1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam Trường Đại Học Kinh Tế, 2014

88 403 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HOC KINH TE TP.HCM CBR BSOSWD

NGUYEN THI PHUONG NHUNG

NANG CAO NANG LUC QUAN TRI RUI RO LAI SUAT TAI NGAN HANG THUONG

MAI CO PHAN DAU TU VA PHAT TRIEN

VIET NAM

Chuyên nganh: Tai chinh — Ngan hang

Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học:

TS THÂN THỊ THU THỦY

TP Hồ Chí Minh — Năm 2014

Trang 2

theo sự hướng dẫn khoa học của TS Thân Thị Thu Thủy Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bó trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học luận văn này

TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014

Học viên

Trang 3

TRANG PHU BIA

LOI CAM DOAN

MUC LUC

DANH MUC TU VIET TAT

DANH MUC CAC BANG

DANH MUC CAC BIEU BO, SO DO

LOT MO DAU oes ceccecseessesssesssesseessecsneesscsnecsnccuscsnccsncsuscsnccuncsusesnceuscsuseaneeueseneeaeeneesneenes 1

1 Lý đo chọn để tài - - - x11 915 511 1 111 1 11T 1H11 1111111 rreg 1 2 Mục tiêu nghiÊn CỨU - E22 0101030101011 1111111111119933 311111110000 566kg 1 3 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU + sex S333 EEEESESEExrkrkrkrkrkekeed 2 A Phuong phap nghién CU 01 2 5 Y nghia ctha Wan Van voce eccsccecscecscsssssssscscscscsesecscscscscsssvsvevevsesesesecscscacasavavevavavseeeses 2

6 Kết cấu luận VAN ececcccccssescscscescscsceccscscesescscescsescescsessscsessescsesescscseescseseescscsecacseseeseas 2

CHUONG 1 CO SO LY LUAN VE QUAN TRI RUI RO LAI SUAT TAI

NGAN HANG THUONG MAL ccccccccccscsccecssscsesececsssvsccecscssevsvcecasavsvsececasavevseceensans 4

1.1 Rúi ro lãi suất tại ngân hang thong mai cece ee eeeeeeeseseeesescsceeseees 4

1.1.1 Khái niệm rủi ro lãi Suất -G- tac 3S 3181511818 E5113 181555115155 EE 111515 ereree 4

1.1.2 Nguyên nhân của rủi ro lãi suấtt - - - k SE EE#E#E#ESESEEEEESk cv rerree 4 1.1.3 Tác động của rủi ro lãi suất - c3 EEEES SE TT gen rreg 5 1.1.4 Các phương pháp đánh giá rủi ro lãi Suất - - - cv ckevekeeeeeeeeee 5

1.1.4.1 Mô hình kỳ hạn đến hạn tt cac S33 E111 18 1551118 E511118 1555118155111 EEE5E5EEce e2 5 1.1.4.2 Mô hình định giá lại . -GG G13 000301111115993131 1101111111 11111 11002355111 ke 7

1.1.4.3 Mô hình thời lượng - . - c1 111 nọ HH ng 8 1.1.5 Các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi SUAt Lc eecccecsesceeeeeescscscsececscscscesessesrevens 10 1.2 Tổng quan về quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại 1]

1.2.1 Khai niém quan tri rui ro 1a1 SUẤT ecccccccccssescscssesescesescseescscsescscseessscsescacseeceacseeeeas 11 1.2.2 Mục tiêu quản trỊ rủi ro lãi 0 11

1.2.2.1 Giảm thiểu tôn thất cho ngân hảng - - - + +E+E+ESEEEEEEEEkekekekeeeeeeeree 11

Trang 4

ID 0 0ì (i00 ‹4 ae 13

1.2.3.3 Ciám Sát TỦI TO << << 111111130000 1n n9 14

1.2.4 Các nhân tô ảnh hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại 7 1.2.4.1 Môi trường hoạt động của ngân hàng << << <5 5 113 ++sssssssssssssssa 17

1.2.4.2 Trình độ công nghệ, năng lực chuyên môn của cán bộ - 18

1.2.4.3 Hệ thống thông tin, dự báo về tình hình lãi suất thị trường . 18

1.2.5 Chuẩn mực của Basel II về quản trỊ rủi ro lãi ¬ 18

1.3 Kinh nghiệm quản trị rúi ro lãi suất tại một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cỗ phần

Đầu tư và Phát triển Việt Nam - G91 E11 5E 1E T11 Tre rreg 20

1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất tại một số chỉ nhánh ngân hàng nước

0402)8:I801á1118)7000707Ẽ77 7= 20

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cô phần Đầu tư và Phát triển

VIỆT ÏNaIm - -Lcc- G011 ng vớ 22

KẾT LUẬN CHƯNG (+ S911 E111 5 11111111111 ng greg 23 CHUONG 2 THUC TRANG QUAN TRI RUI RO LAI SUAT TAI NGAN

HANG THUONG MAI CO PHAN DAU TU VA PHAT TRIEN VIET NAM 24

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cô phần Đầu tư và Phát triển Việt

18 24

2.1.1 Quá trình ra đời và phát triỀn - - ks+EsEEx ST EE151 1xx ckrkekeed 24

2.1.2 Mạng lưới hoạt động .- - - - << << << c G01 11333311111119993331 1110111111 1111111000235 5511 ke 26

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh - 5+ + St SE*E‡E‡E#E#EeEeEeEeEeEevererereeeeed 27 2.2 Thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cỗ phan Dau tư và

Phát triển Việt Nam G1111 1 TT HH HE TT rreg 28

Trang 5

2.3.1 Cơ sở pháp lý về hoạt động quản trị rủi ro lãi suất . - << se sesxsxsxexd 33 2.3.2 Cơ chế quản lý vốn tập trung trong công tác quản trị rủi ro lãi suất 34 2.3.3 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị rủi ro lãi suất - - - 2 s se sesxzxsxexd 35 2.3.4 Quy trình quản trị rủi ro lãi suất - - «+ +E#E#ESESESEeEererkrkrkreeeeed 37

2.3.4.1 Nhận diện rủi ro lãi suất -c:-5c+ccttcrttrrtritritrirrrrrrrirrrirrrirrrrrrrie 37

2.3.4.2 Đo lường rủi ro lãi Suấtt - - - 11119 9E ST 1111111 1xx rkekeed 38

2.3.4.3 Giám sát rủi ro lãi suất + cct r2 40

2.3.5 Các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suấtt xxx k#E#E#ESESEeEEerkrkrkreeeeed 40 2.4 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cố

phan Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Gv HE Hee 41

2.4.1 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cô phần

Dau tư và Phát triển Việt Nam ¿-c:ctt 2tr 4I

2.4.1.1 Những kết quả đạt ưỢC - - - k1 TT 1H H111 1x xe 41 2.4.1.2 Những tỒn tại - «c1 1111111151111 1111111110 1g 43

2.4.1.3 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại kk+k+k#E#E#ESESEEEerkrkrkreeeeed 43 2.4.2 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cô phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam thông qua kết quả khảo sát ¿2-5-5 +s+s+escse 46 2.4.2.1 Phương pháp nghiÊn CỨU << -GG E33 222233333399933111 111 1111111111111 x4 46

2.4.2.2 Kết quả nghiên €ỨU - - k3 E199 9E vEvSTccT ng g1 HEg1 0 1xx 48 KẾT LUẬN CHƯNG 2 («tt HT HH1 g1 1 11x11 rreg 52 CHUONG 3 GIAI PHAP NANG CAO NANG LUC QUAN TRỊ RỦI RO LÃI SUAT TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN DAU TU VA PHAT

TRIEN VIỆT NAM c1 H111 TT TT TT HH ng Tư 53

3.1 Định hướng quản trị rúi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cô phan Dau

tư và Phát triển Việt Nam G1111 TT HT HE nncưyg 53

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương

mại cô phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - St SE EEEggkrkrkekexeed 55

3.2.1 Điều chỉnh kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản đảm bảo cân đối giữa tài sản Nợ -

Trang 6

3.2.4 Xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp 58

3.2.5 Xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro các khoản Vay c5 s%2 59 3.2.5.1 Nhóm các chỉ tiêu liên quan đến môi trường kinh doanh . - -5-5¿ 59

3.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu liên quan đến điều kiện kinh doanh - 2s ss+s+x+xzs4 60 3.2.5.3 Nhóm các chỉ tiêu về nhân sự, quản trị điều hành - - << ss+x+x+xexd 61

3.2.5.4 Xây dựng chính sách lãi sudt Cho Vay c.c.cccscecscscsesesesscesececssssscevecscscsesesscnencnees 62 3.2.6 Mở rộng số lượng các giao dịch phái sinh . ¿- - s+E+EsEsEsEreverereeeeeeed 63 3.2.7 Nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất -¿- - - s+E+EsEvESEeEEevkrkrereeeeed 64

3.2.8 Đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiẾt c6 -ccc tt 65

3.3 Giải pháp hỗ trQ -G- << 1n 1T TT HT TT TH HT TT TH TT Tnhh rep 65

3.3.1 DOi Voi Chinh PRO eseecceessessseesnsesnessneesneesneesneesneesneesneesnsesneesneesneecneesneenneensees 65

3.3.1.1 On dinh mOi truOng kinh té Vi M6 cece esesesesececscscscecssseecevecscscsesecscnenenees 65 3.3.1.2 Bảo đảm tăng trưởng kinh tế phải đi liền với nâng cao hiệu quả kinh tế xã

¡00 — .- - : 66

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nƯỚC - - (s33 E1 811181511311 1xx ckekeed 66

3.3.2.1 Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của các

ngân hàng thương ImạI - 5 2 3232262629111 311 1111111111119 11 111kg ng 2v 66 3.3.2.2 Hoàn thiện các văn bản pháp Ìyý - 0100111111111 1111111111883 1xx2 67 3.3.2.3 Nghiên cứu, hướng dẫn các ngân hàng thương mại sử dụng các công cụ

018511 2= .ằằaa -3.Ả 68

3.3.2.4 Tăng cường sử dụng các công cụ điều hành của chính sách tài chính tiền tệ 69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 (th HH1 1T TT rreg 70

„1ð 07.9 2 71

Trang 7

ALCO Ủy ban quản lý tài sản Nợ - tài sản Có

BIDV Ngân hàng thương mai c6 phan Đầu tư và Phát triển Việt Nam BTKTS Bảng Tổng kết tài sản CCTC Công cụ tài chính DPRR Dự phòng rủi ro GTCG Giây tờ có giá HĐQT Hội đồng quản trị

HSBC Hongkong Shanghai Banking Corporate

LNST Lợi nhuận sau thuê

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngan hang thuong mai

QLRRTTI&TN | Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp QTRR Quan tri rui ro

ROA Loi nhuan trén tai san

ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

RRLS Rủi ro lãi suất TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cô phân

Trang 8

Noi dung Trang

Bang 2.1 Một số chỉ tiêu chính của BIDV giai đoạn 2009 — 2013 27 Bảng 2.2 Tổng huy động vốn theo từng kỳ hạn tại BIDV giai đoạn 2010 39 — 2013 Bang 2.3 Du no cho vay theo tung ky han cua BIDV giai doan 2010 — 20 2013 Bảng 2.4 Thu nhập lãi, chi phí lãi, tỷ lệ NIM tại BIDV giai đoạn 2010 — 2013 „

Bảng 2.5 Hệ số nhạy cảm lãi suất tại BIDV giai đoạn 2010 - 2013 33 Bảng 2.6 Vai trò các phòng ban trong quản trị rủi ro lãi suât tại BIDV 36 Bảng 2.7 Các giá trị công cụ tài chính của BIDV giai đoạn 2012 - 2013 41

Bảng 2.8 Đặc điểm mẫu khảo sát 46

Bảng 2.9 Các nội dung nghiên cứu và biến quan sát 47

Bảng 2.10 Đánh giá của các đơn vị vê sự cân thiết của việc nâng cao

năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV »

Bang 2.11 Những giải pháp mà BIDV có thể áp dụng đề nâng cao năng

lực quản trị rủi ro lãi suất ”

Bảng 2.12 Những giải pháp liên quan đên Chính Phủ 49 Bang 2.13 Những giải pháp liên quan đến NHNN 50 Bảng 2.14 Kiểm định sự phù hợp của các giải pháp với công tác quản trị 5]

RRLS tai BIDV

Trang 10

1 Ly do chon dé tai

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những biến chuyền vô cùng phức tạp, kèm theo đó là sự biến động không ngừng của lãi suất trong nước

tác động không nhỏ đến hoạt động của các NHTM tại Việt Nam Trong sỐ các rủi ro mà một NHTM có thể đối mặt trong quá trình hoạt động, RRLS là một trong những

nguyên nhân quan trọng gây nên sự yếu kém của ngân hàng Hiện nay, mặc dù các ngân hàng hoạt động đa năng, nhưng trên thực tế hoạt động kinh doanh chủ đạo của các NHTM Việt Nam vẫn là huy động vốn và cho vay, nguôn thu từ các hoạt động

dịch vụ khác chỉ chiém tỷ lệ khá thấp Với các NHTM thì nguồn thu từ sự chênh

lệch giữa lãi suất huy động và đầu tư cũng như cho vay chiếm tỷ trọng lớn Cơ chế điều hành lãi suất tại các NHTM Việt Nam đang trong quá trình tự do hóa tải chính, đây là điều kiện để các NHTM cạnh tranh nhau giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, nhưng cơ chế này cũng làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng do biến động thường xuyên của lãi suất thị trường

Mặt khác, trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tẾ, xu hướng tự do hóa hoàn

toàn lãi suất, cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính nói chung và giữa các NHTM nói riêng trở nên ngày càng gay gắt, dẫn đến chênh lệch giữa lãi suất đầu ra — đầu vào cũng bị rút ngăn rất nhiều Chính những yếu tố trên đã gây áp lực cho hệ thống ngân hàng nên việc quản trị RRLS trở thành trọng tâm chú ý đối với các NHTM

Là một trong những ngân hàng có thương hiệu uy tín và lợi nhuận dẫn đầu hệ thống các NHTM, Ngân hàng thương mại cỗ phần Đầu tu va Phát triển Việt Nam cũng đang phải đối mặt với vấn đề chung của toàn hệ thống Trên cơ sở đó, việc

chọn lựa đề tài “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại

cô phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam” là cần thiết và phù hợp với nhu cầu hiện nay của ngân hàng

2 Mục tiêu nghiên cứu

Dựa vào cơ sở lý luận về quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại, đề tài phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần

Đầu tư và Phát triển Việt Nam Qua đó, đánh giá được những kết qua va ton tai

Trang 11

lãi suất tại Ngân hàng thương mại cô phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng va hé thong NHTM nói chung ngảy càng hiệu quả hơn

3 _ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng rủi ro lãi suất và hoạt động quản trị rủi ro lãi suất suất tại Ngân hàng thương mại cô phần Đâu tư và Phát triển Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng thương mại cô phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thời gian nghiên cứu giai đoạn 2010 — 2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề phù hợp với yêu cầu và đối tượng nghiên cứu của đề tài, phương pháp định tính được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp nghiên cứu thông

kê, so sánh, phân tích số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình rủi ro lãi

suất

Trên cơ sở lý luận được trình bày, sử dụng phương pháp chuyên gia và lẫy ý

kiến các cán bộ có kinh nghiệm quản lý của ngân hàng vẻ nhân tố ảnh hưởng đến

RRLS cũng như đánh giá hoạt động quản trị RRLS tại Ngân hàng thương mại cổ

phan Dau tu va Phát triển Việt Nam Xử lý phân tích dữ liệu sử dung phan mém SPSS 20.0 dé tiễn hành xử lý đữ liệu

5 Y nghĩa của luận văn

Hệ thống lại các lý thuyết về quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại, cho thấy được vai trò quan trọng của việc quản trị rủi ro lãi suất đối với sự phát triển của NHTM, cụ thể là Ngân hàng thương mại cô phần Đầu tư và Phát triển Việt

Nam

Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro lãi suất và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại tại Ngân hàng thương mại cô phần Đầu tư và Phát triển

Việt Nam

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cầu của luận văn gôm 3 chương:

Trang 13

1.1 Rúi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm rủi ro lãi suất

Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời

gian nhất định Đây là loại giá cả đặc biệt , được hình thành trên cơ sở giá tri su

dụng chứ không phải trên giá trị Giá trị sử dụng của kho an von vay la kha nang mang lại lợi nhuận cho người đi vay khi sử dụng vốn vay trong hoạt động kinh doanh hoặc mức độ th ỏa mãn một nhu cầu nào đó của người đi vay Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đôi của lãi suất thị trường hoặc những yếu tô có liên quan đến lãi suất dẫn đến ng uy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng

1.1.2 Nguyên nhân của rủi ro lãi suất

- _ Khi xuất hiện sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ + Trường hợp kỳ hạn của tài sản Có lớn h ơn kỳ hạn của tai san No hay noi cach khác ngân hàng huy động vốn ngắn hạn cho vay và đầu tư dải hạn, rủi ro xuất hiện nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo tăng lên trong khi lãi suất cho vay

và đầu tư dài hạn không đổi

+ Trường hợp kỳ hạn của tài sản Có nhỏ hơn kỳ hạn củ a tài sản Nợ lúc này ngân hàng huy động vốn vo i ky han dai dé cho vay và đâu tư với kỳ hạn ngăn , rủi ro sẽ xuất hiện khi lãi suất huy động trong những năm tiếp theo không đổi trong khi lãi suất cho vay và đầu tư giảm xuống

-_ Do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay

+ Trường hợp ngân hàng huy động vốn với lã ¡ suất cô định để cho vay và đầu tư

với lãi suất biến đổi Khi lãi suất giảm, rủi ro sẽ xuất hiện vì chỉ phí lãi không đổi

trong khi thu nhập giảm và làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm

Trang 14

không cân đối được đầu ra làm cho nguồn vốn bị ứ đọng _ trong khi đó ngân hàng

vẫn phải trả lãi cho phần vốn huy động bị thừa và làm cho hiệu quảki — nh doanh

ngân hàng bị giảm xuống

- Do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế Trường

hợp ngân hàng cho vay với lãi suất đã cộng với tỷ lệ lạm phát dự kiến „, nhưng sau

khi cho vay tý lệ lạm phát t hực tế cao hơn tý lệ lạm phát dự kiến làm cho thu nhập thực của ngân hàng bị giảm đi

1.1.3 Tác động của rủi ro lãi suất

Lãi suất thay đối có thể làm tăng chỉ phí nguồn vốn _, giảm thu nhập từ tài sản của ngân hàng và làm giảm gi á trị thực của tải sản có và vốn chủ sở hữu của ngân

hang, cu thé:

- Xét trên khía cạnh lợi nhuận : Thu nhập ròng từ lãi chiếm tỷ trọng lớn trong

hoạt động kinh doanh của ngân hàng Khi lãi suất thị trường thay đối thì thu nhập từ

lãi suất ngân hàng cũng biến động do những nguồn thu từ danh mục cho vay và đ âu tư cũng như chỉ phí lãi đối với các loại tiền gửi đều bị tác động Xem xét trên khía

cạnh lợi nhuận cho thay tac dong ngan hanct a lãi suất mà không đưa ra dự báo

chính xác về tác động này đối với tình hình chung của ngân hàng

- Xét trén khia canh gia tri kinh tế: Giá trị kinh tế của một tài sản là hiện gia của

dòng tiền mong đợi trong tương lai Biến động của lãi suấtthị trường có thể tác

động lên giá trị kinh tẾ của tài sản Có — tài sản Nợ và các hạng mục ngoại bảng của

ngân hang Gia trị kinh tế của ngân hàng được xem như hiện giá của các dòng tiền ròng trong tương lai, bằng dòng tương lai của tài sản Có trừ dòng tiền ròng tương lai của tài sản Nợ và cộng với dòng tiền ròng tương lai của các giao dịch ngoại bảng Theo khái niệm này, khía cạnh kinh tế phản ánh quan điểm về độ nhạy cảm của giá trị ròng ngân hàng trước biến động lãi suất „ do đó nó cho thấy tác động lâu dài của biến động lãi suất đôi với hoạt động ngân hàng

1.1.4 Các phương pháp đánh giá rủi ro lãi suất

Trang 15

sản Có - tài sản Nợ như sau:

MA = 2Z£—¡ M2¿Ma¿: Mụ = Èj—¡ M ;M:; (1.1)

Trong đó:

+ MAlàkyhạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản Có

+ M, là kỳ hạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản Nợ

+ Wa;¡ là tỷ trọng và Mạ; là kỳ hạn đến hạn của tài sản Có ï

+ W,,; la ty trong va M;; la ky han đến hạn của tài sản Nợ j

+ n, m là số loại tài sản Có và Nợ phân loại theo ky hạn

+ 1,j có giá trị từ 1 đến n

Những quy tắc chung trong việc quản lý rủi ro lãi suất đối với một tài sản cũng

có gia tri đối với một danh mục tài sản, đó là:

- Một sự tăng hoặc giảm c ủa lãi suất thị trường đ éu dẫn đến một sự giảm hoặc

tăng giá trị danh mục tài sản và giá trị danh mục nợ của ngân hàng

- Khi lãi suất thị trường tăng hoặc giảm, thì danh mục tài sản Có ky hạn cảng đài sẽ giảm hoặc tăng giá càng lớn

Đối với các NHTM ngày nay, cơ cầu kỳ hạn của bảng cân đối tài sản thường ở trạng thái Mạ > M:, nghĩa là kỷ hạn trung bình của tài sản Có thường lớn hơn kỳ hạn trung bình của tài sản Nợ; bởi lẽ các ngân hàng ngày càng có xu hướng đầu tư vào các tài sản Có kỳ hạn dài, trong khi vốn huy động lại thường là ngắn hạn

" Ưu nhược điểm của mô hình:

- Điều kiện ứng dung: Ty trong va ky han đến hạn của từng khoản mục trong

danh mục tài sản Có, tài sản Nợ phải được xác định rõ

- Ưu điểm của mô hình: Phương pháp đơn giản, trực quan, dễ ứng dụng

- Nhược điểm của mô hình: Không đề cập đến yếu tố thời lượng đối với tài sản

Có và tài sản Nợ

- Khuyến nghị thực hiện: Mặc dù cũng dùng phương pháp chiết khấu dòng tiền

trong việc xác định sự thay đối tài sản Có và tài sản Nợ của ngân hàng nhưng mô

Trang 16

sản và nợ khi lãi suất biến động dựa vào việc chia nhóm tài sản và nợ theo kỳ hạn

định giá lại của chúng Nội dung của mô hình là phân tích các luông tiền dựa trên

nguyên tắc giá trị ghi số nhằm xác định chênh lệch giữa thu nhập lãi suất từ tài sản

có với chi phí lãi suất phải trả cho tài sản nợ sau một thời gian nhất định „, phân loại

trên nhằm đưa ra các tài sản Có và tài sản Nợ về cùng một nhóm có cùng kỳ hạn từ đó đo lường sự thay đổi của thu nhập ròng từ lãi suất của các nhóm với sự thay đổi

của lãi suất thị trường Giá trỊ tài sản và nợ trong các nhóm dùng để tính chênh lệch

giá trị lịch sử, khe hở nhạy cảm lãi suất (Interest rate sensitive gap — IS GAP) được dùng đề đo lường sự nhạy cảm lãi suất Công thức xác định như sau:

IS GAP = ISA — ISL (1.2)

Trong đó:

+ Giá trị tài sản có nhạy cảm lãi suất có thể được đánh giá lại (Interest sensitive asset - ISA) bao gồm: Các khoản cho vay có lãi suất biến đổi „ cho vay ngăn hạn với

thời hạn dưới n tháng, các khoản cho vay còn lại dưới n tháng , chứng khoán còn lại

dưới n tháng và tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng khác, các khoản đầu tư tài chính có thời hạn còn lại dưới n thang

+ Giá trị tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất có thể được định giá lại (Interest

sensitive liabilities - ISL) bao gồm: Tiền gửi thanh toán và tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng, tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn thời hạn còn lại dưới n tháng, các khoản vay ngắn hạn trên thị trường tiền tệ với thời hạn dưới n tháng (vay

qua đêm, vay tái chiết khấu thời hạn dưới tháng)

Công thức xác định mức thay đổi lợi nhuận của ngân hàng như sau:

AH; = (GAP;) x Ar;= (SA; — ISL;) x Ar; (1.3) Trong đó:

+ AH;: Sự thay đối thu nhập ròng từ lãi suất nhóm i

+ GAP;¿: Chênh lệch giá trị giữa tài sản Có và tài sản Nợ giá trị ghi số nhóm i + Ar; Mức thay đổi lãi suất của nhóm i

Trang 17

Các trường hợp có thể xảy ra khi xác định khe hở nhạy cảm lãi suất: — IS GAP=0 => Tong tai sản nhạy lãi = Tổng nợ nhạy cảm

Trường hợp nảy lãi suất biến động tăng (hay giảm) cũng không ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng vì mức tăng (giảm) của thu nhập lãi và chi phí lãi băng nhau

— IS GAP> 0 => Tong tai san nhay lai > Tong ng nhạy cảm

Truong hop nay khi lãi suất tăng lợi nhuận ngân hàng tăng và ngược lại — IS GAP <0 => Tong tai san nhay lai < Tong ng nhạy cảm

Truong hop nay khi lãi suất tăng lợi nhuận ngân hàng giảm và ngược lại " Ưu nhược điểm của mô hình:

- Điều kiện ứng dụng: Tài sản Có và tài sản Nợ nhạy lãi cần được phân nhóm theo thời gian đáo hạn hoặc sắp được tái gia hạn

- Ưu điểm của mô hình: Cung cấp thông tin về cơ cấu tải sản Có và tài sản Nợ

sẽ được định giá lại và dễ dàng xác định thay đối của thu nhập ròng vẻ lãi suất mỗi khi lãi suất thay đổi

- Nhược điểm của mô hình: Sự thay đổi của lãi suất ngoài ảnh hưởng lên thu nhập còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản Có và tài sản Nợ Tuy nhiên, mô hình tái định giá chỉ đề cập đến giá trị ghi số của tài sản mà không để cập đến giá trị thị trường của chúng: do đó, mô hình chỉ phản ánh được một phần RRLS đối với ngân hàng mà thôi

- Khuyến nghị thực hiện; Sử dụng kết hợp với mô hình thời lượng để phản ánh

chính xác nhất về RRLS tông thể của ngân hàng 1.1.4.3 Mô hình thời lượng

“ _ Nội dung lý thuyết: Mơ hình thời lượng hồn hảo hơn so với mô hình kỳ hạn

đến hạn và định giá lại trong việc đo mức độ nhạy cảm của tài sản Có và tài sản Nợ

đối với lãi suất, bởi vì nó đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền cũng

như kỳ hạn đến hạn của tài sản Nợ và tài sản Có Thời lượng của một tài sản tài chính là thước đo thời gian ton tại luồng tiền của tài sản này, được tính trên cơ sở

Trang 18

p = Geass (1.4)

p= (1+ TM)

+ _D: Thời lượng kỳ hạn hoàn vốn hay hoàn trả của công cụ tài chính Trong đó:

+ n: tông số luông tiền xảy ra + £: thời điểm xảy ra luồng tiền

+ YTM: tỷ lệ thu nhập khi đến hạn của công cụ tài chính

Kỳ hạn hoàn vốn đo lường mức độ nhạy cảm giữa giá trị thị trườ ng cua chung

khoán đầu tư kế cả khoản cho vay — với sự thay đổi của lãi suất Khi lãi suất thị

trường thay đối, giá trị thị trường của chứng khoán đ âu tư thay đồi theo công thức Sau:

AP/P = -Da x Ar/(l+r) (1.5)

Trong đó:

+ AP/P: Phan tram thay doi cua gia tri thị trường

+ Ar/(1I+r): Sự thay đối tương đối của lãi suất

+ Dạ: Kỳ hoàn vốn

+ Dấu trừ (-) thể hiện mối quan hệ tý lệ nghịch giữa giá trị t hị trường tài sản tai chính với lãi suất thị trường

Đề đo lường mức chênh lệch về thời lượng _, trước hết chúng ta có công thức xác

định thời lượng của tài sản Có và tài sản Nợ như sau:

DẠ= 3X-¡W¿Dạ;¡ và Dị = 3 7—; Mỹ ;Dị, (1.6)

Trong đó:

+ DẠ là thời lượng của toàn bộ tài sản Có

+ Dại là thời lượng của tải sản Có 1, với 1= 1, 2, 3, ., n + Wa;¡ là tỷ trọng của tài sản Có 1 trong danh mục tải sản Có

+._n là số loại tài sản Có tiêu chí phân theo kỳ hạn

+ D, là thời lượng của toàn bộ tài sản Nợ

+ D¡; là thời lượng của tài sản Nợ J, với J = 1, 2, 3, ., n

Trang 19

Từ các kết quả trên xác định được sự thay đôi của ANW khi lãi suất biến đôi trong môi quan hệ với thời lượng

ANW =- (Da -D, K) A — _(l+r) (1.7) Từ công thức ta rút ra kết luận sau: Chênh lệch giữa thời lượng tài sản Có và tài sản

Nợ đều được điều chỉnh bởi tỷ lệ đòn bẫy (K) phản ánh sự không cân xứng về thời

lượng của hai về trong bảng cân đối tài sản ngân hàng (Dạ — D/) chênh lệch càng lớn thì tiềm ẩn rủi ro về lãi suất càng cao Quy mô ngân hàng thể hiện băng tổng tài sản có A, quy mô cảng lớn thì tiềm ẩn rủi ro đối với lãi suất càng cao Mức độ thay đối lãi suất Ar/(1-r) càng nhiễu thì tiềm ấn rủi ro đối với lãi suất càng cao

Mức độ thay đổi của vốn tự có cũng được biểu thị thành:

ANW=-Chênh lệch thời lượng điều chỉnh x Quy mô tải sản x Mức thay đổi LS (1.8)

" Ưu nhược điểm của mô hình:

- Ưu điểm của mô hình: Đề cập đến yếu tổ thời lượng của tất cả các luồng tiền

cũng như kỳ han đến hạn của tài sản Nợ và tài sản Có Ngồi ra, mơ hình còn phản

ánh được toàn bộ RRLS đối với ngân hàng thông qua việc đánh giá sự thay đổi của vốn chủ sở hữu trước biến động của lãi suất

- Nhược điểm của mô hình: VỀ nguyên tắc có thể thay đối Da, D,, để phòng ngừa RRLS: nhưng việc cơ cấu lại bảng cân đối tài sản bao gồm một danh mục tải sản lớn và phức tạp có thể tốn kém về thời gian và tiền bạc

- — Khuyến nghị thực hiện: Mặc dù còn khiếm khuyết nhưng việc áp dụng mô

hình thời lượng vào phòng ngừa RRLS là rất hiệu quả trong hầu hết các trường hợp của thực tiễn hoạt động ngân hàng Các nước Mỹ, Úc cũng đã và đang sử dụng mô hình này trong việc giám sát, quản trị RRLS đối với ngân hàng

1.1.5 Các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất

- Hợp đồng lãi suất kỳ hạn: Là hợp đồng trên thị trường phi tập trung, trong đó

một lãi suất xác định sẽ áp dụng cho một khoản vốn xác định trong suốt khoảng thời

gian xác định trong tương laI

- Hợp đồng lãi suất giao sau: Là hợp đồng giao sau ma giá của nó phụ thuộc duy nhất vào mức lãi suất trên thị trường Do đó, hợp đồng lãi suất giao sau là hợp

đồng mua bán tại thời điểm hôm nay, việc thanh toán và giao nhận hàng hóa được

Trang 20

được mua bán trên thị trường tập trung, do lãi suất biến động hàng ngày nên giá của hợp đồng cũng điều chỉnh hàng ngày theo điều kiện của thị trường và từ đó tiến hành thanh toán phần biến động giá vào cuối ngày

- Hop đồng hoán đổi lãi suất: Là một sự thỏa thuận giữa hai bên trong đó bên

này cam kết thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi phải trả theo lãi suất có định hay thả nối tính trên cùng một khoản nợ gốc trong cùng một khoảng thời gian nhất định Hợp đồng hoán đổi lãi suất giúp các ngân hàng hỗ trợ nhau bằng cách trao đổi những đặc điểm có lợi nhất trong hợp đồng vay vốn hoặc thường được các ngân

hàng sử dụng để điều chỉnh kỳ hạn thực tẾ của tài sản Có và tài sản Nợ

- Hợp đồng quyén chon lãi suất: Là một công cụ cho phép người mua nó có

quyên, nhưng không bắt buộc được mua hoặc bán một số lượng tài sản tài chính nhất định tại thời điểm xác định trong tương lai, với một mức giá được xác định

ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng Ngược lại, người bán quyền chọn phải thực hiện nghĩa vụ, chứ không có quyên bán hoặc mua một số lượng tài sản tài chính theo một giá thỏa thuận trước trong hợp đồng và được thu về một khoản phí bán quyên chọn

1.2 Tổng quan về quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro lãi suất

Quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM là các biện pháp hoạt động tác động

tới lãi suất bao gồm việc đo lường, giám sát rủi ro lãi suất của các ngân hàng nhằm hạn chế đến mức tối đa các ảnh hưởng xấu tác động đến thu nhập của ngân hàng khi lãi suất thay đối Về mặt nghiệp vụ quản trị rủi ro lãi suất là dùng các công cụ tài chính để hạn chế hay giảm thiểu tôn that tài chính do rủi ro lãi suất gây ra

1.2.2 Mục tiêu quản trị rủi ro lãi suất 1.2.2.1 Giảm thiểu tốn thất cho ngân hàng

Mục tiêu quan trọng của quản trị RRLS là hạn chế tối đa những thiệt hại do

biến động lãi suất ảnh hưởng đến thu nhập ngân hàng Dù lãi suất thay đối, các ngân

hàng luôn mong muốn đạt được thu nhập dự kiến ở mức tương đối ôn định Để thực

Trang 21

trén thi truong tiền tệ Đề bảo vệ thu nhập trước RRLS, ngân hàng duy trì một tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin - NIM) có định Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên được tính như sau:

Thu nhập lãi — Chi phí lãi NIM = , x 100% (1.9) Tong tai san co sinh loi Trong đó: + Thu nhap lãi: Lãi cho vay, đầu tư, lãi tiền gửi tại ngân hàng khác, lãi đầu tư chứng khoán

+ Chỉ phí lãi: Chi phí huy động vốn, đi vay

+ Tống tải sản có sinh lời = Tổng tải sản — Tiền mặt và tài sản cô định

+ Tỷ lệ NIM chịu tác động bởi những yếu tố như: lãi suất; mức chênh lệch giữa thu nhập lãi và chỉ phí lãi; giá trị tài sản Có sinh lời nhạy cảm với lãi suất mà ngân

hàng năm giữ khi mở rộng hay thu hẹp quy mô hoạt động: giá trị tài sản Nợ mà

ngân hàng phải trả lãi khi sử dụng để tài trợ cho danh mục tài sản Có sinh lời khi mở rộng hay thu hẹp quy mô hoạt động: những thay đổi về cấu trúc của tài sản Có hay Nợ khi ngân hàng thực hiện chuyển đổi giữa lãi suất có định và thả nổi, giữa kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài, giữa tải sản mang lại thu nhập thấp và tải sản mang lại thu nhập cao

Nếu lãi suất tăng khiến chỉ phí trả lãi cho các nguồn vốn vay tăng nhanh hơn thu lãi trên các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán, tỷ lệ NIM sẽ giảm và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Nếu lãi suất giảm khiến thu nhập từ các khoản cho vay và chứng khoán giảm nhanh hơn chi phí trả lãi thì ty lệ NIM cũng sẽ giảm Có thể nói đường cong thu nhập không bao giờ Ôn định, do đó chênh lệch từ chi phí trả lãi và khoản thu từ lãi không bao giờ cố định Tỷ lệ NIM được các nhà quản trị quan tâm theo dõi vì giúp dự báo khả năng tạo lãi thơng qua việc kiểm sốt chặt chẽ tài sản sinh lời và tìm kiếm những nguồn vốn có chỉ phí thấp nhất

1.2.2.2 Tăng lợi nhuận cho ngân hàng

Bên cạnh việc giảm thiểu những tốn thất do RRLS gây ra, ngân hàng có thể tối

đa hóa lợi nhuận với những dự đoán đúng về biễn động của lãi suất trong tương lai

Trang 22

tăng cường lượng tài sản Có gắn liền với lãi suất có biến động lớn như cho vay ngắn

hạn nhiều hơn hoặc đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn Nếu ngân hàng dự tính lãi

suất sẽ giảm trong tương lai, ngân hàng sẽ đưa ra chính sách để tăng cường huy động vốn ngắn hạn, tăng cường cho vay dải hạn, giảm cho vay ngắn hạn

1.2.3 Quy trình quản trị rủi ro lãi suất 1.2.3.1 Nhận dạng rủi ro

RRLS xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau và có thể đo lường đa dạng trong cách tiếp cận từng loại rủi ro Các NHTM cần xem xét bản chất và độ phức tạp của các sản phẩm và hoạt động của ngân hàng và các tính chất rủi ro của những hoạt động kinh doanh này trước khi nhận ra các nguồn chính gây nên RRLS và đóng góp có liên quan của mỗi nguồn rủi ro đến RRLS chung của ngân hàng Dấu hiệu RRLS của ngân hàng có thể được chia làm 4 loại: rủi ro đánh giá lại hay rủi ro chênh lệch kỳ hạn, rủi ro cơ bản, rủi ro đường cong lợi tức và rủi ro quyền chọn

1.2.3.2 Đo lường rúi ro

Hệ thống đo lường RRLS phải có khả năng nhận biết tất cả các nguồn RRLS cũng như đánh giá được tác động của biến động lãi suất đối với phạm vi hoạt động của ngân hàng Ngân hàng cũng cần ưu tiên tập trung vào các hạng mục RRLS chiếm đa số hơn Các hệ thống đo lường RRLS cần có cách xử lý thận trọng hơn với những công cụ ảnh hưởng lớn đến tình trạng chung của ngân hàng mặc dù có thể không chiếm đa số Ngân hàng có thể áp dụng kỹ thuật đo lường RRLS ở cả hai

khía cạnh lợi nhuận và giá trị kinh tế Mức độ có thể từ tính toán đơn giản cho đến

các kỹ thuật mô phỏng tĩnh hoặc kỹ thuật mô phỏng phức tạp hơn để phản ánh tác động trong tương lai và các quyết định kinh doanh Hiện nay trên thế giới đo lường

RRLS đã được thực hiện theo ba phương pháp: đo lường băng biểu đồ độ lệch phân

tích khe hở nhạy cảm lãi suất, phân tích độ nhạy cảm của lãi suất và định lượng

RRLS bang giá trị có thể ton that VaR Cac kỹ thuật mô phỏng đưa ra các giả định lãi suất trong tương lai từ đó phân tích tác động của chúng đối với các dòng tiên Theo kỹ thuật mô phỏng tĩnh các dòng tiền chỉ được lẫy từ bảng cân đối tài sản và

các hạng mục ngoại bảng tại thời điểm hiện tại của ngân hàng Kỹ thuật mô phỏng

Trang 23

va do lường rủi ro đối với ngân hàng trong các môi trường đó băng cách xác định các ảnh hưởng cụ thể Ngân hàng cần đưa ra những kịch bản và giả định các kịch ban lãi suất cụ thể là khác nhau ở mỗi ngân hàng Các ngân hàng cân có cấu trúc kỳ hạn của lãi suất, mối liên hệ cơ bản giữa đường cong lợi tức và các mức lãi suất, ước tính các lãi suất được quản lý, Ban lãnh đạo sẽ thay đôi như thế nào khi lãi suất thay đối Từ những giả định đó, ngân hàng thực hiện những kịch bản lãi suất đo lường RRLS Những kịch bản này có thể bao gồm “những cú sốc lãi suất” trong đó

giả định lãi suất được tăng lên một mức mới, hoặc “đoạn dốc lãi suất” nơi mà lãi

suất tăng dan Ngân hàng có thể sử dụng đường cong lợi tức kiểu song song và

không song song Nhìn chung, tùy thuộc vào mức độ phức tạp và phạm vi hoạt

động của từng ngân hàng, các ngân hàng cần có các hệ thống đo lường RRLS để

đánh giá được tác động của lãi suất lên hai khía cạnh lợi nhuận và giá trỊ kinh tẾ của

tài sản và nguồn vốn Những hệ thống này là công cụ đắc lực đo lường chính xác mức độ rủi ro mà ngân hàng đang đối mặt và báo động ngay khi phát hiện sự vượt quá

1.2.3.3 Giám sát rúi ro

Quản tri RRLS là một quá trình năng động Đo lường RRLS của việc kinh doanh hiện tại chưa đủ, ngân hàng nên ước tính ảnh hưởng của việc kinh doanh mới

lên rủi ro Ngân hàng nên đánh giá lại các chiếc lược hiện tại có phù hợp với hồ sơ

rủi ro như dự tính của ngân hàng định kỳ hàng tháng, hàng quý Ban quản lý cấp cao và ngân hàng nên có hệ thống báo cáo cho phép giám sát tình hình rủi ro hiện tại và tiềm năng để đảm bảo răng các mức độ đó nhất quán với các mục tiêu đã đề ra

" Chiến lược đánh giá rủi ro lãi suất: Ngân hàng được quản lý tốt không những

nhìn rủi ro phát sinh từ việc kinh doanh hiện tại mà còn nhìn vào các rủi ro có thể

phát sinh từ tốc độ phát triển kinh doanh kỳ vọng Trong phân tích thu nhập chịu rủi ro, ngân hàng có thể đặt ra các giả thuyết về loại và sự kết hợp các hoạt động kinh doanh cũng như khối lượng, việc đánh giá và kỳ đáo hạn của việc kinh doanh trong tương lai Mặc khác các giả định kinh doanh mới giới thiệu các nhân tố chủ quan khác đến quá trình đo lường rủi ro, chúng còn giúp Ban lãnh đạo ngân hàng dự đoán

Trang 24

mới và thay đối, Ban lãnh đạo ngân hàng nên đảm bảo răng các giả định đó thực tế

đối với kịch bản lãi suất được đánh giá và có thể đạt tới qua chiến lược cạnh tranh

và các chiến lược kinh doanh tổng thể

" Báo cáo rủi ro lãi suất: Ngân hàng nên có một hệ thống hop lý để báo cáo RRLS Ban điều hành cấp cao của ngân hàng và HĐQT hay một ủy ban thuộc HĐQT nên có các báo cáo về hồ sơ RRLS của ngân hàng ít nhất theo quý Báo cáo thường xuyên hơn sẽ thích hợp khi mức độ RRLS của ngân hàng cao hơn và khả năng xảy ra rủi ro thay đổi đáng kế Những báo cáo này cho phép HĐQT, ban điều hành cấp cao ngân hàng và Ủy ban quản lý tài sản Nợ - tài sản Có (ALCO):

- Đánh giá mức độ và xu hướng của RRLS tich hop

- Đánh giá tính nhạy cảm của các giả định chính, các giả định có liên quan đến sự thay đổi trong hình dạng đường cong lợi nhuận hay trong tốc độ của việc thanh toán khoản nợ vay trước hạn hay rút tiền trước kỳ hạn

- Đánh giá mối tương quan giữa các mức độ rủi ro và việc thực hiện Khi Ban xem xét các chiến lược RRLS chính bao gồm việc không hành động nên đánh giá

tác động của rủi ro tiềm năng một biến động lãi suất đảo chiều ngược lại với tác

động của thu nhập tiềm năng

- Thiết lập chuẩn mực báo cáo để giám sát tình hình rủi ro hiện tại và tiềm năng

dé đảm bao rằng các mức độ đó nhất quán với các mục tiêu đề ra Đồng thời nâng cao hệ thông công nghệ thông tin ngân hàng nhăm đảm bảo dữ liệu truy xuất nhanh chóng để đảm bảo cho ban điều hành có các quyết định kịp thời nhằm hạn chế RRLS

" Kiểm soát rủi ro: Cơ cấu giám sát rủi ro nội bộ của ngân hàng đảm bảo chức năng an toàn và hợp lý của tổ chức nói chung và quá trình quản trị RRLS nói riêng

Việc thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát hiệu quả, bao gồm sự tuân thủ các

chuẩn mực chính thức của quyền hành và sự tách bạch trách nhiệm hợp lý là một trong những trách nhiệm quan trọng Những cán bộ chịu trách nhiệm đánh giá quy

trình giám sát và kiểm soát rủi ro nên độc lập với chức năng kiểm tra, kiểm toán nội

bộ và cẫu trúc hạn mức rủi ro hiệu quả

Trang 25

Việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên bởi một số đơn vị trong tô chức Các

kiểm toán nội bộ và bên ngoài cũng có thể kiểm tra quy trình của ngân hàng định

kỳ Các khoản mục một kiểm toán viên nên kiểm tra và cập nhật là:

- Sự thích hợp của hệ thống đo lường rủi ro ngân hang cho thay ban chat, tam nhìn và sự phức tạp của hoạt động ngân hàng

- Tính chính xác và toàn diện của dữ liệu nhập vào trong mô hình bao gém việc

xác minh số dư, các điều khoản hợp đồng, các công cụ chính, các danh mục đầu tư, các đơn vị kinh doanh

- Tính hợp lý, hiệu lực của kịch bản và giả định

- Hiệu lực của việc tính toán đo lường rủi ro: Tính hiệu lực của mô hình được

kiểm tra bằng các so sánh kết quả thực tế và kết quả dự báo Khi đó, ngân hàng sẽ

so sánh thu nhập ròng dự kiến và thu nhập thực tế

- Xác định hạn mức rủi ro: HĐQT ngân hàng nên đặt ra hạn mức chịu đựng RRLS và truyền đạt lại cho ban điều hành cấp cao, căn cứ vào hạn mức rủi ro ban

điều hành nên thiết lập hạn mức rủi ro hợp lý để duy trì tình trạng rủi ro của ngân hàng trong mức chịu đựng do HĐQT đặt ra khi có sự thay đối lãi suất Việc kiểm

soát hạn mức đảm bảo trạng thái tại đó vượt quá hạn mức đặt ra trước sẽ nhận được sự chú ý đặc biệt của ban điều hành Hạn mức của ngân hàng nên nhất quán với việc

tiếp cận tổng thể để đo lường RRLS và nên được dựa trên mức độ vốn, tình hình thu nhập và hạn mức chịu đựng rủi ro Những hạn mức này nên phù hợp với quy mồ, sự phức tạp và hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng và chỉ ảnh hưởng tiềm năng của những thay đổi lãi suất thị trường trong cả báo cáo thu nhập và giá trị kinh tế vốn

của ngân hàng Việc tạo nên các tài sản nhạy cảm lãi suất có thể được kiểm soát bởi

chính sách định giá và hệ thống chuyền giá vốn nội bộ Hệ thống chuyển giá vốn

nội bộ thường đòi hỏi các đơn vị hạn mức đạt được giá vốn do phòng điều hành vốn

của ngân hàng đặt ra đối với các giao dịch lớn Các giá vốn này thường phản ánh chỉ phí mà ngân hàng phải chịu để phòng ngừa cho phù hợp vốn giao dịch Người kiểm tra nên nhận ra và đánh giá loại hạn mức ngân hàng sử dụng để kiểm soát rủi

ro đối với thu nhập và vốn từ sự thay đôi của lãi suất Đặc biệt cán bộ kiểm tra nên quyết định hạn mức rủi ro nào đảm bảo hiệu quả cho việc kiểm soát rủi ro của ngân

Trang 26

cũng nên đánh giá tính phù hợp của mức độ rủi ro cho phép theo các hạn mức rủi ro theo điều kiện tài chính, chất lượng của công tác quản trị rủi ro, chuyên môn quản lý và nên tảng vốn của ngân hàng Các hạn mức rủi ro như sau

- Hạn mức thu nhập chịu rủi ro: Được thiết lập để kiểm soát rủi ro của thu nhập

được báo cáo trong tương lai dự kiến của ngân hàng theo thời gian và kịch bản lãi suất xác định Các ngân hàng thường tính hạn mức thu nhập chịu rủi ro liên quan đến một trong những tài khoản mục tiêu sau: thu nhập lãi ròng, thu nhập ròng hay

thu nhập trên một cổ phân

- Hạn mức vốn chủ sở hữu chịu rủi ro: Các hạn mức vốn chịu rủi ro của ngân

hàng nên phản ánh quy mô và sự phức tạp

- Hạn mức Gap: Được thiết kế để giảm rủi ro tiềm năng đối với thu nhập ngân hàng hay vốn từ các thay đôi trong lãi suất Các hạn mức kiểm soát khối lượng hay số lượng của sự mất cân bằng định giá trong một khoảng thời gian cho trước

1.2.4 Các nhân tổ ảnh hưởng đến quản trị rúi ro lãi suất 1.2.4.1 Môi trường hoạt động của ngần hàng

Môi trường pháp lý tác động rất nhiều đến quá trình quản trị rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại Trong môi trường pháp lý được NHNN quan tâm quản lý chặt chẽ các loại rủi ro, hành lang pháp lý rõ ràng, hoạt động ngân hàng được chú

trọng, các hướng dẫn quản trị rủi ro cụ thể, NHNN hỗ trợ các ngân hàng thương mại giám sát rủi ro sẽ hạn chế được rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân

hàng Bên cạnh đó, những tác động khách quan từ môi trường kinh doanh, sự cạnh tranh không lành mạnh cũng ảnh hưởng nhất định đến công tác quản trị rủi ro của ngân hàng Trong môi trường kinh doanh ổn định, biến động lãi suất không nhiều, các ngân hàng sẽ ít gặp rủi ro hơn Trong trường hợp thị trường tài chính có nhiều

biến dong, lãi suất biến động nhiều hơn, sẽ tiềm ân nhiều rủi ro trong hoạt động

kinh doanh ngân hàng Do đó, khi nền kinh tế phát triển hơn, môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt hơn, nhiều loại sản phẩm dịch vụ mới ra đời sẽ dẫn đến nhu câu quản trị rủi ro lãi suất cao hơn đòi hỏi cho ra đời nhiều công cụ mới để che

Trang 27

1.2.4.2 Trình độ công nghệ, năng lực chuyên môn của cán bộ

Bước đâu tiên trong quá trình kiểm soát RRLS là tập hợp dữ liệu để mô tả tình

hình tài chính của ngân hàng Mỗi hệ thống đo lường, dù là báo cáo số liệu khe hở

nhạy cảm lãi suất hay mô hình mô phỏng giá trị kinh tế cũng đòi hỏi thông tin trên bảng tổng kết tài sản Mỗi ngân hàng nên có hệ thống quan lý thông tin day đủ để cho phép truy suất thông tin chính xác và kịp thời Đi kèm với trình độ công nghệ, năng lực nhận thức về RRLS cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản trị RRLS Ngân hàng cần có các khóa đảo tạo chuyên sâu cho các cán bộ quản trị rủi ro

để nâng cao trình độ nghiệp vụ Trình độ cán bộ về quản trị RRLS cũng là một yếu

tố quan trọng ảnh hưởng tới quản trị RRLS của ngân hàng

1.2.4.3 Hệ thống thông tin, dự báo về tình hình lãi suất thị trường

Cách thức cụ thể mà các ngân hàng lựa chọn để quản trị RRLS sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp và bản chất của các rủi ro, các hoạt động của tài sản Nợ và tài sản

Có mà ngân hàng đang nắm giữ Do đó, tùy theo chính sách ma mỗi ngân hàng thực hiện những vẫn đề sau: có hội đồng thích hợp gồm những thành viên có chuyên

môn hiểu biết về RRLS nhằm chịu trách nhiệm quản trị RRLS; có các chính sách và

cách thức đúng đắn thích hợp để quản trị RRLS: có cách đo lường RRLS đúng đắn

có chức năng giám sát kiểm soát; hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ hiệu quả và bộ

phận kiểm toán độc lập

1.2.5 Chuẩn mực của Basel II về quản trị rủi ro lãi suất

Mục tiêu của Basel II là nâng cao chất lượng và sự ôn định của hệ thống ngân

hàng quốc tế Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đăng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế Đây mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt

hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro Basel II sử dụng khái niệm “ Ba trụ cột”

+ Trụ cột thứ nhất liên quan đến việc duy trì vốn bắt buộc Theo đó, tỷ lệ vốn bắt

buộc tối thiểu (CAR) là 8% của tổng tài sản có rủi ro Tuy nhiên, rủi ro được tính

tốn theo ba yếu tơ chính mà ngân hàng phải đối mặt gồm rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành và rủi ro thị trường

+ Trụ cột thứ 2 liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng Trụ cột này

Trang 28

mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại Basel nhan manh 4 nguyén tac của công tác rà soát giám sát như sau:

- Thứ nhất, các ngân hàng cần phải có quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ

vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó - Thứ hai, các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức vốn nội

bộ và chiến lược của ngân hàng cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ

lệ vốn tối thiêu: giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu

họ không hải lòng với kết quả của quy trình nảy

- Thứ ba, giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn

mức tôi thiểu theo quy định

- Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức vốn tối thiểu

+ Trụ cột thứ 3: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ day đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này Theo chuẩn mực Basel II vừa trình bày trên, QTRRLS trong ngân hàng liên quan đến việc áp dụng 4 yếu tổ sau trong việc quan tri TSC, TSN va quan ly ngoai bang :

- Co hoi đồng thich hop (ALCO), có chuyên môn sâu chịu trách nhiệm việc

quản trị RRLS

- Có các chính sách và cách thức đúng đăn, thích hợp để quản trị RRLS - Có cách đo lường RRLS đúng đăn, có các chức năng giám sát và kiểm soát

- Hệ thống kiểm soát nội bộ cần thiết và bộ phận kiêm toán độc lập

- Cách thức cụ thể mà ngân hàng lựa chọn những yếu tổ trên để quản trị RRLS sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp và bản chất của các rủi ro trong ngân hàng đang nắm

giữ, các hoạt động của TSC và TSN rất đa dạng Ví dụ các ngân hàng có độ phức tạp ít hơn và các nhà quản trỊ cao cấp can thiệp một cách tích cực vào chi tiết hoạt

Trang 29

tô chức khác có những hoạt động phức tạp và đa dạng thì có thể sẽ cần quá trình

quan tri RRLS cân thận hơn và chuẩn mực hơn, để đánh giá các hoạt động tài chính

đa dạng và cung cấp sự quản trị cao cấp đối với thông tin mà họ cân để giám sát các hoạt động diễn ra hằng ngày Hơn nữa, với một quá trình quản trị RRLS càng phức tạp, ngân hàng sẽ càng cần chế độ kiểm soát nội bộ thích hợp bao gồm các đơn vị

kiểm toán và các cơ chế chịu trách nhiệm thích hợp bao gồm các đơn vị kiểm toán

và các cơ chế chịu trách nhiệm thích hợp khác để đảm bảo tính trung thực của thông tin được dùng bởi các cán bộ cao cấp tương thích với các chính sách và hạn mức Trách nhiệm của các cá nhân có liên quan tới việc đo lường, giám sát và các chức

năng kiểm soát RRLS cần phải tách biệt và độc lập với những quyết định kinh

doanh và việc tạo ra trạng thái để đảm bảo tránh được các xung đột về mặt quyền

lợi RRLS nên được giám sát trên cơ sở đầy đủ và vững chắc, kế cả RRLS tại các

chi nhanh/ don vị thành viên bởi việc quản trị RRLS có thể khơng dự đốn được khi các trạng thái từ đơn vị thành viên này được cần trừ vào trạng thái của đơn vị thành

viên khác

1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất tại một số chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cỗ phần

Đầu tư và Phát triển Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rúi ro lãi suất tại một số chỉ nhánh ngân hàng nước nøoài tại Việt Nam

- Quan tri RRLS tại chỉ nhánh HSBC (Hongkong Shanghai banking corporate): Chi nhanh HSBC dung phương pháp gia tri co thé ton that VaR va P&L (Profit and Loss) dé quan tri RRLS, VaR cho HSBC biết trường hợp xấu nhất của RRLS, đo lường độ lớn các di chuyển của P&L trong những ngày tôi tệ nhất có thể tăng lên hay giảm xuống hàng ngày dựa vào các tác động của trạng thái kinh

doanh tại HSBC Singapore, sự thay đối lãi suất và hiệu quả của danh mục đầu tư

khác tại Singapore VaR là sự thay đối của thị trường áp dụng vào các trạng thái

vốn Sự thay đổi giá trị VaR gây ra bởi sự thay đổi của lãi suất thị trường đối với

Trang 30

- Quan tri RRLS tai chi nhanh ngan hang Calyon: Chỉ nhánh ngân hàng Calyon quan tri RRLS bang phan mém cua H6i so, dua trén 3 phuong pháp: Khe hở nhạy cảm lãi suất, phương pháp độ nhạy cảm lãi suất va gid tri cd thé ton that VaR Hạn mức về chênh lệch kỳ hạn trong dòng tiên trong vòng 1 tuần lễ, tức là hạn mức mà bộ phận nguồn vốn có thể âm hoặc dương trên mỗi kỳ hạn đối với từng loại đồng tiền Hạn mức này dùng để quản lý cả rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản Mục đích của hạn mức này là nhằm đảm bảo cho ngân hàng có thể duy trì hoạt động liên tục trong thời gian tối thiểu là I tuần nếu có khủng hoảng xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn vốn của ngân hang và trong thời gian l tuần này ngân hàng sẽ đưa ra các biện pháp xử ly khủng hoảng Ngân hàng có hạn mức khe

hở nhạy cảm lãi suất cho các kỳ hạn từ O/N đến 5 năm Hạn mức trên độ nhạy cảm

lãi suất trên một điểm lãi suất thể hiện rằng khi lãi suất thay đổi 0.01% thì ngân

hàng sẽ lãi lỗ bao nhiêu trên các trạng thái hiện có Hạn mức độ nhạy cảm được tính

toán bằng phần mềm dựa trên các thông số như dòng tiền và lãi suất qua đêm của từng đồng tiền Hạn mức độ nhạy cảm chỉ có giá trị trong I ngày làm việc tiếp theo

thể hiện chênh lệch lãi/lỗ khi lãi suất thay đổi 1 điểm cơ bản đối với toàn bộ bảng

tổng kết tài sản của ngân hàng

Hạn mức về giá tri co thé ton that VaR là biện pháp dùng để đo lường rủi ro lỗ trên với từng hạng mục và tất cả các hạng mục trong bảng cân đối tài sản của ngân hàng Các hạn mức này sẽ dùng để so sánh về lỗ khi đối chiếu với giá thị trường

Giá trị chịu rủi ro lãi suất được tính toán trên hệ thống phần mềm và có 5 tác dụng

là quản lý rủi ro, quản lý định lượng, quản lý tài chính, báo cáo tài chính và tính toán lượng vốn cần thiết VaR cực kỳ quan trọng vì giúp tiết kiệm vốn kiểm tra mức

độ nhạy cảm của thị trường, kiểm tra và dự đoán được mức độ cần rút lui, dự đoán

mức độ thâm hụt Khi hạn mức VaR quá giới hạn cho phép, phần mềm quản trị rủi ro sẽ tạo ra các cảnh báo cho nhân viên cũng như cán bộ quản lý biết Lúc nảy ngân hàng cần thiết phải đóng các trạng thái vốn để giá trị VaR năm trong hạn mức cho phép Khi đóng các trạng thái vốn này, các khe hở nhạy cảm lãi suất của các kỳ hạn

tự động giảm xuống Hệ thống quản trị rủi ro đặt tại hội sở Paris luôn hoạt động để cập nhật số liệu và được dùng cho toàn bộ hệ thống các chi nhánh của ngân hàng

Trang 31

1.3.2 Bai hoc kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cỗ phan Đầu tư và Phat triển Việt Nam

Việc áp dụng phương pháp đo lường RRLS băng phương pháp giá trị có thể tốn thất là phương pháp mới nhất hiện nay trên thế giới, các phương pháp khác như phương pháp khe hở nhạy cảm lãi suất, khe hở kỳ hạn là các phương pháp trước đó, tuy nhiên đều có ưu nhược điểm khác nhau Thực tế đã chứng minh răng các chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam quản trị RRLS khá hiệu quả băng các phương pháp hiện đại Các ưu việt trong phương pháp quan tri RRLS cua cac chi nhánh ngân hàng nước ngoài là áp dụng phương pháp quản trị rủi ro tiên tiến, có

phần mềm hiện đại với chỉ phí rất cao, đã được chạy thử tại Hội sở nên độ tin cậy

khá lớn, có qui trình quản trị RRLS bài bản và được chuẩn hóa, quan tri RRLS bang VaR là phương pháp hiện đại, đã được chứng minh tính hiệu quả tại thị trường Việt

Nam Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng trong Bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng trên đồng tiền cơ sở là đồng đô la Mỹ (khác với các NHTM tại Việt Nam là tiền đồng), sự biến động lãi suất có khác nhau giữa 2 đồng tiền và đây là các chỉ

nhánh, hội sở của các ngân hàng này đặt tại các nước khác do vậy việc áp dụng

quản trị RRLS cũng có phần khác đối với các NHTM Việt Nam Khi thị trường tài chính Việt Nam đi vào hoàn thiện, các NHTM ngày càng phát triển, cơ cấu tài sản Nợ - tài sản Có ngày cảng phức tạp dẫn đến áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng nhiều hơn Rút ra từ những kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất tại các chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phan Dau tu

và Phát triển Việt Nam cần vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh hiện nay khi vốn điều

lệ chưa cao, RRLS sẽ có tác động rất lớn vào lợi nhuận và vốn chủ sở hữu của ngân

hàng Ban lãnh đạo ngân hàng đã nhận thức rõ ràng những tốn thất từ RRLS trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Trong năm 2009, ngân hàng đã tiến hành triển khai tồn bộ hệ thơng cơ chế điều chuyển vốn tập trung nhằm chuyển toàn bộ RRLS

về hội sở chính quản lý, tập trung kiện toàn bộ phan quan tri rủi ro để ứng phó

Trang 32

đầu tư công nghệ thông tin tiên tiến phục vụ được trong công tác đo lường rủi ro lãi suất theo các phương pháp đo lường mà các ngân hàng tiên tiến trên thế giới đang áp dụng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 vừa hệ thống lại cơ sở lý luận về RRLS, quản trị RRLS, nguyên nhân phát sinh và các phương pháp đo lường RRLS trong hoạt động kinh doanh của

NHTM Đồng thời chương 1 đã đề cập đến các kinh nghiệm quản trị RRLS tại một

Trang 33

CHUONG 2 THUC TRANG QUAN TRI RUI RO LAI SUAT TAI

NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN DAU TU VA PHAT

TRIEN VIET NAM

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cỗ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phan Đâu tư và Phát triển Việt Nam Tên viết tắt tiếng Anh: BIDV

Trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 04.2220.5544 — 19009247 Fax: 04.2220.0399

Email: info@bidv.com.vn

Website: www.bidv.com.vn Ee | DY

Logo: Con thuyền đỏ - cánh buém xanh

Vốn điều lệ: 28.112.026 triệu đồng trong đó phần vốn Nhà nước là 26.920.240 triệu

đồng và vốn của nhà đầu tư bên ngoài là 1.191.786 triệu đồng

Ngành nghề kinh doanh: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi

tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu,

trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài; cấp tín dụng: mở tài khoản thanh toán cho khách hàng: cung ứng các phương tiện thanh toán; cung ứng các dịch vụ thanh toán; vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn; vay vốn của TCTD, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài: góp vốn mua cỗ phần của doanh nghiệp và TCTD khác; tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu NHNN và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ; kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hồi và sản phẩm phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính; ủy

thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh

doanh bảo hiểm, quản lý tài sản và các hoạt động kinh doanh khác được NHNN cho phép

2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển

BIDV là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản

Trang 34

Thời kỳ Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam (1957 — 1981): Ngay 26/04/1957 Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài Chính được thành lập theo quyết định số 177/TT ngày 26/04/1957 của Thủ Tướng Chính Phủ Quy mô ban đầu gồm

8 chi nhánh và 200 cán bộ Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến Thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các

lĩnh vực kinh tế, xã hội Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam đã có những đóng góp

quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công

trình, thực hiện tiết kiệm, tích lũy vốn cho nhà nước Ngay trong năm đầu tiên,

Ngân hàng đã thực hiện cung ứng vốn cho hàng trăm công trình đồng thời tránh cho tài chính khỏi ứ đọng và lãng phí vốn, có tác dụng góp phần vào việc thăng bang thu chi, tạo thuận lợi cho việc quản lý thị trường, giữ vững giá cả

Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 — 1990): Ngày

26/04/1981 Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Dau tu

và Xây dựng Việt Nam trực thuộc NHNN theo quyết định số 259/CP của Hội đồng

Chính Phủ Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng va quan lý vốn đầu tư cơ bản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi Chỉ sau thời gian ngăn, ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đã nhanh chóng 6n định công tác tổ chức từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bản không bị ách tắc Các quan hệ tín

dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được mở rộng vai trò tín dụng được nâng cao

Ngân hàng Đâu tư và Xây dựng đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức

xây lắp, khuyến khích các đơn vị xây lắp đây nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ

thuật, mở rộng năng lực sản xuất, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế

Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 — 2014): Thời kỳ 1990 — 1994, ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quyết định số 401/CT Đây là thời kỳ thực

Trang 35

kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phụ

vụ đầu tư phát triển Từ 1/1/1995 — 2000 đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản

của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp theo mô hình ngân hàng thương mại với nhiệm vụ trọng yếu là phục vụ cho đầu tư phát triển Ngày 23/04/2012, Thống đốc NHNN đã có Giấy phép số

84/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

triển Việt Nam theo đó ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập trên cơ sở cô phần hóa và chuyển đổi ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 100% vốn Nhà nước với tên đầy đủ băng tiếng Việt là Ngân hàng thương mại cổ phân Đầu tư và Phát triển Việt Nam Đến nay BIDV luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, an toàn và hiệu quả, tổng tài sản tăng bình quân 20%/năm, huy động vốn tăng bình quân 223⁄2/năm, dư nợ tín dụng tăng bình quân 233⁄2/năm và lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 40%/năm

2.1.2 Mạng lưới hoạt động

BIDV là một trong ba ngân hàng thương mại có mạng lưới phân phối lớn nhất

trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối: khối kinh doanh và

khối sự nghiệp Khối kinh doanh bao gồm ngân hàng thương mại với mạng lưới truyền thống và hiện đại rộng khắp phủ kín 63 tỉnh thành phố trong cả nước nâng tổng số điểm mạng lưới của ngân hàng đến ngày 31/12/2013 lên 127 chỉ nhánh va sở giao dịch, 503 phòng giao dịch, 95 quỹ tiết kiệm, hơn 1200 máy ATM và 500 POS; céng ty chứng khoán BIDV (BSC); Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm BIDV (BIC); đầu tư — tải chính (công ty cho thuê tài chính I, công ty cho thuê tài chính II, công ty Đầu tư Tài chính BFC, công ty quản lý quỹ công nghiệp và năng lượng ) và các liên doanh như công ty quản lý Đầu tư BVIM ngân hàng liên doanh Lào Việt, ngân hàng liên doanh VID Public, ngân hàng liên doanh Việt Nga, công ty liên doanh Pháp BIDV Khối sự nghiệp gồm trường đảo tạo cán bộ BIDV (BTC) và trung tâm công nghệ thông tin BIDV (BITC) Tổng số cán bộ, nhân viên của Ngân hàng và các công ty con tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 là 18.231 người với

tỷ lệ Nữ chiếm 57% tổng số cán bộ và ôn định trong 03 năm từ 2010-2012, cán bộ

Trang 36

hơn 50% Do vậy có thể nói BIDV đang có lực lượng lao động trẻ trung, năng động va sang tao

2.1.3 Kết quá hoạt động kinh doanh

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu chính của BIDV giai đoạn 2010 — 2013 PVT: Ty dong Chi tiéu 2010 2011 2012 2013 Chỉ tiêu quy mô Tông tài sản 366267| 405/755| 484.785| 548.386 Vốn chủ sở hữu 24.22 24.39 26.494 32.039 Tiên gửi và phát hành GTCG 251924| 244.838| 331.116] 416.726 Dư nợ tín dụng 254.192| 293.937] 339.923] 391.035 Chỉ tiêu Chất lượng tài sản và An toàn von Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 2,72% 2,96% 2,91% 2,37% Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 932%|_— 11,07% 965% | — 10,23% Chỉ tiêu hiệu quả Tổng thu nhập từ các hoạt động 11.488 15.414 16.677 19.209 Chỉ phí hoạt động -5.546 -6.652 -6.765 -7.436 Chỉ dự phòng rủi ro -1.317 -4.542 -5.587 -6.483 Lợi nhuận trước thuế 4.625 4.22 4.325 5.209

Lợi nhuận thuần của chủ sở hữu 3.758 3.209 3.265 4.03

ROE 1795%| 13.16%| 1238%| 13,80% ROA 1,13% 0,83% 0,74% 0,78%

(Nguôn: Các báo cáo thường niên của BIDV giai đoạn 2010 - 2013)

Tổng tài sản của BIDV gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2010 — 2013 với tốc độ gia tăng bình quân 20%/năm Đến năm 2013 đạt 548.386 tỷ đồng, tăng

63.601 tỷ đồng tăng 13% so với năm 2012 Cơ cấu tổng tài sản thay đổi theo hướng

Trang 37

biến động của thị trường Tình hình huy động vốn của BIDV có diễn biến thay đổi theo hướng tích cực chủ yếu tập trung tăng trưởng nguôn tiền gửi dân cư mang tính ồn định lâu dài với tốc độ gia tăng thường quanh mức 30% so với năm liền trước

Tổng huy động vốn BIDV trong năm 2013 đạt 416.726 tỷ đồng tăng 26% so với

năm 2012 Hoạt động tín dụng của BIDV luôn cải thiện cơ cầu cho vay nhằm nâng

cao chất lượng tín dụng và gia tăng hiệu quả sử dụng vốn Tính đến năm 2013 tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 391.035 tỷ đồng tương ứng tăng 15% cao hơn so với mức tăng trưởng toàn hệ thống (12,51%) Tỷ nợ quá hạn, nợ xấu của BIDV luôn

nằm trong mức kiểm soát năm 2013 tỷ lỆ nợ xấu 2,37% Tính đến năm 2013 lợi

nhuận trước thuế của BIDV đạt 5.209 tý đồng tăng hơn 20% so với năm 2012 là 4.325 tỷ đồng đạt 112% kế hoạch đề ra, chỉ số ROA 0,78%, ROE 13,8%, chia cổ

tức 8,5% Như vậy mặc dù gặp nhiều khó khăn trong môi trường kinh doanh song

BIDV vẫn đảm bảo tăng trưởng về quy mô trên các chỉ tiêu chính, tăng trưởng thu nhập hoạt động đồng thời đảm bảo an toàn trong hoạt động thông qua việc trích lập dự phòng đây đủ

2.2 Thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cô phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.2.1 Tình hình rủi ro lãi suất

Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn và sử dụng vốn của BIDV giai đoạn 2010 — 2013 PVT: Ty dong 450,000 5 400,000 5 350,000 300,000 250,000 LH Nguôn von 200,000 150,000¬ M Sử dung von 100,000¬ 50,000 4 0 2010 2011 2012 2013

(Nguôn: Báo cáo tài chính BIDV giai đoạn 2010 - 2013) Nguyên nhân chính của rủi ro lãi suất tại BIDV là sự không cân xứng về kỳ

Trang 38

khách hàng theo các kỳ hạn nhận thấy hầu hết các khách hàng tiền gửi có xu hướng gửi kỳ hạn ngăn từ 1 tháng đến 3 tháng Bảng 2.2 Tổng huy động vốn theo từng kỳ hạn tại BIDV giai đoạn 2010 - 2013 PVT: Ty dong Loai ky han 2010 2011 2012 2013 1 thang 74.314 72.224 97.675 122.929 1 — 3 thang 55.292 53.737 72.673 91.463 3 — 6 tháng 24.181 23.501 31.782 39.999 6 — 12 tháng 43.003 41.794 56.521 71.135 Từ I- 5 năm 25.323 24.610 33.283 41.888 Trên 5 năm 29.811 28.972 39.182 49.312 Tổng cộng 251.924 244.838 331.116 416.726

(Nguôn: Báo cáo tài chính BIDV giai đoạn 2010 - 2013) Bảng 2.3 Dư nợ cho vay theo từng kỳ hạn tại BIDV øgiai đoạn 2010 - 2013 PVT: Ty dong Loai ky han 2010 2011 2012 2013 I tháng 60.951 70.481 61.508 93.764 1 —3 thang 43.740 50.579 58.492 67.287 3 — 6 thang 21.641 25.025 28.940 33.291 6 — 12 thang 7.817 9.040 10.454 12.026 Từ I- 5 năm 120.043 138.812 160.529 184.667 Trén 5 nam Tong cong 254.192 293.937 339.923 391.035

(Nguôn: Báo cáo tài chính BIDV giai đoạn 2010 - 2013) Trong giai đoạn năm 2010 - 2013 số dư huy động vốn kỳ hạn 1 thang đến 3 tháng chiếm trên 50% trong khi đó dư nợ cho vay với kỳ hạn tương ứng chiếm khoảng 40% tổng dư nợ Bên cạnh đó dư nợ cho vay kỳ hạn trung dải hạn giai đoạn 2010 — 2013 chiếm trên 45% trong khi đó nguôn tiền gửi kỳ hạn tương ứng chỉ

chiếm trên dưới 10% cụ thể năm 2013 du no cho vay ky han tir 1- 5 nam là 184.668 tỷ đồng chiếm 47,23% thì nguồn tiền gửi kỳ hạn tương ứng chỉ 41.888 tỷ đồng

Trang 39

trợ cho các dự án cho vay, đầu tư dài hạn năm 2012 (88.064 tỷ đồng) 2013 (93.468

tỷ đồng) nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để tài trợ các dự án cho vay trung và dải

hạn chiếm trên 50% Sự mất cân đối tài sản Nợ và tài sản Có có thể phát sinh khi

các kỳ hạn tiền gửi đến hạn một cách nhanh chóng trong khi các dự án cho vay, đầu

tư dài hạn ngược lại

Dấu hiệu thứ hai làm xuất hiện rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của

BIDV chính là sự không phù hợp giữa khối lượng nguồn vốn huy động với việc sử

dụng nguồn vốn đó để cho vay và dau tu Năm 2012 tổng nguồn vốn huy động của BIDV là 331.116 tỷ đồng (ngắn hạn 258.651 tỷ đồng, trung dài hạn 72.465 tỷ đồng) khi đó dư nợ cho vay là 339.923 tỷ đồng (ngắn hạn 179.394 tỷ đồng, trung dài hạn

160.529 tý đồng) Năm 2013 tổng nguồn vốn huy động của BIDV là 416.726 tỷ

đồng (ngăn hạn 325.526 tỷ đồng, trung dài hạn 91.200 tỷ đồng) trong khi dư nợ cho

vay là 391.035 tý đồng (ngắn hạn 184.668 tý đồng, trung dài hạn 206.367 tý đồng)

Qua số liệu các năm cho thấy BIDV không có sự phù hợp giữa khối lượng nguồn vốn huy động với việc sử dụng cho vay và đầu tư

Cuối cùng một trong những dấu hiệu của rủi ro lãi suất tại BIDV là áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay Việc hạ trần lãi suất huy động của NHNN trong thời gian qua gây khó khăn trong công tác quản trị nguồn vốn Lãi suất thị trường giảm buộc BIDV phải cho vay với mức lãi suất thị trường trong khi đã huy động với mức lãi suất cao Khi lãi suất thị trường giảm, BIDV sẽ thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay nhưng chỉ áp dụng đối với các khoản tiền gửi, tiền vay mới phát sinh còn các khoản tiền

gui tién vay hiện hành sẽ được thực hiện theo lãi suất ghi trên số tiết kiệm và các

chứng chỉ tiền gửi cho đến khi hết kỳ hạn Do đó khi lãi suất thị trường giảm không

có nghĩa chỉ phí huy động vốn giảm ngay lập tức Nhưng đối với các khoản dư nợ phát sinh trước đây với lãi suất trên hợp đồng tín dụng khá cao thì chưa chắc BIDV đã thu được lãi suất ghi trên hợp đồng tín dụng do khách hàng thấy các khoản vay mới phát sinh lãi suất rất thấp sẽ thỏa thuận với ngân hàng hạ lãi suất dư nợ hiện hành hoặc tìm cách trả nợ trước hạn để đáo lãi suất vay sang lãi suất cho vay thấp gây rủi ro làm giảm thu nhập

Trang 40

2.2.2.1 Do lwong rủi ro lãi suất thông qua tý lệ NIM

Bảng 2.4: Thu nhập lãi, chỉ phí lãi, tỷ lệ NIM tại BIDV giai đoạn 2010 — 2013 PVT: Ty dong, % Chi tiêu 2010 2011 2012 2013 Thu nhập lãi 29.225 44.257 45.295 42.930 Chỉ phí lãi 20.440 32.033 33.094 28.980 Thu nhập lãi thuần 8.785 12.224 12.201 13.950 Ty sé NIM 2,95 3,46 3,18 2,88

(Nguôn: Báo cáo tài chính BIDV giai đoạn 2010 - 2013)

Thu nhập lãi thuần của BIDV tăng trong giai đoạn 2010 — 2013, tir 8.785 ty

đồng năm 2010 đến 13.950 tý đồng năm 2013 Tuy nhiên thu nhập lãi thuần này đã

có phần chững lại ở con số 12.201 tỷ đồng năm 2012 Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu đến từ việc tăng trưởng tín dụng tại BIDV năm 2012 chững lại do thị

trường đã có nhiều yếu tố không thuận lợi như lãi suất cho vay ở mức cao Đặc biệt

năm 2012 do suy thoái kinh tế người dân thắt chặt chỉ tiêu cá nhân Đến năm 2013 với chủ trương đây mạnh tăng trưởng tín dụng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn kết quả thu nhập lãi thuần năm 2013 tăng đạt 13.950 tỷ đồng, kết quả này vẫn được đánh giá là tốt so với mặt bằng chung tại các ngân hàng khác

Hiện nay, hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay vẫn là những hoạt động

truyền thống mang tính chủ chốt tại BIDV Do đó, thu nhập lãi và chỉ phí lãi vẫn

chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cầu thu nhập cũng như chỉ phí tại BIDV như năm 2013

thu nhập lãi thuần chiếm 72,62% tổng thu nhập Điều này khiến BIDV luôn đứng

Ngày đăng: 07/08/2015, 12:53

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w