VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNGNGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã
Trang 1VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG
NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 62 34 04 10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - NĂM 2015
Trang 2Viện Nghiên cứu quản lý kinh tếTrung ương
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Xuân Bá
Phản biện 1: ………
………
Phản biện 2 ………
………
Phản biện 3: ………
………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương vào hồi … giờ … ngày … tháng… năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
- Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Công ty Tài chính (CTTC) đã và đang tồn tại ở các nước pháttriển và đang phát triển trên thế giới Tuy có một số điểm chung nhưng môhình CTTC cũng có những điểm khác biệt giữa các nước và các thời kỳkhác nhau Khuôn khổ pháp lý và sự hoạt động thực tiễn của các CTTCtạo nên những mô hình CTTC khác nhau giữa các nước
Nhìn lại cả chặng đường 17 năm ra đời và tồn tại các CTTC ởViệt Nam, có thể nói đóng góp hay ưu điểm lớn nhất của các CTTC là gópphần nhất định vào việc tạo lập thị trường tài chính cạnh tranh sôi độnghơn, đa dạng hơn Tuy nhiên, những hạn chế, yếu kém thì cũng không ít
Xét về mặt mô hình tổ chức, do nhiều CTTC vừa là đơn vị thànhviên của tập đoàn/tổng công ty, vừa chịu sự quản lý chuyên ngành củaNgân hàng Nhà nước (NHNN) nên việc kiểm tra, giám sát đối với hoạtđộng của các CTTC chưa thật chặt chẽ xét ở góc độ CTTC là một TCTD.Bên cạnh đó, tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” còn tồn tại do cácthành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) hoặc Hội đồng thành viên (HĐTV)vừa là lãnh đạo tập đoàn/tổng công ty vừa tham gia HĐQT hoặc HĐTVCTTC Các CTTC, đặc biệt là CTTC do tập đoàn/tổng công ty sở hữu100% vốn đã bộc lộ những yếu kém toàn diện Với lĩnh vực nhiều nhạycảm và đặc thù về kinh doanh vốn như các CTTC thì mức độ ảnh hưởngcòn nghiêm trọng hơn vì còn liên quan đến vốn huy động, vốn nhận ủythác từ các tổ chức và cá nhân
Xét về tình hình kinh doanh, rất nhiều CTTC không có khả năngtồn tại hoặc rất khó phục hồi Các CTTC chưa thực hiện tốt vai trò dẫnvốn trong nội bộ các tập đoàn/tổng công ty như mục tiêu đề ra lúc thànhlập, thậm chí có nhiều CTTC còn tạo thêm gánh nặng cho các tậpđoàn/tổng công ty Có thể lấy dẫn chứng một vài số liệu năm 2014 theotính toán và tham khảo được của tác giả luận án này đối với 10 CTTC có
Trang 5vốn góp của các tập đoàn/tổng công ty như sau: (1) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu không được đảm bảo; (2) Vốn chủ sở hữu thâm hụt; (3) Nợ xấu và trích lập dự phòng của các CTTC rất lớn; (4) Giá trị sổ sách/cổ phần (BVPS) thấp hơn mệnh giá (dưới 10.000 đồng/cổ phần) Bên cạnh đó,
còn nhiều vấn đề phức tạp khác khó xử lý đang tồn tại dai dẳng nhữngnăm gần đây
Ngoài những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua,nguyên nhân chính thuộc về vấn đề quản trị rủi ro, năng lực điều hành vànhững bất cập về chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của cácCTTC ở Việt Nam Ngoài ra, các CTTC ra đời cùng quá trình hình thànhcác tập đoàn từ các tổng công ty 90, 91 có thể nói là mô hình “mang tínhlịch sử” nhằm mục đích tăng cường sức mạnh cho các tập đoàn/tổng công
ty Thực tế, các tập đoàn/tổng công ty cũng đang trong quá trình tái cấutrúc mạnh mẽ vì rất nhiều vấn đề yếu kém/tồn tại
Với những lý do chủ yếu nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án.
2 Mục tiêu của đề tài luận án
Trang 6(iii) Tổng quan và làm rõ kinh nghiệm về mô hình tổ chức và hoạtđộng kinh doanh của các CTTC ở các nước trên thế giới và rút ra bài họckinh nghiệm đối với Việt Nam.
(iv) Phân tích, đánh giá đúng thực trạng mô hình tổ chức và hoạtđộng kinh doanh của các CTTC thuộc các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam
(v) Xác định những quan điểm/phương hướng để hoàn thiện môhình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các CTTC thuộc cáctập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam
(vi) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện môhình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối với các CTTC thuộccác tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam thời kỳ tới
3 Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là mô hình tổ chức và hoạtđộng kinh doanh của các CTTC ở Việt Nam
3.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
+ Đề tài luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu loại hình CTTC vớichức năng là loại hình TCTD phi ngân hàng (hoạt động theo Luật các tổchức tín dụng) và do các tập đoàn/tổng công ty lớn làm chủ sở hữu mộtphần hoặc toàn bộ vốn Đây là nhóm CTTC có số lượng nhiều nhất, cóquy mô lớn nhất và cũng có nhiều vấn đề nhất hiện nay ở Việt Nam
+ Luận án tập trung giải quyết hai nội dung chính liên quan đến
“mô hình tổ chức” và “hoạt động kinh doanh” của các CTTC có vốn góp củacác tập đoàn/tổng công ty (còn gọi tắt là các CTTC trực thuộc tập đoàn/tổngcông ty)
- Về thời gian: Xem xét diễn biến chung về mô hình tổ chức và
tình hình kinh doanh của các CTTC với số liệu phân tích được sử dụngchủ yếu là giai đoạn 4 năm gần đây từ 2011-2014
Trang 74 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu cụ thể
4.1 Cách tiếp cận nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở cách tiếp cận lịch sử và hệthống
4.2 Những phương pháp nghiên cứu cụ thể
* Đối với nguồn tài liệu thứ cấp
Luận án sử dụng những phương pháp thường được sử dụng trongnghiên cứu từ những nguồn dữ liệu thứ cấp
* Đối với nguồn tài liệu sơ cấp
- Tham khảo ý kiến chuyên gia:
Tham khảo các ý kiến của 5 chuyên gia làm căn cứ đề xuất nhữnggiải pháp nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinhdoanh của các CTTC ở Việt Nam
- Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát:
+ Bảng câu hỏi khảo sát dành cho các khách hàng cá nhân đã sửdụng dịch vụ của các CTTC Quy mô mẫu là 100 khách hàng Thời giankhảo sát từ ngày 5-28/07/2015
+ Bảng câu hỏi khảo sát dành cho các khách hàng doanh nghiệp
đã sử dụng dịch vụ của các CTTC Quy mô mẫu là 50 tổ chức Thời giankhảo sát từ ngày 5-28/07/2015
Toàn bộ kết quả thu được từ 2 mẫu phiếu khảo sát đã được xử lýbằng công cụ khảo sát SurveyMonkey và được trình bày chi tiết trong cácphụ lục của luận án
5 Kết cấu chính của luận án
Nội dung luận án được kết cấu thành 3 chương chính, gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về mô hình tổ chức và hoạt động kinh
doanh của công ty tài chính
Chương 2: Thực trạng mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh
của các công ty tài chính ở Việt Nam
Trang 8Chương 3: Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh
hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TÀI
CHÍNH
1.1 Công ty tài chính và vai trò của công ty tài chính trong nền kinh tế thị trường
1.1.1 Các tổ chức tài chính trung gian
Theo cách hiểu thông thường nhất, các tổ chức tài chính trunggian là các tổ chức tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ người có vốntới người cần vốn Tuy nhiên, không như dạng tài chính trực tiếp ngườicần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính,các trung gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối nghĩa
là người người cần vốn muốn có được vốn phải thông qua người thứ ba,
đó chính là các tổ chức tài gián tiếp hay các tổ chức tài chính trung gian.Các tổ chức tài chính trung gian có thể là các ngân hàng, các hiệp hội chovay, các liên hiệp tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính
Các chức năng cơ bản gồm: Chức năng tạo vốn, Chức năng cungứng vốn, Chức năng kiểm soát
Có nhiều cách phân loại các tổ chức tài chính trung gian khácnhau, cách cấu trúc hệ thống này cũng có thể khác nhau giữa các nướchoặc các thời kỳ khác nhau Trong thực tế, các tổ chức này rất đa dạng và
có thể gồm:
- Ngân hàng thương mại (commercial bank)
- Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay (savings and loans association)
- Ngân hàng tiết kiệm (savings bank)
- Quỹ tín dụng (credit fund)
- Công ty tài chính (financial company)
- Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng (công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí)
Trang 9- Các trung gian đầu tư (ngân hàng đầu tư, công ty đầu tư mạohiểm, quỹ đầu tư, quỹ tương hỗ, công ty quản lý tài sản)
- Công ty chứng khoán
1.1.2 Công ty tài chính
Theo cách hiểu thông thường nhất: “CTTC là một tổ chức trunggian đóng vai trò quan trọng thúc đẩy lưu thông loại hàng hóa đặc biệt làvốn Một sự dịch chuyển vốn từ người cung cấp sang người có nhu cầuvốn được thực hiện bởi CTTC bằng hình thức phát hành trái phiếu, tínphiếu cùng những dịch vụ tiện ích kèm theo cho các đối tượng liên quan”
Các cách phân loại chính gồm: 1) Căn cứ vào hoạt động nghiệpvụ: CTTC bán hàng, CTTC người tiêu dùng, CTTC kinh doanh; 2) Căn cứvào quan hệ sở hữu của các CTTC:CTTC Nhà nước, CTTC cổ phần,CTTC trực thuộc tổ chức tín dụng (TCTD), CTTC liên doanh, CTTC100% vốn nước ngoài
Về chức năng, trước hết CTTC là một TCTD phi ngân hàng, dođó: CTTC có đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền tệ; CTTC là doanhnghiệp hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu và thường xuyên và mangtính chất nghề nghiệp là hoạt động ngân hàng (trừ việc nhận tiền gửi ngắnhạn và dịch vụ thanh toán; CTTC là loại hình doanh nghiệp chịu sự quản
lý về nghiệp vụ của NHNN/NHTW Ngoài ra, CTTC là một DN đặc biệtthực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ: Đây là loại hình doanh nghiệp córủi ro cao, do vậy, điều kiện cấp phép và hoạt động chặt chẽ hơn
Trong nền kinh tế thị trường, CTTC có vai trò quan trọng đối vớinền kinh tế, với chủ thể có vốn và cần vốn trong nền kinh tế cũng nhưnhững ý nghĩa riêng đối với các tập đoàn kinh tế
Do những đặc thù mà trong hoạt động các CTTC phải thực hiệnnhiều chức năng và nhiệm vụ liên quan đến tình trạng tài chính của các tậpđoàn kinh tế Nhiệm vụ chính của các CTTC ngoài việc đầu tư kinh doanhsinh lợi còn giúp tập đoàn duy trì nguồn lực tài chính tốt nhất để tăngcường khả năng cạnh tranh của tập đoàn CTTC còn giúp tập đoàn kinh tế
Trang 10khai thác một cách tốt nhất các cơ hội kinh doanh có hiệu quả trên thịtrường Bên cạnh những ưu thế mà CTTC có được thì việc là thành viêncủa tập đoàn cũng tiềm ẩn những vướng mắc, rủi ro.
1.2 Mô hình tổ chức của CTTC
1.2.1 Bản chất và cấu trúc mô hình tổ chức của CTTC
CTTC là một loại hình doanh nghiệp hoạt động trên thị trường tàichính, mang các thuộc tính đặc thù của TCTD phi ngân hàng Vì thế, môhình tổ chức CTTC vừa mang bản chất chung của mô hình tổ chức doanhnghiệp vừa mang bản chất đặc thù của TCTD Trong thực tế, các bộ phận
có thể được hình thành theo những tiêu chí khác nhau và do vậy cũng xuấthiện các mô hình tổ chức khác nhau CTTC với chức năng là một TCTDphi ngân hàng, với đặc thù là tổ chức kinh doanh vốn và tiền tệ do các tậpđoàn sở hữu vốn, CTTC không thể tổ chức theo mô hình quá giản đơn.Tuy nhiên, tùy theo phạm vi hoạt động, tùy theo mức độ sở hữu của cáctập đoàn, tùy theo các sản phẩm dịch vụ mà CTTC cung cấp các CTTC
sẽ lựa chọn mô hình tổ chức khác nhau
1.2.2 Các loại mô hình tổ chức CTTC
- Mô hình tổ chức theo các bộ phận chức năng độc lập
- Mô hình tổ chức theo sản phẩm, khách hàng và địa bàn
- Mô hình tổ chức theo mạng lưới
1.2.3 Các tiêu chí và chỉ tiêu xác định, đánh giá mô hình tổ chức CTTC
- Tiêu chí chức năng tổ chức của mô hình tổ chức CTTC
- Tiêu chí nguyên tắc tổ chức của mô hình tổ chức CTTC
- Tiêu chí nguyên tắc thiết kế mô hình tổ chức CTTC
Mô hình tổ chức CTTC phải được thiết kế theo những nguyên tắcnhất định Việc xem xét, đánh giá mỗi mô hình tổ chức CTTC cần đốichiếu xem có theo các nguyên tắc thiết kế tổ chức cơ bản hay không
1.2.4 Những yêu cầu đặt ra đối với mô hình tổ chức của CTTC
Trang 11Nhìn chung, để thành công trong kinh doanh trong bối cảnh mới,
mô hình tổ chức CTTC cần thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
- Tính chất quy mô chuyển sang tính chất gọn nhẹ, phản ứng linh hoạt
- Chức năng được phân chia rõ ràng sang vai trò đa chức năng
- Chuyên môn hóa sang đa chức năng và hợp tác hiệu quả
- Thể hiện được đặc thù và vai trò của một TCTD với chức năngkinh doanh vốn và tiền tệ
- Đảm bảo mô hình tổ chức vừa linh hoạt, phản ứng nhanh nhạyvới thị trường nhưng phải đảm bảo thuận lợi trong kiểm tra, kiểm soát nội bộ
1.3 Hoạt động kinh doanh của CTTC
1.3.1 Hoạt động kinh doanh chủ yếu của CTTC
- Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính
- Nghiệp vụ mở tài khoản của công ty tài chính
- Hoạt động góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính
- Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của CTTC
Xét về mặt lý thuyết, có nhiều cách xem xét khác nhau nhưngthông thường người ta phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp thành các nhân tố chủ quan và các nhân tốkhách quan như các loại hình doanh nghiệp khác
1.3.3 Các tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh của CTTC
Tác giả kết hợp việc xem xét về kết quả kinh doanh của các CTTCvới một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của các CTTC thông quamột số chỉ tiêu tài chính tổng hợp nhất và quan trọng nhất từ báo cáo tàichính của các CTTC Đây là những chỉ tiêu cơ bản nhất và đặc thù nhấtđối với hoạt động kinh doanh của TCTD nói chung và CTTC nói riêng:
* Nhóm chỉ tiêu từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh:
(1) Thu nhập lãi thuần
(2) Chi phí hoạt động
Trang 12(3) Tổng thu nhập trước thuế
(4) Tổng lợi nhuận sau thuế
* Nhóm chỉ tiêu từ bảng cân đối kế toán:
(5) Tổng tài sản, trong đó xem xét 2 chỉ tiêu chính:
+ Tiền, vàng gửi và cho vay TCTD+ Cho vay khách hàng
(6) Nợ phải trả, trong đó xem xét 2 thông tin chính:
+ Tiền gửi và vay các TCTD+ Tiền gửi của khách hàng(7) Vốn và các quỹ, trong đó xem xét 2 thông tin chính:
+ Vốn của TCTD+ Lợi nhuận chưa phân phối
* Nhóm các chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn:
(8) EPS của 4 quý gần nhất (9) BVPS (10) ROEE (11) ROAE
* Nhóm các chỉ tiêu phản ánh giới hạn an toàn đối với TCTD:
(12) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)
(13) Tỷ lệ nợ xấu
(14) Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn
1.4 Kinh nghiệm thế giới về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của CTTC và bài học cho Việt Nam
1.4.1 Khái quát về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các CTTC ở một số nước
Trong khả năng tham khảo được, tác giả trình bày về tình hình này
ở một số quốc gia phát triển hơn Việt Nam gồm: Hàn Quốc, Indonesia,Malaisia, Trung Quốc, Cộng hòa Liên bang Đức, Hoa Kỳ Thông tin chitiết được trình bày tại Phụ lục 10 của Luận án
1.4.2 Mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các CTTC trực thuộc Tập đoàn ở một số nước
Trang 13Tác giả đã tham khảo về 9 CTTC trực thuộc các tập đoàn:Samsung, GM, Sony, GE, Siemens, Hitachi, Volvo, LG, IBM.
1.4.3 Một số nhận xét
Tác giả đã rút ra 10 nhận xét có liên quan đến mô hình tổ chức vàhoạt động kinh doanh của các CTTC Trong đó đáng lưu ý CTTC cũng làloại hình doanh nghiệp dễ gặp rủi ro trong hoạt động, thường bị ảnh hưởngnặng nề vào những giai đoạn khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế
1.4.4 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
(1) CTTC tuy không có quy mô lớn như các NHTM nhưng vẫn cóthể tồn tại và phát triển được nhờ sự linh hoạt và biết cách khai thác tốtmảng thị trường ngách, thị trường tiềm năng trong và ngoài tập đoàn/tổngcông ty
(2) Các tập đoàn/tổng công ty góp vốn ở mức giữ vai trò chi phốiđối với CTTC nhưng không nhất thiết sở hữu 100% vốn nhằm tăng cường
sự năng động, tính độc lập và khả năng thích ứng trong kinh doanh
(3) Trên thế giới đã có những cuộc cải cách, cơ cấu lại hệ thốngcác TCTD Để tồn tại trong nền kinh tế thị trường, các CTTC phải có độingũ nhân sự cấp cao am hiểu về lĩnh vực vốn đòi hỏi cả tính kỷ luật vàtính linh hoạt trong kinh doanh
(4) Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các CTTCnhưng cần tạo hành lang đủ rộng để các CTTC có khả năng lựa chọnchuyên sâu hoặc đa dạng hóa về linh vực kinh doanh
(5) Sự có mặt của CTTC trong các tập đoàn/tổng công ty cần pháthuy tốt vai trò là cầu nối, là kênh dẫn vốn trong nội bộ và hơn thế là sựđóng góp của một trung gian tài chính trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ
(6) Khi thị trường tài chính gặp khó khăn, các CTTC cũng rất dễ
bị “lâm nguy” do quy mô nhỏ, do hạn chế nhất định trong cạnh tranh
(7) Việc hợp nhất, sáp nhập với các NHTM thường là giải pháp
mà nhiều CTTC đã áp dụng khi gặp khó khăn
Trang 14CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở
VIỆT NAM 2.1 Khái quát về các CTTC ở Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển các CTTC ở Việt Nam
Giai đoạn đầu tiên, Việt Nam đã có 2 CTTC cổ phần được thành lập
trên cơ sở Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính
ngày 23/5/1990 là: CTTC Cổ phần Sài Gòn (SFC) và CTTC Cổ phầnSeaprodex nhưng sau đã đều giải thể
Giai đoạn hai, ra đời các CTTC trong các Tổng công ty nhà nước
Từ năm 1995, triển khai Luật Doanh nghiệp Nhà nước, theo quyết định 90
và 91, Chính phủ đã thí điểm thành lập một số Tổng công ty Nhà nướctrong một số ngành then chốt nhằm tích tụ vốn, tập trung chuyên môn hóa
để nâng cao sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước
Trải qua quá trình phát triển, đến Nghị định 79/2002/NĐ-CP ngày
04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của CTTC, Điều 2, quy định: Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm.
Tính đến 31/12/2014, Việt Nam có tổng số 17 CTTC tồn tại dưới 2hình thức chủ yếu: CTTC cổ phần, CTTC TNHH một thành viên (do nhànước sở hữu 100% vốn hoặc 100% vốn của một tổ chức nước ngoài) Trong
số đó, có 10 CTTC có phần vốn góp của các tập đoàn/tổng công ty tổ chứctheo hình thức CTTC tổng hợp (nhiều hoạt động kinh doanh), 7 CTTC cònlại tổ chức theo hình thức CTTC chuyên ngành (tín dụng tiêu dùng)