1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY CẦM CỐ Ở NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

84 305 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 909,24 KB

Nội dung

1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1 Lý luận cơ bản về tín dụng 1.1.1 Khái niệm và bản chất của tín dụng ngân hàng 1.1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:  Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng.  Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn.  Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. 1.1.1.2 Bản chất của tín dụng ngân hàng Trong quan hệ tín dụng ngân hàng người cho vay chỉ nhượng lại quyền sử dụng vốn cho người đi vay trong một thời hạn nhất định. Do người đi vay không có quyền sở hữu số vốn ấy nên phải hoàn trả lại cho người cho vay khi đến thời hạn đã thoả thuận. Việc hoàn trả này không chỉ là sự bảo tồn về mặt giá trị mà vốn tín dụng còn được tăng thêm dưới hình thức lợi tức. Ở đây, quá trình vận động mang tính chất hoàn trả của tín dụng là biểu hiện đặc trưng nhất của sự khác biệt giữa quan hệ tín dụng và các mối quan hệ kinh tế khác. 1.1.2 Chức năng, phân loại và vai trò của tín dụng ngân hàng 1.1.2.1 Chức năng của tín dụng ngân hàng * Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả Thông qua chức năng này tín dụng đã trực tiếp tham gia điều tiết các nguồn vốn tạm thời thừa từ các cá nhân, tổ chức kinh tế để bổ sung kịp thời cho những doanh nghiệp, Nhà nước hay cá nhân đang gặp thiếu hụt về vốn. Trên thực tế vận dụng chức năng này của tín dụng được thể hiện thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Đây là loại hình tín dụng gián tiếp của xã hội, nghĩa là quá trình tập trung và phân phối vốn phải trải qua các tổ chức trung gian. Ngoài ra, trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển, chức năng của tín dụng còn được thể hiện bằng loại hình tín dụng trực tiếp như mua bán chịu hàng hoá 2 giữa các doanh nghiệp hay Nhà nước và các doanh nghiệp sẽ tự huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán … Như vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường cùng với sự đa dạng các hình thức tín dụngthì việc tổ chức phân phối tín dụngcũng được phong phú hơn, tạo điều kiện điều phối vốn linh hoạt và hiệu quả hơn. * Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế Thông qua quá trình tập trung và phân phối lại vốn, tín dụng góp phần phản ánh được tình hình phát triển nền kinh tế về các mặt như khối lượng tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội, nhu cầu vốn trong từng thời kỳ … Trong hoạt động cho vay của ngân hang để góp phần đảm bảo an toàn cho nguồn vốn, ngân hang luôn thực hiện quá trình kiểm tra tình hình tài chính của đơn vị nhằm phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng còn phản ánh kịp thời tình hình quản lý và sử dụng vốn của đơn vị có hiệu quả hay không. Như vậy với những chức năng trên sẽ góp phần giải quyết tình trạng mất cân đối cục bộ của nền kinh tế với những giải pháp khắc phục kịp thời. Từ đó phát huy vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước. * Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội Hoạt động tín dụng đã góp phần tiết kiệm tiền mặt và chí phí lưu thông cho xã hội được biểu hiện qua những điểm sau:  Tín dụng phát huy chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ góp phần chuyển nhượng khoản vốn nhàn rỗi đang ở trạng thái đứng yên trong xã hội đưa vào chu chuyển để phục vụ trong sản xuất lưu thông hàng hóa. Điều này nghĩa là đã góp phần tăng nhịp độ vòng quay của đồng tiền, giảm lượng tiền thừa.  Mặt khác, các chủ thể kinh tế có nhu cầu vốn còn phát hành các chứng từ có giá trị như tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu … đặc biệt những nước có điều kiện kinh tế phát triển lâu đời còn cho phép các kỳ phiếu hoặc các khế ước nợ được lưu thông và chuyển nhượng trong thời gian có hiệu lực làm phong phú thêm các phương tiện thanh toán và tiết kiệm đáng kể lượng tiền mặt cần thiết trong lưu thông.  Trong điều kiện hệ thống ngân hàng phát triển thì song song với quá trình tổ chức nghiệp vụ tín dụng sẽ là việc mở rộng nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt. 3 Điều này cũng giảm nhu cầu về tiền mặt trong lưu thông đồng thời giảm những chi phí lưu thông khác như chi phí in ấn giấy bạc, vận chuyển tiền … 1.1.2.2 Phân loại tín dụng ngân hàng * Dựa vào mục đích của tín dụng – Theo tiêu thức này, tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau:  Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ.  Cho vay tiêu dùng cá nhân là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền, ngày nay ngân hàng còn thực hiện các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.  Cho vay nông nghiệp là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu  Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu kinh doanh xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. * Dựa vào thời hạn tín dụng – Theo tiêu thức này tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:  Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn được một năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.  Cho vay trung hạn là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm . Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.  Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư. * Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng – Theo tiêu thức này, tín dụng có thể được phân chia thành các loại sau:  Cho vay không có bảo đảm là loại cho vay không có tài sản cầm cố, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.  Cho vay có bảo đảm là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo cho tiền vay như vay cầm cố, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. 4 * Dựa vào phương thức cho vay – Theo tiêu thức này, tín dụng có thể được phân chia thành các loại sau:  Cho vay theo món.  Cho vay theo hạn mức tín dụng. * Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay – Theo tiêu thức này, tín dụng có thể được phân chia thành các loại sau:  Cho vay chỉ một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn.  Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp.  Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà tuỳ khả năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. 1.1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế  Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển Để thực hiện mục tiêu mở rộng sản xuất ở từng doanh nghiệp, yêu cầu về nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu được đặt ra. Bởi vì, đẩy mạnh tiến độ phát triển sản xuất không thể chỉ trông chờ vào vốn tự có mà doanh nghiệp còn phải biết tận dụng các dòng chảy khác của vốn trong xã hội. Từ đó, tín dụng ngân hàng với tư cách là nơi tập trung đại bộ phận vốn nhàn rỗi sẽ là trung tâm đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho đầu tư phát triển. Như vậy, tín dụng ngân hàng vừa giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng đầu tư mở rộng sản xuất, vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích luỹ vốn cho nền kinh tế.  Góp phần ổn định tiền tệ và ổn định giá cả Với chức năng tập trung và tận dụng những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tín dụng ngân hàng đã trực tiếp giảm khối lượng tiền mặt tồn đọng trong lưu thông. Lượng tiền dôi thừa này nếu không được huy động và sử dụng kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng lưu thông tiền tệ dẫn đến mất cân đối trong quan hệ hàng – tiền và hệ thống giá cả bị biến động là điều không thể tránh khỏi. Do đó, trong nền kinh tế bị lạm phát, tín dụng được xem như là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để làm giảm lạm phát.  Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội Hoạt động tín dụng không chỉ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp mà còn phục vụ cho các tầng lớp dân cư. Trong nền kinh tế, ngoài các ngân hàng còn có hệ 5 thống những tổ chức tín dụng sẵn sàng cung cấp vốn vay cho các cá nhân để phát triển kinh tế gia đình, mua sắm nhà cửa, tư liệu sinh hoạt, … Bên cạnh đó, còn phát triển những loại hình như Ngân hàng chính sách xã hội, quỹ xoá đói giảm nghèo, Nhà nước còn thực hiện những chính sách ưu đãi nhằm mục đích cải thiện từng bước đời sống của nhân dân, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, qua đó, góp phần ổn định trật tự, xã hội. 1.2 Lý luận cơ bản về cầm cố tài sản 1.2.1 Khái niệm cầm cố tài sản Căn cứ vào Luật dân sự, Cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. 1.2.2 Các bên trong cầm cố tài sản 1.2.2.1 Bên cầm cố tài sản * Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản:  Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thoả thuận.  Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền huỷ hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thờng thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.  Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác. * Quyền lợi của bên cầm cố tài sản:  Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp có quy định, nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.  Được bán tài sản cầm cố, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý.  Được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận.  Yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.  Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố. 6 1.2.2.2 Bên nhận cầm cố tài sản * Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản:  Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.  Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.  Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý.  Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. * Quyền lợi của bên nhận cầm cố tài sản:  Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.  Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ.  Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận.  Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố. 1.2.3 Hình thức của cầm cố tài sản Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. 1.2.4 Đối tượng của cầm cố tài sản  Tài sản thực (vật có thực) như xe cộ, máy móc, hàng hoá, vàng, tàu biển, máy bay, các loại khác.  Tiền gồm tiền mặt, tiền trên tài khoản.  Giấy tờ có giá (giấy tờ trị giá được bằng tiền) như cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu …  Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác.  Lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố. 7 Căn cứ vào tính chất quản lý, tài sản cầm cố được chia ra làm hai loại: có đăng ký quyền sở hữu và không đăng ký quyền sở hữu. Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, tài sản cầm cố phải được chuyển giao cho bên cầm cố, ngược lại đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì tài sản có thể do bên cầm cố, bên nhận cầm cố hoặc bên thứ ba giữ theo thoả thuận của bên nhận cầm cố và bên cầm cố. 1.2.5 Phân loại cầm cố 1.2.5.1 Cầm cố pháp lý và cầm cố công bằng Cầm cố pháp lý là hình thức cầm cố mà trong đó người đi vay (người cầm cố) thoả thuận chuyển quyền sở hữu cho ngân hàng khi không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. Theo hình thức này, khi người đi vay không thanh toán được nợ ngân hàng được quyền bán tài sản hoặc cho thuê với tư cách là người chủ sở hữu mà không cần thực hiện các thủ tục tố tụng để nhờ sự can thiệp của toà án. Cầm cố công bằng (cầm cố thông thường) là hình thức cầm cố mà trong đó ngân hàng chỉ nắm giữ giấy chứng nhận sở hữu tài sản hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đảm bảo món vay. Khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ theo hợp đồng, việc xử lý tài sản phải dựa trên cơ sở thoả thuận giữa người cho vay và người đi vay hoặc phải nhờ đến sự can thiệp của toà án, nếu có tranh chấp. 1.2.5.2 Cầm cố thứ nhất và cầm cố thứ hai Cầm cố thứ nhất là việc cầm cố tài sản để đảm bảo cho món nợ thứ nhất. Cần lưu ý rằng cầm cố thứ nhất không có nghĩa là lần đầu tiên đem tài sản đi cầm cố cho một khoản vay, mà cầm cố thứ nhất được xác định trong mối tương quan giữa các khoản vay có cầm cố, tức là việc sử dụng một tài sản làm đảm bảo cho nhiều khoản vay và cầm cố cho khoản vay đầu tiên cho khoản vay đang tồn tại là cầm cố thứ nhất. Cầm cố thứ nhất có hai trường hợp: Cầm cố cho một bên cho vay và cầm cố cho nhiều bên cho vay dưới hình thức hợp vốn (đồng tài trợ). Trong trường hợp cầm cố cho khoản vay hợp vốn, việc quản lý tài sản và giấy tờ của tài sản bảo đảm do một ngân hàng đại diện thực hiện. Cầm cố thứ hai là hình thức cầm cố, trong đó người đi vay sử dụng phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tài sản cầm cố và khoản nợ thứ nhất được đảm bảo bằng tài sản đó để đảm bảo cho khoản nợ thứ hai. Trong cầm cố để thực hiện nhiều nghĩa vụ (cầm cố thứ nhất và cầm cố thứ hai) có điểm lưu ý sau: 8  Trong trường hợp phải xử lý tài sản cầm cố để thanh toán một khoản nợ đến hạn, thì các khoản nợ khác chưa đến hạn, cũng được coi là đến hạn.  Thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự đăng ký cầm cố. Theo quy định hiện hành cầm cố thứ nhất và cầm cố thứ hai chỉ được thực hiện tại một tổ chức tín dụng. 1.2.5.3 Cầm cố trực tiếp và cầm cố gián tiếp Cầm cố trực tiếp hay còn gọi là cầm cố bằng tài sản hình thành từ vốn vay là hình thức cầm cố mà tài sản cầm cố do vốn vay tạo nên. Cầm cố gián tiếp là hình thức cầm cố mà trong đó tài sản cầm cố và tài sản dùng vốn vay để mua là hai tài sản khác nhau. 1.2.6 Xử lý tài sản cầm cố Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố. Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố: Tiền bán tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố; trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thờng thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó. 1.2.6.1 Các trường hợp xử lý  Đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.  Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.  Pháp luật quy định tài sản đảm bảo phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.  Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định. 9 1.2.6.2 Nguyên tắc xử lý  Trong trường hợp tài sản được dùng để đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận giữa các bên, nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.  Trong trường hợp tài sản được dùng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận giữa bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm, nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.  Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với quy định.  Người xử lý tài sản bảo đảm là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm uỷ quyền, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thoả thuận khác.  Việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh của bên nhận bảo đảm. 1.2.6.3 Phương thức xử lý  Bán tài sản bảo đảm.  Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.  Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp cầm cố quyền đòi nợ.  Phương thức khác do các bên thoả thuận. 1.2.6.4 Nghĩa vụ của người xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ  Thông báo cho các bên cùng nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản theo quy định.  Thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm.  Thanh toán tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm theo thứ tự ưu tiên thanh toán. 10 1.2.6.5 Thời hạn xử lý Tài sản bảo đảm được xử lý trong thời hạn do các bên thoả thuận, nếu không có thoả thuận thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền quyết định về thời hạn xử lý, nhưng không được trước 07 ngày kể từ ngày thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp được quy định phải xử lý ngay. 1.2.6.6 Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản bảo đảm theo thông báo của người này, nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định để xử lý hoặc yêu cầu Toà án giải quyết. Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản bảo đảm có trách nhiệm:  Thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm trong một thời gian hợp lý. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do, thời hạn thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ các bên.  Không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm. Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với người xử lý tài sản bảo đảm thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm. Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm, trong trường hợp không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường. Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm. [...]... về ngân hàng TMCP Á Châu và chi nhánh Ông Ích Khiêm 2.1.1 Giới thiệu ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Á Châu Pháp lệnh NHNN và Pháp lệnh về Ngân hàng thương mại (NHTM), hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam Trong bối cảnh đó, ngân hàng TMCP Á Châu. .. giá trị bảo đảm và thủ tục bảo đảm Chương 1 trình bày những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, cầm cố tài sản và cầm cố tài sản trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng là cơ sở cho việc phân tích thực trạng cấp tín dụng cầm cố hạt nhựa tại Ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Ông Ích Khiêm ở chương 2 16 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SẢN PHẨM CHO VAY CẦM CỐ LÔ HÀNG HẠT NHỰA TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH... dụng * Quản lý hàng hoá cầm cố Việc quản lý hàng hoá cầm cố được thực hiện theo các cách sau:  Quản lý tại kho ngân hàng: cách thức quản lý này bảo đảm nắm chắc hàng hoá cầm cố, nhưng tốn kém về cơ sở vật chất và quản lý Trên thực tế ít ngân hàng áp dụng phương thức quản lý này  Quản lý tại kho của khách hàng cầm cố nghĩa là hàng hoá cầm cố được đặt tại một kho riêng của khách hàng và được đặt dưới... đảm bằng bất động sản, vì các lý do sau đây:  Khi khách hàng không thanh toán được nợ đúng hạn, ngân hàng có thể bán được hàng hoá một cách dễ dàng hơn so với bán bất động sản  Giúp cho các doanh nghiệp thực hiện dự trữ vật tư hàng hoá theo chu kỳ và thời vụ nhằm ổn định sản xuất và đáp ứng được nhu cầu của thị trường Để phát huy được các ưu thế trên đây khi cầm cố hàng hoác ngân hàng cần quan tâm... các trường hợp sau đây:  Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt  Việc cầm cố tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác  Tài sản cầm cố đã được xử lý  Theo thoả thuận giữa các bên 1.3 Cầm cố tài sản trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng Những loại tài sản cầm cố thông dụng để bảo đảm cho nợ vay ngân hàng như sau: 1.3.1 Cầm cố hàng hoá Hình thức bảo đảm hàng hoá... tháng  Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến 60 tháng  Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng 2.2.1.4 Đối tượng cho vay  ACB cho vay đối với những nhu cầu vốn không thuộc các đối tượng sau: + Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi + Để thanh toán các chi phí cho việc... cho vay đơn giản, khách hàng chuyển giao chứng khoán cho ngân hàng để nhận tiền vay Khi đáo hạn khách hàng trả nợ cho ngân hàng và nhận lại các chứng khoán đã cầm cố Các loại chứng khoán cầm cố:  Công trái  Tín phiếu kho bạc  Trái phiếu đô thị  Cổ phiếu  Trái phiếu công ty  Các loại giấy nợ khác 1.3.3 Bảo đảm bằng tiền gửi Tiền gửi dùng làm bảo đảm cho khoản ứng trước của ngân hàng chủ yếu là tiền... sau đây: * Điều kiện cầm cố hàng hoá  Hàng hoá có giá trị ổn định  Hàng hoá dễ tiêu thụ trong hiện tại và tương lai  Hàng hoá được phép lưu thông và khách hàng được phép kinh doanh loại hàng hoá đó 12 Hàng hoá cầm cố thông dụng bao gồm: hàng hoá mới mua hoặc nhập khẩu như nguyên liệu, nhiên liệu dùng cho sản xuất, kinh doanh, hàng hoá sản xuất chờ tiêu thụ hoặc xuất khẩu: máy móc, thiết bị, xe cộ... của ngân hàng Đồng thời để xác nhận hàng hoá đó đã được cầm cố, ngân hàng phải ký một hợp đồng thuê kho với khách hàng và đăng ký hợp đồng đó với cơ quan quản lý nhà nước Giá thuê kho ở hợp đồng này chỉ mang tính chất tượng trưng Để đảm bảo an toàn cho hàng hoá cầm cố, ngân hàng phải chọn những kho kiên cố và có hệ thống thiết bị bảo đảm an toàn, phù hợp với tính chất của hàng hoá cầm cố Mặt khác, ngân. .. thức cầm cố các quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng ký thác, hợp đồng gia công … * Xác định quyền sở hữu tài sản của người cầm cố Tài sản cầm cố bao gồm tài sản có đăng ký quyền sở hữu và tài sản không đăng ký quyền sở hữu Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì việc xác định quyền sở hữu tài sản chủ yếu dựa trên các loại giấy tờ chứng nhận đăng ký tài sản do cơ quan nhà nước cấp Đối với hàng hoá . TMCP Á Châu và chi nhánh Ông Ích Khiêm 2.1.1 Giới thiệu ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Á Châu Pháp lệnh NHNN và Pháp lệnh về Ngân hàng. sản làm đảm bảo cho nhiều khoản vay và cầm cố cho khoản vay đầu tiên cho khoản vay đang tồn tại là cầm cố thứ nhất. Cầm cố thứ nhất có hai trường hợp: Cầm cố cho một bên cho vay và cầm cố cho. thuận của bên nhận cầm cố và bên cầm cố. 1.2.5 Phân loại cầm cố 1.2.5.1 Cầm cố pháp lý và cầm cố công bằng Cầm cố pháp lý là hình thức cầm cố mà trong đó người đi vay (người cầm cố) thoả thuận

Ngày đăng: 06/08/2015, 15:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w