1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tai nạn thương tích của người bệnh là công an điều trị nội trú tại bệnh viện 198 năm 2011

95 728 7
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO - BO Y TE TRUONG DAI HOC Y TE CONG CONG

PHAM TUAN NGỌC

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ TAI NẠN

THƯƠNG TÍCH CỦA NGƯỜI BỆNH LÀ CÔNG AN

DIEU TRI NOI TRU TAI BENH VIEN 198 NAM 2011

LUAN VAN THAC Si QUAN LY BENH VIEN

| MA SO CHUYEN NGÀNH: 60720701

HUONG DAN KHOA HOC: PGS.TS TRAN MINH DAO

⁄—

Trang 2

Sau 2 năm học tập tại trường Đại học Y tế công cộng, được sự giúp đỡ, hướng

dẫn và quan tâm của các thay, cô, các bạn học, đông nghiệp và gia đình, giờ đây khi

cuốn luận văn tốt nghiệp thạc sỹ quản lý bệnh viện được hoàn thành, từ tận đáy lịng

mình:

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thây, cô giáo trường Đại học Y tế

công cộng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa học về

Quản lý Bệnh viện

Em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Minh Đạo, người thây voi day nhiệt huyết đã hướng dẫn cho em từ xác định vấn đè nghiên cứu, xây dựng đề cương, và hoàn thành luận văn

Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Ths Phạm Công Tuấn, người đã hỗ trợ nhiệt tình cho em trong quá trình làm luận văn

Em xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và các dong nghiép tai Bénh vién 198, noi

em công tác và tiễn hành nghiên cứu, đã tạo điều kiện giúp đỡ và tham gia nghiên cứu Có được ngày hơm nay em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, anh em họ hàng, bạn bè và các bạn lóp Cao học Quản lj Bệnh viện khóa 3 đã khích lệ, động viên, chia sẻ kinh nghiệm học tập và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhát!

Trang 3

MUC LUC

DANH MUC CAC CHU! VIET TAT ossesessssssssssssssenessceccesnnnnmnsesscernnsnnnsnnunnnnnennssecensenssns iv TÓM TẮT ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU +2++22+++++2E++Ytttttttrtettrrtrtrrrtrrrrrt M ĐẶT VÁN ĐÈ real MUC TIEU NGHIEN CUU

CHUONG I: TONG QUAN TAI LIEU

1.1 Khái niệm mơ hình bệnh tật, tai nạn thương tích và bảng phân loại quốc tế về

bệnh tật (ICD-10) cc2ccSS2tttt 121111 .11 ririiiiiiirinrrnnir 4

1.2 Nghiên cứu về mơ hình bệnh tật trên thế giới và ở Việt Nam - 8 1.3 Nghiên cứu về mơ hình tai nạn thương tích trên thế giới và ở Việt Nam 17 1.4 Một vài nét sơ bộ về tổ chức Bệnh viện 198 . -+++++rrrrrrrrrrtrree 1.5 Cây vấn đề - nnnnn 0210111 11 rrtrrrtrtrrrirrrrrrri1010.0000tTrntrrrrrrrrrririr CHƯƠNG II: ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu ++++tttttttrrrrrrrrrrrirrrrrtrrrrrrrrrrrrrrirrrie

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu . crrrrrrrrrrrrrrtrrrrrirrrrrre 2.3 Thiết kế nghiên cứu . 555222S2222Etvrvvrrrrrrrrirrrriiiriiiirriiiiiirrtrrrrrrr 28

2.4 Phương pháp chọn mẫu 52 +2+ec+tertrrttrtrrrrttrtiirrrtiiiirrrrrrirtrrriiire

2.5 Phương pháp thu thập số liệu 2.6 Phương pháp phân tích số liệu

2.7 Các biến số nghiên cứu và khái niệm, thước đo, tiêu chuân, đánh giá 30

2.8 Đạo đức trong nghiên cứu -: -++-+ctrrtrrtrrtrrtrrtrrtrrrerrtrrrtrrrrdrrrrrrrirriie 33

2.9 Hạn chế của nghiên cứu -:: :-555c55vvvvvvevrrrrrrrrirrrrrrirrrriirriiii 00.1tn 34 CHƯƠNG III: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU - -2: 5552++22c2seerttrtrtrtrrrrrrrrrrr 35

3.1 Thông tin chung

3.2 Mơ hình bệnh tật của người bệnh là công an điều trị nội trú tại bệnh viện 198 38

Trang 4

3.4 Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mô hình TNTT của người bệnh là công an

điều trị nội trú tại bệnh viện 198 -cccsecrrrrrrrrrrrrttrriiiiririrriiiiiiirrrrie 54 ÍV, BẠN LUẬN tán bán 080 ng HH2 100824 maereserrroeeniertodtiiaHE134610/1G300300 cH1E 59 4.1 Đặc điểm chung -ccccse<cccccrerrrrrkrrrrrrrrrri.EtTriiirreiiiierierii 59

4.2 Mơ hình bệnh tật người bệnh là công an điều trị nội trú tại Bệnh viện 198 60 4.3 Mô hình tai nạn thương tích của người bệnh là công an điều trị nội trú tại Bệnh viền HỮY <2 canusobrsbstrtpttlticissirsEP CTỔYÌT mreenmamsammeselTIS SP TRE 65

4.4 Tìm hiểu yếu tố liên quan đến mơ hình TNTT của người bệnh là công an điều trị

Hội tủ tại Bệnh siện,LR, o6s2nnngggn 0010080 010101080806008010100nnntess-drrriiseeetE Tu TC re 70

V.KÉT LUẬN e-<555s2s1551030202860000000001310300000011180000001/0788244eeel0LELee 74

Phụ lục 1: Cây vấn đề

Phụ lục 2: Phiếu chiết suất số liệu bệnh án ¿ ©22+++eccvvrtrrrrrrrrrrrrrrtirirrriie

Trang 5

BCA: BV: BYT: CA: CACC: CAND: CBCSCA CNVCA: CQ CS: CTSN HHLS: HSBA : HSCC: ICD-10: KHTH: PTTK - CTCH: RHM-Mắt: TH TN TNGT: TNLD TNSH TNTT: TT WHO

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Bộ Công an Bệnh viện

Bộ Y tế

Công an

Công an Cao cấp Công an Nhân dân

Cán bộ chiến sỹ Công an

Công nhân viên Công an Cơ quan Cộng sự Chấn thương sọ não Huyết học lâm sàng Hồ sơ bệnh án Hồi sức Cấp cứu

Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật lần thứ 10

Kế hoạch Tông hợp

Phẫu thuật Thần kinh - Chấn thương Chỉnh hình

Răng Hàm Mặt - Mắt

Trường hợp

Tai nạn

Tai nạn giao thông

Tai nạn lao động Tai nạn sinh hoạt

Tai nạn thương tích Thứ tự

Trang 6

với đặc thù là khám và điều trị chủ yếu cho các cán bộ chiến sỹ công an, công an hưu

Do vậy, mơ hình bệnh tật và mơ hình tai nạn thương tích của Bệnh viện có những điểm

giống và khác biệt so với mơ hình bệnh tật của Việt Nam Tôi tiến hành đề tài “Nghiên

cứu mơ hình bệnh tật và tai nạn thương tích của người bệnh là công an điều trị nội trú tại Bệnh viện 198 năm 2011” để xác định mô hình bệnh tật và mơ hình tai nạn thương tích của lực lượng Công an nhân dân Đề tài được thực hiện bằng phương pháp

nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu dựa trên số liệu thứ cấp của người bệnh là công an

điều trị nội trú từ ngày 01/01/2011 đến hết 31/12/2011 tại Bệnh viện 198

Kết quả nghiên cứu cho thấy mơ hình bệnh tật của người bệnh công an điều trị nội

trú tại Bệnh viện rất đa dạng, có nhiều điểm giống với mơ hình bệnh tật chung của cả nước Mười bệnh hay gặp nhất là tăng huyết áp (5.3%), bệnh viêm đại tràng và dạ dày

4.9%, đau lưng (cột sống) là 3,9%, Khó chịu và mệt mỏi 3,6%, Sốt phát ban 3,2%, Đái tháo đường týp 2 (2.9%), Quai bị (2.8%), Sốt virus (2,3%), Chấn thương nội sọ (1,6%)

Suy thận mạn (1.5%) Mơ hình bệnh tật của Bệnh viện 198 có sự thay đổi so với 8 năm về trước: Một số bệnh có sự gia tăng số lượng mắc như các bệnh khối u, bệnh nội tiết,

đinh dưỡng và chuyên hóa, bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật, bệnh có xu hướng giảm

là bệnh tiêu hóa, chân thương, ngộ độc

Trong mơ hình TNTT của người bệnh công an điều trị nội trú tại Bệnh viện 198

thì TNGT là nguyên nhân chủ yếu chiếm 56,7%, tai nạn sinh hoạt, thé duc thé thao

chiếm 33,3%, tai nạn khi làm nhiệm vụ là 5,2% và tai nạn khi tập luyện là 4.8%; VỊ trí

tổn thương ở các chỉ chiếm tỷ lệ cao nhất (chân là 29,9% và tay là 16,7%), vùng mặt là 18,8%, vùng đầu 14.7%; Tôn thương gây gãy, vỡ xương chiếm tỷ lệ cao nhất 32,8%,

bong gân, trật khớp, chấn thương khớp chiếm 17.5%, Chấn thương sọ não và chan

động não chiếm 15,5%, vết thương hở, chấn thương phần mềm là 11,7%, Đa chấn

Trang 7

Trong công tác quản lý bệnh viện, nhất là trong nghiên cứu những vấn đề của y

tế công cộng, xây dựng mơ hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú là mục tiêu

quan trọng nhất liên quan đến việc xây dựng các chiến lược y tế Đối với các nước đang phát triển yêu cầu này càng phải được coi trọng vì các nguồn lực hạn chế so với nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khoẻ, cho nên mọi quyết định cho chăm sóc sức khoẻ con người đều phải được nghiên cứu kỹ lưỡng Chiến lược y tế càng phù hợp với mơ hình bệnh tật thì càng phát huy được hiệu quả Mơ hình bệnh tật là căn cứ để

xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn của bệnh viện[43]

Mơ hình bệnh tật ở Việt Nam hiện nay phản ánh đặc trưng của cả quốc gia đang

phát triển (bệnh nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng, các vấn đề sức khoẻ bà mẹ và trẻ em)

và quốc gia phát triển (tai nạn thương tích, bệnh tim mạch, ung thư) và có sự thay đổi mạnh mẽ so với ngày trước Đó là sự gia tăng mạnh mẽ các bệnh truyền nhiễm mới nỗi như: cúm A/HINI, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết gia tăng cùng với các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tiểu đường, tim mạch và tai nạn thương tích do sự biến đơi

của khí hậu, mơi trường, lối sống gây ra[32, 34, 37]

Đặc biệt, trong thời gian qua tai nạn thương tích (TNTT) sự gia tăng nhanh

chóng và trở thành vấn đề y tế công cộng toàn cầu TNTT là nguyên nhân của Š triệu trường hợp tử vong hàng năm trên toàn thế giới chiếm 9% số tử vong chung TNTT không tử vong cũng đóng góp 12% trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu Những nghiên

cứu gần đây về TNTT cho thấy tình trạng đáng lo ngại của TNTT tại ở Việt Nam Theo

Trang 8

Bệnh viện 198 là một Bệnh viện đa khoa tuyến cuối của ngành cơng an, nằm ở phía Tây Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 15 km, nơi giáp ranh giữa nội và ngoại thành, gần đường giao thông cao tốc Thăng Long ở khu vực có tốc độ đơ thị hóa

cao Bệnh viện 198 với đặc thù là Bệnh viện khám và điều trị cho cán bộ chiến sĩ trong

lực lượng CAND là chính[5] nên mơ hình bệnh tật của bệnh viện sẽ có những điểm giống cũng như khác so với mơ hình bệnh tật chung của nước ta Ngoài ra, với đặc thù công an là một nghề đối mặt với nhiều nguy hiểm trong q trình cơng tác nên nguy cơ xảy ra những tai nạn thương tích là cao Nên việc xác định mơ hình tai nạn thương tích của người bệnh là công an cũng giúp cho ta đánh giá được tình trạng tai nạn thương tích của CBCS hiện nay Trên cơ sở đó sẽ xác định được một số yếu tố liên quan do

những tai nạn thương tích mang lại để đưa ra các khuyến nghị cần thiết Ngoài ra, hiện

nay vẫn chưa một nghiên cứu chính thức nào về mơ hình tai nạn thương tích trong lực lượng cơng an nhân dân

Chính vì thế việc nghiên cứu mô hình bệnh tật nói chung và mơ hình tai nạn

thương tích của người bệnh là công an điều trị tại bệnh viện 198 là rất cần thiết để có

thể đưa ra được những chiến lược đúng đắn phát triển bệnh viện nói riêng và bảo vệ sức khỏe của cán bộ chiến sỹ CAND nói chung

Vì vậy chúng tơi tiến hành đề tài “Nghiên cứu mơ hình bệnh tật và tai nạn

Trang 9

1 Xác định mơ hình bệnh tật của người bệnh là công an điều trị nội trú tại Bệnh viện 198 năm 2011

2 Xác định mơ hình tai nạn thương tích của người bệnh là công an điều trị nội trú tại Bệnh viện 198 năm 2011

3 Tìm hiểu một số yếu tô liên quan đến mơ hình tai nạn thương tích của người bệnh là

Trang 10

1.1 Khái niệm mơ hình bệnh tật, tai nạn thương tích và bảng phân loại quốc tế về bệnh tật (ICD-10)

1.1.1 Khái niệm mơ hình bệnh tật

Mơ hình bệnh tật của một cộng đồng hay một tô chức có vai trị quan trọng

trong công tác quản lý chăm sóc bảo vệ sức khỏe con người trên thế giới cũng như ở

Việt Nam Mơ hình bệnh tật ở bệnh viện là các số liệu thống kê về số lượng người bệnh vào khám chữa bệnh, về tình hình mắc bệnh, về những yếu tố ảnh hưởng đến mơ

hình bệnh tật như điều kiện làm việc, khí hậu, tuổi, giới tính trong những khoảng

thời gian nhất định Hồ sơ bệnh án (HSBA) là tài liệu duy nhất giúp cho nghiên cứu

vấn đề này Nghiên cứu mơ hình bệnh tật là một nghiên cứu theo phương pháp thống kê mô tả[25, 37]

Sức khỏe con người đã chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố như sau: địa lý, dân

số, trình độ văn hóa, tâm lý tập quán, kinh tế xã hội và dịch vụ y tế Trong một khoảng

thời gian nhất định, tình hình bệnh tật trong một cộng đồng sẽ có sự biến đôi Mỗi cơ

sở khám chữa bệnh cũng có một mơ hình bệnh tật khác nhau do tô chức và chức năng nhiệm vụ khác nhau Mơ hình bệnh tật tại bệnh viện đa khoa sẽ khác mơ hình bệnh tật của bệnh viện chun khoa Mơ hình bệnh tật của người bệnh điều trị tại Bệnh viện loại I sẽ khác mơ hình Bệnh viện loại II Mơ hình bệnh tật của Bệnh viện tuyến tỉnh khác với mơ hình bệnh tật của Bệnh viện khu vực Mơ hình bệnh tật của Bệnh viện còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của cán bộ y tế Bệnh viện nào có đội ngũ cán bộ y tế chun mơn cao thì mơ hình bệnh tật của Bệnh viện đó sẽ phức tạp hơn nhiều, tỷ lệ

mắc bệnh mang tính cấp cứu khẩn trương sẽ tăng hơn{32, 36]

Mơ hình bệnh tật có vị trí quan trọng trong việc hoạch định các chính sách về y

Trang 11

(WHO) va cdc nước trên thế giới đều tập trung vào nghiên cứu mô hình bệnh tật và sự

biến đổi nó của các vùng lãnh thé, các nước để làm cơ sở cho việc xây dựng các chiến

lược phát triển công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân[25, 37] 1.1.2 Khải niệm tai nạn thương tích

Tai nạn là một sự kiện không chủ tâm, dẫn đến một thương tích rõ ràng[38]

Thương tích là thương tổn thực thể của cơ thê, là kết quả sự phơi nhiễm, tương tác của năng lượng (năng lượng này có thể là cơ, nhiệt, điện, hóa hay từ) với cơ thể bằng một số lượng hay tỷ lệ vượt quá ngưỡng chịu đựng sinh lý Trong một vài trường hợp thương tích là kết quả của sự thiếu hụt các nhân tốt duy trì sự sống (trong chết đuối, chết ngạt, chết cong)[38]

Tuy nhiên, vì thuật ngữ “tai nạn” giống như một điều không may mắn, không thể đốn trước nên khơng thể phịng tránh được Vì vậy, thuật ngữ “tai nạn thương tích” thường được dùng trong các báo cáo, nghiên cứu để chỉ ra TNTT dù sự kiện có chủ tâm hoặc khơng có chủ tâm gây ra các thương tổn thực thể/tỉnh thần cho cơ thể

nhưng có thể các biện pháp đề hạn chế và phòng tránh được[38]

1.1.3 Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật

Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật lần thứ 10, ICD-10 (International Statistical

Classification of Diseases and Related Health Problems, Tenth Revision)[S7], là danh

mục phân loại quốc tế về bệnh tật và những vấn đề liên quan đến sức khỏe lần thứ 10,

là sự tiếp nối và hoàn thiện hơn về cấu trúc, phân nhóm và mã hóa của các ICD trước

đây và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hướng dẫn sử dụng cho tất cả các nước trên toàn cầu

Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về mơ hình bệnh tật trong đó sử dụng bảng phân loại về bệnh tật của Tổ chức Y tế thế giới ICD - 10 Bảng phân

Trang 12

chỉnh sau mỗi một thời gian nhất định[34]

Năm 1998, Bộ Y tế Việt Nam ra văn bản hướng dẫn sử dụng ICD-10 tại các cơ

sở y tế Việt Nam[12, 13] Bảng phân loại này thực sự giúp cho cán bộ y tế có tài liệu thống kê chính xác tình hình bệnh tật trong bệnh viện, đồng thời là tài liệu thống nhất chẩn đoán và xây dựng mơ hình bệnh tật ở các cơ sở y tế của Việt Nam thống nhất với phân loại bệnh tật của các nước trên thế giới Bảng phân loại bệnh tật quốc tế ICD-10 bao gồm 21 chương bệnh, mỗi chương gồm một hay nhiều bệnh và đặc biệt đã được hệ

thống mã hóa kết hợp giữa ký tự chữ cái với ký tự số và được sắp xếp từ A00,0 đến Z99,9[13]

Chương bệnh ciia bang phan loai bénh tat ICD-10 bao gom: Chuong I: Bénh nhiém khuan va ky sinh vat

Chương II: Khối u

Chương ÏI: Bệnh máu, cơ quan tạo máu và một số rồi loạn liên quan cơ chế miễn dịch

Chương IV: Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa Chương V: Rối loại tâm thần và hành vi

Chương VI: Bệnh hệ thần kinh

Chương VII: Bệnh mắt và phần phụ Chương VII: Bệnh tai và xương chim Chương IX: Bệnh hệ tuần hoàn

Chương X: Bệnh hệ hô hấp

Chương XI: Bệnh hệ tiêu hóa

Chương XII: Bệnh da và mô dưới da

Chương XII: Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết

Chương XIV: Bệnh hệ tiết niệu và sinh dục

Trang 13

Chương XVIII: Triệu chứng, dấu hiệu và những phát hiện lâm sàng, cận lâm sang bat thường không phân loại ở nơi

Chương XIX: Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài

Chương XX: Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong

Chương XXI: Yếu tố ảnh hưởng tình trang sức khỏe và việc tiếp xúc với eơ quan y té

So với bảng phân loai bénh ICD - 9 bang ICD - 10 có sự thay đổi về cấu trúc, bố

cuc[52], da bổ sung một số chỉ tiết và cụ thể hóa hơn trong một số chương bệnh như

trong chương bệnh của cơ quan tạo máu (chương III) có thêm bệnh liên quan đến miễn dịch Bệnh giác quan được tách ra khỏi chương bệnh thần kinh và thành hai chương bệnh là chương bệnh tai - xương chũm (chương VII), chương bệnh mắt và phần phụ của mắt (chương VII) Trong chương bệnh cơ xương khớp (chương XIII) có thêm bệnh

mô liên kết Trong chương bệnh di tật bẩm sinh (chương XVII) có thêm bệnh biến

dạng bất thường nhiễm sắc thể Khơng cịn chương bệnh triệu chứng khó xác định, thay vào đó là chương bệnh: các triệu chứng, dấu hiệu bất thường phát hiện qua lâm sàng và xét nghiệm (chương XVIII) Thêm hai chương bệnh là: Chương nguyên nhân

ngoại sinh của bệnh tật tử vong (chương XX) và chương các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe (chương XXI)[12, 34, 37]

Bộ mã của ICD-10 được quy định:

- Ký tự thứ nhất (chữ cái) mã hóa chương bệnh - Ký tự thứ 2 (chữ số thứ nhất) mã hóa nhóm bệnh

- Ký tự thứ 3 (chữ số thứ hai) mã hóa tên bệnh

- Ký tự thứ 7 (chữ số thứ ba sau dấu chấm (.) mã hóa một bệnh chỉ tiết theo

Trang 14

dụng bộ mã 3 ký tự tức là chỉ mã hóa đến tên bệnh trên hệ thống y tế của Việt Nam và

Bệnh viện 198 đang sử dụng bộ mã 3 ký tự này để mã hóa bệnh tật Càng những năm cuối của thế kỷ XX sự bùng nỗ của công nghệ gen, công nghệ miễn dịch học, nhiều kỹ thuật chẩn đoán cao được áp dụng như: Cộng hưởng từ, kính hién vi điện tử v.v cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, đã ảnh hưởng không ít tới đặc điểm

bệnh tật, xuất hiện thêm một số bệnh mới do trước kia chưa có hoặc trước kia chưa tìm

ra[12, 34, 37]

1.2 Nghiên cứu về mơ hình bệnh tật trên thế giới và Việt Nam

1.2.1 Nghiên cứu mơ hình bệnh tật trên thế giới

Về mơ hình sức khoẻ trên thế giới được chia làm 3 hình thái như sau[34]:

- Các nước chậm phát triển hình thái A: Bệnh truyền nhiễm cao, bệnh mạn

tính, khơng truyền nhiễm thấp

- Các nước đang phát triển hình thái B: bệnh truyền nhiễm giảm nhưng vẫn còn

cao, bệnh mạn tính, khơng truyền nhiễm tăng cao

- Các nước đã phát triển hình thái C: Bệnh không truyền nhiễm như tim mạch, tiểu đường, bệnh lý người già là chủ yếu bệnh truyền nhiễm rất ít

Đặc điểm bệnh tật ở các nước đã phát triển là bệnh tật chủ yếu rơi vào nhóm tuổi đã qua lao động, chủ yếu là người già, tình trạng thiếu dinh dưỡng không phải là

vấn đề quan trọng Các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng có tỷ lệ rất ít trong cộng đồng, ngược lại bệnh thoái hoá, ung thư lại là vấn đề quan trọng hàng đầu Ở các nước

phát triển, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, ung thư là các bệnh có tỷ lệ tử vong hàng

đầu Trong khi đó, ở các nước đang phát triển bệnh tật chủ yếu với các nhóm tuổi cịn

Trang 15

Bảng 1.1: Mô hình bệnh tật thế giới năm 199037]

các nước đang các nước MHBT chung

Cac loai bénh / 3 : An"

phát triên phát triên toàn thê giới

Bệnh nhiễm trùng 41,2% 5,3% 33,4%

Bệnh không nhiễm trùng 50.0% 87,3% 58,1%

TNTT 8,8% 7,4% §,5%

Tổng cộng 100% 100% 100%

Ở Brunei, một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới và đầu tư cho y tế lớn nhất thế giới, trong mười bệnh hàng đầu hay gặp, chỉ có một

bệnh nhiễm khuẩn là nhiễm khuân đường hô hấp, còn lại chủ yếu là bệnh tìm mạch, đái

đường, hen (những bênh không lây) Ngược lại ở Cam Pu Chia, một đất nước còn nghèo, các bệnh thường gặp là sốt rét, lao, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, nhiễm khuân hô hấp cấp là các bệnh lây truyền phổ biến ở các nước đang phát triển[34]

Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 1998 tại một số nước khu vực sông Mê kơng thì tại Vân nam, Trung Quốc có 38.735.000 người, thì có số ký sinh trùng sốt rét là

12.988; Malaysia có 22.711.900 người, thì có số ký sinh trùng sốt rét là 7.079; Việt nam có 76.161.000 người, thì có số ký sinh trùng sốt rét là 72.091 Điều này cho thấy

trong những năm qua chúng ta thực hiện phòng chống sốt rét tương đối có hiệu

quả[32]

Thống kê Y tế Lào năm 2005 trong 10 bệnh phổ biến nhất thì bệnh nhiễm trùng chiếm 6 bệnh trong đó 5 bệnh đứng hàng đầu: viêm phổi, viêm họng và amidal, viêm

phế quản, viêm tiêu phế quản, ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột có nguồn gốc nhiễm khuẩn, cúm Tình hình này khá giống mơ hình bệnh tật của Việt Nam[34]

Tại Canada thống kê gánh nặng bệnh tật tại bang Ontario từ 1990-1995 cho thấy

Trang 16

nghiên cứu ở Australia của Harrison J và báo cáo của Viện nghiên cứu sức khỏe, tai nạn thương tích vẫn đứng hàng đầu, tiếp theo là ung thư, tim mạch Kết quả điều tra của WHO công bố năm 1991 cho thấy sau 10 gánh nặng bệnh tật do tai nạn thương tích gây ra tăng nhanh ở các nước phát triển Ở hầu hết các nước tai nạn thương tích đều chiếm tỷ lệ cao trong gánh nặng bệnh tật do chết non[32]

Báo cáo WHO năm 1995 nhận định về sức khoẻ thế giới như sau: Nguyên nhân

chính gây bệnh cao nhất là tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi, kẻ cả ly là 1,8 tỷ ca/năm, tiếp đến là nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp dưới với 248 triệu ca/năm Về tử vong nguyên nhân chính là bệnh tim mạch, thiếu máu cục bộ với 4.2 triệu ca/năm, nhiễm khuân cấp

đường hô hấp dưới ở trẻ em dưới 5 tuổi là 4,1 triệu ca/năm, bệnh mạch máu não 3,8 triệu ca/năm, bệnh phôi tắc nghẽn mạn tính là 2,8 triệu ca/năm, lao là 2,7 triệu ca/năm,

sốt rét là 2 triệu ca/năm[32]

Cho đến nay bệnh lao vẫn là vấn đề khẩn cấp toàn cầu Tý lệ mắc lao có sự

chêch lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển, giữa Tây Âu, Bắc Mỹ và các nước còn lại Đầu những năm 1980 ở các nước phát triển tỷ lệ nhiễm lao ở lứa tuổi

14 là 1 - 5%, một số nước <1% Số mới mắc là 10 - 20%/100.000 dân và đa số là người

lớn, ở các nước này tỷ lệ giảm đến 14% mỗi năm Ở các nước đang phát triển nguy cơ nhiễm lao đang có chiều hướng giảm dần tuy không nhiều, đa số là giảm ít hoặc khơng giảm Ước lượng về nguy cơ nhiễm lao và số lượng giảm hàng năm Châu Á nguy cơ là 1- 2%, mức độ giảm 2-5%[32] Theo các số liệu thông kê cứ 1 giây lại có 1 người mới

bị nhiễm lao; hiện có 1,7 tỷ người nhiễm lao trên thế giới; hàng năm có khoảng 3 triệu

người chết vì bệnh lao

Các bệnh tim mạch quan trọng nhất là thiếu máu và nhồi máu cơ tim, thấp tim,

tăng huyết áp và đột quy Những yếu tố nguy cơ quan trọng là lối sống không lành

mạnh, khâu phần ăn nhiều chất béo động vật, hút thuốc lá, ít vận động thể lực và cao

tuổi Ở các nước cơng nghiệp hóa, có khoảng 30 cái chết đột ngột do tim mỗi tuần, ở

Trang 17

Trung Quốc tỷ lệ đó là < 1,5/mỗi tuần cho 01 triệu dân Tăng huyết áp đóng vai trị

bệnh căn chính trong bệnh mạch máu bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ suy tim, suy thận

Đột qụy hay gây tai biến mạch máu não, là nguyên nhân gây tàn phế nghiêm trọng và là gánh nặng cho toàn xã hội[32]

Bệnh ung thu dang gia tắng toàn cầu, ung thư là nguyên nhân gây chết người thứ hai sau bệnh tim mạch, chỉ tính riêng ung thư phơi và ung thư phế quản đã là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 10 Trên toàn thé giới tỷ lệ chết do ung thư tính

trên 1000 đân vào năm 2015 khoảng 12% dân số thế giới, năm 2030 chiếm khoảng

13% dân số thế giới; số người mắc ung thư nam giới hay mắc ung thư: gan, phổi, da

dày, đại trực tràng Nữ hay mắc ung thư: cổ tử cung, vú, dạ dày, phổi, đại trực

tràng[32] Gánh nặng của ung thư được tiên đoán là sẽ gia tăng trong vài thập kỷ tới,

trong khi chúng ta chưa tìm được các biện pháp điều trị hữu hiệu

1.2.2 Nghiên cứu mô hình bệnh tật ở trong nước

Tình hình bệnh tật ở Việt Nam có liên quan chặt chẽ với địa lý khí hậu và các

yếu tố kinh tế Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế nói chung cịn thấp,

sự ơ nhiễm mơi trường có xu hướng gia tăng lại chịu hậu quả sau chiến tranh, nhưng dân trí ở các thành phố lớn lại được nâng lên, nền y học của Việt Nam đang được hòa

nhập với các nước phát triển, các phương tiện chân đoán ngày càng hiện đại cho nên

mơ hình bệnh tật của Việt Nam đa dạng, đan xen giữa hai mô hình bệnh tật của các

nước chậm phát triển và có xu hướng tiến đến mơ hình bệnh tật của các nước đang phát

triển Xu hướng bệnh tật tử vong ở Việt Nam thay đổi nhiều theo sự phát triển của nền kinh tế và sự phát triển của xã hội Bệnh truyền nhiễm giảm, bệnh không truyền nhiễm

Trang 18

Bảng 1.2: Mơ hình bệnh tật của Việt Nam trước năm 2001[44] Loại bệnh 1976 1986 1995 2000 Bệnh truyền nhiễm 55,6% 59,2%| 46,4%| 32,1%

Bệnh không truyền nhiễm 42,6% 39,0% | 41,9%|_ 54,2%

TNTT 1,8% 1,8% | 11/7%| 13,7%

Thập niên 90, đánh dấu sự chuyển mình của Việt Nam sau cải cách kinh tế được

khởi xướng vào cuối thập niên 80 và bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng và bền

vững, sự tăng trưởng kinh tế, đổi mới về nhận thức đã tác động đến cuộc sống của

người dân, bao gồm cả những thay đổi về sức khoẻ Hệ thống chăm sóc y tế không

ngừng được củng cố và phát triển Mơ hình bệnh tật của Việt Nam hiện nay là mơ hình

bệnh tật của một nước đang phát triển và mang đặc điểm của các nước nhiệt đới đang

đan xen giữa truyền nhiễm và không truyền nhiễm, giữa bệnh cấp tính và mạn tính

Các bệnh truyền nhiễm nói chung (nhiễm khuẩn, siêu vi trùng, ký sinh trùng) vẫn còn

chiếm tỷ lệ cao và các bệnh không truyền nhiễm như tăng huyết áp, ung thư, bệnh nghề nghiệp, TNTT đang ngày càng gia tăng Trong tương lai mơ hình bệnh tật nước ta vẫn theo hướng của các nước đang phát triển, nghĩa là bệnh nhiễm trùng giảm dần, bệnh

không nhiễm trùng tăng đần[14, 25, 32]

Theo số liệu thống kê y tế năm 2003, mười bệnh của toàn quốc hay gặp: Sỏi tiết niệu (3,76%), các Bệnh viêm phổi (3,55%), viêm phổi-COPD (2,38%), ia chảy

(2,16%) sốt virut (1,66%) tai nạn giao thông (1,64%) tăng huyết áp (1.38%), viêm đạ dầy tá tràng (1,13%), viêm ruột thừa (1,10%), đục thủy tỉnh thể (0,8%)[15]

Trong thống kê y tế của bộ Y tế về xu hướng bệnh tật tử vong toàn quốc từ năm

2000 - 2003 và 2004 — 2008: Các bệnh truyền nhiễm đứng thứ hai có xu hướng giảm rồi lại tăng phù hợp với sự xuất hiện của một số dịch bệnh mới nổi như SARS, cúm

HồNI ; Các bệnh không lây chiếm tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất có xu hướng tăng

Trang 19

theo chương bệnh giai đoạn 2004 — 2008 có sự thay đổi so với năm giai đoạn 2000 -

2003 Qua 8 năm, tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm giảm từ 32,11% xuống 25,11%, bệnh

không truyền nhiễm tăng từ 54,20% lên 63,14%, tai nạn, ngộ độc, chấn thương giảm

nhẹ từ 13,69% xuống còn 11,72%

Bảng 1.3: Xu hướng bệnh tật tử vong qua các năm (đơn vị: %)|20]

TT| Loaibénh | |2000| 2002 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 1 |Bệnh truyền Mặc |32.11 | 27,16 | 26,13 | 25,18 | 24,94 | 25,73 | 25,15 nhiễm Chết | 26,08 | 18,20 | 17,00 | 16,53 | 13,23 | 15,41 | 17,23 2 Bénhkhéng | Mắc |54.20| 63,65 | 60,81 | 62,16 | 62,40 | 60,65 | 63,14 truyền nhiễm | Chết |52.25| 63,28 | 57,91 | 61,14 | 61.62 | 60,13 | 60.02 3_ [Tai nạn, ngộ Mac | 13,69} 9,18 | 13,06 12,65 12,66 | 13,62 | 11,72 độc, chấn Chết |21,67 | 18,52 | 25.09 | 22,33 | 25,15 | 24,47 | 22,75 thương

Với mô hình bệnh tật như trên thì chiến lược phát triển y tế Việt Nam vẫn là

phát triển y tế phổ cập - Nhưng đồng thời cần phát triển y tế chuyên sâu, với mục tiêu

là: giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, nâng cao thể lực, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi

thọ, cải thiện chất lượng giống nịi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

Theo tài liệu "Xây dựng y tế Việt Nam công bằng và phát triển" của Trần Thị

Trung Chiến và cộng sự thấy: Việt Nam đã trải qua quá trình chuyên đổi dịch tễ học

trong 20 năm qua với tÿ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm giảm đáng kể Nhờ có thành

cơng của các chương trình y tế công cộng như chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống nhiễm khuân hơ hấp cấp tính, chống ia chảy, phòng chống sốt rét, phòng

chống lao, phong mà nhiều bệnh nhiễm trùng và truyền nhiễm đã bị khống chế Đồng

thời cũng trong thời kỳ này, các bệnh không truyền nhiễm, tai nạn thương tích và ngộ độc lại tăng đáng kể Mặc dù các bệnh nhiễm trùng đã giảm, song những bệnh này vẫn

là một vẫn đề sức khỏe công cộng cơ bản ở nước ta, đặc biệt là ở các vùng khó khăn, ví

Trang 20

hô hấp nằm trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây mắc bệnh tại Bệnh viện Các cuộc

điều tra khác tiến hành tại cộng đồng cũng cho những kết quả tương tự[22]

Như vậy, mô hình bệnh tật của Việt Nam có chiều hướng thay đổi theo mơ hình

bệnh tật của các nước đang phát triển, nhiều chính sách y tế đã được Đảng và Nhà nước quan tâm nhưng theo nhận định của bộ Chính trị trong Nghị quyết số 46/NQ-TW năm 2005 "Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ở nước ta còn nhiều bất cập và yếu

kém Hệ thống y tế chậm đổi mới, chưa thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự thay đổi của cơ cấu bệnh tật, chất lượng dịch

vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân; điều kiện chăm sóc y tế cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người cịn nhiều khó khăn; năng lực sản xuất và cung ứng thuốc còn yếu, giá thuốc chữa bệnh còn cao so với thu nhập

của nhân dân Tổ chức và hoạt động của y tế dự phòng còn nhiều bất cập Một bộ phận nhân dân chưa hình thành được ý thức và thói quen tự bảo vệ, chăm sóc và nâng cao

sức khỏe Vệ sinh mơi trường, an tồn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ cùng với những yếu kém trên, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ở

nước ta đang đứng trước những thách thức to lớn Nhiều vấn đề xã hội mới phát sinh

như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội đang ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nhân

dân, chênh lệch về thu nhập trong nhân dân đang đặt ra những thách thức lớn về bảo

đảm công bằng trong khám chữa bệnh; mặt trái của kinh tế thị trường có nguy cơ làm

phai mờ giá trị đạo đức cao quý của một số ít thầy thuốc Chi phí cho chăm sóc sức

khỏe ngày càng lớn, trong khi về cơ bản nước ta vẫn còn là một nước nghèo đầu tư cho

cơng tác chăm sóc sức khỏe cịn thấp Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế vừa đem lại những cơ hội thuận lợi, đồng thời cũng đặt nước ta trước những nguy cơ bị lây

truyền các bệnh dịch nguy hiểm và những thách thức trong lĩnh vực sản xuất thuốc và

ứng dụng công nghệ cao trong y tế"[9]

Theo Lương Ngọc Khuê tại Hội thảo tăng cường thực hiện đề án bệnh viện vệ

Trang 21

như các nước đang phát triển khác, hiện nay phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép

Tỷ lệ mắc bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức khá cao, trong khi nhóm các bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh, đồng thời một số bệnh lây nhiễm có tỷ lệ gia tăng: Chân tay miệng, quai bị, thủy đậu [35] Tỷ lệ mắc bệnh lây nhiễm đang giảm nhanh, từ khoảng 55% năm 1976 giảm xuống còn khoảng 28% năm 2002 và 22.9 % năm 2009 thì tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm ngày

càng tăng, từ 42,6% năm 1976 lên tới trên 60% năm 2003 và 66,3 % vào năm 2009,

nhóm các bệnh tai nan, ngộ độc chan thương vẫn duy trì ở mức 10%[17]

Ở bệnh viện 198, Hoàng Tuấn đã nghiên cứu tình hình bệnh tật trong 15 năm

của bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện 198 từ năm 1975-1990 Nghiên cứu đã hệ

thống lại các hoạt động chuyên môn của bệnh viện từ khi chỉ có 100 giường bệnh

(1975), 200 giường (1976-1980) cho đến 350 giường (1980-1990) Dựa vào bảng phân

loại bệnh tật quốc tế ICD -9, nghiên cứu cho thấy tình hình bệnh tật và tử vong của

Bệnh viện 198 cũng theo xu hướng chung bệnh tật của toàn quốc, một số bệnh có tỷ lệ cao hơn do liên quan đến tính đặc thù nghề nghiệp và cường độ làm việc của một số đơn vị Công an Các bệnh nhiễm trùng đứng hàng đầu, TNTT đứng thứ 5 và bệnh tim

mạch đứng thứ 8 trong cơ cấu bệnh tật của Bệnh viện 198 Bộ Công an Chương bệnh

triệu chứng khó xác định đứng thứ 3 thể hiện thời gian đó còn thiếu các phương tiện

hiện đại để giúp cho chân đoán[50]

Nghiên cứu của Trần Quy, Nguyễn Chí Phi và cộng sự về mơ hình bệnh tật của

Bệnh viện Bạch Mai năm 2002 cũng cho thấy 3 chương bệnh có số lượng nhập viện

đông nhất là: Chương bệnh hệ tuần hoàn, chương bệnh tiêu hóa, chương bệnh khối

u[41]

Đinh Thị Tỉnh nghiên cứu mô hình bệnh tật của người bệnh điều trị nội trú tại

Trang 22

va ky sinh tring dimg hang thw 7[46]

Nghiên cứu tình hình sức khỏe và bệnh tật của sỹ quan học viện Lục Quân (Đà

Lạt - tỉnh Lâm Đồng) của Nguyễn Thị Thu Hà năm 1992-1997[31], và nghiên cứu tình hình sức khỏe và bệnh của sĩ quan quân khu bộ quân khu I (Tỉnh Thái Nguyên) của Phạm Sĩ Lam năm 1994-1998[36], những nghiên cứu này được thực hiện ở mỗi đơn vị

có đặc điểm vùng hành chính khác nhau, tính chất nghề nghiệp khác nhau của lực

lượng vũ trang Các tác giả đã cho thấy: Do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như

nhiệt độ, bụi, nguồn nước, và yếu tố xã hội đã làm tăng một số bệnh tật ở các đơn vị nghiên cứu Cụ thể: ở Đà Lạt đo có độ cao 1500m, áp suất khí quyền giảm, độ bão hòa

oxy trong máu động mạch giảm nên bệnh tim mạch có tỷ lệ mắc cao (THA chiếm

13,52%) Đà Lạt có độ ẩm cao >80% tạo điều kiện cho các bệnh khớp Các bệnh có tỷ

lệ mắc cao kể trên đều tăng theo thời gian sống ở Đà Lạt Ở Thái Nguyên đo nhiệt độ thay đổi đột ngột trong ngày, bụi, nguồn nước là những yếu tố làm tăng tỷ lệ các bệnh

như: Bệnh hô hấp, bệnh da day, bệnh về mắt, bệnh về tai mũi họng

Năm 2003, Đỗ Y Na cùng cộng sự, đã nghiên cứu tình hình bệnh tật của cán bộ

chiến sĩ ngành Công an nằm điều trị tại Bệnh viện 198 từ năm 1999-2003, sự phân bố

bệnh tật của cán bộ chiến sĩ công an có liên quan đến cường độ lao động và chính sách

bảo đảm y tế của ngành Công an Bệnh tiêu hóa ln chiếm tỷ lệ cao nhất trong 10 chương bệnh hay gặp, qua nhiều giai đoạn thống kê và chiếm 20,89%[37]

Huỳnh Xuân Hải Nghiên cứu mơ hình bệnh tật của các bệnh nhân điều trị nội

trú tại Bệnh viện C Đà Nẵng trong 5 năm 2005 — 2009 cho thấy tý lệ nam (55Š.9%) vào

điều trị nhiều hơn nữ giới (44,1; Chương bệnh chiếm tỷ lệ cao: bệnh về tuần hoàn

(16,5%); bệnh về hô hấp (12.3%); bệnh về tiêu hóa (10,4%); bệnh về hệ cơ xương

khớp va mô liên kết (8.8%); bênh về nội tiết chuyển hóa (8,0%); Bệnh về hệ thần kinh

(7.9%); bệnh về Mắt (7.7%); mười bệnh phổ biến nhất trong 5 năm: Bệnh rối loạn tuần

Trang 23

(2,1%); rối loạn tiền đình (2,0%); sốt xuất huyết (1,6%); u ác da dày (1.4%); Tỷ lệ tử

vong chung toàn viện trong 5 năm là: 0,34%, tử vong trước 24 giờ là 0,07%; Tử vong

chủ yếu ở khoa HSCC, khoa nội Tim mạch, khoa nội Hô hấp|32]

Theo Nguyễn Tiến Dẫn, đã nghiên cứu cơ cấu bệnh tật của cán bộ chiến sỹ trong tổng cục VI, VII năm 2011 cho thấy: Tỷ lệ các nhóm ti tương đương nhau, các năm sau có xu hướng trẻ hơn các năm trước; Tỷ lệ bệnh không lây nhiễm có xu hướng tăng (bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tìm mạch) [28]

Năm 2012, Phạm Quang Cử đã nghiên cứu mơ hình bệnh tật trên 54.826 hồ sơ bệnh án của cán bộ chiến sỹ công an nhân dân từ năm 2009 — 2011 đã cho thấy những

bệnh hay gặp nhất là tăng huyết áp chiếm 3,2%, viêm dạ dày 3,11%, đau lưng 2,86%, sốt phát ban 2,2%, sốt xuất huyết 1,87%, sốt vi rút 1,84%, Đái tháo đường tuýp 2

1,77%, khó chịu và mết mỏi 1,61%, gãy xương sọ và xương mặt 1,38% Một số bệnh

có xu hương tăng lên như bệnh khối u, TNTT, bệnh nội tiết chuyên hóa, một số bệnh

có xu hương giảm như nhiễm trùng và ký sinh trùng Lứa tuổi vào viện từ 21 — 30 tudi

chiếm 41,9%, tiếp đến là 51 — 60 chiếm 22,63%[25]

1.3 Nghiên cứu về mô hình tai nạn thương tích trên thế giới và ở Việt Nam 1.3.1 Nghiên cứu về TINTT trên thế giới

Mô hình tai nạn thương tích là một phần trong mô hình bệnh tật của cộng đồng,

phần lớn các tôn thương gây ra bởi TNTT nằm trong chương XIX: Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài [39]

Hiện nay, các bệnh gây ra do TNTT đặc biệt là TNGT đang chiếm tỷ lệ mắc và

tử vong cao trong mơ hình bệnh tật của các nước trên thế giới và ở Việt Nam gây ảnh

hưởng lớn đến vấn đề sức khỏe của cộng đồng[27, 53, 54] Mơ hình bệnh tật ở các

nước đang phát triển trước đây chủ yếu là các bệnh truyền nhiễm nhưng hiện nay đã

chuyển dịch thành các bệnh không lây nhiễm và TNTT Tuy vậy ở mỗi khu vực, mỗi

Trang 24

TNTT để đưa ra những các chương trình, biện pháp can thiệp phòng chống TNTT được thiết kế phù hợp nhằm hạn chế và giảm thiêu các hậu quả do TNTT gây ra [33]

Tổ chức Y tế thế giới khẳng định TNTT là nguyên nhân hàng đầu của gánh

nặng bệnh tật và là vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng trên thế giới Ước tính hàng năm trên 5 triệu người chết do tai nạn thương tích, gây tổn thất kinh tế toàn cầu chiếm khoảng 5-6% tổng sản phẩm quốc nội Trong các nguyên nhân gây thương tích, thương tích đo tai nạn giao thông đường bộ đứng hàng đầu, chiếm trên 50% số tử vong đo tai nạn thương tích nói chung Báo cáo năm 2002 của Tổ chức y tế thế giới về

TNTT cho thấy TNTT là vấn đề y tế cơng cộng tồn cầu TNTT là nguyên nhân của 5

triệu trường hợp tử vong hàng năm trên toàn thế giới chiếm 9% số tử vong chung TNTT không tử vong cũng đóng góp 12% trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu Báo cáo

cũng đưa ra dự đoán, TNTT, đặc biệt là tai nạn giao thông, bạo lực ngày càng tăng một

cách mạnh mẽ cho tới những năm 2020 Mặc dù TNTT ảnh hưởng trên tất cả các lứa tuổi, các dân tộc và tình trạng kinh tế xã hội nhưng gánh nặng TNTT chủ yếu xảy ra ở

những nước có thu nhập trung bình và thap[51]

Mỗi ngày trên thế giới có khoảng 16.000 người chết vì các loại thương tích

Kèm theo mỗi trường hợp tử vong thì có hơn vài ngàn người bị TNTT, rất nhiều người

bị thương tật vĩnh viễn TNTT xảy ra ở mọi khu vực và quốc gia, ảnh hưởng đến con

người ở mọi lứa tuổi kể cả lứa tuổi lao động Tuy nhiên mức độ của các TNTT khác

Trang 25

Báo cáo tồn cầu về phịng chống thương tích đường bộ 2004 cho thấy riêng TNGT đường bộ mỗi năm đã cướp đi mạng sống của 1,2 triệu người và làm bị thương và tàn tật hơn 20 - 50 triệu người Nếu khơng có những hành động thích hợp, đến năm 2020, thương tích do giao thông đường bộ được dự đoán sẽ là nguyên nhân thứ ba của gánh nặng bệnh tật và thương tích tồn cầu theo bảng xếp hạng DALY's về 10 nguyên

nhân đứng đầu của gánh nặng bệnh tật Tổn thất về xã hội và kinh tế do thương tích là

rất lớn Hàng triệu người trên toàn cầu đang phải đối mặt với cái chết hoặc tàn tật của các thành viên trong gia đình do thương tích Ước tính ton thất toàn cầu đo TNGT làm mắt đi 1 - 2% tổng sản phẩm quốc nội của các nước, chiếm 518 tỷ đô la Mỹ cho một

năm Ở các nước thu nhập thấp và trung bình, chỉ phí này chiếm khoảng 65 tỷ đô la

My[29]

Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2007 cho thấy TNTT và bạo lực là

nguyên nhân của 9% số tử vong với trên 5 triệu người mỗi năm TNTT chiếm 8 trong số 15 nguyên hàng đầu của tử vong ở người độ tuổi 15 — 29 tuổi bao gồm có TNGT, tự

tử, giết người, chết đuối, bỏng, thương tích chiến tranh, ngộ độ và ngã Báo cáo dự báo

đến năm 2020 trên thế giới có khoảng 8 triệu người chết vì TNTT mỗi năm, gánh nặng do TNTT và bạo lức sẽ ngày càng gia tăng trên thế giới trong những thập kỷ tới[58]

Trong nghiên cứu về tai nạn xe hai bánh tại Án Độ bằng thu thập từ trước thông qua việc ghi nhận tại văn phịng Cơ quan giao thơng địa phương, văn phòng quản lý của cảnh sát và cả từ phòng cảnh sát giao thông của thành phố Manglore cho thấy,

trong tổng số 1231 tai nạn liên quan đến xe hai bánh được ghi nhận trong suốt thời kỳ 2000 đến 2004, đa số (77%) nạn nhân thuộc nhóm ti từ 18 đến 44 Tỷ lệ tai nạn của

nam giới (83%) cao hơn nữ giới (17%){56]

1.3.2 Nghiên cứu về TINTT trong nước

Ở Việt Nam, TNTT là vấn đề sức khỏe cộng đồng đang được quan tâm Năm

2001, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chính sách quốc gia phòng chống tai nạn

Trang 26

tỉnh/thành phố trong cả nước và người dân trong cộng đồng Đặc biệt trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, năm2007 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 32 về việc tăng cường một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT, trong đó qui định đội mũ bảo hiểm bắt buộc cho người đi mô tô, xe máy Cho đến nay, sau 6 năm thực hiện Chính sách quốc gia phòng chống TNTT, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc kiểm soát sự gia tăng các trường hợp mắc và tử vong TNTT, bước đầu xây dựng được các mơ hình can thiệp phịng chống TNTT tại cộng đồng Tỷ suất tử vong do TNTT ở Việt Nam đã giảm hơn 50%, từ 88,4/100.000 dân năm 2001 xuống còn 46,6/100.000 dan nam 2007[2, 42]

Theo Nguyễn Võ Hinh các yếu tô nguy cơ gây TNTT có thé chia làm 3 nhóm có

liên quan đến xã hội, con người và môi trường; đặc biệt trẻ em là đối tượng có rất

nhiều nguy cơ bị TNTT Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, xã hội của mỗi vùng mà đặc điểm về các yếu tố nguy cơ gây nên tai nạn thương tích sẽ khác nhau Ở các nước đang

phát triển, tai nạn thương tích thường được nhìn nhận như là một hậu quả không thé

tránh khỏi của sự thay đổi về công nghệ và phát triển kinh tế Trong cách nhìn bao quát chung cả về mặt thương mại và sức khỏe cộng đồng thì thu nhập trước mắt về mặt kinh tế thường được quan tâm hơn so với những chỉ phí mà tỉnh trạng tử vong và tàn tật do tai nạn thương tích sẽ phải chỉ trả Sự gia tăng cơ giới hóa giao thơng, q trình đơ thị hóa và thay đổi cơng nghệ ở các nước đang phát triển là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tình trạng TNTT Yếu tố con người có liên quan đến tai nạn thương

tích tùy thuộc vào giới tính, tuổi tác, nhận thức và hành vi, tình trạng sức khỏe, việc sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác Nước ta có một mơ hình dịch tễ học đặc thù

về tử vong do tai nạn thương tích và mơ hình này tùy thuộc vào từng lứa tuổi khác

nhau Từ lúc sơ sinh cho đến tuôi đậy thì, đuối nước là nguyên nhân phổ biến, nổi bật

gây tử vong ở các nhóm tuổi Bắt đầu sau lứa tuổi dậy thì, tai nạn giao thông đường bộ

bắt đầu phô biến, nôi bật và sau đó tăng nhanh khi tuổi càng tăng Các yếu tô nguy cơ

gây nên tai nạn thương tích cho trẻ em tại nước ta mang tính đặc thù của một nước

Trang 27

trong nhà, tại trường học và trong cộng đồng Một nguy cơ gây nên sự gia tăng tai nạn giao thông là cơ sở hạ tầng, đường sá không bảo đảm an tồn Mơi trường phi vật chất gồm các yếu tố có liên quan như những văn bản pháp luật quy định đến vấn đề an toàn

chưa đồng bộ; việc thực thi các quy định, luật an toàn chưa tốt, chưa kiểm tra, giám sắt

việc thực hiện, chưa có các biện pháp xử phạt rõ ràng; việc truyền thơng giáo dục về an

tồn chưa được thực hiện một cách day du [33]

Theo báo cáo của Điều tra liên trường về chấn thương ở Việt Nam do hệ thống y tế công cộng Việt Nam tiến hành dưới sự điều phối của trường DH Y tế công cộng,

một số liệu được coi như số liệu quốc gia, thì TNTT đang dần trở thành một trong những nguyên nhân hang đầu gây tử vong ở Việt Nam, đặc biệt ở lứa tuổi trẻ em Ở

các nhóm tuổi trẻ, tỉ lệ các trường hợp tử vong do TNTT chiếm tới hơn 50% tổng số

các trường hợp tử vong và có thể đến hơn 80% (nhóm 5-9 tuổi) Tỉ suất TNTT không

tử vong một năm 1a 5.449,7/100.000 Con số này có nghĩa là có khoảng 5.5% người

Việt Nam đã bị thương trong năm đó, với mức độ nghiêm trọng đủ đẻ phải cần đến các can thiệp y tế hay phải nghỉ học hay nghỉ làm ít nhất là một ngày[2] Các cơ sở y tế có giường bệnh là nơi đón tiếp, khám, chữa và cấp cứu các trường hợp TNTT Các ghi

chép thường quy của các bác sỹ vào số khám bệnh là một nguồn số liệu sẵn có giúp

chúng ta có được mơ hình và các mơ tả về thực trạng TNTT một cách chinh xac[51] Báo cáo của Lê Vũ Anh, Lê Cự Linh, Phạm Việt Cương một số kết quả sơ bộ từ

cuộc điều tra chấn thương quốc gia đầu tiên ở Việt Nam cho kết quả: Các kết quả sơ bộ

cho thấy TNTT là một vấn đề sức khỏe quan trọng của Việt Nam hiện nay với tỷ suất

TNTT không gây tử vong đặc biệt cao: 5.440 trên 100.000 dân (KTC 95% 5.071-

5.826), trong đó ở nam cao hơn hẳn ở nữ (7.064 so với 3.945) Tỷ suất tử vong do

TNTT tính chung ở Việt Nam là 88.3 trên 100.000 (KTC 95%: 69-108), ở nam là 123, nữ là 56 TNGT đứng hàng đầu với ty suất không tử vong là 1.409 trên 100.000 và ở nam cao gấp 1,8 lần ở nữ Ngã là nguyên nhân đứng thứ hai với ty suất 1.322, sau đó là

Trang 28

suất tử vong hàng đầu do TNTT là TNGT (26,7/100.000), chét dudi (22,6), ngã (9,5)

và ngộ độc (7.3)|2 3]

Theo Nguyễn Thúy Quỳnh và CS đã nghiên cứu mơ hình TNTT theo số liệu tại

Bệnh viện 6 tỉnh thành đã thấy: TNTT chiếm tỷ lệ 13,3% trên tổng số các trường hợp

nhập viện; tỷ lệ TNTT ở nam cao gấp đôi so với nữ TNGT chiếm tỷ lệ cao nhất

(33%); ngộ độc đứng thứ 2 (18%); do đánh nhau đứng thứ 3 (15.8%) Với trẻ 0-4 tuổi

TNTT do bỏng chiếm tỷ lệ cao nhất (44.2%); ngộ độc đứng thứ hai ( 32,2%) trong đó

ngộ độc không do thức ăn chiếm tới 19% Tỷ lệ tử vong do ngộ độc cao nhất chiếm 20,5% trong các trường hợp tử vong, trong đó ngộ độc khơng liên quan tới thức ăn là 10,8%; tỷ lệ tử vong do TNGT và tự tử đứng hàng thứ 2 (cùng bằng 17,2%)[42]

TNGT hiện đang là gánh nặng bệnh tật hàng đầu ở lứa tuổi lao động Khác với

các nước phát triển, nơi tai nạn chủ yếu là do nguy cơ nghề nghiệp, loại hình chính của tai nạn ở Việt Nam là TNGT Thực hiện chỉ thị số: 22 - CT/TW ngày 24/02/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo

đảm trật tự an tồn giao thơng, từ năm 2003 đến năm 2005 đã thực hiện được mục tiêu

kiềm chế tai nạn giao thông Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay tình hình trật tự an tồn giao thông lại diễn ra phức tạp, tai nạn giao thông tăng so với những năm trước Tai nạn giao thông, đặc biệt tai nạn giao thông đường bộ đã gây ra những thiệt hại to lớn về

người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, đang là vấn đề xã hội hết sức bức xúc,

nghiêm trọng đòi hỏi Nhà nước và Chính phủ phải tập trung hơn nữa sự lãnh dao, chi

đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các giải pháp đồng bộ để nhanh chóng kiềm chế tai

nạn giao thông Một trong những nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông tăng trong

thời gian qua là do sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước về trật tự an

Trang 29

phạm pháp luật trật tự an tồn giao thơng rất ngang nhiên mà không bị xử lý hoặc xử lý khong nghiém[4]

Theo báo cáo Gánh nặng bệnh tat va chấn thương ở Việt Nam 2008, TNTT

không chủ định là một trong 3 nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật do tử vong sớm chiếm 17%; TNGT là nguyên nhân gây tử vong chính ở cả nam và nữ [39]

Trong báo cáo của Hoàng Thị Phượng, Lê Thị Hoàn, Phạm Duy Tường nghiên cứu thực trạng TNTT ở một số tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng năm 2005 và các yếu tố liên quan đến TNTT theo tuổi, giới, nguyên nhân và hậu quả TNTT cho thấy:

Tai nạn thương tích là nguyên nhân gây bệnh đầu tiên với tỷ suất mắc 23,4/1.000 người/năm và chiếm 20,4% trên tông số trường hợp bệnh Có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê về tỷ suất mắc TNTT giữa các tỉnh nghiên cứu Có sự khác biệt rất rõ về tỷ lệ mắc TNTT giữa nam và nữ đối với từng loại TNTT Tai nạn thương tích do giao thông và do ngã chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các loại TNTT (43,6% và 31,6%) Phương tiện gây TNTT do giao thông chủ yếu là xe máy (56,3%), xe đạp (22,3%) người đi bộ (12.2%) ôtô và các phương tiện khác chiếm tỷ lệ thấp (9.2%) TNTT do giao thông và ngã gây gánh nặng kinh tế và bệnh tật lớn đối với nạn nhân và gia đình nạn nhân[40]

Báo cáo của Tạ Văn Tâm và cs về tình hình TNTT tại bệnh viện đa khoa trung

tâm Tiền Giang cho thấy trong tổng số TNTT là 7.551 trường hợp, trong đó nam là

5644 trường hợp, chiếm tỷ lệ 71,2%, nữ là 2076 trường hợp, chiếm tỷ lệ 28,8% TNGT

chiếm tỷ lệ cao nhất 75,3%, tiếp đến là TNSH (24.5%) và TNLĐ (0,3%) Phương tiện gây TNGT chủ yếu là xe máy (72%), TNSH chủ yếu là đánh nhau, TNLĐ chủ yếu là do công việc xây dựng Các yếu tố liên quan đến TNGT là tuổi 18 - 49 tuổi (67%), giới nam (71,2%), thời điểm xảy ra TNGT cao nhất 18 - 21 giờ (37,6%); nồng độ cồn trong máu vượt mức cho phép là 70%, tỉ lệ có đội mũ bảo hiểm là 10% và có giấy

phép lái xe là 82% Qua nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất các giải pháp thích hợp để

phòng chống TNTTỊ45]

Trang 30

của Bệnh viện Đà năng năm 2008 đã phân tích 54.000 trường hợp tai nạn, thương tích

được lựa chọn tại bệnh viện từ ngày 01/5/2005 đến 30/4/2006, kết quả đạt được như sau: 2/3 trường hợp TNTT ở nhóm tuổi từ 15-49 Tỷ lệ TNTT ở nam giới cao gấp đôi

nữ giới; TNGT là nguyên nhân hàng đầu chiếm một nửa tông số trường hợp TNTT; kế

đến là ngã (chiếm 31,7%), bạo lực (9,4%), thương tích do vật sắc nhọn (3,57%) và

bỏng (2,45%) Đối với trẻ em và người già ngã vẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn, thương tích Tai nạn giao thông gia tăng nhanh chóng và là nguyên nhân hàng

đầu dẫn tới tai nạn, thương tích của nhóm tuổi vị thành niên cho tới hết tuôi lao động

Bỏng chủ yếu xảy ra ở trẻ đưới 5 tuổi và bạo lực chủ yếu tập trung ở tuôi thành niên Tình trạng thương tích: vết thương hở chiếm 50.2%; gãy xương là 17,2%, chấn thương

sọ não (CTSN) là 11,2% Vị trí các vết thương chủ yếu ở vùng ngoại vi như: ở đầu

(24,5%), ở tay (23,6%) và ở chân (23.2%) Thương tích trầm trọng cần nhập viện chiếm 1/3 tổng số các trường hợp TNTT Vị trí tổn thương chủ yếu do TNGT gây ra chủ yếu tập trung ở đầu và mặt[ŠI]

Hàng năm, Cục Y tế dự phịng và Mơi trường — Bộ Y tế ra những thơng báo tình hình TNTT 6 tháng, một năm theo số liệu các bệnh viện gửi về trong đó có tình hình

TNTT, so sánh tình hình TNTT giữa các năm, qua đó giúp cho Lãnh đạo Bộ có những

ý kiến đề xuất, phối hợp các Bộ ban Ngành triển khai những biện pháp phòng chống TNTT hiệu quả[16, 18, 19]

Theo Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Tiến Quyết và CS nghiên cứu số các trường hợp TNTT đến khám cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức năm 2009 — 2010, kết quả: Có tổng số 62,229 trường hợp khám cấp cứu tại bệnh viện do TNTT trong 2 năm Nam 45,393 trường hợp, chiếm 72,9%, nữ 16,836 trường hợp chiếm 27,1% Tuổi từ 20 đến 59 có 44,255 bệnh nhân, chiếm 71,1% TNGT có 35,753 trường hợp, chiếm 57.5%, trong đó có 12,038 bệnh nhân CTSN, chiếm 33,7%, số CTSN do không mang mũ bảo hiểm chiếm 27.3% TNGT liên quan xe máy có 14,484 trường hợp, chiếm 40,5% Tử

Trang 31

tỷ lệ 69%|24]

Theo kết quả khảo sát TNTT tại Việt Nam năm 2010 (VNIS 2010) do Bộ Lao

động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ ngành liên quan, Dai hoc Y tế Công cộng, Tổ chức Y tế thế giới công bố tháng 5/2012 cho thấy, tỷ suất TNTT không tử

vong cho tất cả các nguyên nhân, tất cả các lứa tuổi là 2.092/100.000 dân/năm, với ty

suất này ước tính ở Việt Nam mỗi năm có tới 1,8 trường hợp bị TNTT mà phải nghỉ học, nghỉ làm tối thiểu 1 ngày hoặc phải cần đến sự chăm sóc của Y tế; Tỷ suất tử vong

do TNTT năm 2010 ở Việt Nam là 38.6/100.000, với tỷ suất này ước tính có tới gần

35.000 nạn nhân tử vong do các nguyên nhân TNTT khác nhau ở Việt Nam trong đó TNGT là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với khoảng 15.000 người tử vong Tỷ suất

chung này so với tỷ suất 88/100.000 của năm 2001 thì có sự thay đổi rất lớn TNGT là

nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trong toàn bộ các nguyên nhân gây tử vong ở Việt

nam và có ảnh hưởng rất lớn tới nhóm tuổi trong độ tuổi lao động Với các nhóm tuổi khác nhau thì TNTT là nguyên nhân gây tỷ lệ tử vong chiếm một phần đáng kẻ

Nghiên cứu cũng khẳng định rõ vấn đề TNTT ảnh hưởng đến giới tính nam cao hơn gần gấp 2 lần so với nữ và có sự phân bố tương đối khác biệt của các nguyên nhân tai nạn thương tích giữa các vùng kinh tế xã hội, thành thị/nông thôn Phân tích cũng cho

thấy có mối liên quan giữa điều kiện kinh tế hộ gia đình và tình trạng bị TNTT Theo

đó, nhóm trẻ em trong các hộ gia đình nghèo và cận nghèo, trẻ em ở khu vực nông thơn có nguy cơ bị TNTT cao gấp 2 lần so với khu vực thành thị[1 1]

Trong báo cáo của Tạ Tuyết Bình và cs tại Hội thảo quốc gia “Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động trong quá trình Hội nhập” đã nhận định một số yếu tố nguy cơ liên quan đến TNGT như: Giới: 72,4% người bị nạn là nam giới, 27.6% người bị nạn là nữ giới; Độ tuổi: 77,6% người bị nạn ở độ tuổi từ 15 đến 59, 15,3% người bị nạn

trên 60 tuổi và 7,1% người bị nạn từ dưới 14 tuổi; Tháng xảy ra tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất là tháng 9 chiếm 12,6%, tiếp đó là tháng 4 và tháng 7 chiếm

Trang 32

Nguyễn Thị Hồng Tú và cs nghiên cứu mơ hình TNTT đo lao động (TNLĐ) tại

4 tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thừa Thiên Huế và Long An đã cho thấy tỷ suất mắc thô

TNTT do lao động là 7,06/1000 dân-năm; tỷ lệ TNLĐ ở miền Bắc (16%) cao hơn

nhưng không nhiều so với tỷ lệ TNLĐ ở miền Trung (9%)và miền Nam (13%); tỷ lệ

TNLĐ ở nam cao hơn ở nữ; nhóm ti thường gặp ở nam là 30 — 39 tuổi còn ở nữ là 50

— 59 tuổi; Phần lớn các trường hợp TNLĐ là tổn thương/thương tích nhẹ chỉ cần chăm sóc y tế hoặc nghỉ việc ít nhất 1 ngày (61,8% ở miền Bắc, 35,9% ở miền Trung và 53,2% ở miền Nam), tiếp theo là thương tích ở mức độ vừa và nặng (21,4% ở miền Bắc, 28,21% ở miền Trung và 32,3% ở miền Nam)[49]

Tại Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ II về phòng chống TNTT tháng 10/2011 tại Hà Nội[21] các thống kê y tế đã cho thấy trung bình hàng năm có khoảng

900.000 trường hợp mắc TNTT trong đó có trên 34.000 người tử vong, chiếm 11-12% tổng số ca tử vong trong cả nước Tỷ suất tử vong trung bình do TNTT trong 5 năm

gần đây là 45,4/100.000 người trong đó tử vong do TNGT đứng đầu, với hơn 15.000

người tử vong/năm, tiếp đó là đuối nước với hơn 6.000 người tử vong/năm Tính

đếnuối năm 2010 tỉ suất tử vong do TNTT tại cộng đồng giảm gần 50% so với điều tra

liên trường năm 2001 Tuy nhiên, theo các chuyên gia một điều đáng lo ngại là cịn có hàng trăm ngàn trường hợp bị TNTT không tử vong mỗi năm đang cần được điều trị và

có thể phải chăm sóc lâu dài Đây chính là gánh nặng khổng lồ mà hệ thống y tế cũng

như các gia đình, cộng đồng và xã hội đang phải gánh chịu TNTT đặc biệt ở trẻ em

ngày càng diễn biến phức tạp và vẫn chưa hề có xu hướng giảm Trong số tử vong vì

TNTT cứ 5 trường hợp lại có 2 trường hợp từ 19 tuổi trở xuống, có nghĩa một phần lớn của gánh nặng thương tích nằm ở nhóm trẻ em và vị thành niên

Trong báo cáo tổng kết tình hình cơng tác năm 2011 tại Hội nghị Cơng an tồn

Trang 33

1.4 Một vài nét sơ bộ về tô chức Bệnh viện 198

Bệnh viện 198 là Bệnh viện đa khoa hạng I, là cơ sở y tế trung ương đầu ngành của y tế Công an Nhân dân với 450 giường kế hoạch, 700 giường thực kê, 33 khoa phòng (Bệnh viện mới có quyết định nâng cấp bệnh viện lên 600 giường kế hoạch, 41 khoa phịng chức năng)[5] Tính đến hết năm 2011, Bệnh viện có 822 cán bộ (734 CBCS và 88 hợp đồng) trong đó trình độ Đại học và trên đại học chiếm trên 40%[6]

Bệnh viện có nhiệm vụ chính là khám, chữa bệnh cho người bệnh là cán bộ

chiến sỹ công an, công an hưu Ngồi ra, bệnh viện cịn khám và điều trị cho nhân dân

trong khu vực đóng qn Vì vậy, mơ hình bệnh tật của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện 198 có những đặc điểm riêng so với mơ hình bệnh tật chung trong cả nuéc.[5]

Hàng năm, bệnh viện khám được cho trên 140.000 lượt người, năm sau cao hơn

năm trước Số lượng người bệnh điều trị nội trú nói chung và người bệnh công an, công an hưu điều trị nội trú nói riêng cũng tăng nhanh qua từng năm, cụ thể năm 2011

số lượng người bệnh nội trú là 19.338 trường hợp, trong đó điều trị nội trú cho đối

tượng công an là 9476 trường hợp, người bệnh tử vong là 75 người trong đó có 20

Trang 34

CHUONG II

ĐÓI TƯỢNG VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối trợng nghiên cứu

HSBA điều trị nội trú của người bệnh là công an, công an hưu vào điều trị nội

trú tại bệnh viện 198 trong thời gian từ ngày 01/01/2011 đến hết ngày 31/12/2011

2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn:

Các HSBA của người bệnh là công an, công an hưu điều trị nội trú tại bệnh viện

198 trong thời gian từ 01/01/2011 đến hết ngày 31/12/2011 Hồ sơ bệnh án có mã hóa chân đốn ra viện bằng ICD-10

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:

Các HSBA của người bệnh công an, công an hưu điều trị ngoại trú tại Bệnh

viện

Các HSBA mà bệnh được chân đoán khi ra viện mà bệnh đó khơng có trong

ICD-10

Những người vào viện nhiều lần với cùng một bệnh chỉ lấy HSBA lần đầu trong

nghiên cứu

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 01/01/2012 đến hết ngày 31/9/2012 tại Bệnh

viện 198 - Bộ Công an, số 9 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội 2.3 Thiết kế nghiên cứu:

Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu dựa trên số liệu thứ cấp

2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu toàn bộ HSBA của người bệnh là công an, công an hưu điều trị nội

Trang 35

Trong téng sé 9.476 HSBA trên, chọn ra những bệnh án của người bệnh là công

an, công an hưu bị TNTT phải điều trị nội trú tại bệnh viện 198 Chỉ chọn những

HSBA mà nguyên nhân vào viện do bị TNTT trong thời gian từ ngày 01/01/2011 hết ngày 31/12/2011 Loại bỏ những HSBA mà nguyên nhân vào viện do bị TNTT không thuộc khoảng thời gian trên và những HSBA điều trị nội trú tiếp theo của cùng một người bệnh phải vào viện do cùng một nguyên nhân TNTT Như vậy, mẫu nghiên cứu

về mơ hình TNTT có 750 bệnh án phù hợp 2.5 Phương pháp thu thập số liệu:

Số liệu được thu thập dựa vào cơ sở dữ liệu của mạng LAN bệnh viện và phiếu chiết xuất số liệu bệnh án các thông tin phục vụ nghiên cứu về: Số bệnh án; Họ tên người bệnh; Tuổi; Giới; Dân tộc; Đối tượng; Cấp bậc; Đơn vị; Thâm niên công tác; Thời gian vào viện, ra viện, tổng số ngày điều trị; Khoa điều trị; Chân đoán vào, chan đoán ra theo mã ICD-10; Nguyên nhân TNTT; Sơ, cấp cứu ban đầu; Vị trí bị tơn

thương/thương tích; Loại hình tơn thương/thương tích; Mức độ ton thuong/thuong tích; Phương pháp điều trị; Kết quả điều trị

Mạng LAN là mạng quản lý thơng tin hành chính của công tác khám bệnh, lập

HSBA ra vào viện, tài chính, được, vật tư tiêu hao, thông tin chuyên môn phục vụ báo

cáo chuyên môn bệnh viện Ở mạng LAN bệnh viện, chiết xuất đữ liệu của tắt cả người bệnh là công an điều trị nội trú tại Bệnh viện 198 từ ngày 01/01/2011 đến hết ngày

31/12/2011 ra Excel 2003 được bộ số liệu thơ Sau đó, chỉnh sửa, bỗ sung thêm các

biến số nghiên cứu để có được bộ số liệu nghiên cứu về mơ hình bệnh tật của người

bệnh là công an điều trị nội trú

Từ bộ số liệu nghiên cứu thu được ở trên, thống kê và thu thập các HSBA của

người bệnh công an điều trị nội trú mà nguyên nhân vào viện do bị TNTT: Dựa vào

chẩn đoán vào viện và bệnh chính khi ra viện theo ICD-10 Kiểm tra và thu thập các hồ

Trang 36

mà nguyên nhân vào viện do bị TNTT không thuộc khoảng thời gian trên và những HSBA điều trị nội trú tiếp theo của cùng một người bệnh phải vào viện do cùng một nguyên nhân TNTT) Xây dựng mẫu phiếu chiết xuất số liệu bệnh án dựa trên mục tiêu nghiên cứu (phụ lục 2) đề thu thập thông tin từ HSBA của người bệnh mà nguyên nhân vào viện đo TNTT Tổ chức tập huấn, hướng dẫn phương pháp thu thập số liệu chỉ tiết

cho các điều tra viên dựa trên phiếu chiết xuất số liệu bệnh án Sau đó, các điều tra viên

thu thập các thông tin từ các HSBA vào phiếu chiết xuất số liệu bệnh án Nhập các

thông tin từ phiếu chiết xuất số liệu bệnh án vào Excel 2003 thu được bộ số liệu nghiên cứu về TNTT của người bệnh là công an điều trị nội trú

2.6 Xử lý và phân tích số liệu:

Số liệu sau khi thu thập bằng phần mềm Excel 2003, được chuyển sang xử lý và

phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0

Ở mục tiêu thứ nhất và thứ hai, chúng tôi sử dụng các phân tích thống kê mô tả (tý lệ phần trăm, trung bình) đê mơ tả mơ hình bệnh tật và mơ hình tai nạn thương tích của người bệnh là công an điều trị nội trú về số lượng, tuổi, giới, đối tượng, đơn vị, khoa điều trị, chương bệnh, những bệnh thường gặp nhất, kết quả điều trị, tử vong,

nguyên nhân TNTT, vị trí tổn thương/thương tích, loại hình tốn thương/thương tích

Ở mục tiêu thứ ba, sử dụng kiểm định x? để tìm hiểu một số yếu liên quan đến

mơ hình TNTT về đơn vị công tác, tudi, thâm niên công tác, nguyên nhân TNTT

2.7 Các biến số nghiên cứu và các khái niệm, thước đo, hay tiêu chuẩn đánh giá:

rs A ^ lạ

* Biên số nghiên cứu:

STT Tên biến Định nghĩa Phân loại | Phương pháp

thu thập

Mã ID Là số kí hiệu của bộ phiếu | Định danh | Phiếu chiết

điều tra xuất HSBA

Số bệnh án Là mã số lưu trữ bệnh án của | Định danh | Phiếu chiết

bệnh viện xuất HSBA

Trang 37

3 | Họ và tên Tên của người bệnh Định danh Phiêu chiét

xuất HSBA 4 | Tudi Là tuôi của người bệnh Liên tục Phiêu chiết xuất HSBA 5 | Giới tính Là giới tính của người bệnh Nhị phân | Phiếu chiết xuất HSBA

6 | Dân tộc Là dân tộc của người bệnh Định danh Phiêu chiét xuất HSBA

7 | Đối tượng Thuộc nhóm đối tượng nào Định danh | Phiếu chiết

xuất HSBA 8 | Don vi Là nơi làm việc của người | Định danh Phiêu chiết

bệnh xuất HSBA 9 | Cap bac Là cấp bậc của người bệnh Thứ bậc Phiếu chiết xuất HSBA

10 | Thâm niên Thời gian công tác trong lực | Thứ bậc Phiêu chiêt

lượng công an nhân dân xuất HSBA

11 | Khoa La khoa điều trị của người| Định danh | Phiếu chiết bệnh xuất HSBA

12 | Giờ vào viện Thời gian người bệnh vào | Thứ bậc Phiếu chiết

viện xuất HSBA

13 | Ngày vào viện Là ngày người bệnh làm thủ | Liên tục Phiêu chiết

tục nhập viện xuất HSBA

14 | Ngày ra viện Là ngày người bệnh được cho | Liên tục Phiếu chiết ra viện xuất HSBA 15 | Số ngày điều trị Là số ngày người bệnh diéu tri] Liên tục Phiêu chiết tại bệnh viện xuất HSBA

16 | Chân đoán vào viện | Là chân đoán khi vào viện của | Định danh Phiêu chiét

Trang 38

khi ra viện theo ICD-10 xuất HSBA

18 | Bệnh kèm theo Là bệnh kèm theo bệnh chính | Định danh | Phiêu chiết theo ICD-10 xuất HSBA

19 |Thời gian xảy ra | Thời gian xảy ra TẤNTT Liên tục Phiếu chiết

TNTT xuất HSBA 20 | Nguyên nhân TNTT | Lý đo xảy ra TNTT Định danh | Phiếu chiết

xuất HSBA

21 | Sơ, cấp cứu ban đầu | Là việc sơ, cấp cứu người bị| Nhị phân | Phiếu chiết TNTT xuất HSBA 22 | Vitrithuongtich | Nơi bị tốn thương trên cơ thể | Định đanh | Phiếu chiết

do TNTT tác động đến xuất HSBA

23 |Loại hình thương | Là sự gây tôn thương, thương | Định danh Phiếu chiết

tích tích của TN cho cơ thể xuất HSBA

24 | Mức độ tôn thương | Là đánh giá, tiên lượng của| Thứ bậc Phiêu chiệt

tích bác sỹ về mức độ bị thương xuất HSBA

tích của người bệnh

25 |Phương pháp điêu | Là phương pháp điêu trị cho | Định danh Phiếu chiết

trị người bệnh xuất HSBA

26 | Kết quả điều trị Là tình trạng khi ra viện của | Định danh | Phiếu chiết

người bệnh xuất HSBA

27 | Thời gian tử vong | Là thời điểm tử vong sau khi | Định danh Phiêu chiêt

(nếu tử vong) vào viện xuất HSBA

28 |Nguyên nhân tử |Là nguyên nhân gây ra tử | Định danh Phiêu chiệt

vong vong cho người bệnh xuất HSBA

Trang 39

khi làm thủ tục nhập viện được vào nằm điều trị tại các khoa lâm sàng trong bệnh

viện và được hưởng mọi chế độ chăm sóc điều trị đã quy định

- Bệnh chính khi ra viện: là bệnh lý được chẩn đoán sau cùng trong thời gian

điều trị, chăm sóc cho người bệnh, là yêu cầu trước tiên của người bệnh cần điều trị

hay thăm khám để có hướng xử lý Bệnh chính được mã theo ICD-10 Bệnh kèm theo: là những bệnh cùng hiện diện và phát triển trong điều trị, chăm sóc người

bệnh, được thầy thuốc phát hiện, ghi nhận và điều trị Việc lựa chọn bệnh chính dựa

vào các thông tin như sau: Lý do vào viện; những phát hiện bệnh lý khác trong thời gian nằm viện; phương pháp, cách thức điều trị; thời gian và kết quả điều trị; điều

trị tại khoa nào

- Vị trí thương tích: Là nơi bị tổn thương trên cơ thể đo TNTT tác động đến như

chân, tay, đầu, mặt

- Loại hình thương tích: Là sự ảnh hưởng của thương tích gây ra cho cơ thê như xây xát da, vết thương, chấn thương, gãy xương

- Mức độ thương tích: Là đánh giá, tiên lượng của bác sỹ về mức độ bị thương tích của người bệnh

- Nguyên nhân tử vong: là bệnh hay tổn thương/thương tích chính gây ra các

chuỗi sự kiện bệnh lý nguy hiểm, trực tiếp gây nên tử vong, hoặc là các tình huống do tai nạn hay bạo lực nghiêm trọng, dẫn đến những tổn thương/thương tích chết

người

2.8 Đạo đức của nghiên cứu

Nghiên cứu này được sự cho phép của lãnh đạo Bệnh viện 198 — Bộ Công an

Trang 40

Nghiên cứu chỉ sử dụng các số liệu thứ cấp, khơng có tác động trực tiếp đến

người bệnh

Nghiên cứu mơ hình bệnh tật tại Bệnh viện 198 nhằm đề xuất một số giải pháp

quản lý và phát triển bệnh viện phù hợp với mơ hình bệnh tật, thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ và nhân dân trong khu vực, do vậy đây là

nghiên cứu chỉ có lợi cho sức khoẻ cộng đồng mà khơng hề có tác hại gì và cũng khơng vi phạm đạo đức trong khoa học nghiên cứu y học

Kết quả nghiên cứu sau khi được nghiệm thu, đánh giá sẽ được thông báo lại

cho bệnh viện để sử dụng vào việc đánh giá, lập kế hoạch công tác bệnh viện và bảo

vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ

Nghiên cứu được triển khai sau khi đã được Hội đồng đạo đức của trường Đại

học Y tế Công cộng phê duyệt 2.9 Hạn chế của nghiên cứu

Đây là một nghiên cứu hồi cứu, dựa vào số liệu thứ cấp nên không tránh khỏi

một số sai số như: sai số do quá trình xếp loại bệnh tật theo nguyên nhân và tính khơng nhất qn chẩn đoán các trường hợp bệnh liên quan đến tai nạn thương tích vì vậy có thé gây nên một số sai số do chan đoán vào, ra viện

Phần mềm mạng LAN của bệnh viện hoạt động hiệu quả chưa cao nên việc

cung cấp dữ liệu về HSBA, lọc HSBA của những bệnh nhân vào viện nhiều lần với

cùng một bệnh vẫn cịn sót, không hết

Một số hồ sơ bệnh án được cho mượn phục vụ công tác nghiên cứu khoa học

của Bệnh viện nên trong thời gian tiến hành nghiên cứu không thu hồi được đầy đủ Nguồn lực và thời gian có hạn nên chưa tính tốn được chỉ phí điều trị, gánh

nặng bệnh tật của bệnh tật và của tai nạn thương tích đối với cán bộ chiến Sỹ công an

Ngày đăng: 07/08/2015, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w