Về kỹ năng.

Một phần của tài liệu Thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành Tâm lí học Giáo dục, khoa Giáo dục - Học viện Quản lí Giáo dục (Trang 34)

Yếu tố kỹ năng, đặc biệt là những kỹ năng mềm có vai trò quan trọng và có thể nói là quyết định đến sự thành công của bạn trong công việc. Vì vậy, việc học và rèn luyện kỹ năng mềm khi còn là sinh viên là một việc quan trong, giúp bạn có những nền tảng ban đầu để áp dụng trong quá trình làm việc.

Qua tổng hợp và phỏng vấn, chúng tôi thu được một số ý kiến về những kỹ năng cần có của sinh viên để phục vụ cho công việc như sau:

Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp cực kì quan trọng và nó là nhân tố thể hiện rõ nhất sự năng động của một sinh viên. Việc tham gia các câu lạc bộ Thanh niên, hoạt động Đoàn thanh niên là điều kiện nâng cao kỹ năng này. Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn tạo thiện cảm trong công việc, giúp bạn truyền đạt thông điệp, có thể là phương tiện giúp bạn khắc phục những khó khăn trong công việc. Theo những sinh viên đã ra trường, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm được học trong nhà trường là những môn học có ý nghĩa thực tiễn, và ứng dụng trong công việc nhiều, bất kể là ở lĩnh vực hay ngành nghề nào.

Ngoài những kỹ năng được đào tạo ở trường, các bạn nên đi học thêm những khóa đào tạo kỹ năng tại các trung tâm để nâng cao kỹ năng cho bản thân.

Kỹ năng làm việc nhóm: trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Một mục tiêu lớn thường đòi hỏi nhiều người làm việc với nhau, vì thế làm việc nhóm trở thành một kỹ năng quan trọng trong công việc của mỗi người. Khi có kỹ năng làm việc nhóm, bạn sẽ biết phối hợp với các thành viên trong nhóm và hoàn thành công việc tốt hơn.

Kỹ năng giải quyết vấn đề: nhiều sinh viên ra trường hiện nay gặp thất bại khi phỏng vấn bởi vì gặp mốt số câu hỏi từ nhà tuyển dụng để kiểm tra kỹ năng giải quyết vấn đề. Hay trong công việc, khi gặp một tình huống bất ngờ, nếu bạn không giải quyết được, nó có thể ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của bạn. Vì vậy, giải quyết vấn đề cũng là một kỹ năng quan trọng trong công việc, nó giúp bạn ứng xử linh hoạt với mọi tình huống trong cuộc sống và công việc.

Kỹ năng lập kế hoạch: Sinh viên cần được đào tạo kỹ năng để tìm một công việc tốt, kiến thức xây dựng một kế hoạch nghề nghiệp, lập kế hoạch cho công việc hay gần nhất là việc học tập của mình để có thể hoàn thành mọi việc tốt nhất, đó cũng là cách bạn kiếm soát thời gian của chính bản thân.

Một kỹ năng quan trọng khi bạn chuẩn bị xin việc đó là kỹ năng viết hồ sơ xin việc. Nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá trình độ của bạn qua việc bạn trình bày hồ sơ, một hồ sơ đầy đủ thông tin, mạch lạc và có nhiều kinh nghiệm hoạt động sẽ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, còn có rất nhiều kỹ năng gắn với chuyên ngành và công việc sau này các bạn theo đuổi. Với chuyên ngành sư phạm, bạn cần rèn luyện kỹ năng sư phạm, kỹ năng tham vấn với những nhà tư vấn, tham vấn tâm lí. Bạn

phải biết cách chịu đựng và vượt qua áp lực công việc, làm việc độc lập, sáng tạo, kỹ năng từ chối,...

Một phần của tài liệu Thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành Tâm lí học Giáo dục, khoa Giáo dục - Học viện Quản lí Giáo dục (Trang 34)