CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM IVS
1. Tăng cường năng lực tài chính của IVS
Năng lực tài chính của công ty chứng khoán là một yếu tố có tính chất quyết định nhất đến năng lực cạnh tranh của công ty xét trên cả khía cạnh công nghệ lẫn năng lực chuyên môn. Do đó IVS phải đạt quy mô đủ lớn để có thể tham gia hội nhập sâu rộng và cạnh tranh với các CTCK khác trên thị trường, công ty sẽ có nhiều lợi thế về cạnh tranh về nãng lực tài chính, và đạt được những thành công lớn hơn nếu có thể tham gia vào nhiều hơn các hoạt động trong thị trường chứng khoán.
Với số vốn điều lệ 161 tỷ đồng, IVS được xếp vào những công ty chứng khoán có vốn điều lệ thấp rất khó khăn trong việc triển khai các dịch vụ mới. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là hơn 166 tỷ đồng điều này rất khó khăn cho công ty trong việc tạo lập thị trường, bình ổn giá chứng khoán .
Trước thực trạng trên IVS cần có biện pháp tăng cường nãng lực tài chính của mình từ việc huy động từ phát hành thêm chứng khoán.
Vốn điều lệ hiện tại của IVS đạt 161 tỷ đồng, với số vốn điều lệ hiện có IVS khó cạnh tranh với các CTCK khác trong việc triển khai nghiệp vụ ký quỹ và tự doanh. Do tình hình cần thiết của việc tăng cường năng lực tài chính cho công ty, nên em đơn cử đưa ra một phương án tăng vốn cho IVS như sau:
- Nâng vốn điều lệ lên 300 tỷ. (huy động thêm 139 tỷ)
- Thời gian chào bán cổ phiếu:quý III năm 2013
- Mệnh giá 10.000đ/cp
- Giá bán 10.000 đ/cp (cho cả nhà đầu tư trong nước, nhân viên và cả nhà đầu tư nước ngoài)
Bảng 3.1 Cơ cấu huy động vốn dự tính năm 2013 Tổng vốn huy động
Huy động từ thị trường chứng khoán Huy động từ nhà đầu tư nước ngoài Huy động từ nhân viên công ty
Phương án trên vẫn tập trung huy động vốn chủ yếu từ phía công chúng đầu tư trong nước, và sau đó là nhà đầu tư nước ngoài. Tình hình thị trong nước chưa có những khởi sắc rõ ràng, nhà đầu tư trong nước vẫn tỏ ra e ngại khi tham gia vào TTCK, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài lại rất quan tâm đến cổ phiếu của Việt Nam vì chúng đang bị đánh giá rẻ hơn so với giá thực tế. Phương án này tận dụng cơ hội đó để thu hút vốn từ các tổ chức và cá nhân nước ngoài cho công ty.
2. Xây dựng chương trình đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực
Ðối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, chất lượng nguồn nhân lực cũng luôn là nhân tố quan trọng quyêt định ðến sự thành bại của doanh nghiệp. Vài năm trở lại đây, nhân lực trong ngành chứng khoán không còn thiếu trầm trọng như trước kia nữa nhưng nguồn nhân lực có chất lượng cao thì vẫn luôn là vấn đề của các nhà tuyển dụng. Ðặc biệt, với sự cạnh tranh trực tiếp và sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty chứng khoán trong nước cũng như các công ty quản lý quỹ đầu tý, các quỹ đầu tư nước ngoài với chính sách lương thưởng hấp dẫn, chế độ đãi ngộ tốt, việc tuyển dụng các nhân sự giỏi, có trình độ chuyên môn đang là một thách thức trên thị trường. Do đó, xây dựng một chiến lược phát triển nguồn
nhân lực dài hạn và chất lượng cao, đảm bảo tính ổn định về nhân sự là một vấn đề cấp bách và là giải pháp cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh của IVS.
IVS cần thực hiện một số biện pháp sau đây để phát triển nguồn nhân lực:
- Tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn cho nhân sự lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị nhằm củng cố,nâng cao năng lực tổ chức và thực thi công việc với chuyên môn cao.Tổ chức đào tạo nội bộ thông qua các buổi trao đổi có chủ đề tạo công ty.
- Nâng cao trình độ quản trị kinh doanhcủa đội ngũ lãnh đạo. Cạnh tranh trong thời điểm thách thức đòi hỏi Ban lãnh đạo công ty phải có suy nghĩ liên tục trong chiến lược hiện tại. Sự linh hoạt trong chiến lược mang đến cho các công ty năng lực để phản ứng nhanh chóng với các điều kiện thay đổi để phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh.
3. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của IVS
IVS cần phải: xây dựng hệ thống tổ chức công ty theo hướng chuyên nghiệp hơn; ban hành quy định sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ các đơn vị, phòng ban của công ty; mở rộng thêm quy mô các phòng môi giới, tư vấn đầu tư...; xây dựng bộ phận trợ lý và tư vấn chiến lược và thực hiện xây dựng phương án thành lập công ty quản lý quỹ, phương án tăng vốn cho công ty. bổ sung thêm bộ phận kế hoạch thuộc phòng kế toán.
4. Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ của IVS
Là đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính, công ty chứng khoán phải hướng tới những dịch vụ nâng cao giá trị tài sản và đảm bảo tính an toàn cho tài sản của khách hàng. Nâng cao chất lượng dịch vụ ngày nay trở thành một
∗ Về dịch vụ môi giới : Thực tế cho thấy thị phần môi giới tại IVS đang còn rất khiêm tốn vì thế trong thời gian tới công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng mảng dịch vụ này để duy trì khách hàng hiện tại và thu hút các nhà đầu tư mới đến mở tài khoản tại công ty.
Ðối với hoạt động môi giới thì điều quan trọng là phải nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.Ðối với từng nhóm khách hàng khác nhau thì có những chính sách ưu đãi nhất định.Trước hết nhân viên trong công ty phải có trình độ trong giao tiếp ứng xử với khách hàng. Mỗi nhân viên phải chú ý đến kỹ năng lắng nghe khách hàng và xử lý những phản ứng của khách hàng nhằm bảo đảm lợi ích cho khách hàng.
Khách hàng cần được đối đãi bằng những chính sách ưu tiên đặc biệt hơn nữa như: xây dựng chương trình chăm sóc và phát triển khách hàng, mạng lưới khách hàng; xây dựng chương trình tư vấn đầu tư khách hàng nhằm giới thiệu sản phẩm; rà soát và cân đối nguồn vốn hỗ trợ tín dụng và các dịch vụ tín dụng, chủ động tìm kiếm và phát triển nguồn hỗ trợ tín dụng cho khách hàng; nghiên cứu phát triển các dịch vụ hỗ trợ giao dịch chứng khoán; đẩy mạnh vấn đề quản trị rủi ro trong việc quản trị các rủi ro tiềm ẩn; nghiên cứu và điều chỉnh các dịch vụ giá trị gia tăng để nâng cao hiệu quả các tiện ích; cung cấp sản phẩm phân tích thị trường, phân tích nghành, doanh nghiệp… phân tích xu hướng thị trường cho nhà đầu tư.
∗ Về dịch vụ tư vấn: Hiện tại mảng dịch vụ tư vấn của IVS vẫn chưa tạo được thương hiệu trên thị trường nên trong thời gian tới IVS cần đào tạo đội ngũ nhân viên tư vấn có trình độ chuyên môn về phân tích và dự báo tốt. Từ đó, có thể tư vấn cho khách hàng dựa trên những hiểu biết và phân tích chuyên sâu của mình.Như vậy, thông tin tư vấn cho khách hàng sẽ đảm bảo độ tin cậy cao. Thông tin tư vấn cần dựa trên những lập luận cơ bản hợp lý, xuất
phát từ thực trạng nền kinh tế, doanh nghiệp, khả năng xử lý về dòng tiền, giá trị, có khả năng đưa ra các kịch bản cho các xu hướng phát triển của thị trường.
∗ Về các dịch vụ khác: Bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng các dịch vụ chính. IVS cũng nên chú trọng đến việc nâng cao chất lượng các dịch vụ khác như: Dịch vụ lưu kí, dịch vụ quản lý cổ đông, dịch vụ mua bán cầm cố chứng khoán... Để từ đó có thể nâng cao được uy tín và hình ảnh của mình đối với khách hàng.
5. Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của IVS
IVS cần mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch độc lập trực thuộc IVS tại các tỉnh thành khác, đặc biệt là TP. HCM, công ty có chiến lược hợp tác đối với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước để phát triển IVS theo hướng đa dạng đối tác, đa dạng sản phẩm.
So với nhiều công ty chứng khoán khác trên thị trường, nhất là đối với công ty chứng khoán nước ngoài, hệ thống công nghệ của IVS vẫn còn thua kém. Chính vì thế, nâng cao hiệu quả hệ thống công nghệ là vấn để then chốt để nâng cao khả năng cạnh tranh của IVS trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển. Nâng cao hiệu quả của hệ thống công nghệ sẽ góp phần gia tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí cho IVS. Về mức ban đầu IVS đã dành 1 triệu USD để trang bị cho core phần mềm quản lý giao dịch chứng khoán mới, hiện đại nhất trên thị trường hiện nay và đi kèm theo là đầu tư vào nhân lực chuyên môn cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Ðịnh hướng năm tiếp theo của công ty, là tiếp tục đưa vào và nâng cấp các ứng dụng online hiệu quả, tiện lợi cho khác hàng như các phần mềm giao dich trên Iphone, I pad. Phát triển bảng giá thông minh, với mức chi
phí ước tính khoảng 150000USD. Và tiếp đó là phát triển các sản phẩm phần mềm hỗ trợ khách hàng về phân tích tài chính: metastock, ami broker.
6. Xây dựng chương trình quảng bá thương hiệu
Thương hiệu là nhân tố tạo sự gắn kết lâu bền giữa khách hàng và công ty, từ đó dần tạo nên danh tiếng để thu hút thêm càng nhiều khách hàng. Thương hiệu còn là cơ sở tạo nên sự phát triển bền vững cho công ty và khẳng định vị thế trong ngành so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Là công ty chứng khoán còn non trẻ trên thị trường, thương hiệu của IVS vẫn chưa được đông đảo nhà đầu tư biết đến vì vậy IVS cần có chiến lược xây dựng chương trình tiếp thị và phát triển thương hiệu như:
Xây dựng các chương trình sử dụng các công cụ truyền thông sau để truyền thông và nhận dạng thương hiệu công ty: phân tích, đánh giá thị trường chứng khoán trên bản tin tài chính, chương trình TV, website tài chính; đưa sản phẩm dịch vụ tới từng khách hàng, mở tài khoản giao dịch, hướng dẫn giao dịch, tư vấn đầu tư… tại nơi khách hàng có nhu cầu.
7. Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp
Khách hàng của công ty được chia làm 3 loại: khách hàng thực tế, khách hàng tiềm năng, khách hàng lý thuyết. Mỗi nhóm khách hàng này cần có những chiến lược, chính sách riêng.
Khách hàng thực tế: là khách hàng đang sử dụng dịch vụ của công ty.Mặc dù IVS có kĩ năng phục vụ khách hàng rất tốt nhưng đây là nhóm khách hàng đặc biệt quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững và ổn định của công ty. Vì vậy nhóm khách hàng này cần được sự quan tâm
đặc biệt hơn nữa và gia tăng các tiện ích cho họ. Công ty chú ý đến các giải pháp sau:
Coi trọng hoạt động tư vấn khi bán hàng.Trước hết những nhân viên tư vấn phải là người có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm cao.Nhân viên phải tích cực giải thích và cung cấp các kiến thức, sự hiểu biết về lợi ích dịch vụ cho khách hàng. Tuyệt đối tránh kiểu kinh doanh cơ hội và chụp giật.
Chú trọng tới dịch vụ tư vấn duy trì hợp đồng.Phải thường xuyên quan tâm tới khách hàng thực tế, cùng với họ bàn bạc, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phát sinh trên thực tế để duy trì hợp đồng.
Coi trọng các dịch vụ sau bán hàng.Khách hàng phải thường xuyên được cung cấp những thông tin về tình trạng tài khoản, những thay đổi và điều chỉnh.
Trên cơ sở giữ vững những khách hàng thực tế, công ty cần có chính sách hướng tới chủ động tư vấn và giới thiệu những sản phẩm dịch vụ mới cho nhóm khách hàng này.
Khách hàng tiềm năng: đây là nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng khá lớn, đặc biệt là với thị trường mới như ở Việt Nam.Vấn đề đặt ra ở đây là phải có giải pháp để biến các nhu cầu tiềm nãng của họ thành nhu cầu thực tế.
Giải pháp đặt ra với nhóm khách hàng lớn này là coi trọng chính sách phân phối và xúc tiến bán hàng. Tăng cường quảng cáo, tuyên truyền trên nhiều phương diện và kênh thông tin đa dạng, xây dựng cá mối quan hệ công chúng trong kinh doanh, tổ chức tốt hệ thống mạng lưới chi nhánh, triển khai dịch vụ thuận lợi nhất cho nhóm khách hàng này
Khách hàng lý thuyết:Mặc dù đây là nhóm khách hàng chưa có phát sinh nhu cầu về dịch vụ và cũng chưa có nhu cầu thanh toán nhưng trong chiến lược phát triển lâu dài của công ty thì không thể bỏ qua nhóm khách hàng này.
Bộ phận nghiên cứu và phát triển khách hàng cần phải tìm hiểu và phân tích nhóm khách hàng này để tìm ra nguyên nhân nào kìm hãm nhu cầu về dịch vụ của nhóm khách hàng này. Chỉ có như vậy mới đưa ra các giải pháp cụ thể và hữu ích để khai thác bô phận khách hàng này.
Để thu hút khách hàng, IVS cần có những biện pháp cơ bản sau:
- Gia tăng các tiện ích cho khách hàng: Thành lập bộ phận nghiên cứu những sản phẩm dịch vụ mới, linh hoạt áp dụng khi được luật pháp cho phép áp dụng như cho nhà đầu tý sử dụng đòn bẩy tài chính,cho vay chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán khi được luật pháp cho phép.
- Thực hiện chiến lược phân đoạn thị trường một cách cẩn trọng. Với những tài khoản trị lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng, khối lượng giao dịch mỗi phiên từ vài chục nghìn đến cả trăm nghìn đơn vị, khách hàng được liệt vào danh sách VIP của công ty chứng khoán. Khách VIP được linh động trong thủ tục, sử dụng đòn bẩy tài chính ở một tỷ lệ nhất định… Bởi vì khách hàng VIP luôn mang lại cho công ty nguồn thu không nhỏ từ phí giao dịch, khách hàng lớn còn thể hiện tiềm lực, năng lực nhà môi giới nên hầu hết các công ty chứng khoán đều tìm mọi cách để giữ chân họ, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
KẾT LUẬN
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua thời gian hoạt động hơn 10 năm, tuy thời gian không phải là dài nhưng cũng đã trải qua nhiều biến động, đòi hỏi các chủ thể tham gia vào thị trường phải có sự thay đổi để có sự thích nghi. Với tư cách là chủ thể hoạt động trên thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để hỗ trợ cho thị trường chứng khoán phát triển là một tất yếu khách quan, là yêu cầu cấp thiết.Công ty chứng khoán đầu tư Việt Nam IVS cũng không là ngoại lệ. Với kiến thức tích lũy tại trường đại học, sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế hoạt động tại IVS đã giúp em hoàn thành bài luận văn với đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty chứng khoán đầu tư Việt Nam IVS”.Em đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty,
triển vọng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới, từ đó đề xuất một số giải pháp mang tính chủ quan để nâng cao năng lực cạnh tranh của IVS. Em hy vọng những giải pháp này sẽ đóng góp phần nào vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của IVS và sự phát triển chungcủa thị trường chứng khoán Việt Nam.