ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM IVS TRONG

Một phần của tài liệu luận văn quản trị doanh nghiệp Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng Khoán Đầu Tư Việt Nam (IVS) (Trang 71)

VIỆT NAM VÀ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM IVS TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Trong thập kỷ tới, thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh, tuy nhiên, cơ hội phát triển luôn đồng hành cùng với những thách thức. Vì vậy, mục tiêu của TTCKVN trong giai đoạn tới được đặt ra như sau:

Một là, phát triển thị trường chứng khoán phải dựa trên chuẩn mực chung của thị trường và các thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tích cực hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế.

Hai là, phát triển thị trường chứng khoán đồng bộ, toàn diện, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn, lành mạnh, vừa góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển của xã hội vừa tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lợi, góp phần nâng cao mức sống và an sinh xã hội.

Ba là, phát triển TTCK nhiều cấp độ, bảo đảm chứng khoán được tổ chức giao dịch theo nguyên tắc thị trường, có sự quản lý, giám sát của Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.

Bốn là, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ của thị trường, đảm bảo cho các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả dựa trên nền tảng quản trị rủi ro và phù hợp với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế. Từng bước tái cơ cấu hệ thống các trung gian thị trường trên nguyên tắc không gây xáo trộn lớn và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên thị trường.

Năm là, phát triển thị trường chứng khoán trong mối tương quan với việc phát triển thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm, nhằm tạo ra một hệ thống thị trường tài chính thống nhất, đồng bộ có sự quản lý, giám sát của nhà nước. Hoạt ðộng quản lý, giám sát, điều hành và phát triển của các cơ quan quản lý nhà nước phải thống nhất về mục tiêu, mục đích, định hướng và giải pháp thực hiện.

Sáu là, chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa thị trường chứng khoán Việt Nam so với các thị trường chứng khoán khác trong khu vực và trên thế giới.

Trên cơ sở những mục tiêu trên, giải pháp cụ thể sẽ tập trung vào các vấn đề sau:

Thứ nhất,tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 80% đến 110% GDP vào nãm 2020. Phát triển thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế.Chú trọng đặc biệt phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho Ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản. Củng cố một cách căn bản cầu đầu tư chứng khoán; phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích nhà đầu tư nước

ngoài đầu tư dài hạn, tiếp tục phát triển hệ thống nhà đầu tư cá nhân. Ngoài ra, một thị trường dựa trên nền tảng vững chắc tạo ra bởi hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước chắc chắn sẽ trở nên linh hoạt hơn trước những cú sốc kinh tế và tài chính. Do đó, việc phát triển hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước cũng là một vấn đề then chốt cần được lưu ý để có thể giúp hệ thống tài chính phòng vệ chống lại ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài.

Thứ hai,tăng tính hiệu quả của thị trường trên cơ sở tái cấu trúc thị trường chứng khoán, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin. Từng bước hiện đại hóa các sàn GDCK với các hệ thống giao dịch, giám sát và công bố thông tin hiện đại và có khả năng kết nối với các sàn GDCK quốc tế; đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm thị trường đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc tái cấu trúc TTCK phải có bước đi thích hợp nhằm phát huy tối đa vai trò của 2 sàn GDCK đối với sự phát triển của thị trường trong giai đoạn trước mắt, tiến tới thống nhất thị trường trong dài hạn.Kiện toàn và phát triển hệ thống lưu ký, đăng ký, thanh toán, bù trừ theo chuẩn mực quốc tế; hiện đại hóa hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, từng bước tham gia và kết nối với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán quốc tế và trong khu vực. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin tại các sàn GDCK, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, cũng như các công ty chứng khoán và các tổ chức khác có liên quan, nhằm bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất, tương thích và an toàn.

Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ. Hệ thống các tổ chức trung gian chứng khoán phải được củng cố chuyên nghiệp hơn, có đủ nãng lực tài chính, công nghệ và

nguồn nhân lực để cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh chứng khoán trong khu vực và phù hợp với xu hướng chung trên thế giới là mô hình tổ chức các công ty chứng khoán theo mô hình đa năng và củng cố hệ thống quản trị rủi ro các định chế.

Thứ tư,tăng cường nãng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán trên cơ sở phân định rõ chức năng giám sát giữa Bộ Tài chính/UBCKNN với các bộ ngành, giữa các cấp giám sát khác nhau theo hướng chuyên biệt hóa; tãng cường vai trò giám sát của các tổ chức tự quản và tổ chức hiệp hội; thiết lập cõ chế chính thức phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong và ngoài nước trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động giám sát, cưỡng chế thực thi, bảo đảm an toàn cho hoạt động chứng khoán trên TTCK Việt Nam.

Thứ năm,chủ động hội nhập quốc tế, có lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của thị trường. Hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu hiện nay nhằm nâng cao vai trò, vị thế, tãng khả năng cạnh tranh của TTCK Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Ðể có được những lợi ích lớn nhất từ hội nhập quốc tế và giảm thiểu được những rủi ro khi tham gia quá trình này, cơ quan quản lý cần chủ động xây dựng một chính sách hội nhập, lộ trình hội nhập có tính đến yếu tố trình độ phát triển của TTCK và nền kinh tế Việt Nam trong từng giai đoạn.

2. Định hướng phát triển của IVS trong thời gian tới

Với mục tiêu phấn đấu trở thành một trong các công ty chứng khoán có thương hiệu uy tín hang đầu Việt Nam. IVS đã đặt ra một số chỉ tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới như sau:

Mạng lưới: Ðẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh đảm bảo trong năm 2012 chi nhánh HCM, Thanh Hóa, Biên Hòa và Nghệ An phải có lãi. Tiếp tục mở rộng các Chi nhánh mới khi có đủ điều kiện về vốn, nhân sự, thị trường.

Ngoài việc mở chi nhánh, phòng giao dịch độc lập trực thuộc IVS, công ty có chiến lược hợp tác đối với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước để phát triển IVS theo hướng đa dạng đối tác, đa dạng sản phẩm.

Công nghệ: Song song với việc hoàn thiện phần mền giao dịch online VSpro,công ty triển khai phần mềm ứng dụng VSPro – yourself với nhiều tiện ích nhằm đẩy mạnh giao dịch trực tuyến trên Internert thu hút các nhà đầu tư mới và từng bước nâng cao hình ảnh và thương hiệu của IVS trên TTCK Việt Nam. IVS hiện đang triển khai phát triển và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ theo chuẩn quốc tế, đảm bảo cung cấp các công cụ hữu hiệu cho các hoạt động giao dịch, bao gồm: Giao dịch trực tuyến, Dịch vụ tin nhắn SMS, Chương trình Quản lý giao dịch, Ðăng ký mở tài khoản trực tuyến, Ðăng ký rút tiền qua Internet, Quản lý tài sản, Quản lý nhân sự, Quản lý hồ sơ khách hàng, website…

Dịch vụ: Bên cạnh việc phát triển mạng lưới của mình, IVS cũng đồng thời phát triển sản phẩm và dịch vụ cho các Nhà đầu tư như: các dịch vụ thu xếp vốn, bảo lãnh phát hành cho các doanh nghiệp, quản lý tài sản và tư vấn đầu tư cho các tổ chức và cá nhân là các dịch vụ đang và sẽ được tập trung nguồn lực phát triển trong giai đoạn sắp tới. IVS phát triển mạng lưới các đối tác chiến lược ở các thị trường khác nhau, các lĩnh vực khác nhau thông qua hợp tác toàn diện để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Hiện nay số lượng các giao dịch qua dịch vụ giao dịch trực tuyến của công ty đang tãng lên đáng kể. Giao dịch trực

tuyến giúp nhà đầu tý tiết kiệm thời gian, không ảnh hưởng tới công việc cá nhân của nhà đầu tư. Vì vậy thị trường cho giao dịch trực tuyến phát triển là rất tiềm nãng. Trading Online đã và đang là xu thế phát triển ở Việt Nam cũng như tại rất nhiều các nước khác trên thế giới.

Ðầu tư: Ðẩy mạnh hoạt động đầu tư tự doanh khi thị trường thuận lợi nhưng vẫn theo nguyên tắc bảo toàn vốn, đảm bảo mức sinh lời hợp lý và tuân thủ các quy trình, quy chế đầu tư.

Gia tăng dịch vụ tài chính thông qua hoạt động góp vốn đầu tư chứng khoán niêm yết với nhà đầu tư nhưng vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Tiếp tục thực hiện dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, dịch vụ tư vấn bán đấu giá cổ phần cho SCIC và các doanh nghiệp thuộc các tập đoàn, tổng công ty lớn khác nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư. Chú trọng vào hoạt động tư vấn tạo ra giá trị gia tăng như dịch vụ tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp, mua bán và sáp nhập, chuyển đổi mô hình hoạt động, quản trị hoạt động doanh nghiệp…

Nhân sự: IVS xác việc phát triển nguồn lực là yếu tố cơ bản đảm bảo sự thành công cho công ty trong tương lai. IVS phát triển chiến lược nhân sự năng động nhằm thu hút được những cá nhân xuất sắc tham gia và gắn bó lâu dài với công ty. Chiến lược nhân sự có thể được tóm tắt bao gồm việc tuyển dụng đa kênh nhằm tìm kiếm vào những cá nhân có năng lực và phẩm chất đạo đức phù hợp, trọng dụng và mạnh dạn phân quyền cho các cá nhân được tuyển dụng và các chính sách đãi ngộ thích hợp, bao gồm cả việc phân chia lợi nhuận hoạt động khuyến khích và giữ chân các cán bộ có năng lực.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị doanh nghiệp Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng Khoán Đầu Tư Việt Nam (IVS) (Trang 71)