Đề thi trắc nghiệm và tự luận môn vật lý 9 đề số 22

3 249 0
Đề thi trắc nghiệm và tự luận môn vật lý 9 đề số 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ SỐ 22 (45 phút) A – PHẠM VI KIỂM TRA 1. Dòng điện xoay chiều. 2. Máy phát điện xoay chiều. 3. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều. 4. Truyền tải điện năng đi xa. 5. Máy biến thế. 6. Vận hành máy phát điện và máy biến thế. 7. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 8. Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ. 9. Thấu kính hội tụ. 10. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ. 11. Thấu kính phân kì. 12. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì. 13. Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ. 14. Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh. 15. Mắt. 16. Mắt cận và mắt lão. 17. Kính lúp. 18. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu. 19. Sự phân tích ánh sáng trắng. 20. Sự trộn các ánh sáng màu. 21. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu. 22. Các tác dụng của ánh sáng. 23. Nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD. 24. Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng. 25. Định luật bảo toàn năng lượng. 26. Sản xuất điện năng – Nhiệt điện và thủy điện. 27. Điện gió – Điện Mặt Trời – Điện hạt nhân. B – NỘI DUNG ĐỀ I – Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1. Trong thí nghiệm được bố trí như hình vẽ, cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều trong trường hợp A. nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ. B. nam châm và cuộn dây cùng quay quanh trục PQ. C. nam châm và cuộn dây chuyển động cùng chiều, luôn cách nhau một khoảng bằng nhau. D. nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB. Câu 2. Nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng gấp đôi để tải cùng một công suất điện và với hiệu điện thế không đổi đặt vào hai đầu dây dẫn thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt trên dây tải sẽ A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 4 lần. Câu 3. Trường hợp nào trong hình biểu diễn sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ không khí qua mặt phân cách xy sang nước? A. B. C. D. Câu 4. Nhìn một ngọn đèn phát ra ánh sáng đỏ qua kính lọc màu đỏ ta sẽ thấy A. màu đỏ. B. màu gần như đen. C. màu xanh. D. ánh sáng trắng. Câu 5. Câu nào dưới đây không đúng? A. Vật màu trắng tán xạ tốt mọi ánh sáng (trắng, đỏ, vàng, lục, la …). B. Vật có màu đen không tán xạ ánh sáng. C. Vật có màu xanh tán xạ hoàn toàn ánh sáng trắng. D. Vật có màu nào (trừ màu đen) thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó. Câu 6. Trong nhà máy thủy điện thì chủ yếu có sự chuyển hóa dạng năng lượng nào dưới đây? A. Cơ năng thành điện năng. B. Điện năng thành hóa năng. C. Nhiệt năng thành điện năng. D. Điện năng thành cơ năng. II. - Điền các từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau Câu 7. Vôn kế xoay chiều đo giá trị …………… của hiệu điện thế xoay chiều. Câu 8. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng đường truyền của tia sáng …………… khi nó đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. Câu 9. Kính lúp là thấu kính …………… có tiêu cự ngắn. III – Ghép mỗi nội dung ở cột bên trái với một nội dung ở cột bên phải để thành một câu có nội dung đúng Câu 10. 1. Một thanh nam châm nằm trong lòng một cuộn dây dẫn kín. Kéo cả thanh nam châm và cuộn dây chuyển động về hai phía với cùng một tốc độ. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây vì a) số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây đó luân phiên tăng, giảm. 2. Trong máy phát điện xoay chiều, khi nam châm quay thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện xoay chiều vì b) số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó giảm. 3. Phải dùng dòng điện xoay chiều để chạy máy biến thế thì mới tạo ra sự biến đổi từ trường ở cuộn thứ cấp, nghĩa là c) số đường sức từ xuyên qua cuộn dây đó không đổi. d) số đường sức từ xuyên qua cuộn dây đó biến đổi. IV. Bài tập Câu 11. Đặt một tấm kính đỏ trên một tờ giấy trắng rồi chiếu ánh sáng trắng vào tấm kính. a) Nhìn vào tấm kính (không nhìn tấm kính theo phương phản xạ ánh sáng) ta sẽ thấy có màu gì? Tại sao? b) Nếu thay tờ giấy trắng bằng tờ giấy xanh, thì ta sẽ thấy tờ giấy này có màu gì? Tại sao? Câu 12. Mắt lão của một người nhìn thấy các vật ở xa, nhưng không nhìn thấy các vật ở gần trong khoảng 50 cm. Hãy vẽ hình và giải thích tại sao người già đeo kính lão phù hợp thì nhìn được các vật ở gần. C – ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câ u Đáp án Biểu điểm Ghi chú 1 D 0,5 điểm 2 B 0,5 điểm 3 B 0,5 điểm 4 A 0,5 điểm 5 C 0,5 điểm 6 A 0,5 điểm 7 hiệu dụng 0,5 điểm 8 bị gãy khúc tại mặt phân cách 0,5 điểm 9 hội tụ 0,5 điểm 10 1 – b 0,5 điểm 2 – a 0,5 điểm 3 – d 0,5 điểm 11 a) Ta thấy màu đỏ, vì: - Khi chiếu ánh sáng trắng vào tấm kính thì tấm kính cho ánh sáng đỏ đia qua và đến tờ giấy trắng. 0,5 điểm - Tờ giấy trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ này. 0,5 điểm - Tấm kính màu đỏ như một tấm lọc cho ánh sáng đỏ đi ngược trở lại và đến mắt ta nên nhìn thấy màu đỏ. 0,5 điểm b) Ta thấy màu đen, vì tờ giấy xanh tán xạ kém ánh sáng đỏ. 0,5 điểm 12 - Kính lão phù hợp là thấu kính hội tụ có tiêu điểm F gần mặt hơn và gần trùng với điểm cực cận (C C ) của mắt lão. 1 điểm - Điểm cực cận của mắt là điểm gần mắt nhất mà mắt có thể nhìn thấy rõ được. - Trên hình vẽ, các vật ở trong khoảng 50 cm trước thấu kính hội tụ (tức là trong khoảng tiêu cự của thấu kính) sẽ cho ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật và nằm ngoài khoảng tiêu cự, tức là xa hơn điểm cực cận của mắt lão, nghĩa là trong khoảng nhìn thấy của mắt lão. 1 điểm . cận và mắt lão. 17. Kính lúp. 18. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu. 19. Sự phân tích ánh sáng trắng. 20. Sự trộn các ánh sáng màu. 21. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu. 22. . điện và máy biến thế. 7. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 8. Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ. 9. Thấu kính hội tụ. 10. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ. 11. Thấu kính phân kì. 12. Ảnh của vật. không đúng? A. Vật màu trắng tán xạ tốt mọi ánh sáng (trắng, đỏ, vàng, lục, la …). B. Vật có màu đen không tán xạ ánh sáng. C. Vật có màu xanh tán xạ hoàn toàn ánh sáng trắng. D. Vật có màu nào

Ngày đăng: 31/07/2015, 22:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan