KHÁM ĐẦU MẶT CỔ VÀ TUYẾN GIÁP
Trang 1BS NGUYỄN MINH LUÂN Đơn vị huấn luyện kỹ năng tiền lâm sàng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Trang 2MỤC TIÊU:
HỎI BỆNH KHI KHÁM ĐẦU MẶT CỔ, TUYẾN GIÁP
1
KHÁM HẠCH CỔ VÀ CÁC NHÓM HẠCH
2
KHÁM TUYẾN GIÁP
3
Trang 31 Phát hiện bệnh lý phần mềm vùng đầu cổ.
2 Phân biệt các bệnh lý trên lâm sàng.
3 Khám tuyến giáp.
4 Chần đoán bệnh lý tuyến giáp trên lâm sàng
Trang 4Bệnh lý vùng đầu cổ
• Bệnh lý ở da đầu: bướu bả da đầu, bướu máu.
• Bệnh lý ở mặt: bướu bả, bướu máu, bướu sợi thần kinh, bướu tuyến nước
bọt mang tai.
• Bệnh lý ở cổ: bướu tuyến giáp, nang giáp lưỡi, nang bạch huyết, hạch cổ
dọc cơ ức đòn chủm, hạch thượng đòn, bướu mỡ.
Trang 5• Bệnh lý ở da đầu: bướu bả da đầu, bướu máu.
Trang 6Phân biệt bệnh lý trên lâm sàng
• Bệnh lý ở mặt: bướu bả, bướu máu, bướu sợi thần kinh, bướu tuyến nước
bọt mang tai.
Trang 7• Bệnh lý ở mặt: bướu bả, bướu máu, bướu sợi thần kinh, bướu tuyến nước
bọt mang tai.
Trang 8Phân biệt bệnh lý trên lâm sàng
• Bệnh lý ở cổ: bướu tuyến giáp, nang giáp lưỡi, nang bạch huyết, hạch cổ
dọc cơ ức đòn chủm, hạch thượng đòn, bướu mỡ.
Trang 9• Bệnh lý ở cổ: bướu tuyến giáp, nang giáp lưỡi, nang bạch huyết, hạch cổ
dọc cơ ức đòn chũm, hạch thượng đòn, bướu mỡ.
Trang 10HỎI BỆNH TRONG KHÁM ĐẦU MẶT CỔ VÀ TUYẾN GIÁP
Thời gian khởi bệnh
Tiền căn mổ
Tiền căn chấn thương
Tiền căn răng nướu.
Triệu chứng cơ năng: Nuốt, tiếng nói, nhai, thở.
Đối với tuyến giáp:
Lý do vào viện.
Thời gian bướu thay đổi về tim mạch, chuyển hóa, thần kinh…
Các bệnh đi kèm.
Tiền căn gia đình.
Trang 11Bệnh nhân ngồi, cổ thẳng hay hơi ngửa ra sau.
Bộc lộ vùng cổ từ trên xương ức và dưới hàm.
Người khám đứng trước hoặc hơi sang bên cạnh bệnh nhân Quan sát: màu sắc da, phù nề, vết loét, thay đổi về hình dạng cổ.
Trang 12KHÁM VÙNG CỔ
SỜ:
Bệnh nhân ngồi đầu thẳng hoặc hơi cuối về phía trước.
Người khám đứng phía sau hay hơi bên cạnh bên nhân.
Khám bằng 2 tay: ngón cái đặt ờ vùng bên – sau bờ sau cơ ức đòn chủm, các ngón còn lại đặt lên vùng cổ trước.
Khám bằng 1 tay: đứng bên cạnh bệnh nhân, ngón cái đặt nhẹ vào 1 bên cổ, 4 ngón còn lại đặt lên vùng cổ đối diện để khám Chú ý cho bệnh nhân nuốt khi thăm khám.
Xác định các triệu chứng: phù nề, nhiệt độ da, tính chất của khối (vị trí, tính chất bề mặt, mật độ, ranh giới, mức độ di
động, đau hay không, thay đổi kích thước)
Trang 13Nghe trên khối bệnh lý: thông động tĩnh mạch, bệnh Basedow Tiếng thở rít: khí quản bị chèn ép.
Trang 14KHÁM VÙNG CỔ
ĐO:
Đo chu vi vùng cổ ở 1 cột mốc nhất định trong các thời gian khác nhau.
Trang 15Bình thường, tuyến giáp không nhìn thấy được.
Nhìn đánh giá sơ bộ: hình thái, kích thước, to toàn bộ hay một phần.
Viêm giáp: da trên mặt tuyến đỏ.
Trang 16KHÁM TUYẾN GIÁP
SỜ:
Người bệnh ở tư thế ngồi thoải mái, đủ ánh sáng, đầu hơi cúi
về phía trước.
Người khám: đứng đối diện với bệnh nhân, ngón cái và ngón trỏ đè vào giửa khí quản và cơ ức đòn chũm, nói người bệnh nuốt.
Dùng 2 tay: một tay để ở ranh giới giữa khí quản và cơ ức đòn chũm, một tay để ngoài cơ ức đòn chũm, tay ngoài đẩy vào, tay trong sờ nắn từng thùy của tuyến giáp.
Trang 17Ghi nhận : thể tích, giới hạn của tuyến, mật độ tuyến, bướu lan tỏa, nhân hay hỗn hợp.
Rung miu.
Tuyến giáp viêm: đau và nóng.
ĐO:
Đo chỗ phình to nhất của tuyến và kiểm tra lại sau đó.
Trang 18KHÁM TUYẾN GIÁP
Độ Đặc điểm
O Không sờ thấy bướu tuyến giáp.
IA Bướu sờ nắn được: mỗi thuỳ tuyến giáp to hơn
đốt một ngón cái của người bệnh.
IB Bướu sờ nắn được: khi ngửa đầu ra sau nhìn
thấy tuyến giáp to.
II Bướu nhìn thấy được: tuyến giáp to nhìn thấy
ở tư thế bình thường & ở gần.
III Bướu lớn làm biến dạng cổ: bướu tuyến giáp
rất lớn, nhìn thấy dù ở xa.
Trang 19Nghe trên tuyến giáp: âm thổi tâm thu hay tiếng thổi liên tục Nghe ở cực trên, nằm nghe rõ hơn ngồi.
Do:
Tốc độ dòng máu tăng.
Tăng sinh mạch máu.
Thông động tĩnh mạch trên tuyến giáp.