1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT THEO BASEL II TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

47 969 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 835,9 KB

Nội dung

Rủi ro lãi suấtNguyên nhân 2 • Hình thức cơ bản và được nghiên cứu nhiều nhất của rủi ro lãi suất phát sinh từ những chênh lệch về kỳ hạn đối với lãi suất cố định và định giá lại đối với

Trang 1

QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT THEO BASEL II TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM.

Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM

Bộ môn quản trị ngân hàng thương mại

Trang 2

NỘI DUNG BÀI THUYẾT TRÌNH• Rủi ro lãi suất

• Các hình thức và ảnh hưởng của rủi ro lãi suất

• Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất.

• Phương thức xác định rủi ro lãi suất, đo lường rủi ro lãi suất

Trang 3

I Cơ sở lý luận

Trang 4

Rủi ro lãi suất

Trang 5

Rủi ro lãi suất

Nguyên nhân

2

• Hình thức cơ bản và được nghiên cứu nhiều nhất của rủi ro lãi suất phát sinh từ những chênh lệch về kỳ hạn (đối với lãi suất cố định) và định giá lại (đối với lãi suất thả nổi) đối với các tài sản có, tài sản nợ

Ví dụ: Một ngân hàng tài trợ cho một khoản

vay dài hạn với lãi suất cố định bằng tiền gửi

ngắn hạn có thể sẽ bị sụt giảm thu nhập

trong tương lai phát sinh từ trạng thái này

và sụt giảm giá trị nếu lãi suất tăng

Trang 6

Rủi ro lãi suất

• Do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế làm cho vốn của ngân hàng không được bảo toàn sau khi cho vay; Ngoài ra, khi lãi suất thị trường thay đổi, ngân hàng còn có thể gặp rủi ro giảm giá trị tài sản

• Tính tuỳ chọn: phát sinh từ các tuỳ chọn trong nhiều tài sản có, tài sản nợ

Trang 7

Các hình thức và ảnh hưởng

của rủi ro lãi suất

Các hình thức

1

Rủi ro về giá (price risk)

Phát sinh khi lãi suất thị

trường tăng, giá thị trường

của các trái phiếu và các

khoản cho vay với lãi suất

cố định ngân hàng đang

năm giữ sẽ bị giảm giá

Rủi ro tái đầu tư investment risk)

(re-Xuất hiện khi lãi suất thị trường giảm khiến ngân hàng phải chấp nhận đầu tư các nguồn vốn của mình vào những tài sản mới với mức sinh lời thấp hơn

Trang 8

Khía cạnh thu nhập:

• Thay đổi về thu nhập là một điểm quan trọng của phân tích rủi

ro lãi suất vì thu nhập giảm hay tổn thất có thể làm hại đến mức

độ đủ vốn và giảm lòng tin của thị trường.

• Bao gồm cả thu nhập và chi phí lãi và ngoài lãi Thu nhập ngoài lãi phát sinh từ nhiều hoạt động, như thanh toán nghĩa vụ nợ và các chương trình chứng khoán hoá tài sản, có thể rất nhạy cảm

và có mối quan hệ phức tạp với lãi suất thị trường.

• Khi lãi suất giảm, ngân hàng làm dịch vụ có thể bị giảm thu nhập phí do các khoản cầm cố được trả trước

Ảnh hưởng

Các hình thức và ảnh hưởng

của rủi ro lãi suất

Trang 9

Giá trị kinh tế của

một công cụ là đánh

giá giá trị hiện tại

của các luồng tiền

thuần dự kiến, được

Các tổn thất ngầm

Những công cụ không được định giá theo thị trường có thể có những tổn thất hay lợi nhuận ngầm do những biến động của lãi suất trong quá khứ

Trang 10

Mục tiêu

Bảo vệ thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định bất chấp

sự thay đổi của lãi suất Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng phải duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cố định

Hệ số chênh lệch lãi (NIM) = (Thu nhập lãi – Chi phí lãi)/ Tổng TSC

sinh lời x 100%

Trong dó:

Thu nhập lãi: lãi cho vay, dầu tu, lãi tiền gửi tại ngân hàng khác, lãi

dầu tư chứng khoán,…

Chi phí lãi: chi phí huy dộng vốn, di vay,

• Tổng TSC sinh lời = Tổng TSC – Tiền mặt & Tài sản cố dịnh

Quản lý rủi ro lãi suất

Trang 11

Việc phối hợp giữa quản

trị TSN và TSC phải luôn

luôn được thực hiện song

song, hỗ trợ lẫn nhau mới

có thể bảo vệ thu nhập dự

kiến của Ngân hàng khỏi

rủi ro lãi suất

Mục tiêu

Quản lý rủi ro lãi suất

Trang 12

Phương thức xác định rủi ro lãi suất,

đo lường rủi ro lãi suất

Mô hình đánh giá lại

1

Mô hình định giá lại đo lường sự thay đổi giá trị của tài sản và nợ khi lãi suất biến động dựa vào việc chia nhóm tài sản và nợ theo kỳ hạn định giá lại của chúng

Khe hở nhạy cảm lãi suất (R)

= Tài sản nhạy cảm lãi suất – Nợ nhạy cảm lãi suất

Để thực hiện việc quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất, ngân hàng cần tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá lại các cơ hội gắn với những tài sản sinh lợi của ngân hàng, những khỏan tiền gửi cũng như với những khoản vốn vay trên thị trường

Trang 13

Phương thức xác định rủi ro lãi suất,

đo lường rủi ro lãi suất

Mô hình đánh giá lại

R = 0: giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất bằng giá trị nợ

nhạy cảm lãi suất: khi lãi suất tăng hay giảm cũng

không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

R > 0: Khi lãi suất thị trường tăng, lợi nhuận của ngân hàng sẽ

tăng Và ngược lại, khi lãi suất thị trường giảm, thu nhập từ lãi

giảm nhanh hơn chi phí lãi phải trả, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện

làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

R < 0: Khi lãi suất thị trường giảm, lợi nhuận của ngân hàng sẽ

tăng Và ngược lại, khi lãi suất thị trường tăng, thu lãi tăng chậm hơn chi phí lãi, rủi ro lãi suất xuất hiện làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Trang 14

Mô hình kỳ đến hạn

2

 Dựa vào thời hạn của tài sản – nợ và thời điểm đáo hạn của tài sạn – nợ để đo lường sự biến động của giá trị chúng trước sự biến động của lãi suất.

 Ảnh hưởng của lãi suất lên bảng cân đối tài sản phụ thuộc vào mức độ và tình chất của sự không cân xứng kỳ hạn giữa danh mục tài sản và danh mục nợ của ngân hàng

Phương thức xác định rủi ro lãi suất,

đo lường rủi ro lãi suất

 Về bản chất, phương pháp tính toán của mô hình này là định giá lại các tài sản tài chính khi lãi suất thị trường thay đổi, phương pháp tính dựa vào nguyên tắc chiết khấu dòng tiền (DCF) Khi lãi suất thị trường thay đổi, hệ số chiếu khấu của dòng tiền cũng thay đổi và do đó làm thay đổi giá trị tài sản hay danh mục tài sản.

Trang 15

Mô hình thời lượng

3

• Thời lượng tồn tại của tài sản là thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của tài sản này, được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của

nó Khi lãi suất thị trường biến động thì thời lượng (D) là phép

đo độ nhạy cảm của thị giá tài sản (P)

• Kỳ hạn hoàn vốn của tài sản là thời gian trung bình cần thiết để thu hồi khoản vốn đã bỏ ra để đầu tư, là thời gian trung bình dựa trên dòng tiền dự tính sẽ nhận được trong tương lai.

• Kỳ hạn hoàn trả của TSN là thời gian trung bình cần thiết để hoàn trả khoản vốn đã huy động, là thời gian trung bình của dòng tiền dự tính ra khỏi ngân hàng.

Phương thức xác định rủi ro lãi suất,

đo lường rủi ro lãi suất

Trang 16

Công thức xác định thời lượng (kỳ hạn hoàn vốn và kỳ hạn hoàn trả) của một công cụ tài chính (khoản cho vay, đầu tư chứng khoán …, khoản huy động vốn, đi vay …) như sau:

D: thời lượng (kỳ hạn hoàn vốn và kỳ hạn hoàn trả) của một công cụ tài chính.

I: Kỳ hạn hoàn tiền được thanh toán Ci: Giá trị khoản tiền dự định được thanh toán trong kỳ hạn i

P: Giá trị hiện tại của công cụ tài chính YTM: Tỷ lệ thu nhập khi đến hạn của công cụ tài chính

•  

Mô hình thời lượng

Phương thức xác định rủi ro lãi suất,

đo lường rủi ro lãi suất

Trang 17

Kỳ hạn hoàn vốn đo lường mức độ nhạy cảm giữa giá trị thị trường của chứng khoán đầu tư (kể cả khoản cho vay) với sự thay đổi của lãi suất Khi lãi suất thị trường thay đổi, giá thị trường của chứng khoán đầu tư thay đổi theo công thức:

•  

Mô hình thời lượng

Phương thức xác định rủi ro lãi suất,

đo lường rủi ro lãi suất

Trang 18

II Các nguyên tắc và thực hành đánh

giá công tác quản lý rủi ro lãi suất

theo Basel II

Trang 19

Trụ cột II cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro

mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi

ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại

Theo đó, để hỗ trợ cho cách tiếp cận trụ cột thứ II đối với rủi ro lãi suất trong sổ sách kế toán ngân hàng, Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng đã đề ra 15 nguyên tắc quản lý

Các nguyên tắc và thực hành đánh giá

công tác quản lý rủi ro lãi suất theo

Basel II

Trang 20

Các nguyên tắc và thực hành đánh giá

công tác quản lý rủi ro lãi suất theo

Basel II

Trang 21

 Giám sát của hội đồng quản trị và ban (tổng) giám đốc đối với rủi ro lãi suất.

Các nguyên tắc và thực hành đánh giá

công tác quản lý rủi ro lãi suất theo

Basel II

Trang 22

 Có đầy đủ các chính sách và thủ tục quản lý rủi ro:

Các nguyên tắc và thực hành đánh giá

công tác quản lý rủi ro lãi suất theo

Basel II

Trang 23

Các bộ phận đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro

Các nguyên tắc và thực hành đánh giá

công tác quản lý rủi ro lãi suất theo

Basel II

Nguyên tắc 9: NH cần có hệ thống thông tin

đầy đủ để đo lường, theo dõi, kiểm soát và

báo cáo RRLS Các báo cáo cần được cung cấp

kịp thời cho HĐQT, ban (tổng) giám đốc và cho

từng lãnh đạo bộ phận kinh doanh

Nguyên tắc 6: NH cần có các hệ thống đo lường RRLS nắm bắt được mọi nguồn

RRLS và đánh giá được ảnh hưởng của những thay đổi lãi suất theo cách thống nhất với phạm vi hoạt động

Nguyên tắc 7: NH cần thiết lập và áp dụng các

giới hạn hoạt động và các thông lệ khác để

duy trì rủi ro trong phạm vi các mức thống

nhất với các chính sách nội bộ

Nguyên tắc 8: NH cần đo

lường khả năng tổn thương đối với thiệt hại trong điều kiện thị trường cực đoan - bao gồm cả việc phá vỡ một số giả định chính - và cân nhắc những kết quả này khi thiết lập

và đánh giá các chính sách và giới hạn đối với RRLS.

Trang 24

cơ quan giám sát

Nguyên tắc 11:

Cơ quan giám sát cần có thông tin đầy đủ và kịp thời

từ các NH để đánh giá mức độ RRLS

Thông tin này cần tính đến kỳ hạn và đồng tiền trong từng danh mục đầu tư của NH

Nguyên tăc

12

Các ngân hàng cần có

đủ vốn tương ứng với mức

độ rủi ro lãi suất mà họ đảm nhận

Đủ vốn

Nguyên tắc 13

Các ngân hàng cần công bố thông tin về mức

độ rủi ro lãi suất

và các chính sách quản lý

Công bố thông tin RRLS

Trang 25

Các nguyên tắc và thực hành đánh giá

công tác quản lý rủi ro lãi suất theo

Basel II

 Giám sát rủi ro lãi suất trong sổ sách kế toán ngân hàng

Nguyên tắc 14: Cơ quan giám sát phải đánh giá liệu hệ thống đo

lường nội bộ của NH có cập nhật đầy đủ RRLS trong sổ sách kế toán hay không NH phải nâng cấp hệ thống này để đạt được tiêu chuẩn yêu cầu NH phải cung cấp kết quả của hệ thống đo lường nội bộ, giải thích theo mối đe doạ với giá trị kinh tế, sử dụng một cú sốc lãi suất chuẩn

Nguyên tắc 15: Nếu các cơ quan giám sát xác định được một NH

không có đủ vốn so với mức độ RRLS trong sổ sách kế toán, họ cần cân nhắc các biện pháp khắc phục, yêu cầu NH giảm bớt rủi ro hay

bổ sung thêm vốn, hoặc kết hợp cả hai biện pháp.

Trang 26

III Thực trạng và

giải pháp

Trang 27

Thực trạng công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các

NHTM Việt Nam

Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước và

sự tác động đối với các NHTM trong thời gian qua

1

Thông qua việc điều tiết lãi suất thị trường, NHNN tiến hành điều chỉnh lượng tiền cung ứng, kiểm soát lạm phát để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, nhiều việc làm và tỷ giá hối đoái ổn định Chính sách lãi suất củ NHNN có thể thực hiện theo hai hướng: can thiệp trực tiếp và tự do hóa lãi suất

Trang 28

Tại Việt Nam, các cơ chế điều hành lãi suất sau đã được thực hiện.:

• Cơ chế lãi suất thực âm và cố định (trước năm 1992)

• Cơ chế lãi suất thực dương và điều hành theo khung lãi suất (6/1992–1995)

• Cơ chế lãi suất thực dương và trần lãi suất cho vay(1996– 7/2000)

• Cơ chế lãi suất cơ bản kèm biên độ (8/2000–5/2002)

• Cơ chế lãi suất thỏa thuận

• Cơ chế lãi suất cơ bản theo điều 476 Bộ luật dân sự 2005

Thực trạng công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các

NHTM Việt Nam

Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước và

sự tác động đối với các NHTM trong thời gian qua

Trang 29

• Quá trình điều chỉnh các cơ chế lãi suất qua từng giai đoạn như trên đã cho thấy nỗ lực của NHNN nhằm làm cho lãi suất vận động theo quy luật cung – cầu của thị trường vốn, tháo bỏ dần dần các can thiệp hành chính, tiến tới tự do hóa lãi suất.

• Tuy nhiên, cũng vì mức độ tiền tệ hóa nền kinh tế trong nước còn thấp, thị trường tiền tệ chưa đồng nhất, hạn hẹp về quy mô; các công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ còn hạn chế, có độ trễ khá lớn… mà lãi suất chưa thể tự do hóa hoàn toàn Điều này thể hiện rõ trong năm 2008 Tình hình lạm phát

và chính sách tiền tệ thắt chặt trong những tháng đầu năm đã khiến các ngân hàng phải liên tục tăng lãi suất huy động

Thực trạng công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các

NHTM Việt Nam

Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước và

sự tác động đối với các NHTM trong thời gian qua

Trang 30

Trước tình hình đó, để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng đồng thời củng cố lòng tin cho người dân; NHNN

đã thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, mà theo

đó, các NHTM ấn định lãi suất cho vay tối đa bằng

150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố trong từng thời

kỳ Một hành lang lãi suất thị trường liên ngân hàng

với biên độ chênh lệch khoảng 2% cũng được thiết lập

để điều tiết lãi suất thị trường

Thực trạng công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các

NHTM Việt Nam

Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước và

sự tác động đối với các NHTM trong thời gian qua

Trang 31

Chính sách lãi suất của các NHTM thay đổi theo từng thời kỳ tùy vào tình hình kinh tế trong ngoài nước, đặc điểm thị trường và cơ chế điều hành lãi suất của NHNN

Thực trạng công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các

NHTM Việt Nam

Chính sách lãi suất của các NHTM ở Việt Nam

Trang 32

Lãi suất huy động:

• Nếu như trong giai đoạn 2006 – 2007, lãi suất huy động Việt Nam đồng (VNĐ) được duy trì tương đối ổn định thì bước sang năm 2008, các ngân hàng đã đồng loạt tăng lãi suất để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư Các chính sách hạn chế cung tiền của NHNN là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng khan hiếm tiền mặt, đã đẩy các ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất huy động nhằm tăng tính thanh khoản; lãi suất huy động đã có những lúc đạt đến 19,2%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

• Nửa cuối năm 2008, lãi suất huy động dần dần được các NHTM điều chỉnh giảm, phổ biến ở mức 9% - 9,5%/năm cho các kỳ hạn, một số ít ngân hàng duy trì mức 10%-10,5%/năm

Thực trạng công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các

NHTM Việt Nam

Chính sách lãi suất của các NHTM ở Việt Nam

Trang 33

Lãi suất huy động:

• 2009, làn sóng đua tăng lãi suất huy động VNĐ ở các NHTM chưa có dấu hiệu dừng do áp lực về vốn để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi của chính phủ và nhu cầu đáo hạn các

khoản tiền gởi vào cuối năm

• Đến cuối năm 2012, lãi suất huy động VND giảm mạnh

3-6%/năm (từ 14% về 13% ngày 13/3, về 12% ngày 11/4, 11% ngày 28/5 và 9% ngày 11/6) Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về tín dụng đã góp phần đạt tăng trưởng tín dụng 8,91% trong năm 2012.

• Tính đến tháng 7/2014, lãi suất tiền gửi VND bình quân là

5,53%/năm, giảm 0,6 điểm phần trăm so với tháng 12/2013

Thực trạng công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các

NHTM Việt Nam

Chính sách lãi suất của các NHTM ở Việt Nam

Trang 34

Lãi suất cho vay

• Trong giai đoạn 2006 – 2007, lãi suất cho vay VNĐ ngắn hạn dao động trong khoảng 10,8% - 13,8%, trung dài hạn khoảng 12% - 15,48%

• Trong năm 2008, kể từ khi các NHTM "hoạt động theo luật" với việc ấn định lãi suất cho vay tối đa bằng 150% lãi suất cơ bản (từ tháng 5/2008), lãi suất cho vay chỉ nằm trong khoảng 12,75% - 21%

Thực trạng công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các

NHTM Việt Nam

Chính sách lãi suất của các NHTM ở Việt Nam

Ngày đăng: 22/06/2015, 00:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w