ĐỀ SỐ 4 (15 phút) A – PHẠM VI KIỂM TRA 1. Định luật Jun – Lenxơ. 2. Vận dụng định luật Jun – Lenxơ. 3. Thực hành: Kiểm nghiệm mối quan hệ Q và I 2 trong định luật Jun – Lenxơ. 4. Sử dụng an an toàn và tiết kiệm điện. B – NỘI DUNG ĐỀ I – Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1. Công thức nào trong các công thức sau đây biểu thị mối quan hệ giữa nhiệt lượng Q tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua và cường độ dòng điện I, điện trở R, thời gian t mà dòng điện chạy qua? A. Q = I 2 Rt. B. Q = Irt. C. Q = IRt 2 . D. Q = IR 2 t. Câu 2. Nếu đồng thời giảm điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn đi một nửa, thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây sẽ giảm đi A. 2 lần. B. 4 lần. C. 8 lần. D. 16 lần. Câu 3. Mắc một điện trở vào một hiệu điện thế không đổi, nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong cùng một thời gian A. tăng lên gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng gấp đôi. B. tăng lên gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa. C. tăng lên gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa. D. giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn. Câu 4. Một dòng điện có cường độ I = 2 mA chạy qua một điện trở R = 3 kΩ trong thời gian 10 phút. Tính nhiệt lượng tỏa ra. A. Q = 60 J. B. Q = 120 J. C. Q = 3 600 J. D. Q = 7,2 J. II – Bài tập Câu 5. Thời gian đun sôi 1,5 lít nước của một ấm điện là 10 phút. Hiệu điện thế giữa hai đầu ấm là 220 V. Tính điện trở của ấm. Biết rằng nếu kể cả nhiệt lượng hao phí để đun sôi 1 lít nước thì cần nhiệt lượng 420 000 J. Câu 6. Tại sao với cùng một dòng điện chạy qua dây dẫn vào bếp điện mà dây dẫn nóng lên không đáng kể, còn bếp điện thì nóng lên rất mạnh? Câu 7. Hãy nêu các cách sử dụng tiết kiệm điện năng trong gia đình. Câu 8. Hãy nêu các quy tắc cần phải thực hiện để đảm bảo an toàn đối với mạng điện trong gia đình. C – ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câ u Đáp án Biểu điểm Ghi chú 1 A 1 điểm 2 D 1 điểm 3 B 1 điểm 4 D 1 điểm 5 Để đun sôi 1,5 lít nước cần nhiệt lượng: 420000.1,5 630000 1 Q J= = 1 điểm Từ định luật Jun – Lenxơ, ta có: 2 2 2 U U Q RI t t R t R Q = = ⇒ = 1 điểm 2 220 .10.60 R 46,1( ) 630000 = = Ω 1 điểm 6 Nếu có cùng một dòng điện chạy qua dây dẫn và bếp điện trong cùng một thời gian, thì theo định luật Jun – Lenxơ, nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn và bếp điện khác nhau chỉ do sự khác nhau về điện trở của chúng. Vì điện trở của dây dẫn nhỏ hơn điện trở của bếp điện rất nhiều, nên nhiệt lượng tỏa ra ở bếp điện sẽ lớn hơn nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn rất nhiều. 1 điểm 7 - Sử dụng các dụng cụ có công suất định mức vừa đủ 1 điểm - Chỉ sử dụng các dụng cụ điện trong những lúc cần thiết. - Góp phần giảm bớt sự cố về điện do quá tải, đặc biệt vào những giờ cao điểm (chỉ sử dụng các dụng cụ điện rất cần thiết vào những giờ cao điểm) - Tăng thời gian sử dụng điện vào ban đêm khi có thể, như sấy quần áo, … 8 - Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện. 1 điểm - Cần mắc cầu chì đúng mức quy định. - Trước khi thay bóng đèn hỏng phải ngắt công tắc hoặc rút cầu chì cho mạch điện của bóng đèn; đảm bảo cách điện giữa cơ thể người và nền nhà, tường gạch. - Nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ hay thiết bị điện. . ĐỀ SỐ 4 (15 phút) A – PHẠM VI KIỂM TRA 1. Định luật Jun – Lenxơ. 2. Vận dụng định luật Jun – Lenxơ. 3. Thực hành: Kiểm nghiệm mối quan hệ Q và I 2 trong định luật Jun – Lenxơ. 4. Sử dụng. lúc cần thi t. - Góp phần giảm bớt sự cố về điện do quá tải, đặc biệt vào những giờ cao điểm (chỉ sử dụng các dụng cụ điện rất cần thi t vào những giờ cao điểm) - Tăng thời gian sử dụng điện vào. điện trong gia đình. C – ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câ u Đáp án Biểu điểm Ghi chú 1 A 1 điểm 2 D 1 điểm 3 B 1 điểm 4 D 1 điểm 5 Để đun sôi 1,5 lít nước cần nhiệt lượng: 42 0000.1,5 630000 1 Q J= = 1 điểm Từ