ĐỀ SỐ 14 (45 phút) A – PHẠM VI KIỂM TRA 1. Hiện tượng cảm ứng điện từ. 2. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. 3. Dòng điện xoay chiều. 4. Máy phát điện xoay chiều. 5. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều. 6. Truyền tải điện năng đi xa. 7. Máy biến thế. 8. Vận hành máy phát điện và máy biến thế. B – NỘI DUNG ĐỀ I – Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1. Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây A. tăng rồi giảm và ngược lại. B. luôn luôn không thay đổi. C. luôn luôn giảm. D. luôn luôn tăng. Câu 2. Cho thanh nam châm nằm ngang quay quanh một trục thẳng đứng. Đèn LED mắc với hai đầu cuộn dây không sáng trong trường hợp A. ống dây được đặt thẳng đứng ở phía trên và đồng trục với nam châm. B. ống dây được đặt thẳng đứng bên cạnh nam châm. C. ống dây được đặt nằm ngang ở phía trên nam châm. D. ống dây được đặt nằm ngang trước một đầu của nam châm. Câu 3. Một thanh nam châm nằm trong lòng một cuộn dây dẫn kín. Dòng điện cảm ứng không xuất hiện trong cuộn dây khi A. giữ yên cuộn dây, kéo thanh nam châm ra ngoài với tốc độ không đổi. B. giữ yên thanh nam châm, kéo cuộn dây ra khỏi nam châm với tốc độ không đổi. C. cho thanh nam châm và cuộn dây chuyển động về một phía với cùng tốc độ. D. cho thanh nam châm và cuộn dây chuyển động về hai phía với cùng tốc độ. Câu 4. Với thí nghiệm được bố trí như hình vẽ, dòng điện cảm ứng xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong trường hợp A. thanh nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ. B. thanh nam châm và cuộn dây chuyển động cùng chiều luôn cách nhau một khoảng không đổi. C. thanh nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ. D. thanh nam châm đứng yên, cuộn dây quanh trục AB. Câu 5. Hiện tượng cảm ứng điện từ được ứng dụng trong hoạt động của dụng cụ nào dưới đây? A. Bàn là điện. B. Nam châm điện. C. Động cơ điện một chiều. D. Máy phát điện xoay chiều. Câu 6. Khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn dây dẫn ở hình vẽ thì miếng sắt A. A. không bị hút, không bị đẩy. B. bị đẩy ra. C. bị hút chặt. D. bị hút, đẩy luân phiên. Câu 7. Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tải điện lên gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt trên dây sẽ A. tăng 4 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 2 lần. D. giảm 2 lần. Câu 8. Máy biến thế dùng để A. giữ cho hiệu điện thế ổn định, không đổi. B. giữ cho cường độ dòng điện ổn định, không đổi. C. làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện. D. làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế. II. - Điền các từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau Câu 9. Khi đưa một cực của một thanh nam châm đi từ ngoài vào trong lòng một ống dây dẫn thì số đường sức từ qua tiết diện S của ống dây Câu 10. Khi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín biến đổi thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện Câu 11. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với đặt vào hai đầu đường dây. III – Ghép mỗi nội dung ở cột bên trái với một nội dung ở cột bên phải để thành một câu có nội dung đúng Câu 12. 1. Một thanh nam châm nằm trong lòng một cuộn dây dẫn kín. Kéo cả thanh nam châm và cuộn dây chuyển động về hai phía với cùng tốc độ. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây vì a) số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng, giảm. 2. Trong máy phát điện xoay chiều, khi nam châm quay thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện xoay chiều vì b) số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên. 3. Lực từ của dòng điện tác dụng lên nam châm đổi chiều khi sử dụng c) dòng điện một chiều. d) dòng điện xoay chiều. IV. Bài tập Câu 13. Ở một đầu đường dây tải điện, đặt một máy tăng thế với các cuộn dây có số vòng là 500 vòng và 11 000 vòng. Ở cuối đường dây gần nơi sử dụng điện, đặt một máy hạ thế với các cuộn dây có số vòng là 10 750 vòng và 110 vòng. Hiệu điện thế đặt vào cuộn sơ cấp của máy tăng thế là 1 000 V, công suất điện tải đi là 110 000 W. a) Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp của máy tăng thế. b) Tính độ giảm hiệu điện thế ở hai đầu đường dây, biết hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp của máy hạ thế ở nơi sử dụng điện là 220 V. c) Tính công suất hao phí trên đường dây tải điện, biết rằng điện trở tổng cộng của đường dây này là 100 Ω. C – ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câ u Đáp án Biểu điểm Ghi chú 1 A 0,5 điểm 2 A 0,5 điểm 3 C 0,5 điểm 4 D 0,5 điểm 5 D 0,5 điểm 6 C 0,5 điểm 7 B 0,5 điểm 8 D 0,5 điểm 9 tăng 0,5 điểm 10 dòng điện cảm ứng 0,5 điểm 11 bình phương hiệu điện thế 0,5 điểm 12 1 – b 0,5 điểm 2 – a 0,5 điểm 3 – d 0,5 điểm 13 a) Hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp của máy tăng thế: 1 1 2 2 1 2 2 1 11000 1000 22000( ) 500 U n n U U V U n n = ⇒ = = = 1 điểm b) Hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp của máy hạ thế ở nơi sử dụng điện là: 1 1 2 2 2 ' ' ' ' ' 1 1 2 ' ' ' 10750 220 21500( ) 110 U n n U U V U n n = ⇒ = = = Độ giảm hiệu điện thế ở hai đầu đường dây: 22 000 – 21 500 = 500 (V) 1 điểm c) Công suất hao phí trên đường dây tải điện: 2 2 2 110000 100( ) 2500(W) 22000 hp P P R U = = = 1 điểm . hợp vào chỗ trống trong các câu sau Câu 9. Khi đưa một cực của một thanh nam châm đi từ ngoài vào trong lòng một ống dây dẫn thì số đường sức từ qua tiết diện S của ống dây Câu 10. Khi số đường. cuộn dây có số vòng là 500 vòng và 11 000 vòng. Ở cuối đường dây gần nơi sử dụng điện, đặt một máy hạ thế với các cuộn dây có số vòng là 10 750 vòng và 110 vòng. Hiệu điện thế đặt vào cuộn sơ. đổi. C. cho thanh nam châm và cuộn dây chuyển động về một phía với cùng tốc độ. D. cho thanh nam châm và cuộn dây chuyển động về hai phía với cùng tốc độ. Câu 4. Với thí nghiệm được bố trí như hình