VNĐ/lần Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu luận văn quản trị doanh nghiệp Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng Khoán Đầu Tư Việt Nam (IVS) (Trang 46)

2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANHCỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM IVS TRONG THỜI GIAN QUA

50.000 VNĐ/lần Công ty cổ phần

chứng khoán ngân hàng TMCP Đông Nam Á Dưới 50 triệu VNĐ 0.33% Từ 50 – 100 triệu VNĐ 0.30% Từ 100 – 500 triệu VNĐ 0.25% Từ 500 triệu – 1 tỷ VNĐ 0.20% Trên 1 tỷ VNĐ 0.15%

Phí ứng trước tiền bán 0.04%/ngày, tối thiểu là

50.000 VNĐ/lầnCông ty cổ phần Công ty cổ phần chứng khoán Tràng An Dưới 50 triệu VNĐ 0.35% Từ 50 – 150 triệu VNĐ 0.30% Từ 150 – 300 triệu VNĐ 0.25% Từ 300 – 800 triệu VNĐ 0.20% Từ 800 triệu – 1 tỷ VNĐ 0.18% Từ 1 – 3 tỷ VNĐ 0.15% Trên 3 tỷ VNĐ 0.12%

Phí ứng trước tiền bán 0.04%/ngày

Công ty cổ phần chứng khoán Nhất Việt Dưới 300 triệu VNĐ 0.25% Từ 300 – 500 triệu VNĐ 0.20% Trên 1 tỷ VNĐ 0.15%

Trái phiếu niêm yết 0.10%

Phí ứng trước tiền bán 0.0% Công ty cổ phần chứng khoán FPT Dưới 50 triệu VNĐ 0.30% Từ 50 – 100 triệu VNĐ 0.28% Từ 100 –300 triệu VNĐ 0.26% Từ 300 - 500 triệu VNĐ 0.24% Từ 500 – 700 triệu VNĐ 0.22% Từ 700 triệu – 1 tỷ VNĐ 0.20% Trên 1 tỷ VNĐ 0.15%

Trái phiếu niêm yết 0.10%

Phí ứng trước tiền bán 0.055%/ngày, tối thiểu là

50.000 VNĐ/lần

Công ty chứng khoán đầu tư Việt Nam

Dưới 100 triệu VNĐ 0.30%

Từ 100 – 500 triệu VNĐ 0.25%

Trên 500 triệu VNĐ 0.20%

Giao dịch chứng chỉ quỹ 0.25% Phí lưu ký và chuyển khoản chứng

khoán Miễn phí

Phí ứng trước tiền bán 0.0625%/ngày, tối thiểu là

50.000 VNĐ/lần

Qua bảng so sánh giữa biểu phí giao dịch chứng khoán của công ty chứng khoán đầu tý Việt Nam IVS với 3 công ty chứng khoán khác cùng quy mô vốn và công ty chứng khoán FPT – một công ty trong top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất thị trường chứng khoán năm 2011, ta thấy công ty chứng khoán ngân hàng Ðông Nam Á, công ty cổ phần chứng khoán Tràng An và công ty cổ phần chứng khoán FPT đều đưa ra nhiều mức thang giá trị tính phí cho nhà đầu tý trong khi công ty cổ phần chứng khoán Nhất Việt lại chọn cách cạnh tranh phí với mức phí tương đối thấp so với mặt bằng chung các công ty chứng khoán, đặc biệt là không tính phí dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán. Còn với mức phíIVS đưa ra cũng tương đối cạnh tranh so với các công ty khác, tuy nhiên công ty lại không đưa ra nhiều nấc giá trị trong biểu phí giao dịch và mức phí dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán cao hơn so với mặt bằng chung. Với phần lớn khách hàng là khách hàng cá nhân, biểu phí môi giới không quan trọng bằng khả năng tư vấn đầu tư tốt cho khách hàng, thái độ chăm sóc, đưa ra lời khuyên bổ ích, nhận định thị trường nhạy bén, sâu sắc, mức độ tiện ích của các dịch vụ phụ trợ cho môi giới, hay tốc độ truyền thông và chính xác của Online Trading. Với IVS phân khúc khách hàng cá nhân nhỏ lẻ chiếm tỉ lệ lớn, đối tượng khách hàng này thì mức phí giao dịch

ở mức trung bình không phải là vấn đề lớn. Do vậy, về lâu dài thì hướng cạnh tranh cho IVS không phải tập trung về cạnh tranh về mức phí giao dịch mà nên đầu tư vào công nghệ, tăng cường các sản phẩm dịch vụ tiện ích để phục vụ tốt nhất cho nhà đầu tư.

Bảng 2.2 Số lượng tài khoản của IVS từ năm 2010 – 2012

Ðơn vị: tài khoản

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số lượng tài khoản 10.21 0 11.47 5 13.13 0

Qua bảng trên ta thấy số lượng tài khoản giao dịch tại IVS không ngừng tãng qua các nãm. Tính đến 31/12/2012, số lượng tài khoản khách hàng đạt 13.130 tài khoản, số lượng tài khoản mở mới trong năm đạt 1.655 tài khoản trong đó có nhiều tài khoản của các tổ chức kinh tế. Mặc dù thị trường vẫn chưa thoát khỏi thời kỳ khó khăn nhưng doanh thu môi giới chứng khoán niêm yết năm 2012 của công ty đạt gần 6.4 tỷ đồng. Thị phần môi giới của công ty vẫn giữ ổn định đạt 1,4% về khối lượng giao dịch và 1,5% về giá trị giao dịch toàn thị trường.

2. Hoạt động tự doanh

Doanh thu hoạt động tự doanh của IVS được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2 Doanh thu hoạt động tự doanh của IVS và một số công ty chứng khoán cùng quy mô năm 2010 – 2012

(Nguồn: báo cáo thường niên các năm 2010,2011,2012 của IVS, OSC) Qua biểu đồ trên trên chúng ta có thể thấy, trong 3 năm liên tiếp doanh thu từ hoạt động tự doanh của công ty IVS đã giảm đáng kể trong năm 2011, chỉ còn 3,1 tỷ đồng so với năm 21.5 tỷ đồng vào năm 2010, tuy nhiên doanh thu của hoạt động tự doanh của IVS vẫn nhỉnh hơn so với các công ty khác có cùng quy mô và năm 2012 đã tăng so với năm 2011.

Công ty phải chủ động thay đổi danh mục tự doanh chứng khoán niêm yết. Danh mục đầu tư tự doanh trước đây được công ty cơ cấu lại nhằm đạt hiệu quả cao nhất khi thị trường hồi phục. Hiện tại, công ty tiếp tục định hướng tham gia góp vốn và hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp chưa niêm yết hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

3. Hoạt động tư vấn

Hoạt động tư vấn của công ty bao gồm tư vấn đầu tư chứng khoán và tư vấn tài chính doanh nghiệp, trong đó thế mạnh của của công ty là hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp.

Hoạt động tư vấn đầu tư: đội ngũ tư vấn của IVS giúp khách hàng đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn thông qua những dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp: cập nhật kiến thức và luật pháp về chứng khoán; Cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán; Phân tích chuyên sâu các cổ phiếu và doanh nghiệp; Phân tích cơ hội và nhân tố rủi ro tiềm ẩn của thị trường, giúp nhà đầu tư phòng ngừa và đưa ra chiến lược đầu tư hiệu quả.

Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp: IVS xây dựng đội ngũ chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực chứng khoán, tài chính ngân hàng, kế toán, kiểm toán... Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ tư vấn

truyền thống như: tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp; tư vấn lập phương án cổ phần hóa doanh nghiệp; tư vấn phát hành chứng khoán ; tư vấn đăng ký công ty đại chúng; tư vấn niêm yết chứng khoán, IVS còn cung cấp các dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp như: tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp; tư vấn quản trị tài chính doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.3 Doanh thu hoạt động tư vấn của IVS và một số công ty chứng khoán cùng quy mô năm 2010 – 2012

Ðơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: báo cáo thường niên các năm 2010,2011,2012 của IVS, OSC) Biểu đồ 2.3 cho thấy trên mảng tư vấn, doanh thu của IVS vẫn còn thấp, tuy thị phần tư vấn của IVS chưa lớn, nhưng từ năm 2010 đến năm 2012, IVS vẫn tăng được doanh thu từ hoạt động này. Trong khi các công ty khác cùng quy mô như OSC, APG, mảng tư vấn của họ rất yếu đã điều nào khẳng định được sức mạnh về cạnh tranh của IVS trên lĩnh vực tư vấn trong thời gian gần đây.

Tuy trong thời kì khó khăn của thị trường, gần như các hoạt động khác đều khó mạng lại lại doanh thu, thì hoạt động tư vấn đã thể hiện được mình là 1 trong những thế mạnh của IVS, khi đã mang lại cho công ty những khoản doanh thu đều đặn, IVS nên xem đó thế mạnh của mình và nên đầu tư nhiều cho mảng tư vấn để có thể mở rộng nó, và biến nó thật sự là mũi nhọn của công ty.

Ngoài các dịch vụ môi giới, tự doanh và tư vấn mang lại doanh thu lớn cho công ty thì công ty còn triển khai nhiều dịch vụ bổ trợ khác như dịch vụ quản lý sổ cổ đông dịch vụ cho vay, dịch vụ mua bán đấu giá cổ phần ... các dịch vụ này củng mang lại doanh thu không nhỏ cho công ty.

Biểu đồ 2.4 Doanh thu hoạt động khác của IVS và một số công ty chứng khoán cùng quy mô năm 2010 – 2012

Ðơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: báo cáo thường niên các năm 2010,2011,2012 của IVS, OSC) Qua biểu đồ trên trên chúng ta có thể thấy, trong 3 năm liên tiếp doanh thu từ hoạt động khác của công ty IVS có xu hướng giảm tuy nhiên doanh thu của hoạt động khác của IVS trong 2 năm 2010, 2011 vẫn nhỉnh hơn so với các công ty khác có cùng quy mô. Riêng năm 2012 doanh thu từ hoạt động khác của OSC tăng mạnh và vượt qua IVS.

Doanh thu từ hoạt động khác luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các năm qua cho chúng ta thấy được công ty không ngừng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình nhằm tăng doanh thu, tạo ra lợi nhuận bù đắp chi phí cho các hoạt động kinh doanh chính của mình.

2.2.2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ở IVS trong những năm qua

Bảng 2.3 Cơ cấu doanh thu của IVS qua các năm

Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán

Doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn Doanh thu bảo lãnh phát hành chứng khoán

Doanh thu đại lý phát hành chứng khoán

Doanh thu quản lý doanh mục đầu tư cho người ủy thác đầu tư Doanh thu hoạt động tư vấn

Doanh thu hoạt động lưu ký chứng khoán Doanh thu hoạt động ủy thác đấu giá Doanh thu cho thuê sử dụng tài sản Doanh thu khác

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012 của IVS)

Bảng 2.4Tốc độ gia tăng doanh thu của IVS qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Doanh thu

Nhận xét:

Doanh thu năm 2011 giảm mạnh (50%) so với năm 2010, năm 2012 giảm 21% so với năm 2011 là do nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn, đặc biệt là tình hình lãi suất tăng cao khó có khả năng hạ, lạm phát ở mức cao, tỷ giá biến động liên tục, các vụ vỡ nợ với qui mô lớn liên tục xảy ra, nhiều ngân hàng nhỏ và một số Công ty chứng khoán gặp khó khăn về thanh khoản, thị trường bất động sản trầm lắng. Thị

trường chứng khoán Việt Nam không có động lực để tạo sự đột phá, diễn biến vớinhiều biến động thất thường. Chỉ số VnIndex và HnxIndex liên tục suy giảm, nhiều nhà đầu tư bi quan chán nản ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty. Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, Công ty CP chứng khoán IVS khi đối diện với bối cảnh khó khăn chung như vậy cũng đã phải chịu những ảnh hưởng không nhỏ. Từ việc thị phần môi giới bị thu hẹp cùng với việc doanh thu hoạt động môi giới, doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn và doanh thu khác giảm mạnh. Ðây chính là nguyên nhân khiến doanh thu năm 2011,2012 bị giảm mạnh so với năm 2010.

Bảng 2.5 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản

Đơn vị: tỷ đồng 2 0 1 0 2011 2 0 1 2 Tổng tài sản 29 7, 94 195,3 9 20 8, 84

Lợi nhuận sau thuế

31,5 ,5 1 0,104 2, 11 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 1. 88 4.23 3. 24

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

1.88 4.23 88 4.23 3. 24 Hệ số nợ 0. 44 0.17 0. 22 Hệ số nơ/ vốn chủ sở hữu 0. 79 0.21 0. 28

Khả năng sinh lời Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần 0. 41 0.002 6907 79 0. 07 ROA 0. 11 0.000 5345 84 0. 01 ROE 0. 19 0.000 6461 89 0. 01 Nhận xét:

Về khả năng thanh toán ngắn hạn: Công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính nên không có sự khác biệt giữa hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh. Ngoài năm 2012 bị giảm so với năm 2011 thì hệ số thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh của công ty đang có xu hướng tốt lên. Các hệ số này tăng lên là do tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều giảm nhưng mức độ giảm của nợ ngắn hạn lớn hơn mức độ giảm của tài sản ngắn hạn. Dù các hệ số tăng lên qua các năm nhưng không thực sự tốt do tài sản ngắn hạn của công ty bị giảm mạnh, đặc biệt là năm 2011 tài sản ngắn hạn là 142,77 tỷ đồng giảm 42,13% so với năm 2010. Năm 2012 có tăng nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, hệ số này vẫn lớn hơn 1 cho thấy

các khả năng thanh toán của công ty trong ngắn hạn đang ở mức an toàn. Tài sản ngắn hạn đang hoàn toàn đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán nợ ngắn hạn của công ty.

Về cơ cấu nguồn vốn: hệ số nợ phản ánh mức độ nợ của công ty trong 2 năm 2011 và 2012 cho thấy công ty vẫn nằm trong giới hạn an toàn và ở mức trung bình. Năm 2011, hệ số nợ của công ty giảm đáng kể so với năm 2010 là do nợ phải trả của công ty đã giảm đi gần 100 tỷ (từ 131.5 tỷ đồng xuống còn 33.7 tỷ đồng) điều này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp được cải thiện, tuy nhiên nợ phải trả giảm khiến cho tổng nguồn vốn của công ty cũng giảm khiến năng lực tài chính của công ty không hề được cải thiện. Cơ cấu nguồn vốn hiện tại của công ty cũng không đạt hiệu quả tối ưu khi công ty không sử dụng vốn vay và nợ dài hạn, không tận dụng được đòn bẩy tài chính để tăng lợi nhuận cho cổ đông.

Ðặt trong tình hình kinh tế khủng hoảng hiện tại thì ta thấy công ty đã có những bước đi đặt an toàn tài chính lên đầu khi không sử dụng nợ vay, mặc dù không đạt được lợi nhuận cao nhưng sẽ tăng uy tín của công ty đối với khách hàng, năng lực cạnh tranh vì thế cũng được nâng cao.

Hệ số nợ / vốn chủ sở hữu: đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty trong mối tương quan với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Hệ số này của công ty cho thấy sự an toàn khi có trị số nhỏ hơn 0.5 vào 2 năm trở lại đây (năm 2011 là 0.21 và năm 2012 là 0.28)

Về khả năng sinh lời: hệ số ROE phản ánh mỗi đồng vốn chủ sở hữu trong một kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Các hệ số của công ty có sự biến đổi không ổn định.Năm 2010 mặc dù thị trường không còn các yếu tố hỗ trợ vĩ mô. Song do công ty có chính sách quản lý chi phí tốt nên đã mang

các hệ số đều đạt kết quả tốt, nhưng sang năm 2011 do nền kinh tế vĩ mô bất ổn,các hệ số có sự giảm mạnh: hệ số ROA, ROE, Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần giảm nguyên nhân chính là do sự giảm sút mạnh của lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 0,1 tỷ đồng). Nhưng đó là thành tích đáng để nói đến trong khi các công ty trong ngành thì chiếm phần lớn là thua lỗ, điều này một lần nữa cho thấy được phần nào sức mạnh cạnh tranh của công ty chứng khoán IVS so với các công ty trong ngành. Và đến năm 2012, dù vẫn là một năm khó khăn với TTCK Việt Nam các chỉ số trên đã bắt đầu tăng trở lại, tuy nhiên mức tăng là chưa cao.

Nhận xét chung:

Thực trạng các hoạt động kinh doanh của IVS qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 nhìn chung là khả quan mặc cho thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong thời gian kỳ khó khan, có nhiều biến động tác động không nhỏ đến hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường. Nhưng với đội ngũ nhân sự trẻ và không ngừng được đào tạo nâng cao, cộng với việc nắm bắt thời cơ đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn. IVS vẫn đứng vững trên thị trường và đạt được những thành tích đáng kể.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị doanh nghiệp Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng Khoán Đầu Tư Việt Nam (IVS) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w