1. Lý do chọn đề tài Một trong những tiêu chí để phản ánh trình độ phát triển của một đất nước đó là việc làm và chất lượng việc làm chất của công dân. Vì vậy việc làm luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Việc làm không chỉ nuôi sống mỗi người, mỗi quốc gia mà nó còn là điều kiện tồn tại của toàn xã hội. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay đã và đang đặt ra những thách thức và cơ hội cho mỗi người cho nên việc làm lại được quan tâm hơn bao giờ hết. Từ năm 2009, theo Quy chế thực hiện 3 công khai mà Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai, các trường Đại học, Cao đẳng phải công bố trước xã hội về tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường một năm. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trường chưa công bố được tỷ lệ này, có trường công bố không đầy đủ hoặc mang tính chất chiếu lệ. Mỗi sinh viên đều mong muốn sau khi ra trường sẽ tìm kiếm được một công việc đúng chuyên ngành theo học và với mức thu nhập phù hợp. Tuy nhiên không phải sinh viên nào sau khi ra trường cũng tìm được công việc như ý muốn. Vì vậy, ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường đã có rất nhiều sinh viên lo lắng và muốn tìm hiểu về thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của khoa, chuyên ngành mình theo họ để có những định hướng cho việc học tập. Trên thực tế đã có nhiều tác giả nghiên cứu về thực trạng việc làm, thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành Tâm lý học nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu về thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, khoa Giáo dục – Học viện Quản lý Giáo dục. Xuất phát từ mong muốn của nhóm thực hiện đề tài, mong muốn có những thông tin về thực trạng việc làm của các sinh viên đã tốt nghiệp ngành Tâm lí học Giáo dục, khoa Giáo dục – Học viện Quản lí Giáo dục để có một cách nhìn nhận đúng hơn về công việc của mình trong tương lai. Đồng thời giúp lãnh đạo trường có những thông tin cần thiết về việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, làm căn cứ đưa ra những điều chỉnh hợp lý trong công tác giảng dạy và xây dựng nội dung chương trình đào tạo, phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội, đảm bảo chất lượng đào tạo các thế hệ sinh viên của trường ngày càng nâng cao. Vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, khoa Giáo dục – Học viện Quản lý giáo dục” làm đề tài nghiên cứu.
Trang 1HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KHOA GIÁO DỤC _
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC, KHOA GIÁO DỤC - HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số:
Giảng viên hướng dẫn
TS Cao Xuân Liễu
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Trang 3-THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: Thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành Tâm lí học Giáo dục, khoa Giáo dục - Học viện Quản lí Giáo dục.
- Mã số:
- Chủ nhiệm: Phùng Thị Gái
- Giảng viên hướng dẫn: TS Cao Xuân Liễu
- Cơ quan chủ trì: Học viện Quản lý giáo dục
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015
2 Mục tiêu:
Khảo sát, phân tích, đánh giá và đưa ra số liệu thống kê về thực trạngviệc làm của sinh viên tốt nghiệp từ khóa 1 đến khóa 4 ngành Tâm lí học Giáodục, khoa Giáo dục - Học viện Quản lí Giáo dục
3 Kết quả nghiên cứu:
- Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận liên quan đến đối tượng nghiên cứu đề tài
- Mô tả được thực trạng việc làm của sinh viên từ khóa 1 đến khóa 4ngành tâm lí học Giáo dục, khoa Giáo dục – Học viện Quản lý giáo dục
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tìm việc làm của sinh viên saukhi tốt nghiệp
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Thực trạng việc làm sau khi tốt
nghiệp của sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, khoa Giáo dục – Học viện Quản lý giáo dục”, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt
thành và lời động viên của nhiều cá nhân, tập thể
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong ban lãnh đạonhà trường, Hội đồng Khoa học nhà trường, khoa Giáo dục đã tạo điều kiệncho chúng tôi có cơ hội được trải nghiệm, tập dượt nghiên cứu khoa học, qua
đó chúng tôi đã rèn luyện cho mình một số kỹ năng nhất định, phục vụ hữuích cho học tập và công việc tương lai của mình
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy giáo – giảng viênhướng dẫn TS Cao Xuân Liễu – Thầy giáo đã giúp chúng tôi học hỏi đượcnhiều kinh nghiệm, tâm huyết và tận tình hướng dẫn nhiệt thành cho chúng tôitrong suốt quá trình nghiên cứu để chúng tôi có thể hoàn thiện tốt đề tàinghiên cứu của mình
Đồng thời, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn bộ các anh chị sinhviên từ Khóa 1 đến khóa 4, ngành Tâm lí học Giáo dục, khoa Giáo dục – Họcviện Quản lí Giáo dục đã cung cấp thông tin và giúp đỡ chúng tôi nhiệt tìnhtrong quá trình thực hiện đề tài
Tuy đã dành nhiều thời gian và tâm huyết việc nghiêm cứu đề tài, nhưng
do kiến thức và kỹ năng còn hạn chế nên đề tài của chúng tôi không tránhkhỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa họcnhà trường, các thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu khoa học của chúngtôi có thể hoàn thiện hơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 2
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Cấu trúc đề tài 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH TÂM LÍ HỌC GIÁO DỤC, KHOA GIÁO DỤC – HỌC VIỆN QUẢN LÍ GIÁO DỤC 5
1.1 Một số nét cơ bản về ngành Tâm lý học Giáo dục 5
1.1.1 Tâm lý học Giáo dục 5
1.1.2 Sinh viên ngành Tâm lý học Giáo dục 6
1.2 Một số vấn đề về việc làm 7
1.2.1 Khái niệm việc làm 7
1.2.2 Phân loại việc làm 8
1.2.3 Vai trò của việc làm 9
1.3 Việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp 10
1.3.1 Sinh viên 10
1.3.2 Tốt nghiệp 11
1.3.3 Việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp 11
1.3.4 Vai trò của việc làm đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp 11
1.3.5 Những yếu tố tác động đến việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp 12
2.1.Tiến trình nghiên cứu 13
2.2 Phương pháp nghiên cứu 14
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 14
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 15
2.3.3 Phương pháp thống kê toán học 16
Trang 6Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH TÂM LÍ HỌC GIÁO
DỤC, KHOA GIÁO DỤC – HỌC VIỆN QUẢN LÍ GIÁO DỤC 17
3.1 Một vài nét về khách thể nghiên cứu 17
3.2 Thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành Tâm lý học Giáo dục, khoa Giáo dục – Học viện Quản lý Giáo dục 18
3.2.1 Thực trạng sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lí học Giáo dục, khoa Giáo dục – Học viện Quản lí Giáo dục chưa có việc làm 19
3.2.2 Thực trạng sinh viên tốt nghiệp Ngành Tâm lí học Giáo dục, khoa Giáo dục – Học viện Quản lí Giáo dục đã có việc làm 20
3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến qúa trình tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp 29
3.3.1 Về kiến thức 29
3.3.2 Về kỹ năng 31
3.3.3 Về thái độ 32
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34
1 Kết luận 34
2 Kiến nghị 35
2.1 Về phía sinh viên 35
2.2 Về phía Khoa Giáo dục – Học viện Quản lí Giáo dục 36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Trang 7DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Thực trạng việc làm của sinh viên ngành Tâm lí học Giáo dục, khoa Giáo dục – Học viện Quản lí Giáo dục 18 Biểu đồ 3.2:Thực trạng việc làm theo chuyên ngành 21 Bảng 3.1:Bảng so sánh thời gian làm việc, mức lương và mức độ hài lòng với công việc của sinh viên 22 Biểu đồ 3.3: Loại hình cơ quan 27 Bảng 3.2:Mức độ sử dụng kiến thức trong công việc 29
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Một trong những tiêu chí để phản ánh trình độ phát triển của một đấtnước đó là việc làm và chất lượng việc làm chất của công dân Vì vậy việclàm luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội Việc làm không chỉ nuôisống mỗi người, mỗi quốc gia mà nó còn là điều kiện tồn tại của toàn xã hội.Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay đã và đang đặt ra những tháchthức và cơ hội cho mỗi người cho nên việc làm lại được quan tâm hơn bao giờhết
Từ năm 2009, theo Quy chế thực hiện 3 công khai mà Bộ Giáo dục vàĐào tạo triển khai, các trường Đại học, Cao đẳng phải công bố trước xã hội về
tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường một năm Tuy nhiên trên thực tế,nhiều trường chưa công bố được tỷ lệ này, có trường công bố không đầy đủhoặc mang tính chất chiếu lệ
Mỗi sinh viên đều mong muốn sau khi ra trường sẽ tìm kiếm được mộtcông việc đúng chuyên ngành theo học và với mức thu nhập phù hợp Tuynhiên không phải sinh viên nào sau khi ra trường cũng tìm được công việc như
ý muốn Vì vậy, ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường đã có rất nhiều sinhviên lo lắng và muốn tìm hiểu về thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp củakhoa, chuyên ngành mình theo họ để có những định hướng cho việc học tập.Trên thực tế đã có nhiều tác giả nghiên cứu về thực trạng việc làm, thựctrạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, thực trạng việc làm sau khi tốtnghiệp sinh viên ngành Tâm lý học nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu vềthực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục,khoa Giáo dục – Học viện Quản lý Giáo dục
Xuất phát từ mong muốn của nhóm thực hiện đề tài, mong muốn cónhững thông tin về thực trạng việc làm của các sinh viên đã tốt nghiệp ngànhTâm lí học Giáo dục, khoa Giáo dục – Học viện Quản lí Giáo dục để có mộtcách nhìn nhận đúng hơn về công việc của mình trong tương lai Đồng thời
Trang 9giúp lãnh đạo trường có những thông tin cần thiết về việc làm của sinh viênsau khi tốt nghiệp, làm căn cứ đưa ra những điều chỉnh hợp lý trong công tácgiảng dạy và xây dựng nội dung chương trình đào tạo, phù hợp với nhu cầuthực tế của xã hội, đảm bảo chất lượng đào tạo các thế hệ sinh viên của trườngngày càng nâng cao.
Vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, khoa Giáo dục – Học viện Quản lý giáo dục” làm đề tài nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
Khảo sát, phân tích, đánh giá và đưa ra số liệu thống kê về thực trạngviệc làm của sinh viên tốt nghiệp từ khóa 1 đến khóa 4 ngành Tâm lí học Giáodục, khoa Giáo dục - Học viện Quản lí Giáo dục
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng việc làm của sinh viên ngànhTâm lí học Giáo dục, khoa Giáo dục – Học viện Quản lí Giáo dục sau khi tốtnghiệp
3.2 Khách thể nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu những sinh viên đã tốtnghiệp ngành Tâm lý học giáo dục, khoa Giáo dục – Học viện Quản lý giáodục
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc làm, sinh viên, vai trò của việclàm đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp
4.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc làm của sinh viênngành Tâm lý học Giáo dục, khoa Giáo dục – Học viện Quản lí Giáo dục saukhi tốt nghiệp
4.3 Đề xuất một số kiến nghị về phía sinh viên và cơ sở đào tạo tronghọc tập và giảng dạy
5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
5.1 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2014 đến tháng 4/2015
Trang 105.2 Giới hạn nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu và sử dụng các số liệu thu được từ việc khảosát và phân thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành Tâm lýhọc giáo dục, khoa Giáo dục – Học viện Quản lý Giáo dục Từ đó đưa ra một
số biện pháp giúp sinh viên tự trang bị kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợpPhạm vi khảo sát là100 sinh viênđã tốt nghiệp ngành Tâm lí học Giáodục, khoa Giáo dục - Học viện Quản Lí Giáo Dục
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến việc làm, việc làm sau khi tốtnghiệp, việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên
- Từ đó đưa ra các khái niệm liên quan đến việc làm, việc làm sau khi tốtnghiệp của sinh viên
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Tiến hành xây dựng phiếu hỏi dành cho đối tượng sinh viên đã tốt nghiệpngành Tâm lí học Giáo dục, khoa Giáo dục – Học viện Quản lí Giáo dục nhằmkhảo sát thực trạng việc làm, thu thập những thông tin cần thiết để đánh giá,phân tích thực trạng việc làm
- Phương pháp phỏng vấn
Thông qua trò chuyện qua điện thoại và facebook để làm sâu và rõ hơnmột số thông tin về việc làm của những sinh viên đã tốt nghiệp
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Xử lý số liệu thu được trong quá trình khảo sát để phân tích, đánh giáthực trạng
7 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, mục lục, tài liệu tham khảo, phụlục; đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:
Trang 11Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh
viên ngành Tâm lí học Giáo dục, khoa Giáo dục – Học viện Quản lí Giáo dục
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng việc làm sau
khi tốt nghiệp của sinh viên ngành Tâm lí học Giáo dục, khoa Giáo dục – Họcviện Quản lí Giáo dục
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của
sinh viên ngành Tâm lí học Giáo dục, khoa Giáo dục – Học viện Quản lí Giáodục
Kết luận và kiến nghị
Trang 12Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH TÂM LÍ HỌC GIÁO DỤC, KHOA GIÁO DỤC –
HỌC VIỆN QUẢN LÍ GIÁO DỤC
1.1 Một số nét cơ bản về ngành Tâm lý học Giáo dục
1.1.1 Tâm lý học Giáo dục
Tâm lý học
Theo “Wikipedia” tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động,tinh thần và tư tưởng của con người, cụ thể là cảm xúc, ý chí và hành động.Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng tháitâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người Tâm lýhọc vừa được nghiên cứu khoa học lẫn phi khoa học
Theo Nguyễn Xuân Thức trong Tâm lý học đại cương thì tâm lý học làmột ngành khoa học trung gian nằm giữa khoa học xã hội và khoa học tựnhiên vì tâm lý học nghiên cứu các hoạt động tâm lý con người Các hiệntượng tâm lý người có cơ sở vật chất là đặc điểm sinh học (cơ thể, não, giácquan, hệ thần kinh) và đồng thời tâm lý người có bản chất xã hội, phản ánhcuộc sống xã hội lịch sử vì thế tâm lý học vừa có tính chất của khoa học tựnhiên vừa có tính chất của khoa học xã hội
Giáo dục
Theo “Wikipedia” giáo dục nghĩa chung là hình thức học tập, của mộtnhóm người; kiến thức, kỹ năng và thói quen được trao quyền từ thế hệ nàysang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu Giáo dụcthường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thôngqua tự học.Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người tasuy nghĩ, cảm nhận hay hành động đều có thể xem như được giáo dục
Giáo dục theo nghĩa rộng là quá trình tác động có tổ chức, có mục đích,
có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới
Trang 13người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục nhằm hình thành nhân cáchcho họ.
Giáo dục nghĩa hẹp là một bộ phận của hoạt động giáo dục (nghĩa rộng),
là quá trình hình thành cho người được giáo dục lý tưởng, động cơ, tình cảm,niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xửđúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giaolưu
Tâm lý học Giáo dục
Là một chuyên ngành của khoa học tâm lý nghiên cứu những ứng dụngcủa tâm lý trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
1.1.2 Sinh viên ngành Tâm lý học Giáo dục
Là những người học tại các trường đại học đào tạo chuyên ngành về tâm
lý họcgiáo dục để nghiên cứu các hoạt động, tinh thần, tư tưởng và đặc điểmquá trình giáo dục để nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục
Đào tạo Cử nhân ngành Tâm lý học, nắm vững kiến thức cơ bản về cáclĩnh vực như tâm lý bệnh nhân, tâm lý tư vấn, tâm lý học đường, tâm lý xãhội, tâm lý học quản trị kinh doanh, tâm lý học quản lý, tâm lý học lao độngnhằm nghiên cứu tư duy và hành vi của con người bao gồm sức khỏe, nhậnthức, cảm xúc, các khía cạnh xã hội của hành vi cư xử của con người
Sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lí học nói chung và ngành Tâm lí họcGiáo dục nói riêng có thể làm việc ở những lĩnh vực sau:
Nghiên cứu khoa học tâm lý tại các Viện, các Trung tâm Khoa học, các
sở ban ngành, các Cơ quan Hoạch định Chính sách - Chiến lược, Cơ quanđiều tra tâm lý tội phạm và bộ phận nghiên cứu tâm lý khách cho các Côngty
Ứng dụng thực hành tâm lý
Tư vấn Tâm lý tại các cơ quan: Phát thanh, Truyền hình, Tư vấn trựctuyến, Báo chí, tại các trung tâm tư vấn, qua Tổng đài, các trường học, các
tổ chức lao động v.v
Trang 14 Trợ lý trị liệu Tâm lý, giúp việc cho các chuyên gia Tâm lý học Lâmsàng tại các Bệnh viện Tâm thần, các trung tâm chăm sóc sức khỏe tinhthần, Bệnh viện Nhi đồng, trung tâm dưỡng lão, Trung tâm điều trị bệnhnhân nhiễm HIV, trung tâm cai nghiện và các trường Giáo dưỡng của BộCông an.
Tư vấn cho lãnh đạo về các vấn đề Nhân sự, Tổ chức lao động vànghiên cứu Tâm lý tư vấn cho khách hàng tại các tổ chức lao động và cáccông ty
Giảng dạy Tâm lý học
1.2 Một số vấn đề về việc làm
1.2.1 Khái niệm việc làm
Có nhiều quan niệm khác nhau về việc làm:
Theo quan điểm của Các Mác : Việc làm là từ dùng để chỉ trạng thái phùhợp giữa sức lao động và điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, côngnghệ ) để sử dụng sức lao động đó
Sức lao động do người lao động sở hữu Những điều kiện cần thiết nhưvốn, tư liệu sản xuất, công nghệ có thể do người lao động có quyền sở hữu,
sử dụng, quản lý hoặc không Theo quan điểm của Mác thì bất cứ tình huốngnào xảy ra gây nên trạng thái mất cân bằng giữa sức lao động và điều kiện cầnthiết để sử dụng sức lao động đó đều có thể dẫn tới sự thiếu việc làm hay mấtviệc làm
Theo Điều 9, chương II, Bộ luật Lao động nước Cộng hòa Xã hội Chủnghĩa Việt Nam (10/2012/QH13) “ Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thunhập mà không bị pháp luật cấm”
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) “ Việc làm là những hoạt động laođộng được trả công bằng tiền và hiện vật”
Việc làm là công việc hay nhóm công việc thuộc hệ thống ngành kinh tếquốc dân, được thực hiện bởi người lao động với mục đích là tạo ra giá trị vậtchất và tinh thần cho bản thân họ, cho tập thể, cho xã hội mà trong đó họ là
Trang 15thành viên Việc làm không tự nó tạo ra sản phầm, tạo ra thu nhập Sự thựchiện việc làm nói chung, mới tạo ra thu nhập và là thu nhập hợp pháp, chínhđáng.
Từ những quan điểm trên, có thể hiểu việc làm là những hoạt động lao động tạo ra giá trị vật chất và giá trị tinh thần cho mỗi cá nhân, cộng đồng
mà không bị pháp luật cấm.
1.2.2 Phân loại việc làm
Tùy theo mục đích nghiên cứu mà người ta phân loại việc làm theo nhiềucách khác nhau
Việc làm bình thường và việc làm khó khăn, độc hại, nguy hiểm Việclàm bình thường là việc làm mà người lao động tham gia trực tiếp hay giántiếp vào cồn việc có thể cảm nhận được sự an toàn khi tiếp xúc và giải quyếtcông việc đó Việc làm khó khăn độc hại, nguy hiểm là những công việc chứađựng những yếu tố hóa học, vật lý, sinh học có hại đối với cơ thể người laođộng
Việc làm chân tay, việc làm trí óc: cách phân loại này dựa vào phươngthức thực hiện công việc Người lao động chân tay là những người phải thựchiện các công việc thông qua các thao tác bằng chân tay, dựa trên nền tảng làsức khẻo cơ bắp Người lao động trí óc là những người sử dụng phương thức
tư duy để giải quyết công việc, ví dụ như: kỹ sư, kiến trúc sư, giáo viên, nhàquản lí
Việc làm tự nguyện, việc làm cưỡng bức, bắt buộc Việc làm tự nguyện
là việc làm người lao động có quyền lựa chọn Việc làm cưỡng bức, bắt buộc
là loại việc làm mà người lao động phải thực hiện do một áp lực vật chất haytinh thần , hoặc do một chính sách liên quan
Việc làm trọn ngày (full time) và việc làm không trọn ngày (part time).Việc làm trọn ngày là việc làm mà người lao động có thể thực hiện côngviệc với thời gian làm việc tối đa của công việc đảm nhiệm Với việc làmkhông trọn ngày, người lao động chỉ phải thực hiện nghĩa vụ lao động trong
Trang 16từng khoảng thời gian ngắn, đều đặn hoặc bất chợt Sự có mặt tại địa điểm làmviệc không thường xuyên.
Việc làm nhân văn Theo quan điểm hiện đại, việc làm nhân văn là việclàm với những nội dung cơ bản sau: chắc chắn và hữu ích, tôn trọng các quyềnlao động, mức thù lao hợp lý tương xứng, bảo vệ các quyền xã hội, bảo đảm
sự tham gia và thương lượng tập thể, quyền tự do công đoàn và đối thoại xãhội
1.2.3 Vai trò của việc làm
Việc làm là vấn đề quan trọng và có ảnh hưởng tới nhiều mặt đời sống xãhội
Việc làm là tiêu chí khẳng định sự văn minh Hình thức, nội dung và cácyếu tố cấu thành và liên quan đến việc làm, đến sự làm việc là những cái thểhiện rõ trình độ văn minh của lao động nói riêng và của xã hội nói chung.Việc làm là điều kiện đảm bảo an toàn của xã hội Việc làm không chỉ làđiều kiện kiếm sống của người lao động mà còn góp phần to lớn tạo nên nhâncách sống của người lao động và các công dân trong xã hội Sự an toàn kinh
tế, an toàn cá nhân, an toàn xã hội phụ thuộc nhiều vào việc người lao động
có được đảm bảo công ăn việc làm hay không
Việc làm là yếu tố thúc đẩy sự phát triển bền vững Ngày nay, sự pháttriển của xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố Trong đó có sự phát triển của nềnsản xuất, của sự phát triển con người Tuy nhiên, xét cho cùng, chúng đều liênquan và chịu sự chi phối mạnh mẽ của việc làm Đối với mỗi quốc gia, việcgiải quyết tốt vấn đề việc làm sẽ tạo điều kiện và cơ sở để triển khai các chínhsách xã hội khác như: y tế, văn hóa, giáo dục góp phần đảm bảo an toàn, ổnđịnh , và phát triển xã hội Về mặt kinh tế, việc làm luôn gắn liền với vấn đềsản xuất Hiệu quả của việc giải quyết tốt việc làm cũng là hiệu quả của sảnxuất Đối với Việt Nam, việc làm còn gắn với công cuộc xóa đói giảm nghèo,giải quyết việc làm là biện pháp quan trọng và thiết thực trong xóa đói giảm
Trang 17nghèo Đối với người lao động, việc làm tạo cơ hội cho họ có thu nhập, đảmbảo cuộc sống của bản thân, gia đình, đồng thời đống góp cho xã hội
1.3 Việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp
1.3.1 Sinh viên
Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc Latin là “studens” có nghĩa là ngườilàm việc, người tìm kiến, khai thác tri thức, khái niệm này được dùng tươngđương với “student” trong tiếng Anh, “etudiant” trong tiếng Pháp để chỉnhững người theo học ở bậc đại học và được phân biệt với trẻ em đang theohọc phổ thông
Sinh viên là đại diện cho một nhóm xã hội đặc biệt, họ ở trong giai đoạnchuyển tiếp từ vị trí của người học nghề lên vị trí của người lao động nghề cótrình độ chuyên môn cao, đây là nguồn bổ sung đội ngũ trí thức cho xã hội
Họ là nguồn dữ trự chủ yếu cho đội ngũ các chuyên gia theo các nghề nghiệpkhác nhau trong cấu trúc của tầng lớp xã hội
Sinh viên là một công dân thực thụ của đất nước với đầy đủ nghĩ vụ vàuyền hạn trước pháp luật Xã hội coi họ là một thành viên, một người trưởngthành Tuy nhiên do đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa tham gia trực tiếpvào quá trình sản xuất ra của cải vật chất nên sinh viên chưa hoàn toàn tự lập
về mọi mặt so với thanh niên cùng độ tuổi phải vào đời sớm Ở đây, tính chấttrưởng thành của sinh viên có nét đặc trưng riêng
Lứa tuổi sinh viên là giai đoạn cuối tuổi thanh niên (từ 18 – 25 tuổi) nên
đã đạt đến trình độ cao của sự trưởng thành về sinh lý, tâm lý và quan hệ xãhội Ở sinh viên, niềm tin xu hướng, nghề nghiệp và các năng lực cần thiếtđược củng cố và phát triển Các quá trình tâm lý đặc biệt là quá trình nhậnthức được nghề nghiệp hóa Kỳ vọng đối với nghề nghiệp tương lai của sinhviên được phát triển Tính sẵn sàng, độc lập với hoạt động nghề nghiệp tươnglai được củng cố
Trang 18Có thể thấy hoạt động học tập của sinh viên ở bậc đại học là một hoạtđộng chủ đạo được tổ chức một cách độc đáo nhằm chuẩn bị trở thành nhữngchuyên gia có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.
1.3.2 Tốt nghiệp
Là một động từ có nghĩa là được công nhận đã đạt tiêu chuẩn kiểm trakiến thức hoặc trình độ nghiệp vụ sau khi học xong một trường hoặc một bậchọc, một cấp học
Như vậy, sinh viên tốt nghiệp là những người đã hoàn thành xongchương trình học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp vàđược công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm tra kiến thức hoặc trình độ nghiệp vụ.Sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng, hay trung cấp chuyênnghiệp, sinh viên sẽ trở thành lực lượng lao động có chuyên môn cao, tìmkiếm việc làm để tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất củacải vật chất Khi đó, sinh viên sẽ trở thành những người lao động Theo BộLuật Lao động nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thuật ngữ ngườilao động được hiều là : “ là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động,làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hànhcủa người sử dụng lao động.”
1.3.3 Việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Qua quá trình nghiên cứu và tổng hợp Chúng tôi có thể đưa ra khái niệmviệc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như sau:
Việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp là những hoạt động lao động được thực hiện sau khi sinh viên được công nhận đạt tiêu chuẩn kiến thức hoặc trình độ nghiệp vụ, những hoạt động lao động đó không bị pháp luật cấm và tạo ra những giá trị về vật chất và tinh thần.
1.3.4 Vai trò của việc làm đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp
Trước hết, việc làm tạo ra nguồn thu nhập cho sinh viên để trang trải và
ổn định cuộc sống mà không phụ thuộc vào gia đình
Việc làm, đặc biệt là việc làm đúng chuyên ngành sẽ giúp sinh viên ứngdụng, áp dụng những kiến thức chuyên môn được đào tạo trong nhà trường
Trang 19vào thực tế từ đó rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực bản thân Tạo cơ hội chosinh viên tiếp xúc thực tế, có môi trường mới để trải nghiệm và học hỏi.
Việc làm có thể xem là một tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, nănglực của bản thân mỗi sinh viên Khẳng định địa vị xã hội của mỗi người
1.3.5 Những yếu tố tác động đến việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Việc xác định ngành học và nghề nghiệp sau này là một yếu tố quantrọng quyết định đến việc học và xin việc của sinh viên sau này Ngành họcphù hợp với năng lực, sở thích của bản thân sẽ giúp bạn có cơ hội học tập tốthơn và cơ hội tìm việc phù hợp hơn sau khi ra trường
Nhu cầu nhân lực của xã hội, căn cứ vào nhu cầu của xã hội với ngànhhọc để đào tạo số lượng cử nhân đáp ứng nhu cầu Tránh tình trạng đào tạo ồ
ạt những ngành học “hot” dẫn đến thừa nhân lực trong ngành và thất nghiệp.Hiện tại, Việt Nam có hơn 500 trường đại học, cao đẳng trong cả nước Việc
mở cửa ồ ạt các trường đại học với chất lượng đầu vào thấp, làm tăng tỉ lệcạnh tranh trong quá trình xin việc của sinh viên
Thực tế vấn đề việc làm ở Việt Nam cũng đang gặp khó khăn Trongbối cảnh nền kinh tế khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao độngnhư các công ty chứng khoán, công ty xây dựng…, một số doanh nghiệp giảithể, đóng cửa đã làm mất việc của hàng ngàn lao động
Nguồn nhân lực được đào tạo nhưng không đáp ứng được yêu cầu côngviệc Sinh viên sau khi tốt nghiệp không đủ năng lực, trình độ đảm nhận các
vị trí trong doanh nghiệp, khiến các nhà tuyển dụng từ chối hoặc phải đào tạolại
Bằng cấp và các mối quan hệ xã hội cũng là một yếu tố đóng vai tròquan trọng ảnh hưởng tới quá trình xin việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp.Những sinh viên có xếp loại tốt nghiệp loại ưu thường có cơ hội xin việc caohơn Bên cạnh đó, quen biết nhiều mối quan hệ cũng giúp bạn xin việc dễdàng hơn
Trang 20Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH TÂM LÍ HỌC GIÁO DỤC, KHOA GIÁO DỤC – HỌC VIỆN QUẢN LÍ GIÁO DỤC
2.1.Tiến trình nghiên cứu
Để tìm hiểu về thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngànhTâm lí học Giáo dục, khoa Giáo Dục – Học viện Quản lý Giáo dục chúng tôi
đã tiến hành nghiên cứu qua 4 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Xây dựng đề cương nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 9/2014 đến tháng 10/2014
Nhiệm vụ: Xây dựng đề cương chi tiết cho đề tài nghiên cứu
- Giai đoạn 2: Xây dựng khung lý thuyết
Thời gian: Từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2014
Nhiệm vụ:
- Xây dựng khung lý thuyết về vấn đề việc làm, việc làm sau khi tốtnghiệp của sinh viên, những nét cơ bản về ngành Tâm lí học Giáo dục
- Khái niệm công cụ:
+ Việc làm là những hoạt động lao động tạo ra giá trị vật chất và giá trịtinh thần cho mỗi cá nhân, cộng đồng mà không bị pháp luật cấm
+ Việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp là những hoạt động lao độngđược thực hiện sau khi sinh viên được công nhận đạt tiêu chuẩn kiến thứchoặc trình độ nghiệp vụ, những hoạt động lao động đó không bị pháp luật cấm
và tạo ra những giá trị về vật chất và tinh thần
- Xây dựng phiếu hỏi cho đề tài
Chúng tôi xây dựng phiếu hỏi với hệ thống 25 câu hỏi, trong đó có 20câu hỏi đóng và 5 câu hỏi mở
Trang 21- Giai đoạn 3: Khảo sát thực tế Tiến hành phát phiếu hỏi khảo sát, tổng hợp
và xử lí số liệu thu được
Tổng hợp, xử lí, đánh giá số liệu thu thập được từ phiếu hỏi
- Giai đoạn 4: Viết báo cáo nghiệm thu, hoàn thiện đề tài
Thời gian: Từ tháng 3/2015 đến tháng 4/2015
Nhiệm vụ: Tổng hợp các thông tin đã tìm hiểu và thu thập được Đưa rakết luận và khuyến nghị
Viết báo cáo hoàn chỉnh
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp thu thập thông tinkhoa học thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những kháiniệm và tư tưởng cơ bản làm cơ sở lý luận cho đề tài, hình thành giả thuyếtkhoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng
mô hình lý thuyết hy thực nghiệm ban đầu
Mục đích sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết liên quan đến ngành Tâm lí học Giáo dục, vấn
đề việc làm và việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp phục vụ cho việc xâydựng khung cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
- Phân tích và tổng hợp lý thuyết để xây dựng khái niệm công cụ cho đềtài nghiên cứu
Nội dung thực hiện phương pháp: tìm hiểu các tài liệu, chuyên đề các bàiviết, các công trình nghiên cứu được đăng tải trên sách, báo, tạp chí, mạnginternet về việc làm, việc làm sau khi tốt nghiệp, việc làm sau khi tốt nghiệp
Trang 22của sinh viên đểđưa ra khái niệm “việc làm” và “việc làm của sinh viên saukhi tốt nghệp”.
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.3.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi là phương pháp dùng phiếu hỏi dongười nghiên cứu thiết kế sẵn một phiếu với nhưng câu hỏi được sắp xếp theomột trật tự của suy luận lôgic, người nghiên cứu có thể thu được những thôngtin chân xác về sự vật hoặc hiện tượng từ đối tượng điều tra
Mục đích thực hiện phương pháp:đây là phương pháp chủ đạo mà
nhóm chúng tôi sử dụng nhằm mục đích thu thập số liệu về thực trạng việclàm của sinh viên ngành Tâm lí học Giáo dục, khoa Giáo dục – Học việnQuản lí Giáo dục
Khách thể áp dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: 100 sinh
viên ngành Tâm lí học Giáo dục, khoa Giáo dục – Học viện Quản lí Giáo dục
từ khóa 1 đến khóa 4
Nội dung: đưa ra hệ thống câu hỏi để tìm hiểu về thực trạng việc làm của
sinh viên ngành Tâm lí học Giáo dục, khoa Giáo dục – Học viện Quản lí Giáodục
Cách tiến hành phương pháp:
Bước 1: Xác định mục tiêu xây dựng phiếu hỏi
Phiếu hỏi nhằm mục tiêu thu thập những thông tin về thực trạng việc làmcủa sinh viên ngành Tâm lí học Giáo dục, khoa Giáo dục – Học viện Quản líGiáo dục: tình trạng việc làm, thời gian xin việc, mức lương, giờ làm việc,mức độ hài lòng với công việc
Bước 2: Xác định nội dung phiếu hỏi
- Thu thập thông tin về: khóa, xếp loại tốt nghiệp
- Tình trạng việc làm: có hay chưa có việc làm
- Xin được việc làm trong thời gian bao lâu, bằng cách nào
- Cơ quan và chức vụ hiện tại
- Công việc có đúng chuyên ngành hay không?
- Thời gian làm việc, mức lương và mức độ hài lòng với công việc
Trang 23-Ý kiến đóng góp của Anh (Chị) về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ màsinh viên cần trau dồi.
Bước 3: Xây dựng phiếu hỏi
Từ những nội dung cần hỏi ở bước 2, chúng tôi đã xây dựng được phiếuhỏi dành cho sinh viên tốt nghiệp từ khóa 1 đến khóa 4 với hệ thống 25 câuhỏi Trong đó có 20 câu hỏi đóng và 5 câu hỏi mở được sắp xếp theo trật tựlôgic
Bước 4: Tiến hành khảo sát
Từ mẫu phiếu đã được xây dựng, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 100 kháchthể sinh viên từ khóa 1 đến khóa 4 Hình thức khảo sát thông qua gmail, facebook,điện thoại và phát phiếu hỏi, chúng tôi thu được 58/100 phiếu phát ra
Bước 5: Thu thập và xử lí phiếu hỏi
Sau khi thu được 58 phiếu, trong đó có 4 phiếu không hợp lệ Còn lại 54phiếu hỏi, chúng tôi tiến hành xử lí thông tin thu thập được để đưa ra nhữngcon số thống kê về thực trạng việc làm của sinh viên ngành Tâm lí học Giáodục, khoa Giáo dục – Học viện Quản lí Giáo dục
Nội dung: phỏng vấn sâu về 5 câu hỏi mở trong phiếu hỏi
- Lý do anh (chị) chưa có việc làm?
- Anh (chị) đang làm ở cơ quan nào?
- Chức vụ hiện tại của Anh (chị) ?
- Tại sao Anh (chị) lại lựa chọn công việc này ?
- Anh (chị) có ý kiến gì để giúp sinh viên có thể dễ dàng tìm được việcsau khi ra trường? (về kiến thức, kỹ năng, thái độ)
2.3.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý, hệ thống hóa cácthông tin đã thu thập được ở phiếu hỏi Từ đó có thể phân tích, đánh giá thực