PHẦN 1ĐẶT VÂN ĐỂNgày nay,Việt Nam cũng như các nước trên thế giới có xu hướng sử dụng đông dược ngày càng trở nên phổ biến vì chúng đã đưa lại những hiệu quả đáng kể cho việc phòng chữa bệnh của con người. Và trong đông y các vị thuốc nói chung trước khi dùng để uống đều phải qua chế biến theo một hoặc nhiều phương pháp cổ truyền khác nhau để đạt được những mục đích của việc phòng chữa bệnh: tăng quy kinh, giảm độc tính, tăng tác dụng.... của vị thuốc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chế biến đông dược dựa trên cơ sở chứng minh khoa học cho mỗi phương pháp hiện nay chưa có nhiều nên việc sử dụng đông dược thực sự là chưa có sức thuyết phục lớn.Để góp phần tìm hiểu sự thay đổi thành phần hoá học, tác dụng dược lý của một vị thuốc qua quá trình chế biến, chúng tôi chọn Ba kích, một vị thuốc quý đã được sử dụng từ lâu để nghiên cứu trong khoá luận này, với các mục tiêu sau :1 Chê biến cổ truyền vị thuốc Ba kích.2 Định tính một sô thành phần hoá học của Ba kích trước và saukhi chế.3 Định lượng một sô thành phần : Anthranoid, iridoid, đườngkhủ của Ba kích trước và sau khi chế.4 So bộ thử tác dụng dược lý của dịch chiết nước Ba kích trướcvà sau khi chế.5 Dự kiến một sô tiêu chuẩn cho quy trình chê biến Ba kích.Kết quả thực nghiệm là định hướng cho việc chọn ra phương pháp chế Ba kích tối ưu nhất nhằm nâng cao giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế của vị thuốc Ba kích.1
BỘ Y TÊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI if: ^ if: HOÀNG THÁI HOÀ NGHIÊN cúu CHẾ BIẾN BA KÍCH (KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ ĐẠI HỌC KHOÁ 1996 - 2001) Người hướng dẫn. PGS.TS. Phạm Xuân Sinh Ths. Nguyễn Thê Hùng Nơi thực hiện. Bộ môn Dược học cổ truyền Thời gian thực hiện'. Từ 5/3 —>22/5/2001 HÀ NỘI, THÁNG 5 ■ 2001 u A A i _______________________ _ LỜI CẢM ƠN / ^ ^ ^ r ư ớ c tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy PGS.TS. Phạm Xuân Sinh ThS. Nguyễn Thế Hùng Là' những thầy đã trực tiếp hướng dẫn em làm đề tài, cùng các thầy cô bộ môn Dược học cổ ữuyền, bộ môn Hoá sinh, PGS.TS. Bế Thị Thuấn, TS. Đỗ Ngọc Thanh đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Thưa các thầy cô kính mến! Từ đáy lòng mình em m uốn thầm cảm ơn chân thành tất cả các thầy cô trường đại học Dược Hà Nội đã dạy bảo em trong suốt 5 năm qua, cùng toàn thể cán bộ công chức phòng giáo tài, phòng quản lý khoa học, thư viện Đại học Dược, Xí nghiệp Dược Phẩm TW3 Hải Phòng Tôi cũng xin cảm ơn rất nhiều các bạn đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoáluận. Sau cùng, em muốn gửi lời kính chúc tới các thầy cô cùng toàn thể các bạn và gia đình luôn vui vẻ, mạnh khỏe, hạnh phúc. Sinh viên Hoàng Thái Hoà MỤC LỤC Trang PHẦN 1 . ĐẶT VẨN ĐỂ 1 PHẦN 2. TỔNG QUAN 2 1.Vài nét về cây Ba kích 2 1.1. Tên khoa học 2 1.2. Đặc điểm thực vật 2 1.3. Phân bố thu hái 3 1.4. Đặc điểm sinh thái và trồng trọt 3 1.5. Bộ phận dùng 3 1.6. Thành, phần hoá học 3 1.7. Tác dụng dược lý 5 1.8. Công năng-chủ trị. 5 2. Chê biến Ba kích theo y học cổ truyền 7 PHẨN 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT q u ả . 9 1.Nguyên liệu và phương pháp thục hiện 9 1.1 Nguyên liệu 9 1.2 Phương pháp thực nghiệm 9 1.2.1 .Chê biến Ba kích theo phương pháp cổ truyền 9 1.2.2.Định tính một số thành phần hoá học của Ba kích trước và sau khi 10 chế 1.2.3.Định lượng một số thành phần hoá học của Ba kích trước và sau chế 10 1.2.4.Sơ bộ thử tác dụng dược lý của dịch chiết nước Ba kích trước và sau 11 chế 2.Kết quả thực nghiệm và nhân xét 11 2.1 Chế biến Ba kích theo phương pháp cổ truyền 11 2.2.Định tính một số thành phần hoá học của Ba kích trước và sau chế 16 2.3.Định lượng một số thành phần hoá học của Ba kích trước và sau chế 23 2.3.1 Định lượng Anthranoid ' 23 2.3.2 Định lượng iridoid 25 2.3.3 Định lượng đường khử 27 2.4.Sơ bộ thử tác dụng dược lý 29 2.5.Dự kiến một số chỉ tiêu trong quy trình chế biến Ba kích 34 PHẨN 4. KET l u ậ n Và đ ể x u Ất 3 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT BKC ; Ba kích chế cam thảo BKM • g a kích chê' muối BKR : Ba kích chế rượu BKT ; Ba kích thiên DĐVN ; Dược điển Việt nam SKĐ ; sắc ký đồ PHẦN 1 ĐẶT VÂN ĐỂ Ngày nay,Việt Nam cũng như các nước trên thế giới có xu hướng sử dụng đông dược ngày càng trở nên phổ biến vì chúng đã đưa lại những hiệu quả đáng kể cho việc phòng chữa bệnh của con người. Và trong đông y các vị thuốc nói chung trước khi dùng để uống đều phải qua chế biến theo một hoặc nhiều phương pháp cổ truyền khác nhau để đạt được những mục đích của việc phòng chữa bệnh: tăng quy kinh, giảm độc tính, tăng tác dụng của vị thuốc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chế biến đông dược dựa trên cơ sở chứng minh khoa học cho mỗi phương pháp hiện nay chưa có nhiều nên việc sử dụng đông dược thực sự là chưa có sức thuyết phục lớn. Để góp phần tìm hiểu sự thay đổi thành phần hoá học, tác dụng dược lý của một vị thuốc qua quá trình chế biến, chúng tôi chọn Ba kích, một vị thuốc quý đã được sử dụng từ lâu để nghiên cứu trong khoá luận này, với các mục tiêu sau : 1 - Chê biến cổ truyền vị thuốc Ba kích. 2 - Định tính một sô thành phần hoá học của Ba kích trước và sau khi chế. 3 - Định lượng một sô thành phần : Anthranoid, iridoid, đường khủ của Ba kích trước và sau khi chế. 4 - So bộ thử tác dụng dược lý của dịch chiết nước Ba kích trước và sau khi chế. 5 - Dự kiến một sô tiêu chuẩn cho quy trình chê biến Ba kích. Kết quả thực nghiệm là định hướng cho việc chọn ra phương pháp chế Ba kích tối ưu nhất nhằm nâng cao giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế của vị thuốc Ba kích. 1 PHẦN 2 TỔNG QUAN 1. VÀI NÉT VỂ CÂY BA KÍCH. 1.1. Tên khoa học : Morinda officinalis How, họ Cà phê (Rubiaceae). Ngoài'ra Ba kích có tên gọi khác : Ba kích thiên, liên châu ba kích, cây ruột gàịdây ruột gà), chẩn phóng xì, thau cày táy (Tày), chôì hoàng kim, sáy cấy (Thái)[ 1 j, [14], [21]. 1.2. Đặc điểm thực vật. ♦ Mô tả cây: Ba kích là một loại cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non màu tím, có lông, khi già trở nên nhẩn. Cành non có cạnh. Lá mọc đối, hình mác hoặc hình bầu dục, thuôn nhọn, dài 6- 14 cm, rộng 2-6 cm, cuống ngắn, lá non có lông, lông mặt dưới dày hơn mặt trên, khi già lá ít lông hơn và có màu trắng mốc, lá kèm nhỏ hợp thành ống ôm lấy thân. Cây thường xanh quanh năm, không có hiện tượng rụng lá theo mùa, chỉ rụng lá già rải rác quanh năm. Hoa nhỏ, lúc đầu trắng sau hơi vàng, mọc thành tán ở đầu cành, nách lá. Đài hoa hình chén, tràng hoa hàn liền ở phía dưới thành ống ngắn, phía trên chia 3-4 thuỳ. Quả hình cầu, khi chín màu đỏ[2],[7],[9], [14], [21],[22]. Mùa hoa : tháng 5-6 Mùa quả : tháng 7-10 ♦ Vi phẫu rễ. Lớp bần gồm 3-4 hàng tế bào hình chữ nhật nằm ngang, xếp đều. Sát lớp bần có một lớp tế bào mô cứng dày. Xen giữa lớp bần và lớp mô cứng rải rác có các bó tinh thể calcioxalat hình kim nằm ngang. Mô mềm vỏ gồm 2 nhiều hàng tế bào hình nhiều cạnh, tròn hoặc dẹt. Rải rác trong mô mềm có những tế bào chứa tinh thể calcioxalat hình kim ngắn chụm thành bó. Libe tạo bởi một lớp uốn lượn bao quanh gỗ. ở gần libe có những tế bào mô cứng riêng lẻ hoặc từng đám. Gỗ chiếm toàn bộ phần giữa rễ [6]. 1.3. Phân bỏ thu hái. Ba kích mọc hoang nhiều ở các tỉnh trung du miền núi: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên, ít thấy ở đồng bằng, chưa thấy mọc ở các tỉnh phía nam Việt Nam[7],[19]. Ba kích cũng mọc nhiều ở Trung Quốc như Quảng Đông, Quàng Tây [ 13J. Rễ Ba kích có thể đào quanh năm nhưng tốt nhất là vào vụ thu đông. 1.4.Đặc điểm sinh thái và trồng trọt. Ba kích là cây ưa sáng.Tuy nhiên, khi non cần tán che thì tỉ lệ cây sống mới cao[9]. Có thể trồng bằng mầm của đoạn thân dính liền rễ hoặc mầm dây (dây sát gốc, bánh tẻ) hoặc bằng hạt[8],[10]. 1.5. Bộ phận dùng. Rễ-Radix Morindae. Đặc điểm rễ: Hình trụ tròn hoặc dẹt, cong queo, nhiều đoạn nứt sâu để lại lõi gỗ bên trong. Mặt ngoài màu nâu nhạt hoặc hồng nhạt, có nhiều vân dọc. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng, mô mềm dày, màu hồng hay tím, giữa có lõi gỗ dài, màu vàng nâu[6]. l.ó.Thành phần hoá học. Trong rễ Ba kích có anthranoid, đường, acid hữu cơ, ít tinh dầu, chất đường, nhựa, phytosterol. Rễ tươi có chứa vitaminC [7], [14]. Năm 1995, một nhóm nhà khoa học trường Đại học dược Kyoto- Nhật Bản đã phân lập và xác định công thức một số nhóm chất trong rễ Ba kích gồm 5 họp chất 3 anthranoid: tertoquinon, alizarin-1-methylether, lucidin-(0 -methylether,l- hydroxy-2,3-dimethylanthraquinon, 1 -hydroxy-3-hydroxymethylanthraquinon; 6 hợp chất iridoid:morindolid, morofficinalosid, asperulosid, asperulosidic acid, monotropein, desacetyl asperulosidic acid; 1 monoterpenglycosid: 1-borneol-6-o- p-D-apiosyl- p-D-glucosid; 2 sterol: p-sitosterol, oxositosterol; 1 saponintriterpen kiểu ursan:rotungenic acid; và một hợp chất lacton: (4R,5S) -5- hydroxyhexan-4-olid. [24]. Đặc biệt, 2 iridoiđ: morindolid, morofficinalosid là 2 chất mới, chỉ thấy có trong Ba kích. Công thức cấu tạo một số hợp chất điển hình trong rễ Ba kích: c o o c h 3 Morindolide Morofficinaloside H Tectoquinone Alizarin -1-methyl ether Cũng năm 1995 người ta đã tách chiết được 5 hợp chất có tác dụng chống trầm uất từ rễ Ba kích : acid succinic, nystose, 1 -F-fructose- furanosylnystose, hexassaccarid kiểu inulin và heptasaccarid[23J. 4 1.7. Tác dụng dược lý. ♦ Với nghiệm pháp chuột bơi, dịch chiết nước Ba kích với liều 5-10g/kg, dùng liên tiếp 7 ngày, có tác dụng tăng sức dẻo dai cho súc vật thí nghiệm [2],[21 ].Tác dụng tăng sức dẻo dai cho cơ thể của Ba kích tương đương với nhân sâm, hơn đinh lăng gần 2 lần [13] . ♦ Dùng phương pháp pháp gây nhiễm độc cấp bằng NH4C1 trên chuột nhắt trắng, với liều 15-20g/ kg. Ba kích có tác dụng tăng sức đề kháng chung của cơ thể với các yếu tố độc hại [15],[21]. ♦ Trên mô hình gây viêm thực nghiệm ở chuột cống trắng bằng kaolin với liều lượng 5-10g/ kg.Ba kích có tác dụng chống viêm rõ ràng[15], [21 ]. ♦ Đối với hệ thống nội tiết, thí nghiệm trên chuột cống đực thấy Ba kích không có tác dụng kiểu androgen, Ba kích làm tăng trọng lượng tinh hoàn,cơ nâng hậu môn và túi tinh còn trọng lượng tuyến tiền liệt không có gì thay đổi đáng kể [15], [21]. ♦ Nước sắc Ba kích 20% đem thử trên ruột và tử cung cô lập thỏ, có tác dụng tăng nhu động ruột và tăng co bóp tử cung [13]. ♦ Tác dụng trên huyết áp tuỳ thuộc vào nồng độ. Nói chung, liều cao mới cho tác dụng hạ áp [13], [20]. ♦ LD30 của Ba kích xác định trên chuột nhắt trắng bằng đường uống là 193g/ kg[15], [21]. 1.8. Công năng- chủ trị. Theo Đông y, Ba kích là vị thuốc có tính ôn, vị cay ngọt, quy kinh thận, có các công năng chủ trị : 5 ♦ Bổ thận dương, mạnh gân cốt. Sử dụng cho những người thận dương suy nhược dẫn đến di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ đau bụng dưới, không có con, người già lưng gối mỏi đau.[3], ♦ Bổ tỳ vị,ích tinh tuỷ, điều huyết mạch [3].Sử dụng trong các thang thuốc bổ cho người suy nhược,ăn uống kém Tại bệnh viện phụ sản khoa đã tiến hành thử tác dụng của Ba kích đối với hoạt động dục của nam giới trên các đối tượng là những bệnh nhân nam có hoạt động bất thường về sinh dục: không xuất tinh, giao hợp thưa, yếu, di tinh liệt dương, tinh dịch ít, tinh trùng ít, không có tinh trùng. Kết quả trong 11 trường hợp giao hợp thưa và yếu có 2 trường hợp người vợ vô sinh đã có thai sau khi người chồng được điều trị bằng Ba kích 2 tháng,các trường hợp khác không có tác dụng. Hai trường hợp đạt kết quả có thai được coi là do hiệu quả của điều trị bằng Ba kích, có thể do Ba kích có tác dụng tăng đồng hoá androgen, tăng sức dẻo dai, hoặc có thể do Ba kích có tác dựng xúc tác giúp chuyển dạng testosteron—» dihydrotesteron có tác dụng mạnh hơn. ♦ Ba kích còn được dùng làm thuốc chống trầm cảm'[23]. Liều dùng trung bình của Ba kích 4-12g/ngày dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc ngâm rượu uống, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Người âm hư hỏa vượng, đại tiện táo kết không nên dùng [3J. 6 [...]... với Ba kích chế cùng loại được sấy ở 140°C/20 phút) Các mẫu Ba kích được nghiền nhỏ để tiên hành các nghiên cứu sau này Tất cả các nghiên cứu dưới đây đều được tiến hành trên 4 mầu Ba kích: Ba kích thiên, Ba kích chê rượu, Ba kích chê muối, Ba kích chê cam thảo 12 Ảnh 1: Rễ Ba kích tươi Ảnh 2: Rễ Ba kích khô 13 Ảnh 3: Ba kích thiên Anh 4: Ba kích chê rượu 14 Ảnh 5: Ba kích chế muối Ảnh 6: Ba kích chế. .. Phương tiện nghiên cứu Máy đo quang 752 Trung Quốc Máy cất quay chân không Buchi-Thuỵ Sĩ Tử sấy Memment Đèn tử ngoại Camag Cân xác định độ ẩm Precisa PH 60- Thuỵ Sĩ Các dụng cụ thuỷ tinh 1.2 Phương pháp thực nghiệm 1.2.1 Chê biến Ba kích theo phương pháp cổ truyền Chọn ba phương pháp chế: Ba kích chế rượu 9 Ba kích chế muối ăn Ba kích chế cam thảo bắc Để đảm bảo độ đồng đều cho các mẫu Ba kích chế theo... đoạn, bố chính sâm, liên tu, đậu đen, hoàng tinh, hạt tơ hồng)[22] ,Ba kích thang( Ba kích, sinh địa, hà thủ ô đỏ, trần b ì)[l8], Nhị tiên thang( Ba kích, tiên mao, dâm hương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy) [13] 2 CHÊ BIẾN BA KÍCH THEO Y HỌC c ổ TRUYỂN Ba kích đựơc Đông y xếp vào nhóm thuốc bổ dương nên các phương pháp chế biến Ba kích đa phần nhằm tăng tác dụng bổ dương Mặt khác, trong phép bổ dương... dương) Ta có thê kể một số phương pháp chê biến Ba kích sau: [17] ♦ Ba kích chế muối (diêm Ba kích) Muối dùng chế là muối ăn Rễ Ba kích rửa sạch bỏ lõi, được tẩm nước muối ủ một giờ, sao vàng Chế muối làm cho Ba kích có vị mặn hướng thuốc đi vào kinh thận nhiều hơn Theo quan điểm Đông y coi thận gồm cả cơ quan sinh dục, thận là nơi tàng tinh, chủ nạp khí Do vậy chế muối để tăng tác dụng dãn vị thuốc vào... cam thảo tẩm Ba kích sao vàng Cam thảo có vị ngọt, tăng tác dụng bổ tỳ vị của Ba kích Vì cam tháo là thuốc bổ khí đồng thời cam thảo có tác dụng khử bớt vị ngứa của Ba kích ♦ Ba kích chế với khởi tử và cúc hoa Ngâm Ba kích với nước sắc khởi tử ngâm tiếp với rượu sau đó sao khô Ba kích, rồi thêm cúc hoa vào sao nhỏ lửa đến vàng, rây bỏ cúc hoa Câu kỷ tử (khởi tử) là một vị thuốc bổ âm được chế với vị... có ý nghĩa thống kê (P=0,6286>0,05), còn các lô khác đều có nghĩa thống kê(P0,05) PR = 0,2665 /M P m/c-0,4537 32 ... 5-8%) được sán phẩm gọi là Ba kích thiên 2.1.2 Ba kích chế rượu Dùng Ba kích thiên tẩm rượu trắng (35-40°) với tỷ lệ 150ml rượu/lkg Ba kích thiên, trộn đều cho vào bình thuỷ tinh đậy kín bằng vải xô ẩm ủ một giờ, sao nhỏ lửa tới khô (độ ẩm 5-8%) 2.1.3 Ba kích chê muôi Dùng Ba kích thiên tẩm dung dịch muối ăn 5% với tỷ lệ 150 ml dung 11 dịch NaCl 5%/l kg Ba kích thiên, trộn đều cho vào bình thuỷ tinh đậy... dương của Ba kích ♦ Ba kích chế rượu Rượu thường dùng là rượu trắng (35°- 40°) 7 Rễ Ba kích được tẩm rượu sao khô Rượu có tác dụng tăng tính ấm cho vị thuốc, tăng tác dụng ôn bổ, làm cho khí vị của thuốc thăng đề, đi lên phía trên Tăng tác dụng bổ tỳ, vì khí tỳ chủ thăng Tỳ lại chủ cơ nhục, chân tay nên bổ tỳ đồng nghĩa với tăng sức dẻo dai, cơ bắp, tăng bổ dương ♦ Ba kích chế cam thảo (Ba kích trích)... khô (độ ẩm 5-8%) Sau đó sao vàng (có màu sắc tương đương với Ba kích chế cùng loại được sấy ở 140°C/20 phút) 2.1.4 Ba kích chế cam thảo Tỷ lệ 5g cam thảo/lOOg Ba kích - Chuẩn bị dich chiết cam thảo: lấy cam thảo bắc cắt nhỏ, sắc nước 3 lần, mỗi lần 30 phút Cô đặc nước cam thảo để có tỉ lệ 150 ml dịch chiết cam thảo/lkg Ba kích thiên - Dùng Ba kích thiên tẩm dịch chiết cam thảo ở trên, trộn đều, cho vào...MOT SỐ ĐƠN THUOC CÓ BA KÍCH: Trên thực tế Ba kích được dùng phối hợp với các vị thuốc khác nhu' trong đơn thuốc: Bổ thận cố tinh hoàn (Ba kích, nam bạch truật, cẩu tích, liên nhục, tục đoạn, hoài sơn, liên tu, kim anh, cam thảo dây, mẫu lệ)[ 13], Bổ thận cố tinh thang (Ba kích sao rượu, tiểu hồi, mẫu lệ nung, đỗ trọng, khiếm thực, tang chi, quế nhục)[22], Bổ thận tráng dương (Ba kích, hoài sơn, liên . mẫu Ba kích được nghiền nhỏ để tiên hành các nghiên cứu sau này. Tất cả các nghiên cứu dưới đây đều được tiến hành trên 4 mầu Ba kích: Ba kích thiên, Ba kích chê rượu, Ba kích chê muối, Ba kích. Rễ Ba kích tươi Ảnh 2: Rễ Ba kích khô 13 Ảnh 3: Ba kích thiên Anh 4: Ba kích chê rượu 14 Ảnh 5: Ba kích chế muối Ảnh 6: Ba kích chế cam thảo Ị 15 2.2. Định tính một sô thành phần hoá học của Ba. pháp chê biến Ba kích sau: [17] ♦ Ba kích chế muối (diêm Ba kích) . Muối dùng chế là muối ăn. Rễ Ba kích rửa sạch bỏ lõi, được tẩm nước muối ủ một giờ, sao vàng. Chế muối làm cho Ba kích có vị