nghiên cứu xem xét thông tin dữ liệu của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam và khoảng thời gian nghiên cứu là từ 03/1/2012 đến 28/12/2012

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Nội dung của luận văn được nghiên cứu theo phương pháp định lượng Sử dụng mô hình của Gloten và Harris (1988) và mô hình Ness và Cộng sự (2001) để phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam Các số liệu sau khi thu thập sẽ được xử

lý trên excel và sau đó sử dụng công cụ Eview 6 và Stata để kiểm định mô hình hồi quy

1.6 Kết cấu đề tài:

Luận văn có kết cấu như sau:

Chương 1: Giới thiệu khái quát chung;

Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây;

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu;

Chương 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu;

Chương 5: Kết luận và Kiến nghị

Trang 12

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

TRƯỚC ĐÂY

2.1 Lý thuyết về thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán (Securities Market) là thuật ngữ dùng để chỉ cơ chế cho hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán dài hạn như các loại trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ tài chính khác như chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh, hợp đồng tương lai, quyền chọn, bảo chứng phiếu, chứng quyền:

 Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành

 Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành

 Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng

 Hợp đồng tương lai là một cam kết bằng văn bản về việc chuyển giao một tài sản cụ thể hay chứng khoán vào một ngày nào đó trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận ở thời điểm hiện tại

 Quyền chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hóa với một mức giá xác định (Strike Price) và trong một thời hạn nhất định

 Bảo chứng phiếu là một loại chứng khoán được phát hành cùng với trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi mà người sở hữu nó có quyền mua một số lượng chứng khoán nhất định tại một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định

Trang 13

 Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khoán được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong thời kỳ nhất định

Thị trường chứng khoán bao gồm Sở giao dịch chứng khoán (thị trường tập trung) là nơi mà các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên phiên giao dịch (chỉ có các loại chứng khoán đủ tiêu chuẩn niêm yết mới được giao dịch trên sàn) và thị trường OTC (thị trường phi tập trung) là một thị trường có tổ chức dành cho những chứng khoán không niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán

Với các chức năng là huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng và tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô thì thị trường chứng khoán hiện nay đang rất được các nhà đầu tư cũng như Chính phủ quan tâm để ngày càng phát triển hơn

2.2 Bất cân xứng thông tin

Thông tin bất cân xứng xuất hiện khi người mua và người bán có các thông tin khác nhau

Bất cân xứng thông tin xuất hiện dưới dạng:

- Sự lựa chọn ngược: Lựa chọn ngược hay lựa chọn bất lợi không phải là một quyết định ngẫu nhiên mà quyết định này xuất phát việc che đậy thông tin của một bên trong thị trường, và sự lựa chọn một bên sẽ gây bất lợi cho một bên khác trước khi xảy ra hợp đồng Lựa chọn bất lợi là một tình trạng kinh tế có thể nảy sinh do tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng, người lựa chọn thứ tốt lại chọn phải thứ không tốt Trong điều kiện thông tin đối xứng, các bên trong giao dịch nắm thông tin ngang nhau và đầy đủ về thứ được giao dịch Khi đó, người ta có thể tìm được thứ tốt hoặc thứ tương xứng với cái giá mà họ phải bỏ ra Nhưng trong nền kinh tế cạnh tranh không hoàn hảo, thông tin bất đối xứng thì kết quả lại hoàn toàn ngược

Trang 14

lại Bên không có lợi về thông tin phải gánh chiu nhiều rủi ro, nghĩa là một bên trong giao dịch có nhiều thông tin về sản phẩm giao dịch hơn bên kia, người có ưu thế về thông tin có thể cung cấp những thông tin không trung thực về sản phẩm được giao dịch cho bên kém ưu thế thông tin Kết quả là, bên kém ưu thế về thông tin đồng ý hoàn thành giao dịch và nhận được thứ không như mình mong muốn

- Tâm lý ỷ lại: sau khi hợp đồng đã được giao kết nhưng một bên có hành động che đậy thông tin mà bên kia khó lòng kiểm soát, hoặc muốn kiểm soát thì cũng phải tốn kém chi phí Đầu tư trên thị trường chứng khoán là hình thức các nhà đầu tư góp vốn với công ty niêm yết nhằm hưởng cổ tức do lợi nhuận trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty mang lại Như vậy tâm lý ỷ lại phát sinh nếu những người đại diện điều hành công ty không sử dụng nguồn vốn đúng mục đích hoặc không hiệu quả Tâm lý ỷ lại của người đại diện sẽ gia tăng nếu như tỷ lệ cổ phần mà họ sở hữu thấp bởi vì nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả thì trách nhiệm của họ không cao và sự thiệt hại trên vốn góp là thấp Hoặc trong một số trường hợp những người đại diện vì theo đuổi mục đích nào đó để làm lợi riêng cho bản thân mà gây tổn hại đến lợi ích của các nhà đầu tư thì các nhà đầu tư-bên kém ưu thế về thông tin sẽ là người gánh chịu những rủi ro phát sinh

2.3 Tác động của bất cân xứng thông tin lên thị trường chứng khoán

Tác động của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư:

- Lợi ích của một bên cao hơn lợi ích kỳ vọng của thị trường: Lợi ích kỳ vọng của thị trường là lợi ích bình quân của toàn thị trường, nó thường được đánh giá thông qua các chỉ số như EPS hay chỉ số P/E

- Chi phí kỳ vọng của bên bất lợi thông tin cao hơn chi phí kỳ vọng của thị trường: ngược lại so với tác động trên, nều như nhà đầu tư mua cổ phiếu của một công ty có giá cao hơn giá trị kỳ vọng, khi đó khả năng đạt được lợi ích từ việc đầu

tư cổ phiếu này sẽ thấp hơn so với lợi tức kỳ vọng

Trang 15

- Một bên đối tác có thể rời bỏ thị trường: vì là nhà đầu tư ít thông tin nên sẽ chịu chi phí kỳ vọng cao hơn chi phí kỳ vọng thị trường, do đó không nhiều thì ít các đối tượng này sẽ là đối tượng rời bỏ thị trường trước tiên

Tác động của thông tin bất cân xứng đối với thị trường:

Trên thị trường chứng khoán, hiện tượng bất cân xứng thông tin xảy ra khi doanh nghiệp che giấu các thông tin bất lợi và thổi phồng thông tin có lợi ; doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp sau khi phát hành cổ phiếu không chú trọng vào đầu tư sản xuất kinh doanh mà chỉ tập trung vào việc “làm giá” trên thị trường chứng khoán bên cạnh đó còn có sự rò rỉ thông tin nội gián; một số nhà đầu tư tạo cung cầu ảo trên thị trường dẫn đến phản ánh sai lệch giá trị của doanh nghiệp và một số kẻ xấu tung tin đồn thất thiệt cho doanh nghiệp; các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch; các trung gian tài chính cung cấp, xử lý thông tin không chính xác Bất cân xứng thông tin làm hạn chế tính hiệu quả của thị trường, nó làm cho môi trường đầu tư và kinh doanh trở nên khó dự đoán được những rủi ro và cơ hội đầu tư Tình trạng bất cân xứng về thông tin sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư không chính xác, gây cung cầu ảo, thị trường bong bóng và tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ thị trường

2.4 Các mô hình xác định mức độ của thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán

Mô hình Glosten and Harris (1988)

Một trong những mô hình phổ biến được dùng để đo lường chi phí lựa chọn bất lợi là mô hình của Gloten và Harris (1988) Mô hình này được thiết lập dựa trên sự biến đổi giá giao dịch (Bid-Ask Spread) tại các thời điểm:

Pt – Pt-1 = co (Qt – Qt-1) + c1 (QtVt – Qt-1Vt-1) + z0 Qt + z1 QtVt + εjt

Trong đó:

- Pt và Pt-1: là giá cổ phiếu tại thời điểm t và t-1

Trang 16

- Qt: Chỉ số giao dịch của cổ phiếu tại thời điểm t, Qt bằng +1 nếu là người mua phát động trước và bằng -1 nếu là người bán phát động trước

- Vt: Lượng giao dịch cổ phiếu tại thời điểm t

- c0, c1, z0, z1: là các hệ số của phương trình

- εjt: là sai số của phương trình

Theo Glosten và Harris (1988) thì thành phần tạo nên khoảng chênh lệch của giá giao dịch gồm có ba thành phần: chi phí bất cân xứng thông tin (thành phần chi phí lựa chọn bất lợi), chi phí xử lý đặt lệnh và chi phí lưu trữ Trong đó chi phí bất cân xứng thông tin được xác định: Z0 = 2(z0 + z1 Vt), phần còn lại chi phí xử lý đặt lệnh và chi phí lưu trữ được xác định là C0 = 2(c0 + c1 Vt) Thành phần bất cân xứng thông tin được xác định ASC = Z0/(Z0+C0)

Mô hình George, Kaul, and Nimalendran (1991)

George, Kaul, and Nimalendran (1991) đã phát triển mô hình mới với chênh lệch ước tính khoảng báo giá Mô hình xác định chi phí bất cân xứng thông tin dựa trên sự sai khác giữa tỷ lệ lợi nhuận được tính theo giá giao dịch và lợi nhuận theo giá bình quân

Vt: Lượng giao dịch cổ phiếu tại thời điểm t

sq: tỷ lệ % giữa chênh lệch giá giao dịch với giá trung bình

Trang 17

Theo George, chênh lệch ước tính khoảng báo giá gồm có 2 thành phần là thành phần chi phí xử lý lệnh và thành phần bất cân xứng thông tin Và ông đã ước tính chi phí xử lý lệnh là л0 và chi phí bất cân xứng thông tin là (1- л1)

Mô hình Lin, Sanger và Booth (1995)

Cũng sử dụng chênh lệch ước tính của giá giao dịch, Lin, Sanger và Booth (1995) cho rằng chênh lệch giá giao dịch là do thành phần chi phí bất cân xứng thông tin và thành phần chi phí xử lý lệnh Xem xét sự thay đổi trong giá giao dịch phản ảnh chi phí xử lý lệnh, còn việc định giá phản ảnh thành phần bất cân xứng thông tin Mô hình xác định chi phí bất cân xứng thông tin:

Qt+1 – Qt = λzt + εt+1

Zt+1 = θZt +ηt+1

Trong đó:

Qt: Giá bình quân đúng (bình quân giá mua bán)

λ: chi phí bất cân xứng thông tin

Zt = Pt - Qt (Pt: Giá giao dịch)

εt+1, ηt+1: Sai số ngẫu nhiên

Đối với mô hình xác định mức độ bất cân xứng thông tin cho thị trường

chứng khoán thì lựa chọn mô hình của Glosten và Harris (1988) là tương đối phù hợp đối với những thị trường chứng khoán mới nổi như ở Việt nam Vì thị trường Việt Nam là một thị trường mới nổi, số lượng sàn chứng khoán rất ít, chỉ có 2 sàn là HNX và sàn HOSE và tập trung chủ yếu là sàn HOSE, các công ty trong nước có cổ phiếu niêm yết trên sàn cũng còn hạn chế, chưa nhiều, công tác thống kê số liệu phân tích còn hạn chế nhất là về khối lượng, giá mua bán khớp lệnh liên tục trong một thời gian dài rất khó thống kê Do vậy việc sử dụng các mô hình như của George, Kaul, and Nimalendran (1991) hay Lin, Sanger và Booth (1995) thì việc thống kê số liệu hiện nay ở Việt Nam rất khó có số liệu chính xác do vậy đề tài đề

Trang 18

xuất sử dụng mô hình nghiên cứu của Glosten và Harris (1988) làm mô hình đo lường mức độ bất cân xứng thông tin cho thị trường chứng khoán Việt Nam

2.5 Mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bất cân xứng thông tin

Mô hình Bonnie F.Van Ness, Robert A.Van Ness and Richard S.Warr (2001)

Kế thừa các nghiên cứu trước đây của các tác giả như Bhushan R (1989), Brennan và Subrahmanyam (1995)…, Ness và Cộng sự (2001) đã phát triển mô hình nghiên cứu đã bao gồm các mô hình nghiên cứu trước đây Đây là mô hình xem xét các yếu tố tác động đến mức độ bất cân xứng thông tin một cách khá đầy

đủ và bao hàm cả các nghiên cứu trước do vậy luận văn đưa ra mô hình của Ness và Cộng sự (2001) là mô hình tổng quát để xem xét các yếu tố tác động

Từ việc đo lường mức độ ảnh hưởng của thành phần bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán, Ness và Cộng sự (2001) đã phân tích đánh giá các yếu tố tác động đến thông tin bất cân xứng trên thị trường và bao gồm các yếu tố sau:

- ANLYST: số lượng các nhà phân tích đối với một cổ phiếu

- VOL: trung bình khối lượng giao dịch hằng ngày của cổ phiếu

- PRI: giá cổ phiếu trung bình một ngày

- VAR: Phương sai của trung bình giá mua bán hàng ngày

- SIGR: Độ lệch chuẩn của suất sinh lợi hằng ngày

- SIGVOL: Độ lệch chuẩn của khối lượng giao dịch hằng ngày

- ERRE: sai số dự báo về thu nhập trên mỗi cổ phiếu

- DISP: Độ phân tán của của thu nhập dự báo trên mỗi cổ phiếu

- LEVG: Đòn bẩy tài chính

- INTAGTA: Tỷ lệ tài sản vô hình chia cho tổng tài sản

Trang 19

- RDSALES: Chi phí nghiên cứu và phát triển chia cho tổng doanh thu trong kỳ;

- MB: Giá trị thị trường và giá trị sổ sách

- MVE: Giá trị thị trường vốn cổ phần

- PINST: tỷ lệ phần trăm nắm giữ cổ phần trong công ty của các nhà đầu tư tổ chức

- INST: Số lượng các nhà đầu tư tổ chức sở hữu cổ phần công ty

Mô hình tổng quát của F.Van Ness (2001):

LTC = α0 + α1LANLYST + α2LVOL + α3LPRI + α4LVAR + α5LSIGR + α6LSIGVOL + α7ERRE + α8DISP + α9LEVG + α10LNINTAGTA + α11RDSALES + α12LNMB + α13 LPINST + α14 LINST + εLTC

LANLYST = β0 + β1LTC + β2LVAR + β3LNMVE + β4LPRI + β5IND1 + β6IND2 + β7IND3 + β8IND4 + β9LPINST + β10LINST + εLANLYST

LVOL = γ0 + γ1 LTC+ γ2LANLYST + γ3LNMVE + γ4LINST + γ5 LPINST + εLVOL Trong đó: LTC = ln(chi phí bất cân xứng thông tin/giá) hoặc spread/giá

Do mô hình của Ness (2001) là mô hình khá tổng quát về các yếu tố tác động đến mức độ bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán nên có thể áp dụng cho đối với thị trường Việt nam

Tóm lại, hiện nay có rất nhiều mô hình để đo lường mức độ bất cân xứng thông tin và các yếu tố ảnh hưởng tới nó Tuy vậy, với một thị trường chứng khoán mới nổi như ở Việt Nam thì công tác thống kê còn nhiều hạn chế do vậy luận văn sẽ ứng dụng mô hình của Glosten và Harris (1988) để xác định mức độ bất cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam và sử dụng mô hình của Ness (2001) để xem xét đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề bất cân xứng thông tin hiện nay

Trang 20

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mô hình nghiên cứu

3.1.1 Mô hình xác định mức độ bất cân xứng thông tin

Trong phần cơ sở lý thuyết các nghiên cứu trước đây có đưa ra một số mô hình để đo lường mức độ bất cân xứng thông tin, qua tình hình thực tế thì mô hình của Glosten và Harris (1988) là phù hợp để đo lường mức độ bất cân xứng thông tin hiện nay ở Việt Nam Do đó, mô hình nghiên cứu mức độ bất cân xứng thông tin của đề tài là:

Pt – Pt-1 = co (Qt – Qt-1) + c1 (QtVt – Qt-1Vt-1) + z0 Qt + z1 QtVt + εjt

Trong đó:

- Pt và Pt-1: là giá cổ phiếu tại thời điểm t và t-1

- Qt: Chỉ số giao dịch của cổ phiếu tại thời điểm t, Qt bằng +1 nếu là người mua phát động trước và bằng -1 nếu là người bán phát động trước Do trong khoảng thời gian ngắn, gần như là cùng một thời điểm có rất nhiều giao dịch được khớp lệnh nên rất khó xác định được Qt Vì thế theo Lee và Ready (1991) xác định như sau: + Giao dịch Qt bằng +1 nếu tại thời điểm giao dịch Pt > Pt-1

+ Giao dịch Qt bằng -1 nếu tại thời điểm giao dịch Pt < Pt-1

- Giao dịch Qt bằng Qt-1 nếu tại thời điểm giao dịch Pt = Pt-1

- Vt: Lượng giao dịch cổ phiếu tại thời điểm t

- c0, c1, z0, z1: là các hệ số của phương trình

- εjt: là sai số của phương trình

Theo Glosten va Harris (1988) khoảng chênh lệch của giá giao dịch (Bid-ask spread) bao gồm ba thành phần đó là: thành phần chi phí bất cân xứng thông tin

Ngày đăng: 08/08/2015, 23:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Kim Yến (2009), Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB Giao thông Vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thị trường chứng khoán
Tác giả: Bùi Kim Yến
Nhà XB: NXB Giao thông Vận tải
Năm: 2009
2. Lê An Khang (2008), Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán TP.Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán TP.Hồ Chí Minh
Tác giả: Lê An Khang
Năm: 2008
3. Nguyễn Ngọc Sơn (2012), Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Sơn
Năm: 2012
4. Trần Thị Mơ (2009), Thực trạng và giải pháp cho vấn đề bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp cho vấn đề bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả: Trần Thị Mơ
Năm: 2009
1. Brennan, M.J., and A. Subrahmanyam, (1995),Investment Analysis and Price Formation in Securities Markets, Journal of Financial Economics 38, 361-381 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ),Investment Analysis and Price Formation in Securities Markets
Tác giả: Brennan, M.J., and A. Subrahmanyam
Năm: 1995
2. George, T.J., G. Kaul, and M. Nimalendran (1991), Estimation of the Bid-Ask Spread and its Components: A New Approach, Review of Financial Studies 4, 623- 656 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Estimation of the Bid-Ask Spread and its Components: A New Approach
Tác giả: George, T.J., G. Kaul, and M. Nimalendran
Năm: 1991
3. Glosten, L.R. and L.E. Harris (1988), Estimating the Components of the Bid/Ask Spread, Journal of Financial Economic, 21, 123-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Estimating the Components of the Bid/Ask Spread
Tác giả: Glosten, L.R. and L.E. Harris
Năm: 1988
4. Lee, C.M.C. and M.A. Ready, 1991, “Inferring Trade Direction from Intraday Data,” Journal of Finance 46, 733-746 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inferring Trade Direction from Intraday Data
5. Lin, J., G. Sanger, and G.G. Booth (1995), Trade Size and Components of the Bid-Ask Spread, Review of Financial Studies 8, 1153-1183 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trade Size and Components of the Bid-Ask Spread
Tác giả: Lin, J., G. Sanger, and G.G. Booth
Năm: 1995
6. Ness, B.F.V., Ness, R.A.V, and R.A. Warr (2001), How do well adverse selection components measure adverse selection, Financial Management, Autumn 2001, 5 – 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: How do well adverse selection components measure adverse selection
Tác giả: Ness, B.F.V., Ness, R.A.V, and R.A. Warr
Năm: 2001
5. Công ty Chứng khoán Bảo Việt (www.bvsc.com.vn) 6. Công ty đầu tư Stockbiz (http://finance.vietstock.vn/7 .Công ty Cổ phần chứng khoán vndirect (https://www.vndirect.com.vn/portal/lich-su-gia/) Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w