1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

171 1,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 171
Dung lượng 539,13 KB

Nội dung

Với những lý do chủ yếu nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam”làm đề tài nghiên cứu luận án nhằm t

Trang 1

NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TỔ CHỨC

VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - NĂM 2015

Trang 3

NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TỔ CHỨC

VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 62 34 04 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS LÊ XUÂN BÁ

HÀ NỘI - NĂM 2015

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện

Số liệu công bố của các cá nhân và tổ chứcđược tham khảo và sử dụng đúng quyđịnh Các kết quả và số liệu trình bày trong luận án là trung thực,chưa được công

bố bởi tác giả nào hay ở bất cứ công trình nào khác

Tác giả

Nguyễn Thị Hương Lan

Trang 6

Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thày giáo hướng dẫn – PGS.TS LêXuân Bá không chỉhướng dẫn khoa học mà còn chỉ bảo tận tình và liên tục theo sátquá trình nghiên cứu của tác giả.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các chuyên gia, đại diện các tổ chức và cánhân có tên trong Phụ lục Luận án đã dành thời gian chia sẻ ý kiến, sẵn sàng giúp

đỡ tác giả hoàn thành các nội dung khảo sát

Tác giả biết ơn các nhà khoa học, các thày cô giáo đã góp nhiều ý kiến quýbáu giúp tác giả từng bước thực hiện luận án và góp phần quan trọng vào việc hoànthiện luận án của tác giả

Cảm ơn Ban Lãnh đạo Trường Đại học Đại Nam, bạn bè, đồng nghiệp thânthiết đã luôn ở bên, khích lệ, hỗ trợ tác giả vượt qua những khó khăn, sắp xếp thờigian để hoàn thành luận án

Cuối cùng, xin gửi tình cảm yêu thương và lòng biết ơn từ tận đáy lòng tớicha mẹ, những thành viên thân yêu nhất trong gia đình nhỏ và cả gia đình lớn đãluôn dành cho tác giả sự chia sẻ, cảm thông, động viên lớn lao nhất

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 09 năm 2015

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hương Lan

Trang 7

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công

2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài 3 2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở trong nước 5 2.3 Những vấn đề thuộc đề tài chưa được các công trình nghiên cứu đã công

2.4 Những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết 9

4 Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án 11

4.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 11

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu được sử dụng để giải quyết

từng vấn đề của luận án

13

5.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 13 5.2 Phương pháp luận nghiên cứu 13 5.3 Những phương pháp nghiên cứu cụ thể 14

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC

VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TÀI

CHÍNH

16

1.1 Công ty tài chính và vai trò của công ty tài chính

Trang 8

1.2.1 Bản chất và cấu trúc mô hình tổ chức của công ty tài chính 26

1.2.3 Các tiêu chí và chỉ tiêu xác định, đánh giá mô hình tổ chức công ty tài chính 32 1.2.4 Những yêu cầu đặt ra đối với mô hình tổ chức của công ty tài chính 34

1.3 Hoạt động kinh doanh của công ty tài chính 36

1.3.1.1 Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính 36

1.3.1.2 Nghiệp vụ mở tài khoản của công ty tài chính 36

1.3.1.3 Hoạt động góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính 37

1.3.1.4 Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính 37 1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty tài chính 37 1.3.3 Các tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty tài chính 38

1.4 Kinh nghiệm thế giới về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh

của công ty tài chính và bài học cho Việt Nam

40

1.4.1 Khái quát về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty

tài chính ở một số nước trên thế giới

40

1.4.2 Mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính trực

1.4.3 Một số nhận xét rút ra từ mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

56

2.1 Khái quát về các công ty tài chính ở Việt Nam 56

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển các công ty tài chính ở Việt Nam 56 2.1.2 Khái quát về tình hình hoạt động của các công ty tài chính ở Việt Nam 58

Trang 9

2.1.2.1 Nhóm các công ty tài chính tiêu dùng 58 2.1.2.2 Nhóm các công ty tài chính có vốn góp của các tập đoàn/tổng công ty 59 2.1.2.3 Tổng hợp tình hình của các công ty tài chính ở Việt Nam 60

2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng mô hình tổ chức của các công ty tài

2.3.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính cổ phần 72

2.3.1.1 Sơ lược về tình hình cơ cấu cổ đông 72

2.3.1.2 Tình hình kinh doanh của các CTTC cổ phần 74 2.3.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính TNHH MTV 77

2.3.2.1 Công ty Tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam (RFC) 77

2.3.2.2 Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu Điện (PTF) 79

2.3.2.3 Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy (VFC) 81

2.3.2.4 Công ty Tài chính TNHH MTV Than - Khoáng sản Việt Nam (CMF) 83

2.4 Đánh giá chung về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các

2.4.1 Đánh giá chung về mô hình tổ chức của các công ty tài chính 85

2.4.1.1 Ưu điểm của mô hình tổ chức các CTTC 85

2.4.1.2 Hạn chế của mô hình tổ chức các CTTC và nguyên nhân 87 2.4.2 Đánh giá chung về tình hình kinh doanh của các công ty tài chính 91

2.4.2.1 Những kết quả đạt được 91

2.4.2.2 Hạn chế và nguyên nhân 92 2.4.3 Tổng hợp đánh giá thực trạng mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh

của các CTTC ở Việt Nam

101

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC

VÀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY

TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

106

3.1 Cơ hội, thách thức đối với các công ty tài chính ở Việt Nam thời kỳ tới 106

3.1.1.1 Nhu cầu về nguồn vốn và các dịch vụ tài chính của xã hội rất lớn 106

Trang 10

3.1.1.2 Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn 106 3.1.1.3 Thị trường tín dụng tiêu dùng của Việt Nam đang rộng mở 106

3.1.2.1 Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt 110 3.1.2.2 Rủi ro có thể rất cao nếu đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng 111 3.1.2.3 CTTC phải chuẩn bị và thiết lập hệ thống phân phối mới và rất rộng 111 3.1.2.4 Áp lực về việc phải tạo ra và duy trì được hệ thống hồ sơ gọn nhẹ và

đáp ứng khoản vay nhanh chóng

112

3.2 Chủ trương của Đảng, Nhà nước và quan điểm của

tác giả về hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh

hoạt động kinh doanh của các CTTC ở Việt Nam

111

3.2.1.1 Tái cơ cấu các công ty tài chính 112 3.2.1.2 Các tập đoàn/tổng công ty cần chú trọng phát triển theo chiều sâu và

thực hiện thoái vốn tại các CTTC trực thuộc 114

3.2.2.1 CTTC trực thuộc các tập đoàn/tổng công ty nhà nước là mô hình

không phù hợp với điều kiện Việt Nam 115 3.2.2.2 Cần thực hiện tái cơ cấu các CTTC mạnh mẽ và nhanh chóng hơn

nhằm hạn chế việc thất thoát vốn của nhà nước

116

3.2.2.3 Về lâu dài, việc thành lập CTTC trực thuộc nên xuất phát từ nhu cầu

và đặc thù riêng của chính các tập đoàn/tổng công ty

116

3.2.2.4 Củng cố tổ chức và hoạt động kinh doanh của nhóm CTTC cổ phần 117

3.3 Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh

doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam 117

3.3.1.1 Hợp nhất hoặc sáp nhập CTTC với các NHTM là giải pháp phù hợp

3.3.1.2 Chuyển đổi mô hình hoạt động tùy theo thế mạnh của từng CTTC 119 3.3.1.3 Hoàn thiện hệ thống quy định nội bộ của các CTTC 120 3.3.1.4 Nâng cao vai trò của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ 121 3.3.1.5 Đầu tư đổi mới hệ thống công nghệ thông tin 122

3.3.2 Nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh những dịch vụ hiện tại

3.3.2.1 Phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới 123 3.3.2.2 Đẩy mạnh việc hợp tác với các NHTM và giữa các CTTC 124

Trang 11

3.3.2.3 Cần chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả quản

trị rủi ro để từ đó thu hút khách hàng

125

3.3.2.4 Phát triển hoạt động huy động vốn và kinh doanh tiền tệ 126 3.3.2.5 Phát triển hoạt động tín dụng 129 3.3.2.6 Phát triển hoạt động đầu tư tài chính và kinh doanh chứng khoán 132 3.3.2.7 Phát triển hoạt động dịch vụ tài chính tiền tệ 135

3.3.3 Giải pháp đối với các công ty tài chính đã hoặc sẽ sáp nhập, hợp nhất

3.3.3.5 Hợp tác với đối tác chiến lược nước ngoài để được tiếp cận với nền

tảng công nghệ hiện đại và phương thức quản trị rủi ro tiên tiến và hoàn chỉnh 139

3.4 Điều kiện đảm bảo thực hiện các giải pháp 140

3.4.1.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến tổ chức và hoạt

động của các CTTC tại Việt Nam 140 3.4.1.2 Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý đối với hoạt động của các tập đoàn

tài chính ngân hàng

141

3.4.1.3 Phân tầng, phân loại các tổ chức tín dụng 142 3.4.1.4 Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các tập đoàn/tổng công ty nhà nước 142

3.4.2.1 Giám sát chặt chẽ hơn đối với các CTTC về chấp hành các quy định

liên quan đến giới hạn an toàn của TCTD

3.4.2.4 Nên áp dụng trần lãi suất cho vay đối với CTTC trong giai đoạn đầu

và tiến tới để các CTTC tự quyết định lãi suất theo quy luật thị trường 144 3.4.2.5 Kiểm soát rủi ro để tránh “bong bóng” tín dụng tài chính cá nhân 145 3.4.2.6 Tăng cường sự phát triển của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia

để hỗ trợ cho các CTTC hoạt động hiệu quả hơn 146

3.4.3 Về phía các tập đoàn/tổng công ty sở hữu vốn tại các công ty tài chính 146

Trang 12

3.4.3.1 Công tác giám sát hoạt động đối với các CTTC trực thuộc 146 3.4.3.2 Phát huy vai trò điều tiết nguồn vốn nội bộ tập đoàn/tổng công ty 146 3.4.3.3 Chính sách hỗ trợ và sử dụng dịch vụ nội bộ tập đoàn/tổng công ty 147

3.4.4.1 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam 147 3.4.4.2 Hiệp hội Người tiêu dùng Việt Nam 147

Phụ lục 1: Mẫu phiếu khảo sát ý kiến khách hàng doanh nghiệp 1

Phụ lục 3: Tổng hợp kết quả khảo sát khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch

vụ của công ty tài chính

6

Phụ lục 4: Tổng hợp kết quả khảo sát khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ

của công ty tài chính

13

Phụ lục 5: Danh sách 50 khách hàng doanh nghiệp (đã sử dụng dịch vụ của

công ty tài chính) tham gia khảo sát 23

Phụ lục 6: Danh sách 100 khách hàng cá nhân (đã sử dụng dịch vụ của công

ty tài chính) tham gia khảo sát 26

Phụ lục 7: Bảng câu hỏi tham khảo ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức và

hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam.

30

Phụ lục 8: Tổng hợp ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức và hoạt động kinh

doanh của công ty tài chính ở Việt Nam.

31

Phụ lục 9: Danh sách các công ty tài chính ở Việt Nam tại 31/12/2014. 42

Phụ lục 10: Khái quát về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các

công ty tài chính ở một số nước trên thế giới 46

Phụ lục 11: Tổng hợp tình hình tài chính của 10 CTTC có vốn góp của tập

Trang 13

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tổng hợp tình hình của các công ty tài chính ở Việt Nam………… 60Bảng 2.2: Số liệu bình quân về tình hình kinh doanh của 5 CTTC cổ phần………75Bảng 2.3 Tổng hợp tình hình tài chính của TFC giai đoạn 2011-2014………… 76

Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Việt

BVPS Giá trị sổ sách/cổ phần (Book value per share)

CMF Công ty Tài chính TNHH MTV Than - Khoáng sản VN

EPS Tỷ suất thu nhập/cổ phần (Earning per share)

EVNFC Công ty Tài chính cổ phần Điện lực

TFC Công ty Tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam

TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

ROA Tỷ suất lợi nhuận ròng/tổng tài sản (Return on Asset)ROE Tỷ suất lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu (Return on Equity)ROAA Tỷ suất lợi nhuận ròng/tổng tài sản bình quân

ROEA Tỷ suất lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu bình quân

VCFC Công ty Tài chính cổ phần Hóa chất Việt Nam

VFC Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy

VVF Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex – Viettel

Trang 14

Bảng 2.4 Tổng hợp tình hình tài chính của RFC giai đoạn 2011-2014………… 79

Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu tài chính của PTF giai đoạn 2011-2014……… 80

Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu tài chính của VFC giai đoạn 2011-2014……… 81

Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu tài chính của CMF giai đoạn 2011-2013……….85

Bảng 2.8 Quy mô vốn điều lệ của các CTTC tại 31/12/2014……… 90

Bảng 2.9 Quy mô vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu………93

Bảng 2.10 So sánh về lợi thế cạnh tranh giữa CTTC với NHTM……… … 98

Trang 15

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Mô hình tổ chức CTTC theo các bộ phận chức năng độc lập…… …….…29

Sơ đồ 1.2 Mô hình tổ chức CTTC theo sản phẩm, khách hàng và địa bàn… …….…30

Sơ đồ 1.3 Mô hình tổ chức CTTC theo ma trận …… ……….31

Sơ đồ 1.4: Mô hình tổ chức của CTTC trong Tập đoàn kinh doanh……….51

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của TFC……… …… 67

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của SDF……….68

Sơ đồ 2.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của PTF……… 69

Sơ đồ 2.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức của RFC……… ………69

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Các loại dịch vụ mà khách hàng cá nhân của CTTC đã sử dụng….…96 Biểu đồ 3.1 Ý định của khách hàng doanh nghiệp về việc tiếp tục sử dụng dịch vụ của CTTC……… 125

Biểu đồ 3.2 Lý do các khách hàng cá nhân không hài long với dịch vụ của CTTC 139

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Công ty Tài chính (CTTC) đã và đang tồn tại ở các nước phát triển vàđang phát triển trên thế giới Tuy có một số điểm chung nhưng mô hình CTTCcũng có những điểm khác biệt giữa các nước và các thời kỳ khác nhau Khuônkhổ pháp lý và sự hoạt động thực tiễn của các CTTC tạo nên những mô hìnhCTTC khác nhau giữa các nước

Sự ra đời của CTTC tại Việt Nam có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối vớiphát triển kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam Tuy còn khá mới mẻ nhưngcác CTTC đang cạnh tranh với các ngân hàng thương mại (NHTM) và tạo nên

sự đa dạng, bổ trợ lẫn nhau, góp phần tạo nên sự sôi động của thị trường tàichính, cho hệ thống các tổ chức tín dụng trung gian, góp phần tạo nên nhữngluồng vốn linh hoạt và thêm nhiều sự lựa chọn cho các doanh nghiệp và cá nhân.Tuy nhiên, thực hiện các cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thếgiới (WTO), các CTTC sẽ phải đối mặt với cạnh tranh từ các CTTC nói riêng vàcác tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung trên thế giới đang mong muốn thâmnhập vào thị trường Việt Nam Bên cạnh đó, với những diễn biến trong và hậugiai đoạn khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua, đãxuất hiện và hình thành những trật tự mới, đã làm thay đổi cấu trúc, vị trí và vaitrò của hệ thống các tổ chức tài chính ở Việt Nam cũng như thế giới Những tồntại, khiếm khuyết đã được bộc lộ một cách tự nhiên, trong đó có CTTC mà đặcbiệt là các CTTC do tập đoàn/tổng công ty sở hữu 100% vốn hoặc góp vốn sánglập

Nhìn lại cả chặng đường 17 năm ra đời và tồn tại các CTTC ở Việt Nam,

có thể nói đóng góp hay ưu điểm lớn nhất của các CTTC là góp phần nhất địnhvào việc tạo lập thị trường tài chính cạnh tranh sôi động hơn, đa dạng hơn Tuynhiên, những hạn chế, yếu kém thì cũng không ít

Xét về mặt mô hình tổ chức, do CTTC vừa là đơn vị thành viên của tậpđoàn/tổng công ty, vừa chịu sự quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước

Trang 17

(NHNN) nên việc kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các CTTC chưa thậtchặt chẽ xét ở góc độ CTTC là một TCTD Bên cạnh đó, tình trạng “vừa đá bóngvừa thổi còi” còn tồn tại do các thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) hoặc Hộiđồng thành viên (HĐTV) vừa là lãnh đạo tập đoàn/tổng công ty vừa tham giaHĐQT hoặc HĐTV CTTC Các CTTC, đặc biệt là CTTC do tập đoàn/tổng công

ty sở hữu 100% vốn đã bộc lộ những yếu kém toàn diện Với lĩnh vực nhiềunhạy cảm và đặc thù về kinh doanh vốn như các CTTC thì mức độ ảnh hưởngcòn nghiêm trọng hơn vì còn liên quan đến vốn huy động, vốn nhận ủy thác từcác tổ chức và cá nhân trên thị trường vốn

Xét về tình hình kinh doanh, rất nhiều CTTC không có khả năng tồn tạihoặc rất khó phục hồi Các CTTC chưa thực hiện tốt vai trò dẫn vốn trong nội bộcác tập đoàn/tổng công ty như mục tiêu đề ra lúc thành lập, thậm chí có nhiềuCTTC còn tạo thêm gánh nặng cho các tập đoàn/tổng công ty Có thể lấy dẫnchứng một vài số liệu năm 2014 theo tính toán và tham khảo được của tác giảluận án này đối với 10 CTTC có vốn góp của các tập đoàn/tổng công ty như sau:

(1) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu không được đảm bảo Năm 2014, tỷ lệ an toàn vốn

tối thiểu (CAR) của các CTTC này chỉ còn 3,35% (tính cả các CTTC có vốn chủ

sở hữu âm), trong khi mức tối thiểu theo quy định của NHNN là 9% [37]; (2) Vốn chủ sở hữu thâm hụt Trong 10 CTTC được xem xét thì có đến 3 CTTC đã

mất toàn bộ vốn điều lệ được cấp và thâm hụt thêm 1.112 tỷ đồng Đây thực sự

là điều đáng lo ngại đối với hiệu quả hoạt động của các CTTC có vốn góp củacác tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam nói riêng cũng như với hệ thống các

TCTD phi ngân hàng ở Việt Nam nói chung (3) Nợ xấu và trích lập dự phòng của các CTTC rất lớn Có những CTTC nợ xấu đến hơn 80% hay những CTTC

thua lỗ lớn và kéo dài Ước tính nợ xấu cuối 2014 của khối CTTC ít nhất khoảng

30% tức là vượt giới hạn cho phép khoảng 10 lần; (4) Giá trị sổ sách/cổ phần (BVPS) thấp hơn mệnh giá (dưới 10.000 đồng/cổ phần) Chỉ số này cao nhất chỉ

khoảng 12.000 đồng/cổ phần, có những CTTC giá trị sổ sách/cổ phần chỉ còn5.000-6.000 đồng/cổ phần, có những CTTC ghi nhận số âm do vốn chủ sở hữu

Trang 18

bị thâm hụt Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề phức tạp khác khó xử lý đang tồntại dai dẳng những năm gần đây

Ngoài những tác động khách quan của cuộc khủng hoảng tài chính và suythoái kinh tế toàn cầu vừa qua, nguyên nhân chính thuộc về vấn đề quản trị rủi

ro, năng lực điều hành và những bất cập về chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạtđộng của các CTTC ở Việt Nam Ngoài ra, các CTTC ra đời cùng quá trìnhhình thành các tập đoàn từ các tổng công ty 90, 91 có thể nói là mô hình “mangtính lịch sử” nhằm mục đích tăng cường sức mạnh cho các tập đoàn/tổng công

ty Thực tế, các tập đoàn/tổng công ty cũng đang trong quá trình tái cấu trúcmạnh mẽ vì rất nhiều vấn đề yếu kém/tồn tại

Với những lý do chủ yếu nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu

mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam”làm đề tài nghiên cứu luận án nhằm tìm ra những giải pháp hoàn thiện mô

hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các CTTC thuộc các tậpđoàn/tổng công ty ở Việt Nam

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố

2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài

Ở nước ngoài, có một số công trình nghiên cứu về CTTC, các tổ chức tàichính phi ngân hàng và thị trường tài chính nói chung như sau:

Với Sundararajan, V (1990), “Financial sector Reform and Central banking in Centrally Planned Economies” (Cải tổ ngành tài chính và ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế tập trung), tác giả V Sundararajan đã chỉ ra một số

giải pháp cải cách tài chính theo xu hướng tự do hoá có thể làm tăng mức độphân hóa của các công ty tài chính và phi tài chính và đây có thể là tiền lệ củakhủng hoảng tài chính Trong đó một số luận điểm có liên quan đến yếu tố lãisuất Tác giả cho rằng sự phi kiểm soát tài chính đã đẩy lãi suất lên rất cao trongcác kỳ vọng lạc quan sẽ tạo ra một nhu cầu tín dụng giả tạo và sau khi lãi suấtđược tự do, các chuyên gia tiền tệ có thể hoặc thiếu sự thích đáng hoặc thiếu cáccông cụ kiểm soát tiền tệ hiệu quả để gây ảnh hưởng lên lãi suất hoặc theo đuổi

Trang 19

một chính sách thả nổi với sự tin tưởng rằng lãi suất nội địa sẽ tự động điềuchỉnh phù hợp với lãi suất bên ngoài.[31]

Cùng tác giả Sundararajan, V Petersen, Arne B Sensenbrener, Gabriel,

May 1996, IMF, trong bài Central Bank Reform in the Transition Economies (Cải cách ngân hàng nhà nước ở các nền kinh tế chuyển đổi) đã bàn về cải cách

NHNN nói chung, trong đó đặc biệt lưu ý đến việc thực hiện chức năng thanh tra

và giám sát Thanh tra nói riêng phải được phối kết hợp chặt chẽ với chươngtrình đổi mới các NHTM quốc doanh và các DNNN; tất cả phải đặt trong tiếntrình chung về cải cách thể chế, tổ chức bộ máy nhà nước Vai trò bộ chủ quảncủa NHNN đối với các TCTD, đặc biệt là với các NHTM NN sẽ “chấm hết” khicác nền kinh tế thực sự bước vào hội nhập và hội nhập đầy đủ Những yêu cầumang tính phổ biến như “tạo sân chơi bình đẳng”, “cạnh tranh hợp pháp”,

“chống bảo hộ và độc quyền”, “công khai, minh bạch”, “nới lỏng tiến tới tự dohoá” sẽ buộc NHNN phải thay đổi cách thức hành xử tồn tại bấy lâu nay đốivới một trong những nhóm được hưởng lợi ích (stakeholders) quan trọng nhấtcủa mình Điều đó hàm ý rằng, hoạt động giám sát ngân hàng sẽ phải được thayđổi một cách căn bản trên cơ sở tập trung hoá, hướng đến mục tiêu bảo đảm antoàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tài chính, phù hợp với thông

Jeffrey Carmichael and Michael Pomerleano (2011), The Development and Regulation of non-Bank Financial Institutions, the World Bank, Washington

Trang 20

D.C (Phát triển và quản lý các tổ chức tài chính phi ngân hàng).Trong cuốn

sách này, các tác giả chỉ ra rằng các tổ chức tài chính phi ngân hàng đang ngàycàng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính ở các nước đang phát triển.Tuy nhiên, các nhà lập chính sách cần tạo ra cơ cấu chính sách hợp lý và môitrường kiểm tra, giám sát hiệu quả, giảm thiểu rủi ro bên cạnh những cơ hội vàthách thức đối với các quốc gia trong quá trình hội nhập Những tổ chức tàichính phi ngân hàng được đề cập đến gồm ngành bảo hiểm, các quỹ tương hỗ,các công ty bất động sản và cho thuê cũng như các thị trường chứng khoán.[27]

Capital market liberalization and development (Phát triển và tự do hóa thị trường tài chính), Stiglitz, Joseph E.; Ocampo, José Antonio Oxford Oxford

University Press 2008 1 v The initiative for policy dialogue series Trong bàinày, tác giả thể hiện quan điểm đề cao vai trò của tự do hóa thị trường tài chínhtrên thế giới và cho phép đa dạng hóa các chủ thể kinh doanh trên thị trường bêncạnh tổ chức NHTM làm nòng cốt, cần có sự tham gia của các quỹ đầu tư tínthác, công ty bảo hiểm, công ty tài chính tiêu dùng, công ty cho thuê tài chính Các tập đoàn lớn tùy theo quy mô có thể thành lập riêng các CTTC của mình.[25]

2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở trong nước

Với tư cách là một định chế tài chính, có thể nói, CTTC còn khá mới mẻ ởViệt Nam.Cho đến nay các nghiên cứu riêng liên quan đến loại hình công ty nàykhông nhiều, đặc biệt trong những năm gần đây

Trên Tạp chí Thương mại số 13/2008, tác giả Nguyễn Dương đã có bài

viết “Thành lập các CTTC ở Việt Nam - nguồn lực dẫn vốn”, trong đó ngoài

việc nêu lên làm sóng thành lập các CTTC trực thuộc các tập đoàn/tổng công ty

và số lượng hồ sơ xin cấp phép ngày càng tăng do việc thành lập NHTM khókhăn hơn Ngoài việc khẳng định ý nghĩa của CTTC trong việc góp phần tạokênh dẫn vốn cho nền kinh tế, điểm đáng lưu ý ở cuối bài viết tác giả đã tríchdẫn ý kiến lo ngại của ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt

Nam khẳng định “Việc thành lập tập đoàn kinh tế ồ ạt, xin thành lập CTTC cũng như xin thành lập ngân hàng đã được cảnh báo ẩn chứa nhiều bất lợi,

Trang 21

không chỉ đối với hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam mà còn cả với nền kinh tế Bài học của Chi-lê, một trong những nước đã trải qua chặng đường chuyển đổi như Việt Nam cũng đã gặp bất ổn vào năm 1998 bởi sự đổ vỡ của mô hình này khi việc cho vay trong nội bộ tập đoàn không được kiểm soát chặt chẽ như cơ chế giám sát hoạt động ngân hàng”.[11]

Trong bài viết “Quản trị rủi ro tín dụng tại các CTTC trong các tập đoàn kinh tế theo khuyến nghị của Ủy ban Basel” trên Tạp chí Thương mại số

1+2/2013, tác giả Phùng Việt Hà đã có bảng số liệu khảo sát hoạt động quản trịrủi ro tín dụng tại Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (CTTC lớnnhất ở Việt Nam), số liệu cho thấy trong giai đoạn từ 2007-2010, dư nợ càngtăng thì nợ xấu càng cao và luôn vượt giới hạn an toàn đối với TCTD.[13]

Một trong những công trình sớm nhất phải kể đến là Luận án Phó tiến sỹkhoa học kinh tế của Tiến sỹ Vũ Duy Hào (thực hiện tại Đại học Kinh tế Quốc

dân năm 1996) nghiên cứu về “Giải pháp hoàn thiện và phát triển các loại hình trung gian tài chính ở nước ta hiện nay”.Thời điểm này Việt Nam chưa có

CTTC nào được ra đời Luận án của tác giả xem xét gợi ý về những loại hìnhtrung gian tài chính (bên cạnh NHTM) như công ty cho thuê tài chính, CTTC,công ty bảo hiểm… nhằm làm phong phú cho thị trường tài chính và thêm nhiều

sự lựa chọn cho các đối tượng khách hàng khác nhau trên cơ sở khai thác ưuđiểm của từng mô hình.[14]

Nhiều năm sau, đến năm 2002, tác giả Hồ Kỳ Minh đã bảo vệ thành công

luận án tiến sỹ tại Đại học Kinh tế Quốc dân có tên là “Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động của Công ty Tài chính Bưu Điện”.Thời điểm đó đã xuất

hiện những CTTC đầu tiên (từ 1998) Tác giả bàn về câu chuyện làm thế nào đểCông ty Tài chính Bưu Điện phát huy vai trò là kênh dẫn vốn trong một tập đoànlớn, kinh doanh đa ngành nghề và đề xuất phát triển, chuyển đổi công ty nàythành mô hình ngân hàng bưu điện.[17]

Cùng năm đó, luận án tiến sỹ “Những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển công ty tài chính ở Việt Nam” của nghiên cứu sinh Trần Công Diệu cũng

đã được bảo vệ thành công tại Học viện Ngân hàng Thời điểm này ở Việt Nam

Trang 22

mới có 5 CTTC được cấp phép hoạt động.Tác giả đã nghiên cứu những kết quảđạt được, tồn tại và nguyên nhân của mô hình còn hết sức non trẻ lúc đó Trên cơ

sở này, tác giả đã đề xuất những giải pháp chủ yếu liên quan đến hoàn thiện môitrường pháp lý và đa dạng hóa các hoạt động cho loại hình doanh nghiệp nàynhằm cạnh tranh lành mạnh với các NHTM và phát huy vai trò là đầu mối thuxếp vốn trong nội bộ các tập đoàn đang chuẩn bị được thành lập lúc đó.[10]

Năm 2009, tại Đại học Kinh tế Quốc dân, tác giả Tống Quốc Trường cũng

đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ “Hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Kinh nghiệm và giải pháp”.Thực trạng hoạt

động của Công ty Tài chính Dầu khí – được thành lập năm 2000 – đã được phảnánh khá đầy đủ và rõ nét trong đề tài Trên cơ sở phân tích những định hướnghoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tác giả đã đề xuất phương hướnghoạt động và giải pháp, kiến nghị để Công ty Tài chính Dầu khí tiếp tục phát huyvai trò tốt hơn trong nội bộ Tập đoàn cũng như trên thị trường tài chính.[23]

“Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chính Việt Nam” – nghiên

cứu sinh Lê Thị Thu Hà, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã bảo vệ thànhcông luận án năm 2011 Nội dung chính khai thác khía cạnh chuyên môn sâu đó

là hoàn thiện công tác tổ chức kiểm toán nội bộ tại các CTTC Tác giả nhìn nhậnCTTC với vai trò là một TCTD phi ngân hàng và có những đặc thù riêng tronghoạt động nên việc tổ chức tốt công tác kiểm toán nội bộ sẽ giúp các CTTC hạnchế rủi ro và quản trị tốt doanh nghiệp.[12]

Tính đến thời điểm này, luận án tiến sỹ mới nhất đã được công bố có liên

quan đến CTTC ở Việt Nam là “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích trong các công ty tài chính ở Việt Nam” (năm 2012) của tác giả Hồ Thị Thu Hương,

nghiên cứu sinh tại Học viện Tài chính Đây là đề tài thuộc chuyên ngành kếtoán Trên cơ sở các chỉ tiêu phân tích tài chính nói chung và qua nghiên cứu,phân tích thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính đang được áp dụng tạicác CTTC, tác giả đã chỉ ra những tồn tại của hệ thống chỉ tiêu này và đề xuấtcác nội dung hoàn thiện cũng như điều kiện vận dụng hệ thống chỉ tiêu đó tại cácCTTC ở Việt Nam hiện nay.[16]

Trang 23

2.3 Những vấn đề thuộc đề tài chưa được các công trình nghiên cứu đã công

bố giải quyết

Trong thực tế, tính đến thời điểm hiện tại chưa có những công trìnhnghiên cứu, những tổng kết tương đối toàn diện nào về mô hình tổ chức và hoạtđộng kinh doanh của các CTTC trực thuộc các tập đoàn/tổng công ty ở ViệtNam.Qua tìm hiểu về đặc thù của loại hình doanh nghiệp này, qua tiếp cận vớicác văn bản pháp lý cũng như các kết quả nghiên cứu đã công bố, tác giả nhậnthấy bên cạnh những kết quả đã đạt được, vì lý do khách quan và chủ quan cũngnhư thời điểm nghiên cứu còn một số khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứunhư sau:

Thứ nhất, Những đánh giá, nhận xét về thực trạng hoạt động của các

CTTC ở Việt Nam quá xa giai đoạn gần đây Tức là thời điểm đủ để bộc lộkhiếm khuyết của một mô hình mới, thời điểm mà các CTTC thực sự được “thử lửa”

- Các nghiên cứu ngoài nước: Rất ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu

về mô hình CTTC với chức năng là TCTD phi ngân hàng và trực thuộc các tậpđoàn/tổng công ty Các nghiên cứu thường tập trung vào mảng NHTM hoặc cáccác tổ chức tài chính phi ngân hàng nói chung Qua các nghiên cứu này cho thấyvai trò tranh tra, giám sát của NHNN đặc biệt quan trọng đối với việc bình ổn vàphát triển các tổ chức này ở các nền kinh tế chuyển đổi và trong tiến trình hộinhập nền kinh tế thế giới nói chung Các nghiên cứu cũng khuyến khích sự pháttriển đa dạng các chủ thể kinh doanh trên thị trường tài chính nhưng cũng cầnlưu ý để hạn chế rủi ro đối với các tổ chức tài chính phi ngân hàng

- Trong nước, một số nghiên cứu đi vào xem xét tình hình hoạt động củacác CTTC nói chung thì còn quá sớm, những năm đầu 2000 lúc đó các CTTCđầu tiên mới được thành lập, các tập đoàn mới được chuyển đổi mô hình hoạtđộng từ các tổng công ty 91 và các CTTC hoạt động theo Luật các TCTD 1997,các hoạt động còn đang bị bó hẹp, phương hướng hoạt động chưa rõ ràng…

- Nghiên cứu sau này (công bố năm 2009, số liệu đến năm 2007), tác giảxem xét một trường hợp cụ thể là Công ty Tài chính Dầu khí (sau này là Tổngcông ty cổ phần Tài chính Dầu khí hoạt động theo loại hình công ty cổ phần)

Trang 24

Thời điểm đó và đến khi hợp nhất với Ngân hàng TMCP Phương Tây, đây làCTTC được coi là năng động, có sự hậu thuẫn và tạo điều kiện rất lớn từ phíaTập đoàn Dầu khí Việt Nam, do vậy hoạt động có hiệu quả nhất Các CTTCkhác không có được những lợi thế này nên những kết quả nghiên cứu chủ yếuđược xem xét vận dụng cho đơn vị đó, do vậy, chưa đủ khái quát hóa.

- Những nghiên cứu gần đây đều liên quan đến những khía cạnh là nhữngcông cụ kế toán, kiểm toán, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính đối với mô hìnhCTTC Chưa có nghiên cứu nào phản ánh và cung cấp thông tin chỉ rõ về giaiđoạn đi qua khủng hoảng và sự thích ứng của các CTTC

Thứ hai, Về khía cạnh mô hình tổ chức, chưa chỉ ra và chứng minh những

hạn chế thực sự của mô hình CTTC nói chung với đặc thù tại thị trường ViệtNam cũng như sự phối hợp trong nội bộ các tập đoàn/tổng công ty

Thứ ba, Chưa giải quyết thành công và chỉ rõ phương hướng, đường đi

phù hợp cho các CTTC, đặc biệt là trong bối cảnh phải cạnh tranh không chỉ vớicác NHTM trong nước mà còn với các TCTD là NHTM và phi ngân hàng nướcngoài đang và sẽ có mặt ở Việt Nam

Thứ tư, Còn thiếu những nghiên cứu mang tính cập nhật và xem xét về loại hình doanh nghiệp này trong “Đề án tái cấu trúc hệ thống TCTD và các công ty bảo hiểm của Việt Nam” mà Chính phủ đã phê duyệt.

2.4 Những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết

Trên cơ sở tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu và trên cơ sở những

“khoảng trống” trong các nghiên cứu trước đây, đề tài luận án dự kiến sẽ tậptrung nghiên cứu giải quyết những vấn đề để giải đáp những câu hỏi nghiên cứuchủ yếu sau:

(1) CTTC là gì? Phân loại, chức năng và vai trò của CTTC như thế nào?(2) Khung lý thuyết nào cho việc phân tích, đánh giá mô hình tổ chức vàhoạt động kinh doanh của CTTC? Các yếu tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến hoạtđộng của CTTC?

Trang 25

(3) Thực trạng hoạt động kinh doanh của các CTTC trực thuộc các tậpđoàn/tổng công ty ở Việt Nam thế nào? Những kết quả đạt được, những hạn chế,tồn tại và nguyên nhân là gì?

(4) Những điểm mạnh và điểm yếu chủ yếu nào đang tồn tại trong môhình tổ chức CTTC trực thuộc các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam? Nguyênnhân của những điểm yếu và hạn chế là gì?

(5) Mô hình tổ chức CTTC nào là phù hợp với Việt Nam trong giai đoạnđến năm 2025?

(6) Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các CTTC trựcthuộc tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam tốt hơn?

3 Mục tiêu của đề tài luận án

3.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu đề tài luận ánlà làm rõ cơ sở khoa họccủa việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnhhoạt động kinh doanh của các CTTC thuộc các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam

(iv) Phân tích, đánh giá đúng thực trạng mô hình tổ chức và hoạt độngkinh doanh của các CTTC thuộc các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam

(v) Xác định những quan điểm/phương hướng để hoàn thiện mô hình tổchức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các CTTC thuộc các tập đoàn/tổngcông ty ở Việt Nam

Trang 26

(vi) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình tổchức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối với các CTTC thuộc các tậpđoàn/tổng công ty ở Việt Nam thời kỳ tới.

4 Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là mô hình tổ chức và hoạt động kinhdoanh của các CTTC ở Việt Nam

4.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung:

+ Đề tài luận án tập trung chủ yếu nghiên cứu loại hình CTTC với chứcnăng là loại hình TCTD phi ngân hàng (hoạt động theo Luật các tổ chức tíndụng) và do các tập đoàn/tổng công ty lớn làm chủ sở hữu một phần hoặc toàn

bộ vốn điều lệ Đây là nhóm CTTC có số lượng nhiều nhất, có quy mô lớn nhất

và cũng có nhiều vấn đề nhất hiện nay ở Việt Nam

+ Luận án tập trung giải quyết hai nội dung chính liên quan đến “mô hình

tổ chức” và “hoạt động kinh doanh” của các CTTC có vốn góp của các tập đoàn/tổng công ty (còn gọi tắt là các CTTC trực thuộc tập đoàn/tổng công ty)

Tính đến 31/12/2014, theo thống kê trên website của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam có tất cả 17 CTTC, trong đó có 7 CTTC có thể xếp vào loại CTTCchuyên ngành tín dụng tiêu dùng Một cách tổng quát, nhóm các CTTC này chủyếu là CTTC nước ngoài, hoạt động kinh doanh chỉ tập trung vào mảng dịch vụtín dụng tiêu dùng cá nhân, là các CTTC đã có kinh nghiệm trong việc triển khai

hệ thống phân phối và quản trị rủi ro nên kết quả kinh doanh tương đối ổn định.Trong khi đó, các CTTC do các tập đoàn/tổng công ty Việt Nam sở hữu vốn cónhững đặc thù riêng với vai trò là công cụ tài chính của các tập đoàn/tổng công

ty, gắn với giai đoạn lịch sử của nước ta cách đây gần 2 thập kỷ - giai đoạn hìnhthành các tập đoàntừ các tổng công ty 90, 91 Các CTTC này kinh doanh tổnghợp nhiều dịch vụ trong đó có hoạt động tài trợ vốn cho các dự án của doanhnghiệp trong và ngoài tập đoàn/tổng công ty, hoạt động kinh doanh chứng khoán

và đầu tư tài chính Hoạt động kinh doanh của các CTTC có vốn góp của tập

Trang 27

đoàn/tổng công ty đã và đang tồn tại những vấn đề rất lớn như đã lấy ví dụ ở trên

và rất cần được nghiên cứu, xem xét về sự phù hợp của mô hình này ở nước tatrong giai đoạn tiếp theo Chính vì lý do đó, trong phạm vi của luận án này tácgiả sẽ tập trung nghiên cứu các CTTC có vốn góp của tập đoàn/tổng công ty.Các CTTC tiêu dùng dưới đây sẽ không thuộc phạm vi của luận án:[36]

(1) Công ty tài chính TNHH MTV Quốc tế Việt Nam JACCS (JACCSInternational Vietnam Finance Company Limited)

(2) Công ty tài chính TNHH MTV Toyota Việt Nam (Toyota FinancialServices Vietnam Company Limited)

(3) Công ty tài chính TNHH MTV Home credit Việt Nam (100% vốnnước ngoài) - Home Credit Vietnam Finance Company Limited Tên cũ: Công tytài chính TNHH MTV PPF Việt Nam

(4) Công ty tài chính TNHH MTV Prudential Việt Nam (100% vốn nướcngoài) - Prudential Vietnam Finance Company Limited

(5) Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP

Hồ Chí Minh (HD Finance) Tên cũ: Công ty TNHH MTV tài chính Việt –Societe Generale

(6) Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset (Việt Nam) - Mirae AssetFinance Company (Vietnam) Limited

(7) Công ty tài chính cổ phần Handico - Handico Finance Joint StockCompany

Như vậy, luận án sẽ chỉ tập trung nghiên cứu 10 CTTC có vốn góp củacác tập đoàn/tổng công ty của Việt Nam, bao gồm:

(1) Công ty tài chính TNHH MTV Bưu điện (Post and TelecommunicationFinance Company Limited)

(2) Công ty tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam (Rubber FinanceCompany Limited)

(3) Công ty tài chính TNHH MTV Tàu thuỷ (Vietnam ShipbuildingFinance Company Limited)

Trang 28

(4) Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng(VPBank Finance Company Limited) Tên cũ: Công ty TNHH MTV tài chínhThan - Khoáng sản Việt Nam.

(5) Công ty tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam (Vietnam Textile andGarment Finance Joint stock Company)

(6) Công ty tài chính cổ phần Điện lực (EVN Finance Joint Stock Company)(7) Công ty tài chính cổ phần Hoá chất (Vietnam Chemical Finance JointStock Company)

(8) Công ty tài chính cổ phần Sông Đà (Song Da Finance Joint StockCompany)

(9) Công ty tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel (Vinaconex-ViettelFinance Joint Stock Company)

(10) Công ty tài chính cổ phần Xi Măng (Cement Finance Joint StockCompany)

- Về không gian: Nghiên cứu thực trạng và xu hướng vận động của khách

thể nghiên cứu (chứa đối tượng nghiên cứu) trên toàn lãnh thổ Việt Nam và cácgiao dịch kinh tế của CTTC với phần còn lại của thế giới Luận án cũng nghiêncứu kinh nghiệm về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của một số CTTC

ở một số nước phát triển trước Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cộng hòa Liênbang Đức, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia

- Về thời gian: Xem xét diễn biến chung về mô hình tổ chức và tình hình

kinh doanh của các CTTC với số liệu phân tích được sử dụng chủ yếu là giaiđoạn 4 năm gần đây từ 2011-2014

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu được sử dụng để giải quyết từng vấn đề của luận án

5.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

Luận án được nghiên cứu trên cơ sở cách tiếp cận lịch sử và hệ thống tức

là từ nghiên cứu về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của CTTC (nhìnnhận những ưu điểm cũng như nhược điểm, những kết quả đạt được cũng nhữnghạn chế/tồn tại) và trên quan điểm lịch sử (sự phù hợp của loại hình CTTC ở các

Trang 29

giai đoạn khác nhau) và trong mối quan hệ với hệ thống các TCTD khác, đặcbiệt là ngân hàng thương mại.

5.2 Phương pháp luận nghiên cứu

- Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kếthợp tham khảo, kế thừa chọn lọc để khái quát hóa các cơ sở lý luận cần thiết cóliên quan đến chủ đề nghiên cứu nhằm làm căn cứ cho việc nghiên cứu thựctrạng và đề xuất giải pháp đối với mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh củaCTTC trực thuộc các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam

- Vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước làm một trongnhững cơ sở quan trọng trong xem xét những vấn đề cụ thể liên quan đến môhình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các CTTC ở Việt Nam

5.3 Những phương pháp nghiên cứu cụ thể

* Đối với nguồn tài liệu thứ cấp

Luận án sử dụng những phương pháp thường được sử dụng trong nghiêncứu từ những nguồn dữ liệu thứ cấp như: nghiên cứu tại bàn, thống kê, tổng hợp,

so sánh và phân tích có hệ thống các thông tin, tài liệu đã có về mô hình tổ chức

và hoạt động kinh doanh của các CTTC ở Việt Nam Đồng thời, sử dụng phươngpháp thống kê để xử lý số liệu và xây dựng một số biểu đồ minh họa để phản ánhthực trạng mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các CTTC trực thuộccác tập đoàn/tổng công ty

Với những phương pháp này có thể có những hạn chế như tính đầy đủ vàtính xác thực về nguồn số liệu liên quan đến kết quả kinh doanh và tình hình tàichính của các CTTC, đặc biệt là những số liệu tổng hợp của cả 10 CTTC đượcxem xét trong luận án

* Đối với nguồn tài liệu sơ cấp

Để tăng tính thực tiễn khi phản ánh thực trạng các CTTC cũng như tăngtính thuyết phục cho những giải pháp luận án đưa ra, tác giả sử dụng phươngpháp điều tra, khảo sát thực tế và phương pháp chuyên gia như sau:

- Tham khảo ý kiến chuyên gia:

Trang 30

Tham khảo các ý kiến của 5 chuyên gia làm căn cứ đề xuất những giảipháp nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh củacác CTTC ở Việt Nam gồm:

(1) ThS Nguyễn Văn Sinh, Phòng Giám sát, Cục 2, Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam;

(2) ThS Phạm Quyết Thắng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Dầukhí Toàn cầu (GP Bank);

(3) TS Nguyễn Khắc Lịch, Văn phòng Tập đoàn Bưu chính Viễn thôngViệt Nam;

(4) ThS Nguyễn Công Minh, Nguyên Phó Giám đốc Công ty Tài chínhTNHH MTV Bưu điện;

(5) ThS Phùng Thị Kim Phượng, Nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh HàNội, Công ty Tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam

- Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát:

+ Bảng câu hỏi khảo sát dành cho các khách hàng cá nhân đã sử dụng dịch

vụ của các CTTC Quy mô mẫu là 100 khách hàng Thời gian khảo sát từ ngày5-28/07/2015

+ Bảng câu hỏi khảo sát dành cho các khách hàng doanh nghiệp đã sửdụng dịch vụ của các CTTC Quy mô mẫu là 50 tổ chức Thời gian khảo sát từngày 5-28/07/2015

Toàn bộ kết quả thu được từ 2 mẫu phiếu khảo sát đã được xử lý bằngcông cụ khảo sát SurveyMonkey Kết quả thu được là các bảng số liệu, biểu đồ

và sẽ được sử dụng bổ sung, làm minh họa khách quan bên cạnh những nhậnđịnh của tác giả khi đánh giá về tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân kháchquan và chủ quan, những đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức vàđẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các CTTC trực thuộc các tập đoàn/tổngcông ty của Việt Nam

6 Kết cấu chính của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận

án được kết cấu thành 3 chương, gồm:

Trang 31

Chương 1: Cơ sở lý luận về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của

công ty tài chính

Chương 2: Thực trạng mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các

công ty tài chính ở Việt Nam

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động

kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TỔ

Theo cách hiểu thông thường nhất, các tổ chức tài chính trung gian là các

tổ chức tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ người có vốn tới người cầnvốn Tuy nhiên, không như dạng tài chính trực tiếp người cần vốn và người cóvốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, các trung gian tài chínhthực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối nghĩa là người người cần vốn muốn

có được vốn phải thông qua người thứ ba, đó chính là các tổ chức tài gián tiếphay các tổ chức tài chính trung gian Các tổ chức tài chính trung gian có thể làcác ngân hàng, các hiệp hội cho vay, các liên hiệp tín dụng, các công ty bảohiểm, các công ty tài chính

1.1.1.2 Chức năng

- Chức năng tạo vốn

Các tổ chức tài chính trung gian huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế,hình thành các quỹ tiền tệ tập trung Bằng cách trả lãi suất, các trung gian tài

Trang 32

chính đem lại lợi ích cho người có tiền tiết kiệm và đồng thời cũng làm lợi chochính mình trong giai đoạn cung ứng vốn.

- Chức năng cung ứng vốn

Trong nền kinh tế thị trường, người cần vốn là các doanh nghiệp, các tổchức kinh doanh, cá nhân trong và ngoài nước Tổ chức tài chính trung gian sẽđáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn và nhận được một khoản lợi nhất địnhthông qua việc cho vay với lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất các tổ chức này trảcho người tiết kiệm

- Chức năng kiểm soát

Các tổ chức tài chính trung gian sẽ kiểm soát nhằm giảm tới mức tối thiểu

sự rủi ro bằng cách thường xuyên hoặc định kỳ kiểm soát trước khi cho vay,trong và sau khi cho các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn

1.1.1.3 Các tổ chức tài chính trung gian

Có nhiều cách phân loại các tổ chức tài chính trung gian khác nhau, cáchcấu trúc hệ thống này cũng có thể khác nhau giữa các nước hoặc các thời kỳkhác nhau Trong thực tế, các tổ chức này rất đa dạng trên thế giới và có thể gồm:

- Ngân hàng thương mại (commercial bank)

- Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay (savings anhd loans association)

- Ngân hàng tiết kiệm (savings bank)

- Quỹ tín dụng (credit fund)

- Công ty tài chính (financial company)

- Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng (công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp hưu trí)

Trang 33

CTTC Thị trường tài chính càng phát triển thì khái niệm CTTC càng được mở

rộng, tuy nhiên khái niệm chung về CTTC có thể hiểu như sau: “CTTC là một tổ chức trung gian đóng vai trò quan trọng thúc đẩy lưu thông loại hàng hóa đặc biệt là vốn Một sự dịch chuyển vốn từ người cung cấp sang người có nhu cầu vốn được thực hiện bởi CTTC bằng hình thức phát hành trái phiếu, tín phiếu cùng những dịch vụ tiện ích kèm theo cho các đối tượng liên quan”.

Theo Christopher Viney - giảng viên, nhà khoa học đồng thời cũng là nhà

quản lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của Úc, trong cuốn “Financial Institutions, Instruments & Markets - Thị trường tài chính: Các công cụ và tổ chức tài chính” đã xếp CTTC vào nhóm các tổ chức tài chính phi ngân hàng và nhấn mạnh:“Các CTTC xuất hiện rộng rãi trước sức ép ngành ngân hàng bị quản lý ngày càng chặt chẽ khi các cơ quan quản lý áp trần lãi suất và sức ép cho vay lên các NHTM Chính sức ép đối với NHTM đã tạo cơ hội cho sự phát triển các tổ chức kinh doanh ngoài hàng rào pháp lý của các NHTM, trong đó

có CTTC”.[26]

1.1.2.2 Phân loại công ty tài chính

Các CTTC có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vàocác tiêu thức phân loại

* Căn cứ vào hoạt động nghiệp vụ:

- CTTC bán hàng: Là loại hình CTTC chuyên cho người tiêu dùng vay để

mua hàng hóa từ một nhà bán lẻ hoặc một nhà sản xuất khác Các món vaythường được thực hiện nhanh chóng và tiện lợi tại nơi mua hàng của người tiêudùng.Nhờ đó mà CTTC bán hàng có thể cạnh tranh được với các ngân hàngthương mại (NHTM) trong cho vay tiêu dùng

- CTTC người tiêu dùng: Là loại hình CTTC chuyên cho người tiêu dùng

vay để mua những món hàng riêng như đồ đạc, dụng cụ gia đình hoặc giúp thanhtoán các món nợ nhỏ CTTC người tiêu dùng thường là công ty riêng biệt hoặc

do các ngân hàng sở hữu

- CTTC kinh doanh: Là loại hình CTTC chuyên cung cấp các dạng tín dụng

đặc biệt cho doanh nghiệp (DN) bằng cách mua các hóa đơn nợ của DN theo

Trang 34

hình thức chiết khấu, việc cung cấp này gọi là bao thanh toán Ngoài ra, cácCTTC kinh doanh cũng chuyên môn hóa trong việc cho thuê thiết bị, là nhữngtài sản họ mua và sau đó cho các DN thuê lại trong một số năm.

* Căn cứ vào quan hệ sở hữu của các CTTC:

- CTTC Nhà nước: Là CTTC do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức

quản lý hoạt động kinh doanh CTTC thuộc Tập đoàn/Tổng công ty Nhà nước dotập đoàn/Tổng công ty Nhà nước cung cấp 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổphần chi phối

- CTTC liên doanh: Là CTTC được thành lập bằng vốn góp giữa bên nước

này gồm một hoặc nhiều TCTD, DN nước khác và bên nước ngoài gồm mộthoặc nhiều TCTD nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh

- CTTC 100% vốn nước ngoài: Là CTTC được thành lập bằng vốn của một

hoặc nhiều TCTD nước ngoài

1.1.2.3 Chức năng của công ty tài chính

* CTTC là một TCTD phi ngân hàng

Căn cứ vào phạm vi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, pháp luật củanhiều nước quy định các tổ chức tín dụng gồm hai loại Đó là ngân hàng và cácTCTD phi ngân hàng, Trong đó, ngân hàng được hiểu là loại hình TCTD đượcthực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng.Về hoạt động ngân hàng, pháp luậtcác nước khác nhau có những quy định khác nhau Chẳng hạn, Điều 1 Luật Ngânhàng Pháp số 84-46 năm 1984 đưa ra khái niệm hoạt động ngân hàng trên lãnh

thổ Pháp như sau: “Các hoạt động ngân hàng bao gốm nhận vốn của nhân dân, hoạt động tín dụng cũng như cấp và quản lý các phương tiện thanh toán” Luật

về ngân hàng của các quốc gia khác như: Luật NHTN của Trung Quốc năm

Trang 35

1995, Luật Ngân hàng Ba Lan năm 1989, Luật Các Tổ chức tài chính và ngânhàng của Malaysia năm 1989, Luật về ngành tín dụng của Đức năm 1992, Luật

về ngân hàng và hoạt động ngân hàng của Liên bang Nga năm 1996 được sửađổi lần gần nhất vào ngày 08/04/2008 đều được quy định cụ thể mang tính liệt kêcác hành vi pháp lý được xem là hoạt động kinh doanh ngân hàng

Nhìn chung, theo quy định của pháp luật các nước, hoạt động ngân hàngbao gồm những giao dịch phổ biên như huy động vốn dưới hình thức tiền gửi,cho vay, mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn, cung cấp dịch vụ thanh toán, dịch vụbảo lãnh… Tại Việt Nam, Luật các TCTD trước đây và hiện nay đều quy định:

“Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán.” Như vậy, rõ ràng là các TCTD phi ngân hàng có

phạm vi thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng hẹp hơn so với TCTD là ngân hàng

Có lẽ đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa hai định chế tài chính này

Như vậy, có thể thấy CTTC là một doanh nghiệp nhưng có những đặcđiểm riêng, phân biệt như sau:

- CTTC có đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền tệ

- CTTC là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu và thườngxuyên và mang tính chất nghề nghiệp là hoạt động ngân hàng (trừ việc nhận tiềngửi ngắn hạn và dịch vụ thanh toán

- CTTC là loại hình doanh nghiệp chịu sự quản lý về nghiệp vụ củaNHNN/NHTW

* CTTC là một doanh nghiệp đặc biệt thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ

Đây là loại hình doanh nghiệp có rủi ro cao, do vậy, điều kiện cấp phép vàhoạt động chặt chẽ hơn

1.1.2.4 Vai trò của công ty tài chính trong nền kinh tế thị trường

CTTC là một trung gian tài chính có nhiệm vụ thu hút, tích tụ và tập trungcác nguồn vốn cho những người có nhu cầu sử dụng vốn vay Các CTTC đã đemlại lợi ích đầy đủ cho những người có vốn (người cho vay), người cần vốn(người đi vay) và cho cả nền kinh tế Mặc dù các CTTC hình thành khá muộn so

Trang 36

với các NHTM nhưng trước những đòi hỏi, thách thức về sự phát triển của nềnkinh tế nói chung cũng như ngành tài chính, tiền tệ nói riêng, với tính chất là một

tổ chức tài chính chuyên môn hóa cao trong một số nghiệp vụ được quy định,các CTTC có vai trò quan trọng như sau:

* Vai trò của CTTC đối với nền kinh tế:

Một là, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo vốn cho nền kinh tế.

Hoạt động của CTTC cho phép sử dụng triệt để các nguồn vốn mà các công

ty này đang nắm giữ Đồng thời CTTC còn huy động thêm một lượng vốn quantrọng trong nền kinh tế vào quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ của nền kinh

tế, cùng với các định chế khác, hoạt động kinh doanh tiền tệ của các định chế tàichính này làm phong phú thêm thị trường tài chính, làm sôi động thị trường tàichính, tạo ra nguồn vốn lớn cho các DN để mở rộng và phát triển sản xuất kinhdoanh

Hai là, thúc đẩy hoạt động các NHTM, tạo điều kiện mở rộng và hiện đại

hóa hệ thống ngân hàng.Khi có nhiều định chế cùng hoạt động kinh doanh tiền

tệ, hệ thống NHTM sẽ mở rộng các dịch vụ thanh toán cho các định chế đó cũngnhư cho các chủ thể khác đặc biệt là tổ chức thanh toán cho cá nhân.Hoạt độngthanh toán phát triển là điều kiện tiền đề để hiện đại hóa hệ thống ngânhàng.Hoạt động tín dụng ngắn hạn bằng các nguồn vốn rẻ nhất, nguồn vốn từ tổchức thanh toán cho nền kinh tế

Ba là, tạo điều kiện cho việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng

trung ương: Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương luôn hướng về việclàm thế nào tạo ra một thị trường tiền tệ hoàn hảo hơn, trong đó có nhiều chủ thểcung ứng vốn cho nền kinh tế trên cơ sở khai thác các nguồn vốn có sẵn trongnền kinh tế, để cuối cùng có được một chính sách lãi suất hợp lý nhất (lãi suấthợp lý là lãi suất ở đó cung cầu gặp nhau ở mức độ hoàn hảo nhất)

Bốn là, sự phát triển của CTTC đã thúc đẩy cạnh tranh trong đầu tư trên thị

trường tài chính.Thông qua việc đáp ứng các nhu cầu về vốn trung và dài hạn,hoạt động của các CTTC đã và đang thúc đẩy sự phát triển của thị trường tàichính Những năm gần đây, nhiều loại hình CTTC đã ra đời làm chất lượng phục

Trang 37

vụ được cải thiện, giá vốn đầu tư ngày càng giảm, tạo thêm nhiều khả năng lựachọn cho khách hàng Vì vậy, Ngân hàng và CTTC mỗi loại hình đều có thếmạnh riêng nhưng tất cả đều góp phần tăng cường hiệu quả kinh tế - xã hội.

Năm là, hoạt động của các CTTC cũng rất phù hợp với các hoạt động giao

dịch vốn của các DN vừa và nhỏ, do đó rất phù hợp với các nước đang pháttriển Vì vậy, ngoài các Ngân hàng thì các CTTC với sự linh hoạt trong hoạtđộng cũng đã tập trung được một lượng vốn lớn từ nguồn tiết kiệm của dân cư

và các tổ chức kinh tế trên thị trường tài chính Các CTTC có thể phát hànhnhững giấy tờ có giá với lãi suất cao, mệnh giá thấp… để thu hút được sự quantâm của các nhà đầu tư lớn, nhỏ trên thị trường tài chính, điều này sẽ khiến nguồnvốn huy động được nhiều hơn, đồng thời mở rộng được giao dịch cho các doanhnghiệp vừa và nhỏ

Sáu là, CTTC là kênh có tính chất chuyên môn hóa trong việc thu hút và

đầu tư các khoản vốn trung và dài hạn Các CTTC thường có khả năng cung cấpvốn cho các giao dịch dài hạn và có tính chất rủi ro hơn (đầu tư mạo hiểm) Nhờ

đó, CTTC đã góp phần làm phong phú thêm các dịch vụ tài chính, ngân hàng

* Vai trò đối với các chủ thể có vốn và cần vốn trong nền kinh tế:

Các CTTC giúp khách hàng tiết kiệm được các chi phí về thông tin và giaodịch khi cung ứng và sử dụng các nguồn vốn Đặc biệt là tạo ra các cơ hội đầu tưsinh lời cho các cá nhân vốn thiếu những thông tin cần thiết trên thị trường tàichính Hơn nữa, món tiền của họ lại nhỏ, chi phí giao dịch lại quá lớn, thủ tụcđôi khi lại rườm rà khiến cho cá nhân gặp khó khăn khi đầu tư Trong khi đó,CTTC có điều điều kiện cần thiết để phân tích, tổng hợp tình hình, do đó việcđầu tư sẽ dễ đem lại lợi nhuận hơn

Khi tiền gửi vào các CTTC, nguồn lợi sẽ mang lại cho cả hai bên do sựphân tán rủi ro, đa dạng hóa và nhờ việc giảm chi phí giao dịch trong tổng thể.Các CTTC giúp khách hàng của mình tiết kiệm được các chi phí thông tin vàgiao dịch khi cung ứng hoặc sử dụng các nguồn vốn bởi họ luôn có những chiếnlược hợp lý, linh hoạt trong quan hệ với khách hàng, trong việc triển khai các

Trang 38

nghiệp vụ được phép làm, nên họ tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao, đảm bảo đem lạinhững cơ hội đầu tư tốt cho khách hàng gửi tiền vào CTTC.

* Vai trò đối với các tập đoàn kinh tế:

Các tập đoàn kinh tế mạnh giữ vai trò chủ đạo đã ra đời và phát triển vớinhững đặc điểm cơ bản là: Hình thành từ chuyển đổi và tổ chức lại các Tổngcông ty Nhà nước; hoạt động trong những ngành mũi nhọn then chốt của nềnkinh tế; quy mô và khả năng tích tụ vốn còn hạn chế; sự hợp tác liên kết các đơn

vị trong tập đoàn chưa cao và trình độ tổ chức quản lý còn nhiều hạn chế Trênthực tế, rất nhiều tập đoàn kinh tế đều có CTTC riêng Để khắc phục hạn chế củatập đoàn thì CTTC càng tỏ rõ vai trò quan trọng đối với các tập đoàn kinh tế:

Thứ nhất, do các CTTC trực thuộc các tập đoàn kinh tế hay trực thuộc

Tổng Công ty nên có điều kiện hiểu biết sâu về các công ty thành viên, có nhiềuđiều kiện thuận lợi hơn trong việc quản lý rủi ro tài chính Các CTTC huy độngvốn cho tập đoàn, cấp vốn cho các công ty thành viên hay khách hàng của công

ty thành viên trong tập đoàn

Thứ hai, các CTTC còn đóng vai trò như trung gian tài chính giữa các đơn

vị của tập đoàn, họ có thể huy động vốn từ công ty này và cho các công ty kháctrong tập đoàn vay vốn

Thứ ba, CTTC dẫn vốn để thực hiện các hoạt động đầu tư thông qua nghiệp

vụ ủy thác đầu tư Vì CTTC có kinh nghiệm hơn các công ty thành viên nên sẽgiảm được rủi ro trong đầu tư nhờ có sự nghiên cứu kỹ lưỡng vàtheo dõi quátrình đầu tư sát sao Bên cạnh đó rủi ro trong đầu tư cũng được phân tán rất nhiều

1.1.2.5 Những điểm đặc thù của công ty tài chính trong các tập đoàn kinh tế

Hầu hết các tập đoàn kinh tế ngày nay đều là những tập đoàn kinh doanh

đa quốc gia Hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn này mang tính toàncầu với một mạng lưới các chi nhánh sản xuất và tiêu thụ rộng khắp trên thế giới.Ngày nay, một tập đoàn kinh tế mạnh thường có cơ cấu sản xuất kinh doanh đangành nghề Mô hình tập đoàn đang được ưa chuộng và trở thành xu hướngchính hiện nay, cơ cấu của tập đoàn kinh tế gồm NHTM, công ty thương mại và

Trang 39

công ty sản xuất Hoạt động tài chính, ngân hàng là một bộ phận quan trọng vàkhông thể tách rời trong cơ cấu kinh doanh của các tập đoàn Do vậy:

- Việc thành lập và phát triển CTTC nhằm tìm kiếm các nguồn vốn để đápứng nhu cầu đầu tư phát triển của tập đoàn trên cơ sở triển khai đồng bộ các hìnhthức huy động vốn trong nội bộ tập đoàn, trên các thị trường tài chính trong nước

và quốc tế gồm vay thương mại, vay tài trợ dự án, vay tài trợ xuất khẩu, thuêmua, phát hành cổ phiếu, trái phiếu…

- Việc thành lập và phát triển CTTC nhằm nâng cao hiệu quả các nguồnvốn huy động, hoàn trả vốn và lãi vay đúng hạn, bảo đảm sự cân đối vững chắc

về hoạt động tài chính thông qua việc điều hành vốn linh hoạt, gắn liền với hoạtđộng kinh doanh tiền tệ, tham gia thị trường tiền tệ, thị trường vốn trong nước

- Việc thành lập và phát triển CTTC nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tàisản, công trình, dự án được đầu tư vốn thông qua việc đầu tư vốn đúng địnhhướng phát triển, đúng công trình và dự án

- Khi thị trường chứng khoán ra đời và phát triển, CTTC trong tập đoàn làmột trung gian tài chính đáng tin cậy cho các công ty thành viên của tập đoàntham gia thị trường chứng khoán

CTTC trong các tập đoàn kinh tế một mặt là những doanh nghiệp có tưcách pháp nhân hoàn chỉnh, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ.Mặt khác, CTTC trong các tập đoàn kinh tế được thành lập trước hết là nhằmmục tiêu huy động vốn phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển của tập đoàn, tài trợcác hoạt động bán hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sửdụng vốn, tăng sức cạnh tranh và phục vụ chiến lược phát triển của tập đoàn Nóicách khác, CTTC trong tập đoàn kinh tế có nhiệm vụ tìm kiếm các nguồn vốnđầu tư để cung ứng cho tập đoàn và các công ty thành viên trong tập đoàn; quản

lý đầu tư các khoản vốn chưa sử dụng trong tập đoàn; quản lý các khoản tiền tạmthời nhàn rỗi, điều hòa vốn giữa các đơn vị thành viên của tập đoàn; làm đầu mối

và tư vấn cho tập đoàn, các công ty thành viên trong quan hệ với ngân hàng, cácTCTD, đối tác đầu tư; quản lý và áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro tài chínhtrong tập đoàn; cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính khác cho các công ty thành

Trang 40

viên của tập đoàn và khách hàng bên ngoài tập đoàn như cho vay để mua hànghóa do tập đoàn sản xuất kinh doanh.

Do những đặc thù như vậy mà trong hoạt động các CTTC phải thực hiệnnhiều chức năng và nhiệm vụ liên quan đến tình trạng tài chính của các tập đoànkinh tế Nhiệm vụ chính của các CTTC ngoài việc đầu tư kinh doanh sinh lợi còngiúp tập đoàn duy trì nguồn lực tài chính tốt nhất để tăng cường khả năng cạnhtranh của tập đoàn CTTC còn giúp tập đoàn kinh tế khai thác một cách tốt nhấtcác cơ hội kinh doanh có hiệu quả trên thị trường

Tuy nhiên, xét về mặt lý thuyết là như vậy và để có thể phát huy tốt vaitrò của mình, CTTC cùng với tập đoàn cần vận hành trơn tru nhằm đảm bảo:

+ Huy động được nguồn tài chính cho tập đoàn kinh tế với những điềukiện thuận lợi Các nguồn vốn mà CTTC hướng đến phải đa dạng về thời hạn, lãisuất hợp lý và có quy mô lớn nhằm thỏa thuận nhu cầu đầu tư và sử dụng vốncủa tập đoàn kinh tế

+ Đầu tư và quản trị vốn của tập đoàn kinh tế một cách hiệu quả nhất Khicác nguồn vốn được huy động, nhiệm vụ quan trọng tiếp theo của các CTTC là

sử dụng phù hợp các nguồn vốn huy động vào các hoạt động sản xuất kinhdoanh đem lại lợi nhuận, đầu tư vào các tài sản có tỷ lệ hoàn vốn cao Đồng thờicác CTTC cũng phải đảm bảo cho nguồn vốn của tập đoàn kinh tế khi nguồn vốnđầu tư vào những tài sản làm mất khả năng chi trả Đây không phải là một nhiệm

vụ dễ dàng, bởi ngoài việc các CTTC không chỉ rõ kết cấu hợp lý nhất cho cácloại tài sản ngắn hạn và dài hạn của tập đoàn kinh tế nên thực hiện, mà còn phảitìm ra được những cơ hội đầu tư tốt nhất Hơn nữa, các CTTC còn phải quyếtđịnh thời hạn sử dụng những tài sản hiện có và nhu cầu bổ sung những tài sảnmới trong tương lai cho các công ty thành viên khác trong tập đoàn kinh tế đểxác định kế hoạch và dự báo tài chính trong tương lai

Trong thực tế ở các nước đang phát triển, để thực hiện được những yêucầu trên không hề đơn giản trong thị thị trường mở cửa, sự lựa chọn của chínhtập đoàn và các doanh nghiệp nội bộ ngày càng nhiều, các NHTM với nhiều lợithế hơn cũng tìm mọi cách để có được các khách hàng lớn Bên cạnh những ưu

Ngày đăng: 30/11/2015, 15:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Trần Công Diệu (2002), Những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển công ty tài chính ở Việt Nam, Luận án tiễn sỹ kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triểncông ty tài chính ở Việt Nam
Tác giả: Trần Công Diệu
Năm: 2002
11. Nguyễn Dương (2008), Thành lập các CTTC ở Việt Nam – nguồn lực dẫn vốn, Tạp chí Thương mại, số 13/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành lập các CTTC ở Việt Nam – nguồn lực dẫnvốn, Tạp chí Thương mại
Tác giả: Nguyễn Dương
Năm: 2008
12. Lê Thị Thu Hà (2011), Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chính Việt Nam, Luận án tiễn sỹ kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chínhViệt Nam
Tác giả: Lê Thị Thu Hà
Năm: 2011
13. Phùng Việt Hà (2013), “Quản trị rủi ro tín dụng tại các CTTC trong các tập đoàn kinh tế theo khuyến nghị của Ủy ban Basel”, Tạp chí Thương mại số 1+2/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản trị rủi ro tín dụng tại các CTTC trong cáctập đoàn kinh tế theo khuyến nghị của Ủy ban Basel”
Tác giả: Phùng Việt Hà
Năm: 2013
14. Vũ Huy Hào (1996), Giải pháp hoàn thiện và phát triển các loại hình trung gian tài chính ở nước ta hiện nay, Luận án phó tiến sỹ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp hoàn thiện và phát triển các loại hình trunggian tài chính ở nước ta hiện nay
Tác giả: Vũ Huy Hào
Năm: 1996
15. Vũ Huy Hào (1996), Sớm hình thành và phát triển hệ thống các tổ chức tài chính phi ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Kinh tế và Phát triển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sớm hình thành và phát triển hệ thống các tổ chức tàichính phi ngân hàng ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Vũ Huy Hào
Năm: 1996
16. Hồ Thị Thu Hương (2012), Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích trong các công ty tài chính ở Việt Nam, Luận án tiễn sỹ kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích trong cáccông ty tài chính ở Việt Nam
Tác giả: Hồ Thị Thu Hương
Năm: 2012
17. Hồ Kỳ Minh (2002), Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động của Công ty Tài chính Bưu Điện Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động củaCông ty Tài chính Bưu Điện Việt Nam
Tác giả: Hồ Kỳ Minh
Năm: 2002
19. Quốc hội nước Cộng hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XII, kỳ họp thứ 7 (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 16/6/2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XII, kỳ họp thứ 7
Năm: 2010
20. Quốc hội nước Cộng hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XII, kỳ họp thứ 7 (2010), Luật các tổ chức tín dụng, ngày 16/6/2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật các tổ chức tín dụng
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XII, kỳ họp thứ 7
Năm: 2010
21. Ngô Anh Sơn (2002), Giải pháp phát triển các nghiệp vụ của Công ty Tài chính Dệt may, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển các nghiệp vụ của Công ty Tàichính Dệt may
Tác giả: Ngô Anh Sơn
Năm: 2002
23. Tống Quốc Trường (2009), Hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam: kinh nghiệm và giải pháp, Luận án tiễn sỹ kinh tế, Hà Nội.TIẾNG NƯỚC NGOÀI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí ViệtNam: kinh nghiệm và giải pháp
Tác giả: Tống Quốc Trường
Năm: 2009
1. Chính phủ (2002), Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về Tổ chức và Hoạt động của Công ty Tài chính Khác
6. Công ty Tài chính cổ phần Xi măng, Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính 2011-2014 Khác
7. Công ty Tài chính cổ phần Hóa chất Việt Nam, Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính 2011-2014 Khác
8. Công ty Tài chính cổ phần Dệt may, Báo cáo tài chính 2011-2014 Khác
9. Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu Điện, Báo cáo tài chính 2011-2014 Khác
18. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng Khác
22. Tổng Công ty cổ phần Tài chính Dầu khí, Báo cáo tài chính 2011-2012 và 9 tháng đầu năm 2013 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w