Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020

104 672 2
Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xây dựng và phát triển các KCN tập trung là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nhằm tạo bước chuyển biến tích cực trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, các KCN được hình thành và phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn quy mô và chất lượng. Tuy mới được phát triển vào những năm 90 của thế kỷ 20 nhưng các KCN đã ở Việt Nam đã khảng định được vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế chung của đất nước. Đối với tỉnh Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực kinh tế năng động nhất trong cả nước. Với lợi thế về vị trí địa lý cũng như tiềm năng về đất đai và nguồn nhân lực, trong thời gian qua tỉnh Bình Dương đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển các KCN. Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có 28 KCN được thành lập với tổng diện tích là 9.013 ha, trong đó có 25 KCN đã đi vào hoạt động với diện tích 8.236 ha, tỉ lệ cho thuê đất đạt 58,8%. Hiện nay, có hơn 1.500 dự án đầu tư vào các KCN với tổng vốn đầu tư là 6.434 triệu USD và 29.091 tỷ đồng. Việc hình thành các KCN đã tạo động lực lớn cho phát triển công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động và thúc đẩy hình thành khu đô thị mới, các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ. Nhờ phát triển các KCN đã giúp cho sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Dương trong những năm qua luôn duy trì ở tốc độ cao, GDP tăng bình quân hàng năm khoảng 14% và công nghiệp chiếm 63% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Bên cạnh việc đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội thì quá trình phát triển các KCN làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường phức tạp cần quan tâm giải quyết. Các vấn đề môi trường phát sinh từ hoạt động của các KCN đó là: làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy giảm tính đa dạng sinh học, phát sinh một lượng lớn nước thải, khí thải và chất thải rắn gây ô nhiễm nguồn nước, ô 1 nhiễm không khí, ô nhiễm đất và những tổn thất kinh tế - xã hội. Do vậy, để đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững thì việc quản lý các nguồn thải từ các KCN là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng của việc BVMT tại các KCN, tỉnh Bình Dương rất quan tâm đến công tác quản lý môi trường các KCN. Trong thời gian qua, công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm tại các KCN ngày càng được tăng cường. Để góp phần hạn chế gia tăng ô nhiễm, tỉnh đã ban hành Quy định bố trí các ngành sản xuất công nghiệp theo hướng không thu hút các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm cao như dệt nhuộm, thuộc da, xi mạ. Việc xem xét, đánh giá các dự án đầu tư vào KCN gắn với việc đáp ứng, phù hợp với quy hoạch và cơ sở hạ tầng của các KCN. Bên cạnh công tác kiểm soát ô nhiễm thì việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của các KCN cũng được chú trọng. Trong số 25 KCN đã đi vào hoạt động thì 24 khu đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tỉ lệ 96%. Tỉ lệ các doanh nghiệp trong KCN đấu nối nước thải về hệ thống xử lý tập trung đạt 92%, trong đó có nhiều KCN đạt 100%. Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải, lưu giữ và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cũng được các doanh nghiệp trong KCN quan tâm. Do chủ động và tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát như trên, tình hình ô nhiễm môi trường của các KCN trong thời gian qua phần lớn đã được kiểm soát và góp phần cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản lý môi trường các KCN trên địa bàn tỉnh cũng bộc lộ nhiều hạn chế và chưa theo kịp diễn biến môi trường thực tế hiện nay, cụ thể: - Việc phân cấp quản lý môi trường các KCN cũng như các doanh nghiệp trong KCN chưa rõ ràng, còn có sự chồng chéo giữa Bộ TN&MT, Sở TN&MT, Ban quản lý các KCN, UBND các huyện, thị nên chưa phát huy được hiệu lực, hiệu quả trong BVMT các KCN. - Chưa nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện về hiện trạng môi trường của các KCN trên địa bàn tỉnh hiện nay, cũng như diễn biến trong tương lai, 2 đồng thời chưa xác định được những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý môi trường, dẫn đến việc quản lý môi trường các KCN còn bị động. Công tác quản lý môi trường các KCN còn nhiều hạn chế đã làm ảnh hưởng đến hoạt động BVMT tại các KCN. Mặc dù các KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng vẫn còn nhiều KCN chưa xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường. Kết quả quan trắc nước thải của các KCN của Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời gian qua cho thấy, tỷ lệ các KCN còn thải nước thải vượt quy chuẩn cho phép khoảng 28%. Việc nước thải chưa xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường cùng với một số doanh nghiệp chưa đấu nối vào hệ thống xử lý tập trung đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nguồn tiếp nhận. Nhận thức về quản lý chất thải nguy hại của doanh nghiệp trong KCN chưa cao, thiếu sự đầu tư cần thiết để phân loại, lưu giữ, bảo quản và xử lý chất thải nguy hại theo quy định, thậm chí tại một số doanh nghiệp thải bỏ chất thải nguy hại chung với rác sinh hoạt. Tình trạng một số doanh nghiệp trong KCN chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải gây ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra. Từ thực tế nêu trên cho thấy “Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý môi trường các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020“ là vấn đề cấp thiết trong quản lý môi trường và phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương 2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN - Đánh giá được hiện trạng môi trường cũng như thực trạng quản lý môi trường tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương, những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý môi trường KCN hiện nay; - Dự báo một cách đầy đủ tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020; - Đề xuất được mô hình quản lý môi trường các KCN thích hợp đối với tỉnh Bình Dương nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững của tỉnh. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để đạt được các mục tiêu nêu trên, các nội dung nghiên cứu mà luận văn cần thực hiện bao gồm: 3 3.1. Nội dung 1: Thu thập các số liệu và khảo sát hiện trạng môi trường và thực trạng quản lý môi trường tại KCN tỉnh Bình Dương - Thu thập các tài liệu về hiện trạng và quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Bình Dương đến năm 2020; tình hình hoạt động và hiện trạng môi trường của các KCN cũng như các doanh nghiệp trong KCN; thực trạng quản lý môi trường tại các KCN; - Tiến hành khảo sát bổ sung về hiện trạng môi trường một số KCN và một số doanh nghiệp nằm trong KCN. 3.2. Nội dung 2: Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường các KCN trên địa bàn tỉnh - Phân tích, đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường của các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương; - Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại các KCN và những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý môi trường các KCN hiện nay. 3.2. Nội dung 3: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ các KCN đến năm 2020. - Xây dựng hệ số phát thải nước thải và khí thải trung bình cho các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương; - Dự báo tải lượng chất thải phát sinh từ các KCN đến năm 2020. 3.4. Nội dung 4: Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý môi trường thích hợp đối với KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững. - Phân tích và đánh giá các mô hình quản lý môi trường KCN trên thế giới và trong nước hiện nay; - Đề xuất mô hình quản lý môi trường thích hợp đối với các KCN tỉnh Bình Dương nhằm phát huy hiệu quả trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp luận: 4 Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt được chân lý khách quan dựa trên sự chứng minh khoa học. Điều này có nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học cần phải có những nguyên tắc và phương pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải quyết. Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý môi trường KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương là nghiên cứu các khía cạnh môi trường của các KCN trên địa bàn tỉnh, mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT với chủ đầu tư KCN và các doanh nghiệp nằm KCN từ đó đề xuất ra một mô hình quản lý thích hợp nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho các KCN. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng như sau: 4.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu: - Thu thập các tài liệu về tình hình hoạt động và quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020; - Thu thập các số liệu về hiện trạng các thành phần môi trường của các KCN và các doanh nghiệp trong KCN; - Thu thập các tài liệu, báo cáo về hoạt động quản lý môi trường tại các KCN. 4.2.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Thống kê các số liệu điều tra, khảo sát và thu thập được làm cơ sở để xây dựng hệ số phát thải chất ô nhiễm cho các KCN trên địa bàn tỉnh. Từ số liệu khảo sát và thu thập, đề tài sử dụng phần mềm Excel để thống kê các nguồn phát thải, lượng chất thải phát sinh của từng KCN và các doanh nghiệp trong KCN. Dựa vào quy trình xử lý số liệu thống kê cổ điển và trên cơ sở nguồn dữ liệu để xác định hệ số phát thải chất thải trung bình theo diện tích của các KCN tỉnh Bình Dương.  Xác định hệ số phát thải của chất thải Hệ số phát thải được xây dựng bằng quá trình thống kê khối lượng chất thải (kg hay tấn) từ nhiều nguồn thải tương tự đã và đang hoạt động, tính trên một đơn 5 vị sản xuất như: diện tích đất công nghiệp (m 2 hay ha), đơn vị sản phẩm đầu ra (tấn, m, m 2 , m 3 , cái,,,), nhân công (người) hoặc doanh thu (đồng, USD,…) để sử dụng cho các tính toán, dự báo mở rộng. Yếu tố thời gian đôi khi cũng được đưa vào như một đơn vị thứ nguyên của hệ số ví dụ như: kg/ha/ngày, kg/người/ngày,… Nhiệm vụ chính của hệ số phát thải trung bình là để từ đó có thể tính toán, dự báo nhanh đối với các nguồn thải tiềm tàng đang hoặc sẽ hình thành ở một địa điểm cụ thể. Do đã có quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020 và căn cứ vào hoạt động đầu tư và phát triển các KCN thực tế trong thời gian qua có thể dự báo được tỉ lệ lấp đầy của các KCN tỉnh Dương đến năm 2020 nên đề tài sử dụng hệ số phát thải trung bình theo đơn vị diện tích của KCN (ha) để tính toán tải lượng chất thải phát sinh trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn từ nay đến năm 2020. Thực tế thì hệ số phát thải theo đơn vị diện tích cũng đã và đang được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu hay đánh giá tác động môi trường của các KCN trong nước và trên thế giới hiện nay. Để xây dựng được các hệ số phát thải cho các KCN, đầu tiên cần thu thập các số liệu sẵn có về tình hình phát thải, kết hợp bổ sung bằng cách khảo sát thực tế để làm rõ hơn thông tin về hoạt động của các KCN, chất thải phát sinh, tình hình quản lý chất thải tại nguồn. Nếu thông tin được cho là đáng tin cậy thì có thể rút ra các “hệ số phát thải”. Như vậy, độ lệch chuẩn của hệ số hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng thông tin phát thải, cách thức thu thập và xử lý số liệu. Đây cũng chính là mấu chốt của vấn đề vì những sai số ban đầu của hệ số có ảnh hưởng lớn đến các tính toán, dự báo về sau. Như vậy, để hạn chế sai số các hệ số phát thải luôn cần được hiệu chỉnh theo thời gian.  Xử lý sai số thống kê cổ điển cải tiến Đề tài lựa chọn phương pháp xử lý sai số thống kê cổ điển cải tiến bằng việc áp dụng phép biến đổi và chuẩn hoá nguồn dữ liệu cơ sở bằng hàm logx đã cho phép nâng cao độ phủ dữ liệu, cải thiện sai số toàn phương và điều chỉnh, chuẩn hoá các hệ số phát thải trung bình nhận được với độ tin cậy và chính xác cao, nhất là đối với các nguồn số liệu cơ sở gây ra nhiều sai số. 6 Các nguồn dữ liệu cơ sở về hệ số phát thải trung bình tại các KCN hoặc tại các doanh nghiệp trong KCN có thể được chuẩn hoá theo phép biến đổi nguồn dữ liệu bằng hàm toán tử logx, trong đó việc chuẩn hoá các nguồn dữ liệu cơ sở bao gồm quy trình như sau: - Phân loại các nguồn dữ liệu theo cơ cấu số liệu thống kê. - Xác định các nguồn dữ liệu thống kê gây ra sai số. - Chuẩn hoá nguồn số liệu theo hàm logarit 10: log(y i ); i=1,2,3,4,5,6,… - Tính giá trị trung bình (logy) tb của log(y i ), rồi lấy độ lệch chuẩn: Δ i = log(y i ) – (logy) tb . - Tính độ lệch chuẩn sai số tương đối theo độ lệch chuẩn đường phân phối dữ liệu trung bình: - Chuẩn hoá lại nguồn số liệu theo phương pháp: Nếu δ i = 2,5 - 97,5%, thì giữ nguyên giá trị hệ số phát thải. Nếu δ i < 2,5% thì tiến hành + (cộng) 0,025 log(y i ) vào giá trị hàm log(y i ), rồi chuẩn hoá lại dữ liệu theo công thức: m i = 10 logy i (1+0,025) . Nếu δ i > 97,5% thì tiến hành - (trừ) 0,025log(y i ) vào giá trị hàm log(y i ), rồi chuẩn hoá lại dữ liệu theo công thức: m i = 10 logy i (1-0,025) . Mục tiêu của phép chuẩn hoá các nguồn dữ liệu cơ sở nghiên cứu là nhằm : loại trừ tất cả các loại sai số hệ thống và ngẫu nhiên, bảo đảm sử dụng tất cả nguồn dữ liệu cơ sở một cách thông minh, minh bạch, chính xác và công bằng; bảo đảm chất lượng nguồn dữ liệu sử dụng cho các phép tính toán hệ số phát thải tiếp theo, đáp ứng tiêu chuẩn của phương pháp thống kê cổ điển cải tiến; nguồn dữ liệu sau chuẩn hoá đáp ứng cao nhất quy luật thống kê và thực tiễn phát thải tại mỗi nhà máy và ngành sản xuất nghiên cứu. 7 Δ i δ i = * 100% (logy) tb (1) Như vậy, đề tài sẽ tính toán được hệ số phát thải chất thải trung bình các KCN từ dữ liệu đã được chuẩn hoá (độ bao phủ dữ liệu là 100%), độ tin cậy đáp ứng 95%, độ biến động của dữ liệu < 45%. 4.2.3. Phương pháp phân tính, đánh giá: - Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường và thực trạng công tác quản lý môi trường tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương; - Phân tích và xác định những nội dung và nhiệm vụ cơ bản, cần thiết của công tác quản lý môi trường các KCN tỉnh Bình Dương. 4.2.4. Phương pháp đánh giá nhanh: Dựa trên hệ số phát thải trung bình của các KCN và tốc độ phát triển của các KCN, dự báo tải lượng chất thải phát sinh từ các KCN tỉnh Bình Dương đến năm 2020. 4.2.5. Phương pháp so sánh: - So sánh các mô hình quản lý các KCN trong và ngoài nước; - So sánh các kết quả phân tích chất lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn của các KCN, các doanh nghiệp trong KCN với các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. 4 2.6. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Theo sát sự chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn, tham khảo ý kiến của các chuyên gia môi trường trong quá trình thực hiện luận văn. 5. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN 5.1. Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu đã tổng hợp được kiến thức về quản lý môi trường KCN, phân tích và đánh giá được đầy đủ các khía cạnh môi trường của các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ việc đánh hiện trạng môi trường các KCN, thực trạng công tác quản lý môi trường tại các KCN hiện nay, xây dựng hệ số phát thải cho các KCN, dự báo tải lượng chất thải phát sinh từ hoạt động các KCN đến năm 2020, từ đó đề xuất được mô hình quản lý môi trường đối với các KCN phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, hướng tới sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh. 8 5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đã đánh giá được đầy đủ hiện trạng các thành phần môi trường, thực trạng công tác quản lý môi trường, những tồn tại hạn chế trong quản lý môi trường các KCN tỉnh Bình Dương và đề xuất được mô hình quản lý môi trường KCN thích hợp nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế. Do vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT trong việc quản lý môi trường các KCN trên địa bàn tỉnh. 5.3. Tính mới: Trong thời gian qua, có rất nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về môi trường các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, các đề tài, dự án đó chủ yếu tập trung nghiên cứu về tác động đến môi trường do hoạt động và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực, một số đề tài có nghiên cứu đến việc áp dụng mô hình KCN thân thiện với môi trường vào các KCN tỉnh Bình Dương, tuy nhiên đó mới chỉ là nghiên cứu sơ bộ. Vấn đề quản lý môi trường các KCN chưa được chú trọng nghiên cứu. Đề tài luận văn này đã nghiên cứu đầy đủ các khía cạnh môi trường của các KCN, trong đó tập trung vào quản lý môi trường các KCN và đề xuất mô hình quản lý môi trường các KCN thích hợp. Có thể nói đây là một nghiên cứu mới so với các nghiên cứu trước đây nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc và bất cập trong quản lý môi trường các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN 1.1. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA KCN [8] KCN bao gồm nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với nhiều ngành nghề khác nhau. Như bất kỳ ngành nghề sản xuất nào khác, các KCN cũng dẫn đến các vấn đề môi trường, sức khỏe và an toàn của cộng đồng với mức độ ảnh hưởng khác nhau về hủy hoại môi trường sống, hủy diệt các sinh vật, lan truyền ô nhiễm không khí, nước thải, chất thải rắn, chất thải độc hại, tiếng ồn, phóng xạ, các chất hóa học độc hại, ô nhiễm đất, các sự cố công nghiệp, thẩm lậu các chất hóa học và nhiên liệu, biến đổi khí hậu. nhận thức các tác động môi trường của KCN gắn liền với các giai đoạn quy hoạch, xây dựng, phát triển và hoạt động của chúng. Đánh giá sai các tác động môi trường khi chọn địa điểm xây dựng KCN và bố trí doanh nghiệp công nghiệp có thể gây ô nhiễm môi trường ngay trong hàng rào KCN và cả một vùng rộng lớn ngoài KCN, đặc biệt đối với việc di dân ra khỏi địa bàn KCN và sự tập trung công nhân làm việc trong KCN có nhu cầu lớn về nhà ở và các dịch vụ khác. Việc di dời và tập trung này nếu không lưu ý đúng mức chuẩn bị chu đáo có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cộng đồng, căng thẳng môi trường và các vấn đề xã hội khác. Các KCN khi đi vào hoạt động tập trung hàng trăm doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nếu tình trạng quản lý yếu kém thì sẽ là nguồn gây ô nhiễm không khí, nước và đất, gây ùn tắc giao thông, gây tiếng ồn trên mức cho phép và là mối nguy cơ gây ra các sự cố công nghiệp. Mức độ tập trung ngành nghề công nghiệp càng lớn thì càng làm tăng mức độ tích lũy tác động đến không khí, nước và đất gây ra sự lan truyền ô nhiễm. Nếu một số ngành nghề công nghiệp gần nhau có chất thải hóa học, các chất thải này có thể phản ứng hoặc lẫn với nhau, gây tác động tích lũy hoặc tổng hợp đối với môi trường khu vực và cộng đồng xung quanh. Tuy nhiên với điều kiện bố trí nhiều doanh nghiệp công nghiệp trong cùng một KCN như vậy sẽ rất thuận lợi để hoạch định và thực thi một dự án xử lý tác động môi trường chung, tiết 10 [...]... cụm công nghiệp và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương; 1.4 CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều mô hình quản lý môi trường các KCN được triển khai áp dụng và các mô hình này được phân thành 3 loại, đó là: Mô hình quản lý môi trường theo hướng xử lý chất thải (KCN cổ điển), mô hình quản lý môi trường theo hướng thân thiện môi trường (KCN sinh thái) và mô hình. .. KCN, cùng các giải pháp thực hiện; - Viện Môi trường và Tài nguyên (2010) Nghiên cứu đề xuất các mô hình phát triển các khu dân cư tập trung, các khu và cụm công nghiệp thân thiện môi trường tại Bình Dương đến năm 2020 Đề tài khoa học công nghệ tỉnh Bình Dương Đề tài đã đề xuất được các tiêu chí đánh giá mức độ thân thiện với môi trường và mô hình quản lý theo hướng thân thiện môi trường cho các khu dân... TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 [17] 2.3.1 Quan điểm phát triển: - Từ nay đến năm 2020, công nghiệp là ngành kinh tế chủ lực thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh Phát triển công nghiệp gắn với 31 phát triển dịch vụ, nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa Bình Dương cơ bản trở thành thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại; - Phát triển công nghiệp. .. ô nhiễm môi trường Tất cả các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh được xử lý triệt để; - Tăng cường kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, chú trọng quản lý chất thải, đặc biệt là quản lý chất thải nguy hại trong sản xuất công nghiệp Phấn đấu đến năm 2020 thu gom được trên 95% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp 2.3.3 Quy hoạch phát triển KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020: Để... và quản lý môi trường KCN Dự án trình diễn Bình Dương thuộc Dự án môi trường Việt Nam – Canada Trên cơ sở các quy định về BVMT các KCN và áp dụng vào KCN Sóng Thần, Dự án đã đề xuất các tiêu chí và những vấn đề cần quan tâm trong việc quy hoạch và quản lý các KCN tỉnh Bình Dương; - Trần Thị Mỹ Diệu (2004) Xây dựng mô hình KCN sinh thái, nghiên cứu điển hình tại khu chế xuất Linh Trung Đề tài đã nghiên. .. dụng mô hình KCN sinh thái đối với KCN Linh Trung, Tp Hồ Chí Minh, từ đó đánh giá khả năng áp dụng mô hình KCN sinh thái tại Việt Nam, đề xuất các giải pháp để thực hiện; - Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường CENTEMA (2005) Áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường Dự án sự nghiệp kinh tế của Cục Bảo vệ môi trường; Trên cơ sở nghiên. .. sang hướng KCN thân thiện môi trường như KCN Việt Nam Singapore II của tỉnh Bình Dương Theo Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, liên quan đến quản lý môi trường các KCN gồm các cơ quan như sau : Bộ TN&MT (quản lý môi trường đối với các KCN và các doanh nghiệp trong KCN có quy mô lớn); UBND tỉnh/ thành phố (quản lý môi trường đối với các KCN và các doanh nghiệp trong KCN thuộc... quản lý các KCN là chủ thể quản lý hoạt động của KCN, việc quản lý môi trường không được giao chủ thể chính để quản lý khó tránh khỏi quản lý không tốt, đùn đẩy công việc, thiếu trách nhiệm và thiếu chủ động trong việc quản lý 1.4.2 Mô hình quản lý 2: Trong mô hình này, Ban quản lý các KCN được UBND tỉnh và UBND huyện ủy quyền thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ quản lý môi trường như : tuyên truyền... lực quản lý môi trường trong KCN; - Một số hoạt động quản lý môi trường khác Ban quản lý KCN chưa được ủy quyền như cấp phép chủ nguồn thải chất thải nguy hại, cấp phép xả nước thải, nên làm cho việc quản lý thiếu sự đồng bộ Đối với tỉnh Bình Dương, việc quản lý môi trường các KCN được thực hiện theo mô hình 1 Trách nhiệm chính trong quản lý môi trường các KCN thuộc về Bộ TN&MT, Sở TN&MT và UBND các. .. về công nghiệp Với bước đột phá khi thành lập KCN Sóng Thần vào tháng 9 năm 1995 trải qua hơn 17 năm xây dựng và phát triển, trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có 28 KCN được thành lập với tổng diện tích là 9.103 ha, trong đó có 25 KCN đã đi vào hoạt động với diện tích 8.236 ha Danh mục các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay như sau: Bảng 2.1: Danh mục các KCN được cấp phép trên địa bàn tỉnh Bình . trên cho thấy Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý môi trường các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 là vấn đề cấp thiết trong quản lý môi trường và phát triển bền vững của tỉnh Bình. khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương; 1.4. CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều mô hình quản lý môi trường các KCN được triển khai áp dụng và các mô. quản lý môi trường KCN hiện nay; - Dự báo một cách đầy đủ tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020; - Đề xuất được mô hình quản lý môi trường các

Ngày đăng: 30/07/2015, 17:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan