1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

tại nạn thương tích ở trẻ em và biện pháp phòng tránh

5 966 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 92,32 KB

Nội dung

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) 49 Tai nạn thương tích trẻ em có thể xảy ra đối với tất cả các lứa tuổi và hiện đang là vấn đề y tế công cộng được quan tâm. Tại các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, so với các nguyên nhân tử vong do bệnh truyền nhiễm và không truyên nhiễm, tai nạn thương tích trẻ em đang trở thành nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với trẻ. Tai nạn thương tích trẻ em hoàn toàn có thể phòng tránh được thông qua các biện pháp khác nhau, trong đó nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích và tạo dựng môi trường học tập, vui chơi an toàn là không thể thiếu. Để thực hiện các biện pháp đó, hướng tiếp cận dựa vào nhà trường được xem là khả thi và hiệu quả. Từ khóa: Học sinh tiểu học, tai nạn thương tích trẻ em, phòng tránh tai nạn thương tích trẻ em, phòng tránh dựa vào nhà trường. Child injury and school-based prevention methods Nguyen Thuy Quynh (*), Le Vu Anh (**), Nguyen Duc Quang (***) Child injury, a majorly concerned public health problem, may happen to all age groups. Beside causes of death by communicable and uncommunicable diseases, child injury has become the leading cause of death in children in developing countries in general and in Vietnam in particular. Child injury is preventable via various types of different intervention of which improvement of knowledge and skills on injury prevention and creation of a safe environment for children to study and play are essential. To achieve these interventions, school based approach is considered as feasible and effective. Key words: Primary school students, child injury, child injury prevention, school- based intervention. Tác giả: (*): Ths. Nguyễn Thúy Quỳnh - Bộ môn Vệ sinh lao động - Bệnh nghề nghiệp - Trường Đại học Y tế công cộng - 138 Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội- email.ntq@hsph.edu.vn. (**) GS.TS. Lê Vũ Anh - Trường Đại học Y tế công cộng - 138 Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội (***) PGS.TS. Nguyễn Dục Quang, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tai nạn thương tích ở trẻ em và biện pháp phòng chống dựa vào nhà trường Nguyễn Thúy Quỳnh (*), Lê Vũ Anh (**), Nguyễn Dục Quang (***) 50 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 1. Giới thiệu Tai nạn thương tích (TNTT) hiện nay đang là vấn đề nổi cộm của Y tế công cộng. Trên thế giới mỗi năm có khoảng 5 triệu tử vong do TNTT, chiếm 9% của tổng số tử vong và 12% của gánh nặng bệnh tật toàn cầu. 90% tử vong do chấn thương xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực có số tử vong do chấn thương cao nhất [10]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng hàng triệu trẻ em tử vong bởi những nguyên nhân có thể phòng tránh được trong đó nguyên nhân do TNTT đóng góp một phần đáng kể. Với mỗi trường hợp tử vong do TNTT có hàng ngàn trẻ phải sống trong tàn tật ở các mức độ khác nhau do TNTT gây nên. Ảnh hưởng của TNTT đối với xã hội, gia đình và cộng đồng là rất lớn cả về sức khỏe, kinh tế và các vấn đề tâm lý xã hội. TNTT trẻ em cũng được phân bố đặc trưng theo nhóm tuổi cả về tỷ trọng và loại thương tích. Tử vong do TNTT có xu hướng gia tăng theo tuổi. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, thương tích chỉ là nguyên nhân của 1-1,5% các trường hợp tử vong; trẻ 1-4 tuổi là 6%; trẻ 5-9 tuổi thương tích chiếm 25% số tử vong; 10-14 tuổi chiếm 31%; 15-17 tuổi tương đương nhóm tuổi cũng chiếm 31% tương đương với nhóm tuổi 10-14 tuổi. Như vậy trung bình đối với trẻ trong độ tuổi 5-14 tuổi, thương tích là nguyên nhân tử vong của hơn ¼ số trường hợp tử vong trên toàn cầu [12] Kết quả điều tra quốc gia về tình hình TNTT tại Việt Nam tiến hành năm 2001 cho thấy TNTT đang dần trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam, đặc biệt ở lứa tuổi trẻ em. Hàng năm, cứ 100.000 trẻ dưới 18 tuổi thì có gần 84 trẻ bò tử vong, cao gấp hơn 5 lần so với số tử vong do bệnh truyền nhiễm (14,9/100.000) và gấp hơn bốn lần so với bệnh không truyền nhiễm (19,3/100.000). Đuối nước là nguyên nhân TNTT gây tử vong lớn nhất cho trẻ em, TNGT đứng hàng thứ 2, thứ 3 là ngã, ngộ độc đứng ở vò trí thứ tư và TNTT do vật sắc nhọn là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ năm [3]. Sau gần 10 năm thực hiện Chính sách quốc gia về phòng chống TNTT, chưa có nghiên cứu quốc gia nào khác đánh giá thực trạng tình hình TNTT trẻ em Việt Nam. Hiện tại hệ thống ghi nhận thường xuyên tử vong do TNTT từ các xã của 63 tỉnh thành trong cả nước mặc dù còn khá nhiều hạn chế về phân loại nguyên nhân và sự đầy đủ của số liệu, tuy nhiên cho đến nay đây vẫn được coi là nguồn số liệu tham khảo cho những người làm công tác phòng chống TNTT. Kết quả từ hệ thống giám sát số liệu này cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2005 - 2007, số trường hợp tử vong do TNTT ở trẻ em từ dưới 18 tuổi hàng năm có gia tăng nhưng tỷ suất tử vong lại giảm xuống (số TV theo các năm 2005-2006-2007 là: 6938 - 7,198 - 7894; tỷ suất TV theo các năm trên 100 .000 trẻ là: 25,8/100 000 - 26,3/100 000 - 21,7/100. 000). Con số này được lý giải có thể do tốc độ tăng dân số nhanh chóng hoặc hạn chế về số liệu như đã đề cập ở trên. Số liệu cũng cho thấy đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em Việt Nam, thứ nhì là TNGT, thứ 3 là ngã và ngộ độc [1,2]. Một số nghiên cứu khác về tình hình TNTT trẻ em ở 6 tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Trò, Thừa Thiên Huế và Cần Thơ năm 2003 và 2008 cũng cho thấy mô hình TNTT tương tự như kết quả các nghiên cứu trên đuối nước, TNGT là những nguyên nhân hàng đầu gây TNTT cho trẻ [4,5] Mặc dù số liệu về TNTT ở trẻ em Việt Nam còn hạn chế nhưng các thông tin hiện có cho thấy TNTT là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em Việt Nam. 2. Tai nạn thương tích trẻ em có thể phòng ngừa được Kinh nghiệm của nhiều nước có thu nhập cao cho thấy nếu có chiến lược phòng chống TNTT phù hợp dựa trên các bằng chứng khoa học, TNTT trẻ em hoàn toàn có thể dự phòng được. Tại một số nước thành viên của Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế, số lượng tử vong do thương tích ở trẻ dưới 15 tuổi giảm một nửa trong giai đoạn 1975-1995. Có được thành tựu này là do kết quả của sự kết hợp giữa nghiên cứu, xây dựng hệ thống số liệu, áp dụng các biện pháp dự phòng cụ thể, cải thiện môi trường an toàn, xây dựng và thực thi pháp luật, giáo dục cộng đồng, cải thiện chất lượng dòch vụ sơ cấp cứu, chăm sóc chấn thương thiết yếu [11]. Tai nạn thương tích có thể phòng ngừa được thông qua một số các biện pháp như pháp chế và thực thi, sửa đổi sản phẩm, cải thiện môi trường, khuyến khích sử dụng các thiết bò an toàn, giáo dục kỹ năng và thay đổi hành vi và tăng cường các dòch vụ chăm sóc chấn thương thiết yếu. Các biện pháp này đã được chứng minh là có hiệu quả, ví dụ như tại các quốc gia có thu nhập cao số ca ngộ độc ở trẻ em giảm đáng kể thông qua các pháp luật đòi hỏi | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) 51 việc đóng gói các loại chất độc phòng TNTT cho trẻ em; ở Malaysia việc phân luồng xe máy đã làm giảm 27% các vụ va chạm hay sử dụng mũ bảo hiểm khi đi xe đạp làm giảm tới 63-88% nguy cơ thương tích vùng đầu và chấn thương sọ não nghiêm trọng trong số những người đi xe máy ở tất cả các độ tuổi [14]. Cải thiện môi trường là một chiến lược phòng chống TNTT được xem là có hiệu quả đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt phù hợp đối với trẻ em. Chiến lược này phát huy được hiệu quả rất nhiều khi sử dụng kết hợp với hai chiến chiến lược khác là thực thi luật pháp và truyền thông giáo dục [7]. Tại Việt Nam, chương trình phòng chống TNTT trẻ em của Bộ Y tế dưới sự tài trợ của UNICEF được tiến hành ở 6 tỉnh trọng điểm đã áp dụng chiến lược cải thiện môi trường tại các cấp độ như hộ gia đình, cộng đồng và trường học và cũng đã thu được những thành công đáng kể. Ví dụ như với cấp độ hộ gia đình, lắp đặt các giá cao ngoài tầm với của trẻ để để dao và các vật sắc nhọn, giá đựng phích, đậy giếng và bể nước, cũi cho trẻ nhỏ, tủ thuốc…; tại cộng đồng làm hàng rào chắn quanh ao, đèn đường, hạn chế tốc độ và cải tạo sân chơi công cộng; tại trường học lắp đặt các biển báo giao thông, biển báo phòng chống TNTT, chắn ban công và cải tạo hệ thống điện…[8]. Bên cạnh việc cải thiện môi trường, việc giáo dục truyền thông và tăng cường kỹ năng về phòng chống TNTT cho trẻ được thực hiện song song thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình truyền thông tại cộng đồng và tư vấn tại hộ gia đình là không thể thiếu. Chiến dòch truyền thông giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao kiến thức về đội mũ bảo hiểm đã được thực hiện trước khi Luật đội mũ bảo hiểm được ban hành tại Việt Nam 2007 là một bằng chứng cho thấy vai trò tích cực của truyền thông trong thành công của các chương trình can thiệp phòng chống TNTT. 3. Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong độ tuổi tiểu học dựa vào nhà trường, một giải pháp được xem là khả thi và hiệu quả. Trẻ em trong độ tuổi tiểu học là giai đoạn trẻ có sự thay đổi về môi trường sống, trẻ bắt đầu nhỏ rời khỏi môi trường gia đình để dành nhiều thời gian hơn với bạn bè trang lứa cho các sinh hoạt tại trường học và cộng đồng. Trong thời kỳ này, trẻ có thể học hỏi để tự khẳng đònh bản thân, xây dựng được niềm tin vào bản thân, tự đánh giá bản thân và có đònh hướng về những hành vi tốt và không tốt. Giai đoạn này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về tinh thần, trí tuệ và xã hội sau này [8]. Giáo dục trẻ em thực hành an toàn cho trẻ không chỉ có tác dụng giảm tỷ lệ TNTT hiện tại mà còn có tác dụng thay đổi hành vi an toàn cho thế hệ tương lai. Nếu trẻ em được trang bò kiến thức cơ bản ban đầu để nhận biết những yếu tố nguy cơ gây TNTT và kỹ năng ứng phó với các nguy cơ đó sẽ rất có ích cho việc nâng cao kỹ năng sống cho trẻ trong suốt cuộc đời. Quá trình giáo dục môi trường an toàn và phòng chống TNTT cho trẻ diễn ra thường xuyên liên tục thông qua các hoạt động vui chơi ở trường, lớp sẽ dần tạo cho trẻ những phản xạ linh hoạt, nhạy bén, thói quen ý thức thường trực đối với những rủi ro, nguy hiểm gây tai nạn bất thường. Trẻ em học cách cư xử qua cả sự chỉ dẫn và quan sát từ cha mẹ, giáo viên, người thân, bạn bè… và những người đóng vai trò làm hình mẫu cho cách ứng xử của chúng và qua quan sát. Hành vi của trẻ sẽ được củng cố và điều chỉnh bởi những hậu quả do những hành động của chúng mang lại và sự đáp ứng của người khác đối với hành vi của chúng. Trẻ nhỏ học cách ứng xử qua quan sát và tương tác với xã hội hơn là chỉ từ những lời chỉ dẫn. Tương tự như vậy, trẻ nhỏ cần được dạy dỗ các kỹ năng thông qua quá trình hướng dẫn, tập luyện (lặp lại nhiều lần) và phản hồi hơn là chỉ nói lý thuyết [6]. Sự tự tin về khả năng thể hiện những hành vi phù hợp, là rất quan trọng đối với việc duy trì và học tập cách cư xử, đặc biệt trước những áp lực của xã hội bắt phải cư xử theo cách khác. Các phương pháp thu nhận kỹ năng bao gồm học tập có sự tham gia, thảo luận nhóm, đóng vai và thực hành, có sự phản hồi kòp thời và xây dựng kỹ năng giao tiếp với bạn bè và những người xung quanh. Các phương pháp này được thiết kế đơn giản gần với những hoạt động thông thường trong cuộc sống như thông qua các trò chơi; phân tích trường hợp; làm việc nhóm nhỏ Người cung cấp cho các em kỹ năng sống cần thiết vừa phải có chuyên môn vừa phải có trách nhiệm. Kinh nghiệm cho thấy những người giảng dạy các kỹ năng sống có hiệu quả thường là các nhà hoạt động xã hội, giáo viên và các nhà tâm lý học. Họ có vai trò rất quan trọng trong việc quyết đònh hay sự thành công của chương trình [13]. Lứa tuổi tiểu học đang trong giai đoạn quan sát, học tập, thực hành ứng xử với môi trường xung quanh, các hành vi an toàn đang trong quá trình 52 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | hình thành và hoàn thiện. Vì vậy việc tạo dựng một môi trường sống, học tập và vui chơi an toàn cho trẻ sẽ góp phần đáng kể trong việc phòng chống TNTT. Hơn nữa, nếu trẻ nếu trẻ em trong những giai đoạn đầu đời này được học tập trong môi trường an toàn và được khuyến khích tham gia vào việc xây dựng môi trường an toàn trong trường học cũng sẽ nâng cao được kiến thức và kỹ năng sống an toàn và tạo cho trẻ có trách nhiệm tham gia tạo dựng môi trường sống, học tập an toàn cho bản thân, làm nền tảng cho cuộc sống sau này của trẻ. 4. Tiếp cận phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học dựa vào nhà trường Mô hình và nội dung can thiệp phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học dựa trên các nguyên tắc chia sẻ về trách nhiệm trong các vấn đề về chấn thương và các giải pháp phòng chống của các chuyên gia và các thành viên của cộng đồng, và là sự tham gia chòu trách nhiệm xác đònh những ưu tiên và những can thiệp phù hợp. Việc thực hiện sẽ được dựa trên một mạng lưới tổ chức và xã hội và nhấn mạnh về tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng. Mô hình can thiệp này được xây dựng dựa trên các nguyên lý được đề cập ở trên với một mối liên kết giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội và gắn kết chặt chẽ với cộng đồng để cùng nhau giải quyết một vấn đề sức khỏe đó là phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học. Điều này được thể hiện cụ thể qua việc tham gia của lãnh đạo, giáo viên trong ngành giáo dục, cán bộ y tế, cán bộ đoàn đội, các chuyên gia phòng chống TNTT và chuyên gia giáo dục trung ương, đòa phương và các chuyên gia quốc tế sẽ cùng nhau hoạt động để đạt được mục đích chung này. Chương trình can thiệp sẽ được xây dựng với 2 cấu phần cơ bản: nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng chống TNTT cho học sinh và tạo dựng môi trường học tập an toàn cho trẻ. Sau khi mô hình can thiệp được thống nhất, chương trình can thiệp cụ thể sẽ được xây dựng với sự tham gia của các chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm về phòng chống tai nạn thương tích và các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm xây dựng chương trình giảng dạy tuyến trung ương sẽ phối hợp với nhóm kỹ thuật đòa phương là những người có kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm và thực tế giảng dạy cho học sinh tiểu học để cùng nhau xây dựng nội dung chương trình can thiệp. Với cách thức tiếp cận như vậy, chương trình sẽ vừa mang tính hàn lâm vừa mang tính thực tiễn. Chương trình giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học nhằm giúp học sinh (1) Hình thành và nâng cao những hiểu biết về các yếu tố có thể gây tai nạn thương tích cho trẻ em (2) Rèn kó năng về phòng chống tai nạn thương tích, có khả năng ứng phó với những nguy cơ gây tai nạn thương tích, qua đó giảm thiểu TNTT cho trẻ em. Chương trình được xây dựng thông qua việc khai thác và tích hợp với chương trình học tập của học sinh và bổ xung thêm các hoạt động ngoại khóa, dựa trên nguyên tắc giúp trẻ "học mà chơi, chơi mà học", đảm bảo không gây gánh nặng cho trẻ và nhà trường, vừa đáp ứng được tính khoa học và thực tiễn phù hợp với hoàn cảnh giáo dục hiện tại của Việt Nam. Chương trình được thực hiện theo các bước sau: - Rà soát nội dung của tất cả các bài học thuộc các môn học từ lớp 1 đến lớp 5 đề xuất những môn học sẽ tích hợp, với từng môn học lựa chọn bài học, loại hình TNTT dự kiến được tích hợp, mức độ, thời lượng và phương pháp giảng dạy tích hợp PC TNTT phù hợp với từng lớp học. - Lựa chọn nội dung phòng chống TNTT để lồng ghép: các loại TNTT thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi học sinh tiểu học được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu TNTT trẻ em thực tế tại Đà Nẵng và Việt Nam. Dựa trên các phân tích về mô hình lý thuyết và các số liệu thực tế, chương trình sẽ đưa ra các nội dung cơ bản về phòng chống TNTT dự kiến được giảng dạy trong chương trình tiểu học và phân bổ nội dung đó phù hợp đối với từng khối lớp và cho từng môn học. Các nội dung này sẽ được chuyển tải dưới các dạng thông điệp mang tính lặp lại để học sinh có thể ghi nhớ. - Sau khi có môn học tích hợp và nội dung phòng chống TNTT, có 3 cấp độ tích hợp có thể áp dụng là: (1) Tích hợp toàn phần - Khi mục tiêu và nội dung bài học hoàn toàn phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục phòng chống TNTT; (2) Mức độ bộ phận - Khi chỉ có 1 bộ phận bài học có nội dung giáo dục phù hợp với giáo dục phòng chống TNTT và (3) Mức độ liên hệ - Khi nội dung và bài học có điều kiện liên hệ một cách logic với nội dung giáo dục phòng chống TNTT. - Bên cạnh đó, chương trình giảng dạy ngoại khóa phòng chống tai nạn thương tích được xây dựng như một cấu phần đi kèm, hỗ trợ và củng cố kiến thức đã học ở chương trình tích hợp chính khóa. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) 53 Do đó, nội dung các bài học được xây dựng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực và tài liệu giảng dạy phong phú. Tạo dựng môi trường trường học an toàn cho học sinh được thực hiện thông qua mô hình bảng kiểm trường học an toàn (THAT) nhằm giảm thiểu nguy cơ TNTT cho học sinh trong trường học. Chương trình được thực hiện thông qua các bước: - Dựa vào các tài liệu trong nước và quốc tế, xây dựng bảng kiểm THAT và Tài liệu hướng dẫn sử dụng bảng kiểm có sự tham gia của cộng đồng và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đòa phương. - Sử dụng bảng kiểm THAT để đánh giá và đề xuất danh mục các yếu tố nguy cơ gây TNTT cho học sinh cần được cải thiện. - Xác đònh và lựa chọn giải pháp can thiệp: Tùy theo loại nguy cơ cụ thể gây thương tích cho trẻ và nguồn lực thực tế để đưa ra giải pháp phù hợp. Các giải pháp được đề cập theo các cấp độ (1) cảnh báo nguy cơ (2) giảm thiểu nguy cơ (3) loại bỏ nguy cơ. - Triển khai thực hiện giải pháp can thiệp đã được lựa chọn ở bước trên. - Đánh giá sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ gây TNTT cho học sinh trong trường học sau quá trình thực hiện can thiệp số yếu tố nguy cơ được loại bỏ hay giảm thiểu và xem xét xem có yếu tố nguy cơ mới phát sinh không. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Bộ Y tế, Thống kê tử vong trẻ em và vò thành niên từ 0- 19 tuổi do tai nạn thương tích 2005 - 2006, Hà Nội 2008 2. Bộ Y tế, Thống kê tử vong do tai nạn thương tích năm 2007, Hà Nội 2008 3. Lê Vũ Anh, Lê Cự Linh, Phạm Việt Cường (2003), Điều tra liên trường về chấn thương ở Việt Nam, Hà Nội 2003. 4. Lê Vũ Anh, Nguyễn Thuý Quỳnh, Lê Cự Linh, Trần Thò Hồng, Nguyễn Thò Trang Nhung, Lã Ngọc Quang, Trần Trọng Hà (2004). Điều tra cơ bản tình hình chấn thương và các yếu tố ảnh hưởng ở trẻ dưới 18 tuổi tại 6 tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Thừa Thiên Huế, Quảng Trò, Cần Thơ, Đồng Tháp năm 2004. Trường Đại học Y tế công cộng - UNICEF Việt Nam, 2004. 5. Nguyễn Trọng Hà, Phạm Việt Cường, Lã Ngọc Quang, Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Trang Nhung, Lê Thò Kim Ánh, Nguyễn Y Vân, Phạm Công Tuấn (2008). Điều tra cơ bản tình hình chấn thương và các yếu tố ảnh hưởng ở trẻ dưới 18 tuổi tại 6 tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Thừa Thiên Huế, Quảng Trò, Cần Thơ, Đồng Tháp năm 2008. Trường Đại học Y tế công cộng - UNICEF Việt Nam, 2009. Tiếng Anh 6. Badura, A (1977a), Self-efficacy: Toward a Unifying Theory of Behavior Change. Psychological Review. 7. Bunn F, Collier T, Frots C, Ker K, Roberts I, Wentz R, Traffic calming for prevention of road traffic injuries: systematic review and meta-analysis. Injury prevention 2003; 9(3): 200-204 8. Csikszentmihalyi, M.and Schneider, B (2000), Becoming Adult: How Teenagers Prepare for the world of work. New York: basic book. 9. Doyle J. Child injury prevention. The story of UNICEF's interventions in Vietnam, Hanoi 2008. 10. Dean T. Jamison, Henry Mosley et al. (editors). Disease Control Priorities in Developing Countries. Published for the World Bank - Oxford University Press. 11. Florence, Innocenti Research Centre (2001), A league table of child deaths by injury in rich nations. Innocenti report No2. 12. Krug, E., et al (2002), World report on violence and Health, World Health Organization: Geneva. 13. Pan American Health Organization (2001), Life skill approach to child and adolescent healthy human development. Washing DC. 14. WHO (2008), World report on child injury prevention, Geneva. . bệnh truyền nhiễm và không truyên nhiễm, tai nạn thương tích trẻ em đang trở thành nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với trẻ. Tai nạn thương tích trẻ em hoàn toàn có thể phòng tránh được thông. trường được xem là khả thi và hiệu quả. Từ khóa: Học sinh tiểu học, tai nạn thương tích trẻ em, phòng tránh tai nạn thương tích trẻ em, phòng tránh dựa vào nhà trường. Child injury and school-based. ở trẻ em Việt Nam còn hạn chế nhưng các thông tin hiện có cho thấy TNTT là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em Việt Nam. 2. Tai nạn thương tích trẻ em có thể phòng

Ngày đăng: 07/08/2015, 20:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w