1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng an toàn điện và các biện pháp phòng tránh an toàn điện

18 637 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 707,08 KB

Nội dung

Đi cùng với các thiết bị sử dụng điện nếu không sử dụng chúng một cách an toàn sẽ gây ran guy hiểm cho con nười.. Khái niệm cơ bản về an toàn điện Điện là nguồn năng lượng cơ bản trong

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

************

BÁO CÁO

AN TOÀN ĐIỆN

Đề tài:

Sử dụng an toàn điện và Các biện pháp phòng tránh an toàn điện

Giảng viên hướng dẫn : Thầy Phạm Mạnh Hùng

Sinh viên thực hiện

MSSV

: Nguyễn Thị Nhung :20122207

Trang 2

Hà Nội 12/2015

Trang 3

Lời mở đầu

Những tiến bộ khoa học ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người Các thiết bị điện, điện tử ngày càng được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày và đem đến nhiều tiện ích và tiết kiệm thời gian hơn cho người sử dụng Đi cùng với các thiết bị sử dụng điện nếu không sử dụng chúng một cách an toàn sẽ gây ran guy hiểm cho con nười Cùng với đó trong y tế, các thiết bị điện thiết bị sử dụng bức xạ được sử dụng rộng rãi trong việc chuẩn đoán và điều trị bệnh Việc sử dụng đúng cách tiến bộ này là điều rất quan trọng nhằm đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân cũng như cán bộ y tế

Để củng cố môn học em đã chọn đề tài “ Hướng dẫn sử dụng an toàn điện và một số biện pháp phòng tránh tai nạn điện”

Trang 4

Mục lục

I. Khái niệm cơ bản về an toàn điện

Điện là nguồn năng lượng cơ bản trong các công xưởng xí nghiệp từ nông thôn tới thành thị, số người tiếp xúc với điện ngày càng nhiều

 An toàn điện là một trong những vấn đề quan trọng của công tác bảo hộ lao động: Những nguyên nhân có thể gây tai nạn điện:

- Thiếu các hiểu biết về an toàn điện

- Không tuân theo các quy tắc về an toàn điện

 Dòng điện có thể làm chết người:

- Trường hợp chung: khoảng 100[mA]

- Có trường hợp chỉ khoảng (5- 10) [mA] đã làm chết người ( tùy thuộc vào điều kiện, nơi xảy ra tai nạn và trạng thái sức khỏe của nạn nhân)

Trang 5

 Dòng điện đi qua cơ thể con người gây nên phản ứng sinh lý phức tạp như:

- Hủy hoại cơ quan thần kinh điều khiển các giác quan bên trong của người, làm tê liệt cơ bắp

- Hủy hoại cơ quan hô hấp, sưng màng phổi…

- Hủy hoại cơ quan tuần hoàn máu

II. Các hình thức sản xuất điên năng

Tuabin phát điện Phần lớn điện năng được sản xuất bởi máy phát điện tại các nhà máy điện được nối với tuabin, chuyển động quay của tuabin dẫn động máy phát điện và tạo ra điện

Tuabin phát điện có thể là:

 Tuabin hơi nước: năng lượng nhiệt thu được từ hơi nước

- Qua quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch ( than, khí thiên nhiên hay dầu mỏ tại các nhà máy nhiệt điện)

- Phản ứng hạt nhân( trong các nhà máy điện nguyên tử ) làm nước bốc hơi, dưới áp suất cao làm quay tuabin nước

 Tuabin thủy điện: nước được tụ lại với thế năng lớn, năng luwowgnj dòng chảy của nước làm quay tuabin

 Tuabin gió: gió có thể trực tiếp làm quay tuabin khí nóng Tuabin có thể được vận hành trưc tiếp từ các khí nóng trong quá trình đốt chya khí thiên nhiên hay dầu

Động cơ phát điện kiểu pittong Các máy phát điện nhỏ hoạt động với

động cơ pittong ( động cơ đốt trong) nhiên liệu là dầu diesel hay xăng, khí sinh học hay khí thiên nhiên

1. Điện trở của người

 Điện trở của cơ thể người:

Trang 6

- Da có điện trở rất lớn chủ yếu do trên da có lớp sừng dày khoảng (0.05- 0.2)[mm]

- Xương có điện trở tương đối lớn

- Thịt và máu có điện trở nhỏ

 Điện trở của người rất không ổn định và phụ thuộc

- Trạng thái sức khỏe của cơ thể, trngj thái thần kinh của người Khi người khô ráo điện trở là (10 000- 100000)[Ω]

Điện trở người phụ thuộc vào chiều dày lớp sừng da, nếu mất lớp sừng trên da thì điện trở người còn khoảng (800-1000)[Ω]

- Môi trường xung quanh

- Điều kiện tổn thương:

 khi tiếp xúc điện nếu da người bị dính mạnh trên các cực điện, điện trở da cũng giảm đi Với điện áp bé (50-60)[V] có thể xem điện trở tỷ lệ nghịch với điện tích tiếp xúc

 Khi tiếp xúc điện U> 250[V], có khi chỉ cần (10- 30)[V] thì

sẽ có hiện tượng đánh thủng điện, lúc này điện trở người có thể xem như tương ứng với trường hợp bị bóc hết lớp da ngoài

 Khi có dòng điện qua người da bị đố nóng mồ hôi toát ra làm điện trở người giảm xuống

 Khi có dòng điện qua người, điện trở người giảm tỷ lệ với thời gian tác dụng của dòng điện vì da bị đốt nóng, mồ hôi thoát ra và có sự thay đổi về điện phân

2. Tác dụng của dòng điện đối vơi cơ thể người

Trang 7

 Khi con người tiếp xúc với mạng điện, sẽ có dòng điện chạy qua người

và dòng điện sẽ tác dụng vào cơ thể người

 Dòng điện là yếu tố vật lý trực tiếp gây ra tổn thương khi bị điện giật Diện trở của thân người, điện áp đặt vào người chỉ làm biến đổi trị số dòng điện mà thôi

 Mức độ nguy hiểm của điện giật tùy theo

- Biên độ dòng điện( trị số dòng điện)

- Tần số dòng điện

- Đường đi của dòng điện

- Thời gian tồn tại điện giật

- Tình trạng sức khỏe ( hoàn cảnh gây ra tai nạn, và phản xạ của nạn nhân)

 Trị số dòng điện an toàn

- Với dòng điện xoay chiều tần số (50- 60)[Hz] lấy bằng 10[mA]

3. Ảnh hưởng của thời gian điện giat

 Thời gian điện giật càng lâu điện trở người càng bị giảm xuống vì lớp

da bị nóng dần lên và lớp sừng trên da bị chọc thủng ngày càng tăng dần và như vậy tác hại của dòng điện với cơ thể người tăng lên

 Khi dòng điện tác động trong thời gian ngắn, thì tính chất nguy hiểm phụ thuộc vào nhịp tim đập Mỗi chu kỳ giãn của tim kéo dài độ 1s, trong chu kì có khoảng 0.1 sec tim nghỉ làm việc ( giữa trạng thái co và giãn) và ở thời điểm này tim rất nhạy cảm với dòng điện đi qua nó

Trang 8

 Nếu thời gian dòng điện qua người lớn hơn 1 s thế nào cũng trùng thời điểm nói trên của tim Thí nghiệm cho thấy rằng dù dòng điện lớn (10mA) đi qua người mà không gặp thời điểm nghỉ của tim cũng không

có nguy hiểm gì

III. Hướng dẫn sử dụng điện an toàn

1. Hướng dẫn sử dụng điện an toàn đối với hệ thống điện hạ thế sau điện kế

- Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy; chỗ tróc vỏ bọc cách điện của dây dẫn điện; chỗ nối dây, dây điện trần…

- Khi thấy dây dẫn điện kéo vào nhà mình chạm vào tường, chạm vào cây xanh, chạm vào các vật liệu khác mà không có sứ cách điện thì không được đụng đến ngay lập tức mà phải thông báo ngay với đơn

vị Điện lực các huyện, thị xã, thành phố đang quản lý, vận hành lưới điện trong khu vực để kiểm tra và có biện pháp xử lí kịp thời nhằm ngăn ngừa xảy ra chạm, chập, rò phóng điện

- Dây dẫn điện đi xuyên tường vào nhà phải đặt trong ống nhựa hoặc ống sứ thì phải đặt sao cho nước không đọng lại trong ruột ống

- Phải lắp cầu dao hay aptomat ở đầu đường dây điện chính trong nhà,

ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập, ngăn ngừa phát hỏa do chập điện

Trang 9

- Cầu dao, cầu chì, aptomat, công tắc, ổ cắm trong gia đình phải đặt nơi khô ráo và thuận tiện cho việc sử dụng Tại các hộ sử dụng điện

có trẻ nhỏ hoặc nằm trong vùng có thể bị ngập nước , các thiết bị trên còn phải đặt cách mặt đất ít nhất 1,4m Chỉ được sửa chữa điện trong nhà sau khi đã cắt điện, chân tay khô ráo và đi giầy hoặc dép khô Không đóng cầu dao(aptomat) bật công tắc điện, chân tay khi ướt , chân không mang dép đứng nơi ẩm ướt

- Không tự ý sửa chữa điện của gia đình nếu không có kiến thức về điện, mà phải nhờ hoặc báo cho người có chuyên môn về điện đến sửa chữa

- Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay ( như máy khoan cầm tay, máy mài cầm tay…) phải mang găng tay cách điện hạt thế để không

bị điện giật khi công cụ điện bị rò điện

- Nên nối đất vỏ kim loại các thiết bị điện trong nhà như: vỏ tủ lạnh,

vỏ máy nước nóng, vỏ máy bơm nước, máy giặt …để không bị điện giật khi thiết bị rò điện ra vỏ

Trang 10

- Dây dẫn điện phải được nối bằng cách vặn xoắn sau đó dùng băng cách điện bọn kín mối nối

- Những mối nối giữa hai dây dần làm bằng hai kim loại khác nhau hoặc có tiết diện dây khác nhau phải dùng kẹp nối dây chuyên dùng phù hợp Các mối nối này không chịu lực kéo cơ học

- Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy, nổ để không làm phát hỏa trong nhà

- Khi sửa chữa hoặc thay thế cầu dao, cầu chì bằng các thiết bị đóng ngắt điện an toàn; thường xuyên kiểm tra dây dẫn điện trong nhà để

có thể sửa chữa, thay thế kịp thời các dây dẫn bị hỏng hóc; khi sử dụng điện để thắp sang phải dùng phích cắm điện hoặc công tắc, không được dùng kim băng câu móc hoặc đấu trực tiếp vào dây dẫn

Trang 11

mà không có băng keo cách điện, các bong đèn chiếu sang phải có chui đèn, thay thế các trụ gỗ đỡ dây dẫn điện bằng các trụ bê tong đúc sẵn; không được tự ý kéo dây dẫn sau công tơ về đến nhà mà phải có sự phối hợp với Điện lực các huyện, thị xã thành phố nhằm đảm bảo an toàn điện trong khi sử dụng an toàn điện

- Các thiết bị điện, đồ dùng điện, cầu dao điện, aptomat, công tắc, ổ cắm điện…bị hư hỏng phải sửa chữa, thay thế ngay để người sử dụng không chạm phải các phần dẫn điện gây điện giật

- Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà có chất lượng kém vì các thiết bị này có lớp cách điện xấu dễ gây chạm chập, rò điện ra vỏ gây điện giật chết người và dễ gây phát hỏa trong nhà

- Các tổ chức , cá nhân quản lí trực tiếp các máy rút tiền ATM phải thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp điện, tiếp địa, dây dẫn điện, các điểm nối để kịp thời khắc phục sửa chữa khi có hiện tượng rò rỉ điện

2. Một số biện pháp phòng tránh tai nạn điện

- Không đứng dưới cột điện khi trời mưa hoặc lúc có going sét

Trang 12

- Không tự ý leo lên cột điện hoặc vượt qua hang rào trạm đinn, chạm người vào dây chằng cột, dây nối đất, thùng điện kế, thùng cầu dao…để phòng tránh điện giật do rò điện khi trời mưa, going , bão

- Không tự ý tháo dỡ, sửa chữa các kết cấu của công trình điện

- Không di chuyển , đi lại bằng tàu, thuyền bè…trong vùng ngập, lụt

có đường dây điện sát với mặt nước để tránh bị phóng điện gây tai nạn Cấm buộc gia súc và thuyền bề vào cột điện để đề phòng cột bị gẫy đổ và bị điện giật

Trang 13

- Không mang vác, lắp dựng cây, cột bằng kim loại, cột angten tivi, cây tre gỗ tươi gần đường dây dẫn diện để tránh va chạm gây nên phóng điện dẫn đến tai nạn

- Khi thấy trụ điện ngã đổ hoặc dây điện đứt, rơi xuống thì không được đến gần, cầm, nắm vào dây điện và ngăn ngừa không cho người khác(kể cả súc vật) đến gần Đông thời nhanh chóng tìm cách báo ngay cho đơn vị quản lí điện hoặc chính quyền địa phương gần

Trang 14

nhất biết để có biện pháp xử lý

- Không dùng điện để rà cá, bẫy chuột, chống trộm cắp,…gây nguy hiểm đến tính mạng con người

Trang 15

- Cắt ngay cầu dao, cầu chì, aptomat,… đầu nguồn điện vào nhà để đề phòng mạng điện bị ngập nước gây tai nạn khi có lũ lụt

- Không chặt cây gần đường dây điện, có thể bị phóng điện gây nguy hiểm đến tính mạng Cần liên hệ phối hợp với đơn vị tại địa phương

 Nhằm đảm bảo, bảo vệ tính mạng và tài sản của các cá nhân, gia đình và tổ chức, mọi người hãy hết sức cẩn thận trong việc sử dụng điện, không nên coi thường

Trang 16

tính chất nguy hiểm và tác hại của nguồn điện Hãy thực hiện tốt các điều cơ bản nêu trên để đề phòng tai nạn điện, hảo hoạn đáng tiếc có thể xảy ra

IV. Kết Luận

Trang 17

Vấn đề an toàn điện là rất quan trọng Mỗi chúng ta cần có ý thức trong việc sử dụng điện và an toàn chúng Chúng mang nhiều lợi ích cho con người nhưng bên cạnh đó nếu không biết cách sử dụng một cách khoa học, đúng đắn thì cũng gây rất nguy nhiểm tới tính mạng của con người Vì vậy an toàn điện là vấn đề cấp thiết và cần thiết cho mỗi chúng ta

Tài Liệu Tham Khảo

http://pchaugiang.evnspc.vn/index.php/an-toan-tiet-kiem-dien/2099-hu-ng-d-n-s-d-ng-di-n-an-toan-va-m-t-s-bi-n-phap-phong-tranh-tai-n-n-di-n

http://kiemdinhthanhpho.net/kiem-dinh-an-toan-dien-an-toan-dien-la-gi-khai-niem-ve-an-toan-dien/

Ngày đăng: 30/10/2016, 19:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w