Thôn Giáng Xá, thị trấn Trạm TRôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội
Trang 1Trờng đại học văn hoá Hà Nội
*********
TRỊNH VĂN KIấN
Tìm hiểu di tích đình giang xá
(Thôn giang xá, thị trấn trạm trôi,
huyện hoài đức, Hà Nội)
Khoá luận tốt nghiệp
NGÀNH BẢO TÀNG
Hà Nội - 2009
Trang 2Trờng đại học văn hoá Hà Nội
Khoa bảo tàng
********
Tìm hiểu di tích đình giang xá
(Thôn giang xá, thị trấn trạm trôi,
huyện hoài đức, Hà Nội)
Khoá luận tốt nghiệp
NGÀNH BẢO TÀNG
Hà Nội - 2009MỤC LỤC
Tran g
Trang 3Mở đầu.………1
Chương 1 Đỡnh Giang Xỏ trong diễn trỡnh lịch sử.………5
1.1 Tổng quan về vựng đất, con người Giang Xỏ ……….5
1.2 Lịch sử ra đời, tồn tại của di tớch đỡnh Giang Xỏ………… ………….10
1.3 Lịch sử vị thần được thờ.……… ……… …12
1.4 Một số di tớch khỏc thờ Lý Nam Đế ở làng Giang Xỏ ………… ….17
1.4.1 Chựa Giang Xỏ.……… … …18
1.4.2 Đền Giang Xỏ.……… ……….… 20
Chương 2 Giỏ trị kiến trúc, nghệ thuật và lễ hội của đỡnh Giang Xỏ……….23
2.1 Giỏ trị kiến trỳc……….………… ……… ….23
2.1.1 Khụng gian cảnh quan……… ……….… 24
2.1.2 Bố cục mặt bằng tổng thể ……… ……… 28
2.1.3 Kết cấu kiến trỳc……… ….31
2.1.4 Trang trớ trờn kiến trỳc ……… ………… ….…… 41
2.1.5 Một số di vật tiờu biểu của đỡnh Giang Xỏ………
….52 2.2 Lễ hội Đỡnh Giang Xỏ……… ……… 56
2.2.1 Thời gian diễn ra lễ hội……….…….…… 57
2.2.2 Cụng việc chuẩn bị cho lễ hội……….…….……59
2.2.3 Diễn trỡnh lễ hội……….…… 60
Chương 3 Vấn đề bảo vệ, tụn tạo và khai thỏc giỏ trị di tớch đỡnh Giang Xỏ ……….
……… 65
3.1 Thực trạng di tớch đình Giang Xá……… … 65
3.1.1 Hiện trạng của cỏc kết cấu kiến trỳc ……….…… 65
3.1.2 Thực trạng cảnh quan, khụng gian xung quanh di tớch……… 66
3.1.3 í thức của cộng đồng dõn cư trong việc bảo tồn di tớch …… 67
3.1.4 Thực trạng lễ hội……… ……… ……….68
3.2 Vấn đề bảo vệ, tụn tạo di tớch……… …… … 70
3.3 Khai thỏc, phỏt huy giỏ trị di tớch ……….
…….81
Trang 4KÕt luËn……… ……….
….85
Tµi liÖu tham kh¶o……
……….87
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi một di tích kiến trúc cổ truyền đều là những di sản văn hoá quý giácủa dân tộc Trải qua thời gian, bản thân những di tích kiến trúc ấy đã tự thâunạp cho mình những giá trị văn hoá độc đáo và trở thành thực thể văn hóakhông thể thiếu đối với sinh hoạt văn hoá của cộng đồng Mỗi loại hình di tíchlại có vị trí và vai trò riêng trong tâm hồn của người Việt Có lẽ trong số cácloại hình di tích ấy, hình ảnh ngôi đình gần gũi và mang đậm dấu ấn trong tâmhồn mỗi con người Việt Nam hơn cả Đối với bất kỳ một người con khi sinh ra,trưởng thành ở mỗi một vùng quê đều không thể quên được hình ảnh ấy Ngôiđình đã thực sự trở thành một phần trong tâm hồn họ; là niềm tự hào, tự tôn củamỗi người Việt Nam Và chính bằng tình cảm thân thiết, gần gũi với ngôi đình
mà có không ít những tác phẩm văn học dân gian lấy hình ảnh ngôi đình lànguồn cảm hứng sáng tạo như những làn điệu dân ca, ca dao, tục ngữ…
Cũng giống như bao miền quê khác, mỗi người con được sinh ra trênquê hương xứ Đoài đều cảm thấy tự hào về vùng đất truyền thống, về bề dàylịch sử…; đồng thời còn tự hào về vùng đất với những lễ hội cổ truyền mangđậm dấu ấn tín ngưỡng dân gian của cư dân đồng bằng Bắc Bộ như lễ hộichùa Thầy, chùa Tây Phương, hội Giã La, hội Giá… mà ít vùng đất nào sánhkịp Đến với vùng đất này, chúng ta được hoà mình trong không gian linhthiêng của những lễ hội ấy Nhưng có lẽ, điều độc đáo và gây được cảm xúc,
ấn tượng hơn cả khi đặt chân tới vùng đất này đó là sự tuyệt mỹ của nhữngngôi đình cổ Bằng tài nghệ, trí sáng tạo của mình, các nghệ nhân dân gian đã
để lại cho hậu thế những công trình kiến trúc độc đáo mang đậm phong cáchkiến trúc cổ truyền của người Việt Đó là những ngôi đình vừa thoáng rộng,vừa bao trùm trong không gian linh thiêng như đình Chu Quyến, đình TâyĐằng… Trong số các ngôi đình cổ ấy, chúng ta không thể không kể tới đìnhGiang Xá (thôn Giang Xá, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức) Với sự kết
Trang 6hợp giữa đôi bàn tay điêu luyện và trí sáng tạo phong phú, các nghệ nhân dângian đã tạo nên ngôi đình này mà cho đến ngày nay vẫn là niềm tự hào củamỗi người dân nơi đây.
Việc tìm hiểu nghiên cứu về đình Giang Xá nói riêng và các ngôi đìnhtrong kiến trúc cổ truyền của người Việt thực sự là rất hữu ích và cần thiết.Bởi lẽ, thông qua việc tìm hiểu về ngôi đình giúp chúng ta có thể phần nàotiếp cận được ý nghĩa, vai trò của đình làng trong đời sống, sinh hoạt văn hoácủa cộng đồng dân cư từ xa xưa Đồng thời thông qua đó, cũng giúp ta thấyđược sự sáng tạo tài tình của các nghệ nhân dân gian khi họ sáng tạo ra nhữngcông trình kiến trúc cổ truyền
Trải qua thời gian, các công trình kiến trúc cổ truyền nói chung và đìnhGiang Xá nói riêng ngày càng bị bào mòn và đang từng ngày từng giờ phảiđối mặt với nguy cơ xuống cấp và thậm chí là sụp đổ Mỗi một công trìnhkiến trúc cổ mất đi hay đơn giản là bị hư hỏng thì cũng coi như chúng ta đãđánh mất dần đi quá khứ Những công trình ấy không chỉ là những công trìnhxây dựng đơn thuần mà thực sự nó là những di sản văn hoá vô cùng quý giá,
là minh chứng cho những bước đi của lịch sử dân tộc Đó chính là di sảnkhông phải của riêng một thế hệ nào, của riêng một cá nhân nào mà đó là tàisản quý báu của cha ông để lại cho các thế hệ sau Bởi vậy, việc bảo tồn,trùng tu những công trình kiến trúc ấy thực sự là vấn đề cấp thiết và vô cùngquan trọng đặt ra không chỉ đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền mà
nó là nhiệm vụ của mỗi cá nhân
Bản thân là một sinh viên được đào tạo trong lĩnh vực bảo tồn di sảnvăn hoá dân tộc nên có thể hiểu rõ tầm quan trọng, giá trị và ý nghĩa của các
di sản đó Đồng thời, nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân đối với côngcuộc giữ gìn và bảo tồn các giá trị đó Mặt khác tôi cũng rất muốn tìm hiểu vềđình Giang Xá để thông qua đó có thể vận dụng những kiến thức chuyên
Trang 7ngành đã tích luỹ được vào thực tiễn, vận dụng và rèn luyện kỹ năng nghiêncứu, viết bài.
Với tất cả những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu di tích đình Giang Xá” ( thôn Giang Xá, thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội)
làm đề tài khoá luận của mình
- Trên cơ sở thực trạng của đình Giang Xá, vận dụng hệ thống lý thuyết
đã học, bước đầu đề xuất một số ý kiến nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của
di tích trong giai đoạn hiện nay
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là di tích đình Giang Xá thuộc thônGiang Xá, trị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội
4 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu di tích đình Giang Xá gắn liền với quá trìnhhình thành và phát triển của làng cho tới nay
- Về không gian: Nghiên cứu di tích đình Giang Xá trong không gian lịch
sử - văn hoá của làng Giang Xá nói riêng và của huyện Hoài Đức nói chung
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác- Lênin: Duy vật lịch
Trang 86 Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục,bố cụcbài viết gồm 3 chương Cụ thể như sau:
Chương 1: Đình Giang Xá trong diễn trình lịch sử
Chương 2: Giá trị kiến trúc, nghệ thuật và lễ hội của đình Giang Xá
Chương 3: Vấn đề bảo vệ, tôn tạo và khai thác giá trị di tích đình Giang Xá
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thiện bài viết, em đã nhậnđược sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của các cụ cao niên trong làng, các cán bộtrong Ban quản lý di tích đình Giang Xá, sự quan tâm, động viên của các thầy
cô trong khoa Bảo tàng và bạn bè trong lớp Nhân đây, em xin gửi lời cảm ơnchân thành tới giảng viên T.S Phạm Thu Hương đã quan tâm, giúp đỡ và chỉbảo tận tình về kiến thức, chuyên môn; em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cụcao niên trong làng, các chú, các bác trong Ban quản lý di tích đã nhiệt tìnhgiúp đỡ, cung cấp tài liệu để em có thể hoàn thiện bài viết này
Mặc dù có nhiều nỗ lực và cố gắng nhưng do trình độ nhận thức vàkiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế nên bài viết chắc chắn không tránhkhỏi những thiếu sót Bởi vậy em rất mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để
em có thể hoàn chỉnh bài viết của mình
Trang 9Chương 1 ĐÌNH GIANG XÁ TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ
1.1 TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI GIANG XÁ
Đối với bất kỳ một làng quê nào trên đất nước Việt Nam, hình ảnh ngôiđình luôn giữ vai trò quan trọng và thiêng liêng trong đời sống tâm linh củamỗi người dân Mỗi ngươì dân luôn dành cho ngôi đình những tình cảm tốtđẹp và cố gắng tập trung nguồn tài sản có thể có để xây dựng nên ngôi đìnhquê hương với kiến trúc lớn nhất trong làng Mặc dù chùa làng cũng giữ vị tríquan trọng và có thể có quy mô, kết cấu phức tạp nhưng cũng không thể lớnbằng ngôi đình.Ở mỗi địa phương, điều kiện xã hội, đặc điểm dân cư có ảnhhưởng tới quy mô, kiến trúc và đặc tính của ngôi đình Bởi thế, việc tiếp cậnnghiên cứu một ngôi đình không thể bỏ qua việc tìm hiểu vùng đất, con ngườinơi di tích tồn tại Chính những yếu tố đó sẽ giúp chúng ta nhận thức sâu sắc
và tổng quát hơn về giá trị của một ngôi đình
Đình Giang Xá hiện nay toạ lạc tại thôn Giang xá, thị trấn Trạm Trôi,huyện Hoài Đức, Hà Nội Hoài Đức vốn là một huyện của Hà Tây (cũ), naythuộc ngoại thành thủ đô Hà Nội Ngay từ buổi sơ khai, Hoài Đức đã là nơi tiếpcận của nhiều nền văn hoá nổi tiếng đặc trưng cho miền Bắc như Hoà Bình, Sơn
Vi và bản thân vốn là bộ phận cấu thành của văn hoá Phùng Nguyên (đặc trưngcủa nền văn minh lúa nước - văn minh sông Hồng) “Đây cũng là vùng phụ cậncủa các trung tâm kinh tế, văn hoá lớn như Cổ Loa, Mê Linh, Thăng Long Vớidiện tích khoảng 124,77 km2, dân số khoảng 190612 người, bao gồm 21 xã và 1thị trấn Do nằm trong vùng trung tâm của vùng đồng bằng Châu thổ Bắc Bộ, cóđịa hình khá bằng phẳng (chỉ có một đồi núi ở phía Tây Nam của huyện) và cóđiều kiện về sông ngòi nên Hoài Đức có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế ”1
1 Đặng Văn Tu và Nguyễn Văn Nhí (chb).Địa chí Hà Tây Sở Văn hoá Thông tin Hà Tây, 2008, tr.19
Trang 10Nằm ngay trung tâm huyện, thị trấn Trạm Trôi có vị trí thuận lợi đốivới việc phát triển kinh tế Mặc dù với diện tích tương đối nhỏ, chỉ bao gồmthôn Giang Xá và phố Trôi nhưng thị trấn đã thực sự trở thành trung tâm vănhoá cho toàn huyện.
Được hình thành và phát triển trên một huyện có lịch sử lâu đời nênthôn Giang Xá cũng có quá trình hình thành và phát triển đáng tự hào Xưakia thôn Giang Xá có tên Nôm là làng Trôi Giang, là một trong năm thôn của
xã Đức Giang, là xã nằm liền sát cơ quan đầu não của huyện Hoài Đức PhíaNam giáp xã Sơn Đồng, phía Đông giáp xã Kim Chung, phía Tây giáp xã ĐứcThượng, phía Đông Bắc giáp xã Tân Lập (huyện Đan Phượng)
Dưới thời Lê, Giang Xá thuộc địa bàn xã Lưu Xá, tổng Kim Thìa,huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây
Sang thời Nguyễn (từ 1802 - 1885) thì Giang Xá thuộc xã Lưu Xá,huyện Đan Phượng, tỉnh Sơn Tây
Từ năm 1888 – 1925, Giang Xá là một thôn của xã Lưu Xá, huyện ĐanPhượng, tỉnh Hà Đông
Về sau thôn Giang Xá cùng với 4 thôn Cao Xá Hạ, Cao Xá Trung,Lũng Kênh và Lưu Xá nhập thành 1 xã lấy tên là Đức Giang thuộc huyệnHoài Đức, tỉnh Hà Đông
Cho tới năm 1994 thì Giang Xá được sát nhập vào thị trấn Trạm Trôi
và kéo dài cho đến nay
Là một thôn với dân số khoảng 3300 nhân khẩu (2007), nằm ngay trungtâm huỵên lỵ Hoài Đức nên từ xưa ngoài việc phát triển kinh tế nông nghiệp
là chủ yếu, người dân trong làng còn buôn bán nhỏ và phát triển một số nghềthủ công trong những ngày nông nhàn Nhìn chung, nền kinh tế địa phươngđược xây dựng chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, bởi vậy, nền sản xuất nôngnghiệp đã ăn sâu trong tư duy của mỗi người dân, và cũng là một yếu tố chiphối trong đời sống tín ngưỡng dân gian của dân làng
Trang 11Mặc dù là một thôn thuần nông, nhưng những người dân trong làng vẫn
tự hào về quê hương, về vùng đất đã nuôi dưỡng, che chở và là nơi tụ nghĩacủa vị anh hùng dân tộc, người xưng đế đầu tiên của nước Việt - Lý Nam Đế.Mỗi người con trong làng đều cảm thấy tự hào về mảnh đất mình sinh ra vớibiết bao thế hệ nối tiếp vẫn giữ được truyền thống quê hương, luôn kế thừa,gìn giữ được lề lối, phong tục tập quán của làng mình Dù có đi đâu nhưngmỗi người dân làng đều ý thức được trách nhiệm phải giữ gìn bản sắc vàphong tục của cha ông để lại
Trong xã hội hiện đại, việc giáo dục cho thế hệ mai sau về truyền thốngquê hương luôn được các bậc cao niên trong làng chú trọng và quy định rõtrong hương ước của làng Trong bản hương ước ấy, mọi mặt của đời sốngsinh hoạt cộng đồng từ lễ hội, cưới xin, ma chay…đều được quy định cụ thể.Mặc dù các điều lệ không còn mang tính chất áp đặt như trong xã hội xưanhưng vẫn được mọi người dân trong làng tôn trọng và nghiêm túc thực hiện.Đây thực sự là nét đẹp văn hóa trong quá trình xây dựng đời sống văn hoátrong xã hội hiện đại của miền quê này Điều đó được quy định cụ thể nhưsau:
* Về lễ hội:
+ Quy định rõ các ngày lễ trong năm:
-Tháng giêng: Mùng 1,2,3 : kính tiết Tết nguyên đán (mùng 3 lễ ở đềnxong tổ chức lên lễ chùa mừng năm mới.)
Mùng 4 : Lễ mừng thọ
Mùng 7 : Lễ khai hạ
Mùng 10 : Kính nhật thánh mẫu ( giỗ mẫu) Ngày 12 tháng giêng hàng năm là ngày kỉ niệm thànhlập nhà nước Vạn Xuân, được chọn làm ngày hội truyền thống hàng năm củalàng
-Tháng 2: Mùng 4: Kỉ niệm ngày hội binh
Trang 12Ngày 12: Xuân tế.
Ngày 15: Kính nhật thiên sư ( lễ ở đền xong, lên chùa lễ phát ) Ngày 20: Kính nhật thánh phụ
- Tháng 3: Mùng 2 : Lễ thanh minh
Mùng10 : Ngày hương binh
- Tháng 4: Lễ vào hè ( lễ ở chùa Bảo Phúc )
- Tháng 5: Mùng 2 : ngày thành hoá ( giỗ Lý Nam Đế.)
12 tháng giêng hàng năm Sau 5 năm trở ra nếu được mùa, đời sống nhân dân
có nhiều thuận lợi thì xin mở hội 3 – 5 ngày Lễ hội phải được phép của cấp
có thẩm quyền, được sự nhất trí của dân làng và phải tuân theo quy chế lễ hộicủa Bộ văn hoá Lễ hội do ban khánh tiết chủ trì dưới sự lãnh đạo của chínhquyền và Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc cơ sở
+ Lễ hội có sự tham gia của các phường, các đoàn thể, các hộiđồng canh
+ Lễ hội cần tổ chức trang nghiêm mang ý nghĩa giáo dục, cótính thiết thực và thực sự vui tươi, lành mạnh Tuyệt đối không lợi dụng lễ hội
để hoạt động mê tín dị đoan
* Lễ mừng thọ:
Trang 13+ Các cụ lên tuổi tròn 70, 80, 90, 100 thì hội người cao tuổi tổchức họp mặt tại nơi công cộng để mừng thọ các cụ vào ngày 25 tháng chạphàng năm.
+ Làng thống nhất lấy ngày mùng 4 tháng 1 để các gia đình cóông bà cha mẹ lên tuổi thọ tổ chức lễ mừng thọ Việc các gia đình dâng lễ lênđình chùa làm lễ cầu phúc là tự nguyện và thống nhất vào ngày tổ chức lễmừng thọ Việc liên hoan mừng thọ tuỳ thuộc vào hoàn cảnh gia đình tránhphô trương, lãng phí Con cháu người thân mừng tuổi thọ các cụ bằng tiền, sổtiết kiệm để các cụ có điều kiện bồi dưỡng
* Lễ cưới:
+ Việc cưới phải tuân theo luật hôn nhân và gia đình, khôngcưới tảo hôn, ép hôn, không lấy vợ lẽ Đôi nam nữ phải tìm hiểu kĩ càng trêntinh thần tự nguyện trước khi đi đến hôn nhân và phải đăng kí kết hôn trướckhi tổ chức lễ cưới
+Việc tổ chức lễ cưới của đôi trẻ là trách nhiệm của hai bên giađình
+Tuyệt đối không lợi dụng đám cưới để tổ chức cờ bạc, mở đài
to quá khuya
* Việc tang:
+ Khi có người nhà qua đời gia đình phải báo với chính quyềnđịa phương để khai tử
+ Không để người chết trong nhà quá 36 tiếng
+ Không phúng viếng bằng lễ chín như xôi gà, thủ lợn, oảnchuối
+ Không tổ chức ăn uống có tính chất trả nợ miệng, không đánhtrống thổi kèn quá khuya
+ Tục lăn đường trong đám tang là hủ tục không còn hợp lệ vớiđời sống hiện nay nên bỏ hẳn
Trang 14Trên đây là một số điêù được quy định trong hương ước của làng Tất
cả những điều này đều được mọi người dân trong làng nghiêm túc thực hiện
Ý thức ấy đã góp phần vun đúc nên truyền thống và nét đẹp văn hoá của vùngđất và con người nơi đây
Cũng giống như các ngôi làng khác, Giang Xá cũng rộn ràng trongnhững ngày lễ hội của mình Bước vào những ngày lễ, không khí trong làngtrở nên nhộn nhịp hơn, náo nhiệt hơn so với nhịp điệu hằng ngày Lễ hội hằngnăm là dịp để dân làng tưởng nhớ tới công lao to lớn của vị anh hùng Lý Nam
Đế - vị vua anh minh đã lập ra nước Vạn Xuân
Có thể nói trải qua biết bao thế hệ nhưng mỗi người con Giang Xá đều
ý thức được truyền thống của quê hương mình, đồng thời luôn có trách nhiệm
và ý thức giữ gìn truyền thống ấy Bởi lẽ, truyền thống ấy đã được những thế
hệ trước gây dựng và vun đắp nên Quan trọng hơn, đó là trong tâm hồn mỗingười dân làng đều cảm thấy tự hào vì mình được sinh ra và trưởng thành trênvùng đất vua ban Chính bởi vậy, vào những ngày hội họ đều hướng về vịthánh của làng mình với lòng thành kính thiêng liêng để tiếp tục vun đắp, xâydựng quê hương ngày càng giàu đẹp
1.2 LỊCH SỬ RA ĐỜI, TỒN TẠI CỦA DI TÍCH ĐÌNH GIANG XÁĐối với di tích đình làng Giang Xá nói riêng và các di tích lịch sử vănhoá nói chung, việc tiếp cận nghiên cứu quá trình ra đời và tồn tại của di tích
là một quá trình trở về với quá khứ Bản thân mỗi một di tích đều phản ánh tưtưởng, đời sống kinh tế xã hội cũng như đời sống tâm linh của cộng đồng dân
cư nơi di tích ấy tồn tại vào thời điểm đó Bởi vậy, việc tìm hiểu niên đại rađời, qúa trình tồn tại, phát triển của ngôi đình đặc biệt được coi trọng Nó sẽgóp phần cho chúng ta tìm hiểu về một thời quá khứ với bao biến đổi thăngtrầm của lịch sử
Bản thân mỗi một di tích từ khi ra đời trải qua rất nhiều lần trùng tu,hơn nữa trải qua thời gian (nhân tố bào mòn di tích) thì những cứ liệu còn lại
Trang 15minh chứng một cách chính xác niên đại khởi dựng cuả di tích còn rất ít, thậmchí là không có.
Đình Giang Xá được khởi dựng chính xác vào thời gian nào?, cho đếnnay không còn bất kỳ tài liệu nào ghi chép lại được Đây là điều dễ hiểu vớibất kỳ một di tích Vì vậy, việc xác định niên đại khởi dựng của đình Giang
Xá một cách tuyệt đối là không khả thi Tuy nhiên, thông qua phong cáchkiến trúc của đình Giang Xá, chúng ta có thể xác định được niên đại tươngđối của đình Mặt khác cũng có thể xác định dựa vào hệ thống di vật, cổ vậtcòn bảo lưu được tại đình
Với nhiều mảng chạm khắc trên các cốn mê, ván mê ở các vì nóc, vìnách (ở toà Đại đình) và các đầu dư rất tỉ mỉ, chau truốt mang đậm phongcách thế kỷ XVII
Một đặc điểm nữa có thể giúp ta xác định một cách tương đối của ditích là thông qua hệ thống ván sàn gỗ của đình Sàn đình là một kết cấu vốn
có của những ngôi đình cổ Sự xuất hiện của hệ thống ván sàn là minh chứngcho ngôi đình có mặt khá sớm trong sinh hoạt văn hoá của cộng đồng ngườiViệt Bởi vậy những ngôi đình có sàn thường có niên đại sớm
Tuy nhiên cứ liệu giúp ta xác định được niên đại tương đối của di tích
là thông qua hệ thống số lượng lớn những di vật, cổ vật còn lưu giữ tại đình.Trong đó, có thể kể đến các đồ tự khí và đặc biệt là qua hệ thống các sắcphong của đình Trải qua thời gian, cho đến nay, đình Giang Xá còn lưu giữlại được 23 đạo sắc của các thời Hậu Lê, Nguyễn Trong đó đạo sắc sớm nhất
là đạo sắc năm Cảnh Trị thứ 8 (1670) đời vua Lê Huyền Tông Như vậychúng ta có thể chắc chắn niên đại của đình vào khoảng thế kỷ XVII
Trong quá trình tồn tại của mình, đình Giang Xá đã trải qua nhiều lầntrùng tu nhưng đáng tiếc hiện nay không còn cứ liệu nào ghi rõ thời gian củatừng đợt trùng tu Tuy nhiên theo ông Giang Văn Thăng (77 tuổi) trong làng
Trang 16kể lại thì cách đây khoảng gần 100 năm trước đình đã bị nghiêng, dân làng đãphải xây hai cột trụ để giữ cho đình khỏi sập.
Đợt trùng tu gần đây nhất là vào năm 1982 Dấu vết của đợt trùng tunày được thể hiện trên xà ngang của gian cuối bên phải của ngôi đình và cụthể trên bức cốn trong bên phải của gian lòng Đình
Mặc dù đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi đình vẫn giữ đượcnhững nét cổ xưa vốn có Chính điều đó đã giúp cho di tích bảo lưu đượcnhững yếu tố nguyên gốc của mình Tuy nhiên, trải qua một thời gian dài vớinhững biến cố lịch sử, xã hội nên hiện nay đình đang có dấu hiệu xuống cấpnghiêm trọng Bởi vậy người dân trong làng muốn được Nhà nước và các cơquan chức năng đầu tư tu bổ ngôi đình trước khi quá muộn
1.3 LỊCH SỬ VỊ THẦN ĐƯỢC THỜ
Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt thì đình làng thường gắn vớitín ngưỡng thờ Thành hoàng làng Ở bất kỳ ngôi làng nào của người Việt đềutôn thờ một vị thần Họ là người cai quản, che chở, bảo vệ cho nhân dân tronglàng Người dân trong làng luôn dành cho Thành hoàng của làng mình sự tônkính thiêng liêng
Tuy nhiên, khởi nguyên của Thành hoàng không phải là ở Việt Nam
mà từ Trung Quốc Đồng thời vị Thành hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc
ấy không phải là vị thần che chở cho một cộng đồng dân cư của làng xã Banđầu thành hoàng là một vị thần của thành trì, chỉ bảo vệ các toà thành Tínngưỡng sơ khai khiến người ta nghĩ rằng, từng gốc cây, mô đá đều có vị thầnngự trị thì đất đai, vườn tược cũng phải có một nhân vật linh thiêng cai quản
Vị thần ấy là vị thần thổ địa, thổ công Sau đó những người lúc sống côngminh chính trực lúc chết có thể thành thần và có thể bảo vệ cho cộng đồng.Nếu người đó lúc sống làm quan ở vùng đất này thì lúc chết sẽ được tôn làmthành hoàng ở ngay vùng đất ấy Vị Thành hoàng đầu tiên của Trung Quốcđược biết là Vũ Vương (thế kỷ VI)
Trang 17Tóm lại ở Trung Quốc, Thành hoàng là vị thần của thành trì từ Trungương đến địa phương và Thành hoàng bảo vệ bộ máy quan liêu, cư dântrong thành.
Khi tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng du nhập vào Việt Nam từ thờiĐường và cũng làm nảy sinh ra một số Thành hoàng mà chức năng cũnggiống Thành hoàng Trung Quốc là các vị thần bảo vệ các toà thành
Theo như sách “Việt điện U Linh” lấy tài liệu từ “Giao Châu ký” chobiết từ thời nhà Tấn ở Thăng Long (lúc này có tên là Long Đỗ) có một vị hiếuliêm1 họ Tô tên Lịch, gia tư không giàu có nhưng rất độ lượng, thương ngườihay giúp đỡ dân chúng Khi Tô Lịch mất, nhà vua lấy tên ông đặt tên cho thôngọi là thôn Tô Lịch
Sang thời nhà Đường, viên quan đô hộ nhà Đường thấy Long Đỗ làvùng đất trù phú, nên cho dời phủ lỵ của An Nam đô hộ phủ về, rồi mời dânchúng địa phương tới hỏi ý kiến Tất cả đều nhất trí tôn Tô Lịch làm thần phù
hộ Ít lâu sau, Cao Biền phong cho Tô Lịch là Đô Phủ Thành hoàng thần quânđại vương Như vậy theo sử sách, Thành hoàng làng nước ta có từ đó và cũngxuất phát là vị thần bảo vệ toà thành
Khi tín ngưỡng thờ Thành hoàng “ăn sâu” vào tín ngưỡng dân gian củangười Việt thì Thành hoàng làng bắt đầu mang một chức năng là vị thần chechở, bảo vệ, định đoạt phúc hoạ cho một cộng đồng người trong một đơn vịhành chính nhất định Từ đó nảy sinh hệ thành hoàng của riêng người Việt
Hệ thành hoàng của người Việt rất đa dạng Đó có thể là các vị thầnxuất thân từ cộng đồng làng xã có công với dân làng, hay những vị tướng cócông với nước, với dân…Đôi khi những vị thần ấy đã được nhân dân “thiênghoá” bằng cách gắn cho các vị thần ấy phép màu, hay được nhân dân địaphương hoá, lịch sử hoá Nhưng cho dù là nhân vật có thật hay chỉ là nhiênthần, thiên thần thì nhân dân luôn dành cho vị thành hoàng làng sự kính trọng,
1 Vũ Ngọc Khánh.Nghiên cứu văn hoá cổ truyền Việt Nam.Nxb.Giáo dục.H.2006.tr.107-108.
Trang 18tôn kính và được nhà vua phong sắc coi như là một hình thức ghi nhận cônglao của các vị thần.
Cũng giống như bao làng quê khác, dân làng Giang Xá cũng thể hiệntín ngưỡng thờ Thành hoàng một cách thành kính Có điều vị thần được ngườidân làng Giang Xá tôn thờ không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là nhân vật cócông với dân, với nước mà vị thần ấy còn chính là vị vua đã gây dựng nênnước Vạn Xuân mở đầu thời kỳ độc lập sau bao năm bị giặc phương Bắc đô
hộ Vị anh hùng dân tộc đã xưng đế khẳng định độc lập lâu dài cho đất nước.Điều đáng tự hào với dân làng Giang Xá là chính quê hương này đã nuôidưỡng Lý Nam Đế trưởng thành, đồng thời cũng là căn cứ cho ngài dấy cờkhởi nghĩa
Căn cứ vào truyền thuyết dân gian lưu truyền ở địa phương cũng nhưthần tích, thần sắc của làng có thể tóm tắt cốt lõi tiểu sử của vua Lý Nam Đếnhư sau:
Xưa kia, nước Việt ta bị giặc nhà Lương đô hộ Vào niên hiệu ĐạiĐồng của nhà Lương, tướng giặc Tiêu Tư được cử sang làm thứ sử ở đất GiaoChâu Tiêu Tư vốn tính tham nhũng, hà khắc và bạc ác, đàn áp nhân dânkhiến nhân dân rơi vào cảnh lầm than, sống một cuộc sống cơ cực khốn cùng.Lúc đó ở châu Dã Năng xứ Kinh bắc có ông Lý Toản lấy vợ người Châu Ái(nay là Thanh Hoá), tên là Lê Thị Oánh Hai ông bà tính từ thiện luôn giúp đỡngười khốn khó Ngày 12 tháng 09 năm Quý Mùi, hai ông bà sinh được mộtngười con trai khôi ngô tuấn tú, tướng mạo khác thường Ông bà đặt tên con
là Lý Bí Khi Lý Bí lên 5 tuổi thì ông Lý Toản chết, hai năm sau bà Lê ThịOánh cũng bị ốm rồi mất Lý Bí cùng anh là Lý Bảo chịu tang cha mẹ, gia tàitiêu tán hết Hai anh em về ở với người chú ruột Sau người chú ruột đem báncho nhà sư làm con nuôi Lúc ấy có ba người họ Lê, Trần và Nguyễn ở thônGiang Xá thấy nhà sư có đức hạnh bèn đón về trụ trì ngôi chùa trong làng Lý
Bí theo nhà sư về sống ở chùa Linh Bảo trong làng Nhà sư cho Lý Bí học
Trang 19hành tử tế Lý Bí thể hiện mình là người có tài và lại có chí lớn Căm ghét chế
độ đô hộ cuả nhà Lương, bất mãn về sự tham lam, tàn bạo của chính quyềnTiêu Tư, Lý Bí ngầm chiêu mộ binh sĩ ở các châu huyện Đan Phượng, DãNăng, Chu Diên được hơn 3000 người
Bởi mến danh tiếng của Lý Bí, nhiều viên quan do bất mãn với chế độnhà Lương nên đã từ quan chiêu tập quân sĩ và kéo về tụ họp cùng Lý Bí.Trong đó có ba viên tướng sau này đã trở thành tướng tài của Lý Bí Đó làPhạm Tu, Tinh Thiều, Triệu Túc
Ngày 4 tháng 2 năm 542 Lý Bí họp quân ở chùa Linh Bảo, lập đàn cầukhấn trời đất và bách thần Ngày 10 tháng 3, Lý Bí khao mừng quân sĩ và phátđộng khởi nghĩa lật đổ ách đô hộ nhà Lương Nhân dân và hào mục các nơiđua nhau hưởng ứng, khiến thanh thế của nghĩa quân rất hào hùng Sau khiđánh chiếm các địa phương, nghĩa quân tiến về bao vây châu thành LongBiên Quân Lương đại bại, thứ sử Tiêu Tư hoảng sợ chạy về Quảng Châu.Nghĩa quân kéo vào giải phóng Long Biên
Được tin Long Biên mất, vua Lương vội sai thứ sử Việt Châu là TrầnHầu, thứ sử La Châu là Minh Cư, thứ sử An Châu là Lí Trí, thứ sử Ái Châu làNguyễn Hán cùng hợp quân kéo sang đánh Lý Bí Nhưng quân xâm lược vừakéo sang thì bị nghĩa quân đánh tan
Đầu năm 544, Lý Bí nên ngôi vua tự xưng là Nam Việt Đế, đặt niênhiệu là Thiên Phúc, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch,dựng triều đình, đặt trăm quan và phong thưởng cho các nghĩa sĩ Sau đó Lý
Bí kéo quân trấn áp đánh dẹp các lực lượng chưa thuần phục ở địa phương
Mùa hạ năm 545, vua Lương lại sai Dương Phiêu và Trần Bá Tiên đemquân sang đánh nước ta Được tin này, Lý Bí kéo 3 vạn quân ra trấn giữ ChuDiên (phía Bắc Hà Nội ngày nay) đánh nhau dữ dội với quân của Trần Bá Tiên
Bị thua lớn ở đây, Lý Bí kéo quân về trấn giữ vùng cửa sông Tô Lịch, chia thành
Trang 20nhiều trại chống nhau với giặc Ở đây Lý Bí lại thua trận và rút quân về Giang
Xá Quân Lương đuổi theo Lý Bí chạy về thành Gia Ninh (Bạch Hạ)
Đầu năm 546, Lý Bí chạy về vùng Tân Xương (Vĩnh Phú) chiêu mộthêm quân tiếp tục chiến đấu Đến mùa thu, Lý Bí lại đem 2 vạn quân ra đóng
ở hồ Điển Triệt (Vĩnh Phú) Quân Lương lại tiến đánh Vì thiếu cảnh giác,quân Lý Bí tan dã Biết tình thế khó kéo dài, Lý Bí giao binh quyền cho tướngTriệu Quang Phục rồi chạy lên vùng động Khuất Lão (Tuyên Quang) địnhchuẩn bị lực lượng tiếp tục chống giặc Nhưng ngày 2 tháng 5, khi còn ởLiêu Động, nhà vua nằm mộng thấy sao Thái Dương có một điểm đen, mộtngôi sao rơi ngay xuống trước mặt nhà vua biến thành một người và nhảymúa hát rằng:
“Vua ta chừ, vua ta chừThang mây thiên đế gọi nhà vua
Xa rồng , một buổi về thiên giớiThế nước truyền cho Phật từ giờ.”
Nhà vua tỉnh kể lại giấc mộng đó cho quân thần nghe, bỗng thấy đauđầu và chết Thi hài được chôn luôn tại đó Quần thần lại bầu anh của nhà vua
là Thiên Bảo lên ngôi và được phong là Lý Nam Đế Quốc Vương Thiên TửThái Vương
Ngày 20 tháng 03 năm Mậu Thìn (548), Lý Thiên Bảo đã ban sắc chỉcho làng Giang Xá thờ phụng Từ đó vị hoàng đế anh minh được thờ tại ngôiđình làng Giang Xá và được dân làng tôn sùng là Thành hoàng làng
Như vậy chúng ta có thể thấy rõ được các sự kiện có liên quan tới vịanh hùng dân tộc có công đánh giặc cứu nước mở ra thời kỳ độc lập tự chủcho dân tộc Công ơn của ngài luôn luôn được dân làng ghi nhớ và truyền nốicho những thế hệ tiếp sau
Trang 211.4 MỘT SỐ DI TÍCH KHÁC THỜ LÝ NAM ĐẾ TẠI LÀNG GIANG XÁNếu như xét tổng thể trên địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ) nói riêng và vùngđồng bằng Bắc Bộ nói chung thì có rất nhiều làng thờ phụng Lý Nam Đế.Phạm vi địa bàn rộng là bởi lẽ khi Lý Nam Đế lên ngôi vua đã thể hiện sựquan tâm của mình tới dân chúng Đồng thời, ngay từ buổi đầu khởi nghĩa tônchỉ của Lý Bí là đánh đuổi giặc Lương xâm lược, lập nên nhà nước độc lập tựchủ cho dân tộc Vì vậy đã dược rất nhiều dân chúng và tướng sĩ ủng hộ Dântrong các vùng Dã Năng, Chu Diên, Giang Xá, Thái Bình, Giang Tây, Gia Ninh,Tân Xương, Liêu Động…đều nguyện dưới sự chăn dắt của nhà vua Ngay từthời vua còn sống nhiều ấp đã xin lập đền (sinh tử) để thờ sống nhà vua.
Bởi vậy, khi nhà vua qua đời có rất nhiều ngôi làng tưởng nhớ tới cônglao của Người mà thờ phụng thành kính Ở Đan Phượng, chỗ nào có quân nhàvua đóng thì lập miếu để thờ Chỉ tính riêng huyện Hoài Đức đã có các làngGiang Xá, Lưu Xá, Phương La Nội, xã Tu Hoàng, xã Yên Sở thờ phụng ngài,bên cạnh đó có Ngọc Than, Phượng Cách nay thuộc Quốc Oai
Tuy nhiên trong tất cả những làng thờ phụng Lý Nam Đế thì có lẽngười dân làng Giang Xá cảm thấy tự hào và gần gũi với ngài hơn cả Bởi lẽvùng đất Giang Xá có thể coi là quê hương thứ hai của ngài Cho tới nay chưa
có bất kỳ tài liệu nào xác định rõ Lý Bí được sinh ra ở đâu? Phủ Thái Bìnhthuộc vùng đất nào? Nhưng chúng ta có thể thấy rằng tuổi thơ của Lý Bí đãgắn chặt với ngôi làng Giang Xá Bởi lúc nhỏ Lý Bí đã theo nhà sư có đứchạnh về sống ở chùa Linh Bảo trong làng Và cũng chính trên vùng đất Giang
Xá là nơi Lý Bí đứng lên phất cờ khởi nghĩa, lôi cuốn đông đảo quần chúngnhân dân tham gia Và trên khu đất chùa Linh Bảo xưa, dân làng đã xây dựnglên ngôi đền để thờ phụng ngài khi ngài qua đời
Theo như người dân trong làng thì Giang Xá là một trong số ít nhữngnơi hiếm hoi có hẳn một quần thể di tích gần đình, đền, chùa thờ vị anhhùng Lý Nam Đế Đó là sự tự hào của người dân trong làng Mỗi di tích
Trang 22đều có những gắn kết với cuộc đời của nhà vua Bên cạnh những ý nghĩa vềlịch sử, mỗi di tích lại có những giá trị về kiến trúc và điêu khắc riêng.Chính điều đó đã tạo sự độc đáo cho không gian văn hoá làng Giang Xá -mảnh đất vua phong.
1.4.1 Chùa Giang Xá
Trong quần thể di tích đình Giang Xá thì có sự liên kết cả ba di tích.Các lễ tế hằng năm đều được tiến hành ở cả ba di tích trên Chùa Giang Xácòn có tên gọi là “Bảo Phúc Tự” Chùa toạ lạc trên một khu đất cao, phíatrước nhìn ra dòng mương và ao nước ra cánh đồng Chùa quay theo hướngBắc nhưng cửa chùa lại quay ra theo hướng Đông, bên tả có ao chùa và đồngruộng, bên hữu là ngõ xóm và nhà dân
Theo như truyền thuyết và cuốn Lý Nam Đế ngọc phả cổ truyền hiệncòn ở chùa thì chùa có từ trước thế kỷ VI với cái tên “Linh Bảo Tự” Thiền sưpháp tổ khi về đây trụ trì đã cho mang theo chú tiểu Lý Bí Vốn tính thôngminh lại được pháp tổ dạy dỗ, Lý Bí đã chiêu mộ binh sĩ, lập bản doanh
Ngày 04 tháng 02 năm Nhâm Tuất (542), Ngài làm lễ tế trời đất phất cờkhởi nghĩa ở chùa Linh Bảo và nhanh chóng giải phóng đất nước, lên ngôihoàng đế, lập ra nhà nước Vạn Xuân Về sau khi bị quân Lương tấn công, Lý
Bí lại lui về Giang Xá để bảo toàn lực lượng Sau khi Lý Bí mất, nhân dân lậpđền thờ ông ngay tại mảnh đất chùa Còn chùa bị hư nát và chuyển ra đầulàng ở vị trí hịên nay và đổi tên là chùa Bảo Phúc1
Đặc biệt chuông chùa đúc năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) có bài văn chobiết: Chùa Bảo Phúc vốn là ngôi chùa to liệt hạng, cuối thời Lê loạn lạc triềnmiên, chùa bị hư hại nhiều Chùa xưa có tam quan, trên treo quả chuông to đã
bị mất Trong tam bảo thờ Phật, dưới nhà thờ thiền sư pháp tổ Ngày nay dâu
bể đã qua, cuộc sống thanh bình, chùa Bảo phúc đã được xây dựng thành cơ
sở trường học của Hội Phật Giáo tỉnh Hà Tây (cũ)
1 Di tích Hà Tây.Sở Văn hoá Thể thao Hà Tây,1999,tr.248-250.
Trang 23Nhìn chung chùa Bảo Phúc có khu vực chính được xây dựng công phu
và mang đậm phong cách nghệ thuật thời Nguyễn Khu Tam bảo được xây theo
kiểu chữ Công ( I ), tường hồi bít đốc Phía sau song hành với Tam Bảo là dãy
nhà dài gồm các nhà tổ, điện mẫu, tăng phòng, nhà khách Ngoàì ra còn có nhàkho, nhà bếp…Tất cả với diện tích hơn hai mẫu Ngôi nhà tiền đường nămgian, sáu vì kèo theo kiểu vì nóc chồng giường, tiếp đến kẻ ngồi rồi bẩy Liênkết các vì kèo là hệ thống các xà dọc và hoành dui Bộ khung liên kết bằng cácloại mộng, chắc chắn mà dễ tháo nắp Các thành phần kiến trúc được bào trơnsoi gờ chạy chỉ, một số bộ phận còn chạm rồng, phượng, hoa lá…Tất cả hầuhết được dựng lại từ thời Minh Mạng và vẫn được giữ tương đối tốt
Trong Tam bảo có đầy đủ những tượng của một ngôi chùa thôngthường với các bộ Tam Thế, Di Đà Tam Tôn gồm Adiđà ngồi giữa, cáctượng Quan Thế Âm bồ tát và Đại Thế Chí bồ bát ở hai bên Hàng tiếp dưới làtượng Đức Phật thế tôn với Văn Thù bồ tát và Phổ Hiền bồ tát bên cạnh.Ngoài ra còn có tượng Di Lặc với Giám Trai và Thổ Địa, Quan Âm bồ tát vớiKim Đồng và Ngọc Nữ Hàng tiếp là tượng Thích Ca sơ sinh trong toà CửuLong Cuối cùng là tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào và Bắc Đẩu Hai bên củatoà thiêu hương có hệ thống tượng Thập Điện Diêm Vương Bên ngoài nhàTiền đường có các hộ pháp Khuyến Thiện, Trừng Ác, Đức Ông và ThánhHiền
Trong nhà Tổ ngoài tượng Tổ truyền đăng Bồ Đề Đạt Ma còn có tượng
Tổ Thiền Sư - người trụ trì đầu tiên ở đây và Tổ Thích Thanh Thuần Phía bêntrên điện Mẫu cũng có một số tượng nhỏ đẹp
Hệ thống tượng của chùa Bảo Phúc hầu hết mang niên đại của thờiNguyễn Bên cạnh hệ thống tượng thờ ấy còn có nhiều đồ thờ quý nhưchuông đồng, khánh đồng, bát hương đồng, bát hương đá, hoành phi, câu đối khá phong phú
Trang 24Có thể nói chùa Bảo Phúc không những là công trình kiến trúc tôn giáođơn thuần mà còn là di tích lịch sử được nhân dân địa phương tôn trọng, giữgìn và tu bổ ngày một khang trang.
1.4.2 Đền Giang Xá
Nằm trong quần thể di tích thờ Lý Nam Đế ở làng Giang Xá, đền Giang
Xá được coi là nơi tưởng niệm chính của làng Đền được khởi dựng ở ngay giữalàng, ngay chính nền đất cũ của chùa Linh Bảo (Bảo Phúc) nơi trước đây LýNam Đế đã được nuôi dưỡng từ nhỏ Sau khi Lý Nam Đế mất vào ngày 20 tháng
03 năm 548, anh của vua là Lý Thiên Bảo đã ra sắc chỉ cho làng Giang xá thờphụng Nhân dân trong làng đã xây dựng nên ngôi đền để thờ phụng Ngài
Đền có tên chữ là “Giang Xá Tự”1 hoặc theo ngôi vị của thần là
“Thượng Đẳng Linh Từ” Bên cạnh đó thì ngôi đền cũng là địa điểm ghi lạidấu tích của việc chiêu tập quân sĩ, nơi đóng đồn trại chuẩn bị cho cuộc khởinghĩa nổi tiếng dân tộc
Đền Giang Xá có quy mô kiến trúc khá bề thế Ngôi đền toạ lạc trênmột khu đất cao, rộng thoáng ở ngay giữa thôn Giang Xá Phía trước và phíasau có hai giếng lớn (Khuyết tiền và Khuyết hậu) tương truyền là mắt rồng.Xung quanh đền trồng rất nhiều muỗm và nhãn cổ thụ to nên khung cảnhthiên nhiên sinh động
Cũng giống như nhiều ngôi đền khác, đền Giang Xá gồm nhiều côngtrình kiến trúc khác nhau Các công trình kiến trúc trải ra trên một khuôn viênrộng tạo cho ngôi đền có một chiều sâu cần thiết của một cộng đồng tôn giáotín ngưỡng
Từ ngoài vào, đền Giang Xá bao gồm các công trình kiến trúc như nghimôn, tiền tế, đại bái, hậu cung
Nghi môn của đền sát ngay đường làng, gồm bốn trụ biểu vuông thànhsắc cạnh Trong đó, hai trụ giữa cao to, phía trên đắp hình lồng đèn trang trí tứ
1 Di tích Hà Tây…sđd,tr.246-247.
Trang 25linh và hổ phù, tận cùng là 4 con chim phượng chụm đuôi lại như hình bônghoa quay ra 4 hướng, thân trụ đắp nổi câu đối Hai trụ bên thấp hơn và xâytường nối với trụ chính.
Qua cửa vào một khoảng sân hẹp Cuối sân là nhà tiền tế 5 gian, đầu hồixây tường bít đốc tay ngai có trụ biểu phía trước Khung nhà gồm 4 hàng châncột dọc và 6 hàng cột ngang, các vì làm kiểu chồng rường với kẻ ngồi Trên xà
và đầu bẩy trang trí các hình rồng, mây, hổ phù và hoa lá thời Nguyễn
Nối với gian giữa toà đại bái là toà hậu cung chạy dọc về phía sau 3
gian tạo kiểu chữ Đinh ( J ) Kiến trúc đơn giản, một số bộ phận chạm rồng
chầu mặt trời Gian cuối được ngăn ra làm khám thờ Trong hậu cung cónhiều đồ thờ quý như hương án, sập, long ngai, bài vị, đồ tự khí… Phần khámchạm trổ tứ linh cầu kỳ sơn thiếp lộng lẫy
Tóm lại, các công trình kiến trúc của đền Giang Xá có quy mô khá bềthế và khá vững chắc Nghệ thuật chạm khắc trong đền phong phú về đề tài,đường nét chạm khắc mềm mại, chau truốt thể hiện tài năng kỹ xảo điêuluyện và mang giá trị nghệ thuật cao
Đền được dựng lại vào thời Nguyễn và vẫn còn bảo lưu được một khốilượng di vật, cổ vật phong phú và quý hiếm mang giá trị nghệ thuật cao Đặcbiệt là cuốn thần phả do Hàn lâm Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn,thời Nguyễn sao lại, viết về Lý Nam đế Tấm bia “Giang Xá tự bi ký” dựngnăm Tự Đức thứ 6 (1853) ca ngợi sự nghiệp của Lý Bí và phong cảnh đền.Đặc biệt trong khám còn có pho tượng Lý Bí bằng đồng ở thế ngồi coi chầu,dáng uy nghi Ngoài ra còn 4 bức hoành phi, 8 đôi câu đối, 3 cửa võng, 3nhang án, nhiều đỉnh đồng bát hương, có cả kiệu và bộ bát bửu rất đẹp…
Đặc biệt phía trước cửa đền có con ngòi chạy qua (xưa gọi là TiểuGiang) Hiện còn chiếc cầu đá xanh dài 4,27 m; rộng 2,40 m; mặt cong látbằng 12 tấm đá có 12 cột đá, 4 xà đỡ đục chạm đầu rồng Chiếc cầu này còn
có bia ký ghi danh là “Cầu thần”, kỷ niệm khi xưa vua Lý Nam Đế thườngqua lại
Trang 26Có thể nói đền Giang Xá dù trải qua nhiều biến động của lịch sử xã hội
và nó đã mang trên mình một bề dày lịch sử hàng ngàn năm nhưng ngôi đềnvẫn bảo lưu nguyên giá trị vốn có của nó Ngôi đền là một trong những di tíchtưởng niệm về Lý Nam Đế, là một di tích hiếm hoi có liên quan đến cuộc đời
và cuộc khởi nghĩa của Lý Bí chống lại ách đô hộ của nhà Lương thể kỷ VI.Ngôi đền cùng những di tích, địa danh trong vùng là những tài liệu, hiện vậtquý góp phần không nhỏ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về nhân vật Lý Bí, vềđịa bàn hoạt động của cuộc khởi nghĩa
Tồn tại đến nay, đền Giang Xá có quy mô kiến trúc khá bề thế vàkhung cảnh thiên nhiên khá đẹp giữa một làng quê đông vui trù phú Các côngtrình kiến trúc của đền tạo thành một tổng thể kiến trúc tôn giáo tín ngưỡnghài hoà Ngôi đền trở thành một trong những trung tâm sinh hoạt văn hoá và
là nơi thờ, tưởng niệm Lý Nam Đế của dân làng nơi đây
Chương 2 GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC, NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI
Trang 27ấy không chỉ được toát lên bởi nét kiến trúc độc đáo, đồ sộ, với những mảngtrang trí, chạm khắc tài tình mang đậm phong cách của những nghệ sĩ dângian, mà quan trọng hơn giá trị của ngôi đình còn nằm ở chiều sâu trong đờisống sinh hoạt văn hoá của cộng đồng Trải qua thời gian, với những biến cốcủa lịch sử - xã hội nhưng ngôi đình làng vẫn luôn là một trung tâm sinh hoạtvăn hoá, tín ngưỡng của làng; nơi diễn ra hội làng với những nghi thức, nghi
lễ, những trò chơi dân gian góp phần nuôi dưỡng tâm hồn cho cộng đồng cưdân nơi đây
2.1 GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC
Khi tiếp cận giá trị của một di tích nói chung và di tích đình làng nóiriêng thì giá trị văn hoá vật thể của di tích chắc chắn được tiếp cận đầu tiên.Bởi lẽ mặt giá trị này đóng vai trò quan trọng cấu thành nên giá trị của một ditích kiến trúc Sự gắn kết chặt chẽ giữa mặt giá trị này và các giá trị văn hoáphi vật thể mới tạo cho di tích kiến trúc giá trị hoàn chỉnh Bởi vậy, có thể nóikhi tiếp cận tới mặt giá trị này tức là chúng ta đang “ trở lại quá khứ” của chaông, đang tiến dần tới những sáng tạo dân gian, tới những giá trị truyền thốngcủa dân tộc
2.1.1 Không gian cảnh quan
Trang 28Trước khi tìm hiểu về không gian cảnh quan của đình Giang Xá, có lẽchúng ta nên tìm hiểu về không gian kiến trúc của người Việt Trên cơ sở đó,
sẽ giúp cho chúng ta tiếp cận một cách khoa học và mang tính sâu sắc hơn khiquan tâm tới di tích đình Giang Xá
Kiến trúc đình làng là một công trình kiến trúc cổ truyền của dân tộc.Ngôi đình không chỉ là trung tâm văn hoá của làng xã mà đôi khi nó còn làcủa cả một vùng hay của một cộng đồng dân cư khá rộng Mặc dù vậy, ngôiđình không mang tính chất là một kiến trúc đơn thuần, mà nó thực sự là mộtcông trình kiến trúc thiêng liêng Bởi vậy, khi xây dựng nên ngôi đình, cộngđồng làng xóm không chỉ chú ý tới bản thân kiến trúc ngôi đình mà khônggian cảnh quan bên di tích cũng luôn được người Việt quan tâm Không phảiđơn thuần hay ngẫu nhiên người ta xây dựng nên đình làng ở bất kỳ vị trínào cũng được Mà ở đây, việc chú trọng tới không gian của kiến trúc đôikhi còn hàm chứa cả vấn đề tâm linh Không gian liên quan đến kiến trúckhông chỉ là vị trí, cảnh quan xung quanh mà nhiều khi nó còn bao hàm cảnhững yếu tố âm, dương Chính vì vậy mà việc xác định và chọn cho di tíchkhông gian tốt nhiều khi còn chi phối tới cả bố cục mặt bằng, chiều cao vànhiều mặt khác của di tích
Nhìn chung không gian kiến trúc của người Việt có liên quan đến nhiềumặt, trong đó phải kể đến sự liên quan đến môi trường tự nhiên và nơi cư trú.Bởi vậy, sự toạ lạc của hầu hết các di tích nói chung và đình làng nói riênghầu hết là ở hai nơi, hoặc là không gian khoáng đãng, rộng rãi, hay là nơitrung tâm của làng Đối với đình làng nói riêng và các di tích kiến trúc khácnói chung thì khi tiếp cận tới không gian của di tích, chúng ta thường tiếp cậnvới không gian lớn, khi chúng ta đi đến một kiến trúc hay một di tích đều điqua ít nhất 4 không gian khác nhau Ở đây, chúng ta chỉ tạm gọi đồng ruộng
là không gian tự nhiên ( không gian đệm giữa thành thị và nông thôn, sở dĩtạm gọi bởi vì dù sao đồng ruộng cũng không phải nơi cư trú, nên có thể tạm
Trang 29gọi là không gian tự nhiên) Khi đến ven làng thì đây được coi là nơi tiếp nốigiữa không gian tự nhiên và không gian văn hoá Và ở trong làng chúng ta đãtiếp cận tới không gian văn hoá Và cuối cùng khi ta đến trong di tích thì đóđược hiểu là không gian thiêng (hay không gian văn hoá đậm đặc)1.
Trong không gian lớn người ta thường chú ý tới thế đất Mặt trước phảiquang đãng và càng đẹp hơn khi có núi chầu về, có gò đồi và nhiều khi có “ tảthanh long, hữu bạch hổ” trong không gian ấy, người Việt thường quan niệmphía trước quang quẻ nhìn thẳng ra đồng ruộng, đối với vùng xa biển thì phíatrước thường có gò đống (có khi xa tới chục cây số) Như vậy, góp phần biểuhiện uy lực của nhà thánh trong di tích Đây cũng chính là yếu tố phong thuỷ.Đặc biệt trong kiến trúc của người Việt thường chú ý tới đầm hồ tự nhiên ởphía trước mặt để tạo nên âm dương đối đãi kiến trúc Bởi kiến trúc cao nổilên là dương và nước là âm Sự kết hợp đối đãi giữa hai yếu tố âm dương đãtạo cho kiến trúc của người Việt mang màu sắc linh thiêng hơn Đôi khi ngườiViệt cũng quan tâm tới dòng chảy của tự nhiên, đó là những con sông Ngườixưa cho rằng bên phải là dương, bên trái là âm nên tốt nhất là dòng chảythuận từ phải qua trái của kiến trúc là tốt nhất Dòng lưu thuỷ thuận chiều sẽtạo cho mọi nguồn hạnh phúc được phát sinh, phát triển
Điều quan trọng không kém trong không gian lớn đó chính là vị trí
và thế đất Vị trí để xây đình phải là nơi cao ráo, vùng đất “tụ linh, tụthuỷ” Lịch sử làng xã đã chứng minh, nhiều ngôi đình của các làng xã doxây dựng ở những vị trí không được tốt, phong thuỷ, âm dương khôngthuận nên có ảnh hưởng xấu tới đời sống kinh tế, xã hội của cư dân ở ngôilàng đó Chính vì lẽ đó, nhiều ngôi đình đã được chuyển dịch sang vị tríkhác thuận đẹp hơn
1 Trần Lâm Biền (ch.b) Diễn biến kiến trúc truyền thống vùng Châu thổ sông
Hồng.Nxb.VHTT.H.2008,tr.159
Trang 30Còn trong không gian hẹp của một di tích thì yếu tố âm - dương cũngrất được coi trọng Quan niệm xưa thường chú ý tới yếu tố nước Do trongkhông gian gần nên người ta tạo ra các giếng lớn, tròn hay các hồ bán nguyệt
ở gần trước mặt của di tích đó chính là những điểm tụ phúc, một lời nhắc nhởvới thần linh và cũng là ước vọng xuất phát từ tư duy nông nghiệp
Đó chính là những đặc điểm về không gian của di tích liên quan đến tựnhiên Còn liên quan tới nơi cư trú thì vấn đề không gian cảnh quan cũngkhông phải là đơn giản Bởi lẽ di tích kiến trúc cổ truyền của người Việt nóichung và đình làng nói riêng chủ yếu nằm ở nông thôn
Nhìn chung, không gian của kiến trúc truyền thống là vấn đề khá đượccoi trọng Sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và môi trường cảnh quan xungquanh càng làm cho di tích kiến trúc thêm thiêng liêng và mang đậm chất vănhoá Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố kể trên thì hướng của di tích được ngườiViệt quan tâm và chú trọng khi xây dựng kiến trúc đình làng Thông thườngtheo quan niệm của người Việt thì hướng Nam thường được chú ý nhiều hơn
cả vì trước hết đó là hướng gió mát mẻ vào mùa hè, tránh rét về mùa đông,dân gian ta thường có câu: “ Lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng Nam” Và khi
có ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa thì: “ Thánh nhân Nam diện nhi thínhthiên hạ”1 ( Thánh nhân ngồi quay hướng Nam để nghe lời giãi bày của thiênhạ), đó chính là hướng của các bậc đế vương, và sau đó trở thành hướng củacác thần linh khi các ngài trở thành ông vua tinh thần của quần chúng
Có thể nói, các yếu tố có liên quan tới không gian của di tích làng luônhàm chứa những giá trị ý nghĩa riêng Bởi vậy, việc xác định một không giancủa một di tích sao cho thuận lợi nhất không phải là vấn đề đơn giản Ở bất kỳmột ngôi đình nào thì những yếu tố ấy cũng luôn luôn được dân làng coi trọng
và suy xét cho thích hợp Chính điều đó đã tạo ra những nét riêng cho mỗimột di tích, kiến trúc đình làng
1 Trần Lâm Biền (ch.b).Diễn biến kiến trúc sđd,tr.163
Trang 31Đình Giang Xá cũng không nằm ngoài những quy luật đó Địa thế củangôi đình thực sự là vùng đất tụ thuỷ, tụ phúc Đình toạ lạc trên một khu đấtrộng, nằm trong khu vực cư trú của làng Với vị trí ngay sát đầu làng, án ngữngay sau cổng làng, ngôi đình dường như đã trở thành nơi đón nhận nhữngnguồn sinh lực cho cả cộng đồng dân cư trong làng, đồng thời cũng là nơi trừ
bỏ những điều không tốt lành cho làng Ngay khi bước vào cổng làng, chúng
ta đã tiếp cận tới không gian của đình Được bố trí một cách hài hoà, các đơnnguyên kiến trúc của đình tạo cho chúng một không gian thoáng rộng, đồ sộ,
bề thế, vừa rất đỗi thanh thản nhưng cũng thực uy nghiêm
Đình được quay hướng Nam - hướng được coi là tốt đẹp nhất theo quanniệm của người dân Sự đối đãi âm - dương, và các yếu tố phong thuỷ củangôi đình dường như đã được dân làng Giang Xá lựa chọn một cách chi tiết,phù hợp Ngay phía sau cổng làng với khoảng sân có cây si lớn Cũng phảinói thêm rằng, không phải bất kỳ loại cây nào cũng được trồng xung quanh ditích Mà việc trồng cây nào, ở vị trí nào cũng là vấn đề được cân nhắc Bởitrước hết cây cỏ được ví như bộ áo để trang hoàng cho di tích tránh được sự
“trơ trẽn” nhưng đồng thời cũng làm chúng hoà quyện với môi trường xungquanh Mỗi một loại hình di tích cổ truyền lại có những loại cây phù hợp vàmang những ý nghĩa riêng Đối với những ngôi đình, do mối quan hệ gần vớiđời thường, xuất phát là nơi ban bố chính lệnh của triều đình, sau đó đượcthâu nạp một hay nhiều vị thành hoàng hay là nhân thần hoặc thiên thần,mang tư cách là “ vua tinh thần” của làng xã Hơn nữa đình còn là nhà côngcộng để giải quyết việc làng, nơi đan xen giữa uy lực và thế tục Chính vì vậy,đình không thể tách biệt với xã hội thường nhật Nhưng những ngôi đìnhdường như cố tình phô bộ mái lớn và sự bề thế ra ngoài Vì thế, người ta íttrồng cây ở sát trước cửa đình mà thường là ở phía sau, hoặc sát bên hồ nước.Như vậy sẽ giúp cho ngôi đình không bị ẩn hẳn trong lùm cây Chưa có thểkhẳng định loại cây cụ thể nào được trồng trong khuôn viên đình mà có thể
Trang 32nhận thấy hai dạng cơ bản, một dạng là loại cây um tùm, bóng mát như bàng,sim… hay một số loài cây tạo dáng như phi lao, phượng vĩ…Gần đây với nềnkinh tế tư nhân phát triển, vai trò khởi nguyên của ngôi đình bị giảm hẳn nênđôi khi người ta cũng trồng cây ăn quả như nhãn, hoặc xoan…
Sự kết hợp giữa cây cối và kiến trúc của đình Giang Xá đã tạo ra mộtkhông gian hài hoà cho ngôi đình Khi chúng ta tiếp cận với di tích, chúng ta
ít có cảm giác thay đổi hẳn về không gian Sự gần gũi giữa không gian kiếntrúc của đình và sự cư trú của dân làng không làm mất đi tính chất linh thiêngcủa ngôi đình
Cũng giống như các ngôi đình khác, yếu tố nước là không thể thiếu đốivới đình Giang Xá Tuy nhiên có điều khác biệt ở đây là thông thường các ditích đình làng thường có hồ bán nguyệt nhưng ở đình Giang Xá thì đó là mộtgiếng vuông theo dạng giếng đất được xây gạch có thành bao quanh hai góc.Phía mặt trước chính giữa của thành giếng có một bức bình phong như tránhluồng gió độc ở thế gian thổi vào trong đình
Nhìn chung, đình Giang Xá đã tạo cho mình một không gian cảnh quankhá hoàn chỉnh và hợp lý, hài hoà Chính không gian ấy đã tạo cho chúng tacảm giác vừa thanh bình, vừa gần gũi của làng quê, vừa có được sự uynghiêm, linh thiêng của vị thánh Điều đó đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồncho mỗi người con quê hương
2.1.2 Bố cục mặt bằng tổng thể
Kiến trúc gỗ cổ truyền nói riêng và kiến trúc cổ truyền của ngườiViệt nói chung đều luôn chứa đựng những bản sắc văn hoá riêng mà ít khichúng ta bắt gặp ở một quốc gia nào khác Những công trình kiến trúc ấy
là những di sản văn hoá quý báu của ông cha ta đã bao đời gây dựng nên
Sự khác biệt trong kiến trúc của người Việt có nhiều nét nổi bật và donhiều nhân tố chi phối Có thể thấy rõ một điều, trong kiến trúc của người
Trang 33Việt là không có xu hướng vươn lên theo chiều cao, mà có xu hướng dàn trải
về mặt bằng Sở dĩ có điều đó là do nhiều lí do khác nhau
Trước hết chúng ta thấy trong kiến trúc cổ truyền của người Việt do có
vị trí địa hình và khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, là nơi lắm bão tố, nắng gắt nênchất liệu xây dựng phụ thuộc vào cây cối nên căn bản vật liệu không cho phépngười Việt dựng các công trình phổ biến theo hình thức cao lớn Hơn nữa, tất
cả các di sản văn hoá vật thể của người Việt chủ yếu ở trong không gian nôngthôn, chủ nhân là người nông dân, như thế phần nhiều mang tư duy nôngnghiệp Vì thế kiến trúc người Việt đa phần là kiến trúc làng xã, chứ rất ítkiến trúc của thành thị, của trung ương hay nói cách khác là của tầng lớp trên.Bởi thế, kiến trúc của cộng đồng làng xã ít được cho phép dựng cao Điều nàykhác hẳn với Trung Hoa và các nước khác, bởi kiến trúc ở các nước này luôn
có xu hướng vươn cao nhằm tỏ vị thế, vai trò của mình
Một điều quan trọng hơn đó là các kiến trúc của người Việt mang tínhchất căn bản, ít nhiều có tính chất tín ngưỡng Người Việt chưa có ý thức đẩythần linh lên cao Chính điều đó đã chi phối, làm cho kiến trúc của người Việtkhông có xu hướng vươn cao Mặt khác, người Việt do có sự phân hoá xã hộithấp Trong tư duy của người Việt mang đậm tư duy nông nghiệp trên bệ đỡcủa cư dân làng xã1 Vì vậy có sự tự do nhất định để văn hoá tín ngưỡng dângian có điều kiện nuôi dưỡng và phát triển Với “ tính nông dân” và tư duynông nghiệp như vậy thì ước vọng của người nông dân chỉ là ruộng đất.Ruộng đất càng được mở rộng thì càng gắn với sự giàu có về của cải
Chính từ tư duy ấy, luôn luôn có xu hướng dàn trải theo mặt bằng chứkhông theo chiều cao Nên ở bất kỳ một công trình kiến trúc nào, ở thời giannào đi nữa đều có những kiến trúc thành phần hay còn gọi là đơn nguyên kiếntrúc Các đơn nguyên ấy có sự gắn kết với nhau tạo nên một mặt bằng tổngthể của kiến trúc
1 Trần Lâm Biền (ch.b).Diễn biến kiến trúc sđd,tr.192-193.
Trang 34Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng ở một giai đoạn, một thời kỳ thì số lượngcủa các đơn nguyên kiến trúc lại khác nhau, và có xu hướng tăng dần lên phùhợp với nhu cầu và mục đích của cộng đồng dân cư trong đời sống sinh hoạtvăn hoá Trong quá trình hoàn thiện, các công trình kiến trúc của người Việtdần thâu nạp những bộ phận mới góp phần tạo nên tính đa dạng, phong phú,độc đáo của kiến trúc Việt.
Đối với các công trình kiến trúc gắn với tôn giáo tín ngưỡng, trải quathời gian ngày càng tiếp tục bổ sung, hoàn thiện Đình làng là một loại hìnhkiến trúc như vậy Sự thay đổi, phát triển của kiến trúc đình làng gắn liền vớinhững bước đi phát triển của cộng đồng làng xã nói riêng và của xã hội nóichung Thông qua việc tiếp cận những diễn biến của kiến trúc đình làng cũnggóp phần quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử của cha ông, với nhữngbước thăng trầm, biến động, bởi chính những công trình kiến trúc ấy là những
cứ liệu lịch sử xác thực minh chứng cho sự phát triển
Nhìn chung kiến trúc đình làng phát triển nhanh chóng qua các thời kỳlịch sử, và ngày càng dàn trải theo mặt bằng với sự xuất hiện dần của các đơnnguyên kiến trúc Khởi nguyên của ngôi đình chỉ có bố cục theo kiểu chữ nhất( - ), đến đâù thế kỷ XVII chúng ta mới thấy xuất hiện dè dặt kiểu chữ nhị
(=) Và cũng khoảng thế kỷ XVII đã xuất hiện kết cấu kiểu chữ Đinh ( J ) Đến cuối thế kỷ XVIII thì xuất hiện kiểu chữ ( I ) Và sang thế kỷ XVIII,
XIX, XX dần dần bổ sung và phát triển các kiểu như: “ nội công, ngoạiquốc” Sự thay đổi mặt bằng kiến trúc gắn liền với sự thay đổi thâu nạpnhững chức năng mới của ngôi đình
Đình Giang Xá là một ngôi đình có niên đại khá sớm và cũng cónhiều các đơn nguyên kiến trúc Bố cục mặt bằng của ngôi đình đượchoàn thiện dần và bổ sung thêm qua các giai đoạn khác nhau Tuy nhiên,hiện nay đình Giang Xá vẫn giữ nguyên được những đơn nguyên kiếntrúc ban đầu và tồn tại những đơn nguyên kiến trúc về sau tạo cho ngôi
Trang 35đình một khuôn viên hoàn chỉnh Phía trước của ngôi đình là một giếngvuông, xung quanh giếng có đường bao quanh, từ giữa đoạn đường phíasau giếng được xây hai trụ hoa biểu cỡ to làm cửa đình Từ trụ hoa biểuchạy sang hai bên, rồi vòng về phía đằng sau bao cả hậu cung là bức tườngthấp làm ranh giới nội vi đình Qua cổng hai góc sân trước đình là hai nhà
Tả vu và Hữu vu và có tường bao quanh, cửa phía trước mang chức năngriêng và được xây dựng ở giai đoạn sau Tiếp đó là một khoảng sân rộng, lànơi tập hợp đông đảo nhân dân trong ngày hội làng hay trong làng có côngviệc gì cần bàn bạc Chính khoảng sân rộng ấy đã tạo cho không gian củangôi đình rộng rãi và thoáng mát Kiến trúc chính của ngôi đình nằm ở phíacuối sân vừa bề thế, vừa uyển chuyển mềm mại gần toà đại đình gắn liền
với hậu cung theo kiểu chữ Đinh ( J ) ( hay còn gọi là chuôi vồ).
Có thể xem sự gắn kết hài hoà giữa các đơn nguyên kiến trúcnguyên gốc của ngôi đình và các đơn nguyên mới về sau càng tạo chongôi đình thêm uy nghi Các đơn nguyên kiến trúc đã “ăn hợp” với nhaumột cách tinh tế đã tạo cho đình Giang Xá vốn dĩ đã rất cổ kính, linhthiêng càng trở nên bề thế, đồ sộ hơn Trải qua những thời kỳ khác nhau,ngôi đình ngày càng hoàn thiện nhưng nó vẫn luôn giữ được nguyên gốc
và có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh cũng như sinh hoạt vănhoá của dân làng
2.1.3 Kết cấu kiến trúc
Giá trị văn hoá vật thể của một công trình kiến trúc gỗ nói chung vàcủa công trình đình làng nói riêng thể hiện rõ nét thông qua kết cấu kiếntrúc của bản thân di tích đó Nhắc tới kết cấu kiến trúc của một ngôi đình
có nghĩa là chúng ta đang tiếp cận với các đơn nguyên kiến trúc của di tích
ấy Nhìn vào các kết cấu kiến trúc của một di tích đặc biệt là kết cấu chính,chúng ta có thể cảm nhận được không gian cũng như sự bề thế của di tích
Trang 36* Nghi môn
Thông thường khi tìm hiểu kết cấu kiến trúc của di tích chúng ta sẽ quantâm tới các đơn nguyên kiến trúc mà đầu tiên là Nghi môn Đối với mỗi ngôiđình thì có những kiểu Nghi môn khác nhau, có thể đó là một nghi môn bề thếvới 3 cửa, có thể đó cũng là kiểu Nghi môn tứ trụ Tuy nhiên đối với đình Giang
Xá, thì nghi môn mang một kiểu khác vừa đơn giản, vừa thanh thoát khôngmang vẻ nặng nề Nghi môn của ngôi đình chỉ là hai trụ hoa biểu khá cao đượcxây dựng chính giữa phía trước sân đình Mặc dù vậy nó cũng được trang trí khácầu kỳ Phần trên đỉnh của hai trụ hoa biểu được đắp tứ phượng đầu ngóc lên ởbốn góc, đuôi chụm vào giữa theo kiểu lá lật như tụ sức, tụ linh của bốn phươngthông qua thân cột tràn xuống dân gian Dưới tứ phượng là lồng đèn và chân trụđắp theo kiểu trái dành Ở bốn mặt của mỗi một trụ đều được đắp nổi các câuđối Từ trụ hoa biểu chạy sang hai bên nối liền với hai dãy nhà Tả vu và Hữu vu
Vì vậy có thể nói cửa đình Giang Xá chỉ có một cửa duy nhất chứ không hìnhthành các cửa phụ như các nghi môn của nhiều ngôi đình khác Mặc dù vậy, nóvẫn tạo cho ngôi đình dáng vẻ thanh thoát, thoáng đãng
Như vậy, ta có thể thấy cửa của ngôi đình (hay Nghi môn) là một đơnnguyên kiến trúc của di tích Nó là đơn vị cấu thành di tích, đồng thời cũng làđơn nguyên đầu tiên của di tích khi chúng ta đến với di tích Không chỉ đơnthuần mang giá trị về mặt kiến trúc, dường như những cột trụ của nghi môn
là nơi thu hút nguồn sinh lực của đất trời xuống dân gian để cho muôn loàisinh sôi, nảy nở
Khi qua Nghi môn là chúng ta đã bắt đầu tiếp cận với nội vi của đình
Ở hai góc sân trước cửa đình có tường nối với hai trụ biểu của nghi môn là hainhà Tả vu và Hữu vu Hai dãy nhà này cũng được bổ sung khi đình mangthêm chức năng mới Tả vu, Hữu vu của đình được trổ cửa phía trước mặt,bên trên như kiểu bình phong Nhìn chung hai nhà Tả vu, Hữu vu của đìnhGiang Xá khá đơn giản
Trang 37* Toà đại đình
Trải qua một khoảng sân rộng là nơi dân làng tụ tập đông kín trongnhững ngày hội làng là chúng ta tiếp cận với kết cấu chính của ngôi đình.Nếu quan sát từ xa ta có thể nhận thấy đây là một kết cấu kiến trúc đồ sộ, bềthế nhưng không hề nặng nề và mang tính áp đặt mà trông rất uyển chuyển,mềm mại Kiến trúc chính này bao gồm toà Đại đình nối liền với Hậu cungtheo kiểu chữ Đinh
Khi xác định giá trị cũng như tầm quan trọng của các bộ phận đơnnguyên kiến trúc trong kiến trúc chính của các di tích thì chúng ta có thể nhậnthấy lại có sự khác biệt giữa các loại hình Nếu như ở một ngôi chùa thì toàthượng điện được coi là quan trọng nhất thì ở mỗi ngôi đình, toà đại đình lạigiữ vị trí cốt yếu Kiến trúc của ngôi đình có đẹp, uy nghi, bề thế hay khônglại phụ thuộc chủ yếu vào bộ phận này Có thể nói toà đại đình là phần “hồn”,phần cốt lõi của một ngôi đình Mỗi ngôi đình của làng quê đều luôn chútrọng tới nó Giá trị của ngôi đình được đánh giá thông qua toà đại đình vớinhững kết cấu kiến trúc của nó Đôi khi chính những hình ảnh của toà đạiđình với những hàng chân cột to lớn lại trở thành niềm tự hào của người dânvùng quê này đối với làng khác khi họ lấy ngôi đình làng mình ra so sánh.Khi tiếp cận với toà đại đình của đình Giang Xá nói riêng và của toàn bộ ngôiđình nói chung, nghĩa là chúng ta đang tiếp cận với không gian thiêng củađình, nhưng đồng thời chúng ta cũng chiêm ngưỡng một kết cấu kiến trúcvững chắc, hoàn chỉnh góp phần tôn lên vẻ đồ sộ cho ngôi đình
- Liên kết bộ khung
Điểm độc đáo nhất trong kết cấu của toà đại đình chính là kết cấu của
bộ khung chịu lực với các liên kết vì kèo với kiểu thức khác nhau Sự liên kếtcủa các cấu kiện vừa đảm bảo sự chắc chắn trong chịu lực mà còn đảm bảotính thẩm mỹ, hài hoà
Trang 38Toà đại đình gồm 5 gian, 2 chái, lòng đình được mở rộng bởi 6 hàngchân cột dọc và kéo dài theo chiều ngang bởi 6 hàng chân cột tạo cho khônggian của đình rộng rãi, thoáng mát, thuận tiện cho việc hội họp của dân làng.
Sự bề thế, đồ sộ của ngôi đình được tạo bởi bộ khung khá chắc chắn và to lớn.Các cột chính có chu vi từ 120-140cm bằng loại gỗ tứ thiết tạo cho bộ khungđược kiên cố, vững chãi Định vị các cột là tảng kê chân cột bằng đá được gọtđẽo tỉ mỉ theo kiểu hình tròn vát đều các cạnh trên tảng hình vuông (theo kiểudật cấp) Ngoài việc cố định các cột thì các tảng kê chân cột ấy cũng có ýnghĩa âm dương, thể hiện quan niệm âm – dương đối đãi, trời tròn đất vuông
Hệ thống các cột khá đều nhau với hình đòng đòng tạo cho bộ khung đượcđồng đều, chắc chắn
Sự liên kết trong một bộ vì và giữa các bộ vì với nhau cũng rất độc đáo.Khi tiếp cận vào trong không gian của toà đại đình, chúng ta có thể dễ dàngnhận ra ngôi đình được xây dựng bởi hai hiệp thợ Nhưng trong tiến trình xâydựng ngôi đình, việc sử dụng hai hiệp thợ cũng có những mục đích riêng tạonên nghệ thuật trong việc xây dựng đình Các hiệp thợ chỉ cần thống nhất vềkích thước, tỷ lệ với người đại diện cho dân làng, rồi mỗi hiệp thợ làm mộtbên Mục đích của việc lựa chọn ấy nhằm tạo ra sự ganh đua về tiến độ xâydựng, giá trị thẩm mỹ cho công trình giữa các hiệp thợ, bởi mỗi một hiệp thợlại có những đặc điểm phong cách riêng Sở dĩ chúng ta có thể thấy đìnhGiang Xá được xây dựng bởi hai hiệp thợ là thông qua kiểu cách và kết cấukiến trúc cũng như nghệ thuật trang trí, chạm khắc trên các cấu kiện của ngôiđình Chúng ta thấy rõ ràng từ cột cái ra cột quân ở gian giữa và nửa đình bênphải làm theo kiểu chồng rường, còn ở nửa bên trái đình lại làm theo kiểu kẻchuyền Hơn nữa, trang trí, chạm khắc trên các đầu dư và các con ruờng cũng
có sự chênh lệch nhau rõ rệt
Kết cấu của vì nóc ở các bộ phận vì chủ yếu là theo kiểu kết hợp giữachồng rường và giá chiêng Đặc biệt ở đình Giang Xá, chúng ta bắt gặp hệ
Trang 39thống các câu đầu không ăn mộng vào cột cái mà được kê trên đầu cột cái.Các câu đầu này được đục khoét ở hai bên với độ rộng bằng bề rộng của đấuvuông thót đáy, cùng với đấu tạo nên một mộng ngoàm chắc chắn không xôlệch Đặc điểm này ta ít bắt gặp trong kết cấu của các ngôi đình muộn màthường thấy ở những ngôi đình có niên đại sớm (khoảng thế kỷ XVII, XVIII).
Bên cạnh các bộ vì với vì nóc theo kiểu giá chiêng - chồng rường ởgian chính và gian thứ hai ở cả hai bên thì ở bộ vì nóc thứ ba được làmtheo kiểu cốn mê Các con rường chồng khít lên nhau và tì lên câu đầu tạothành một bức cốn Hơn nữa, sự liên kết giữa các vì kèo với nhau cũng tạonên sự khác biệt Ở mỗi bên, từ bộ vì ở gian giữa nối với bộ vì ở gian thứhai đều là các xà đùi, chúng ăn mộng qua các thân cột cái và ăn mộng tiếpvào thân cột trốn Tuy nhiên sự gắn kết giữa hai bộ vì ở gian thứ hai lại cókết cấu theo kiểu chồng rường - cột trốn Các con rường ăn mộng vào thâncột trốn rồi vươn ra đỡ hoành mái Các con rường gối lên nhau bởi nhữngđấu vuông thót đáy Và ở các đầu con rường này đều được trang trí hoavăn
Trong khi đó, nóc từ cột quân ra cột cái ở cả 4 góc của đình đều là kẻ,như thế đỡ mái hiên không có đầu bẩy mà toàn là đầu kẻ Đuôi kẻ là nghéchạm đầu rồng ngắn Đặc biệt, trên xà đùi cạnh cột trốn ở các gian bên cótượng ngựa và voi khá đẹp
Có thể nói bộ khung của toà đại đình tương đối vững chắc và uyểnchuyển Sự gắn kết giữa các bộ phận trong một bộ vì nói riêng và toàn bộ kếtcấu khung nói chung rất mềm mại, tạo cho kết cấu kiến trúc không còn mangdáng vẻ thô kệch Các nghệ sĩ, các nhà điêu khắc dân gian đã rất tài tình khihoàn thành bộ khung của ngôi đình Điều đó phần nào cho ta thấy tài năngcủa những con người vốn dĩ là nông dân ấy Nhìn chung, nếu xét một cáchtổng thể thì có thể khẳng định kết cấu của ngôi đình rất hoàn chỉnh, uy nghi
và bề thế
Trang 40Trong tổng thể một ngôi đình thì các đơn nguyên kiến trúc lại có nhữnggiá trị khác nhau Nếu như ta xác định giá trị về kiến trúc của ngôi đình thìchắc chắn toà đại đình sẽ luôn thể hiện rõ nét và độc đáo, và có thể coi toà đạiđình như phần cốt lõi và quan trọng nhất trong đình làng Tuy nhiên bất cứngôi đình nào của người Việt cũng đều có sự gắn kết chặt chẽ với một vị thầnlinh nhất định Bởi vậy, trong ngôi đình luôn luôn thể hiện rõ đời sống tâmlinh của người Việt Sự đồ sộ về kiến trúc của toà đại đình kết hợp với sựthiêng liêng, uy nghiêm của hậu cung càng làm cho ngôi đình trở nên độc đáomang đậm bản sắc truyền thống dân tộc.
Khu vực thờ của đình Giang Xá được xác định từ phía cột cái trong củagian giữa trở vào, có cửa võng phong cách Nguyễn cầu kỳ, chạm tứ linh, thếpvàng lộng lẫy Ngay ở phía trước của gian giữa có nhang án để thờ và hệthống các đồ thờ được bài trí một cách trang nghiêm Ở ngay hai bên chính làcác tán, lọng được sắp đặt cân xứng Đó là những tán lọng của nhà vua – vịthần của dân làng Mỗi khi hội làng là những tán lọng này được dân làng rướccùng với ngai của thần Phía trên nóc của gian chính là một bức ván khá dày
ăn mộng vào các câu đầu và hoành mái chắc chắn Bức ván này được trổ đềtài “ lưỡng long chầu nguyệt” một cách tinh tế Nếu tìm hiểu kĩ về bức vánnày chúng ta có thể nhận thấy sự đối xứng của nó với mặt nền Ý nghĩa của sựđối đãi ấy có thể hiểu là nó đã tạo ra sự hài hoà, sự kết hợp âm dương củangôi đình
Chính điện là bức hoành phi khắc 4 chữ lớn: “ Lư hạp tôn quang” ( Cửatrời lồng lộng), phía bên phải cũng có bức hoành phi : “ Vạn xuân triệuthông” (Vạn xuân thống nhất), bên trái là hoành phi : “ Thiên đức kiếnnguyên” (Dựng nên kỷ nguyên Thiên đức) Rõ ràng ta thấy các bức hoành phi
để thể hiện tài năng, công đức và lòng kính trọng của dân làng đối với vị anhhùng dân tộc, vị thành hoàng của làng Ngoài ra, ở hai bên cột cạnh cửa đình
có hai câu đối được viết bằng kiểu chữ vuông độc đáo: