Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 91 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
91
Dung lượng
1,43 MB
Nội dung
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Tác giả Nguyễn Huy Hoàng - 1 - LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cao học, được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy lợi, đặc biệt là thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Bá Uân, cùng với sự nỗ lực của bản thân. Đến nay tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Các kết quả đạt được là những đóng góp nhỏ về mặt khoa học trong quá trình nghiên cứu tìm ra một số mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các dự án đầu tư nói chung, dự án đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước sạch nông thôn nói riêng nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn lực Quốc gia, góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh Yên Bái đang là một yêu cầu thực sự cấp thiết. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, do điều kiện thời gian và trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những lời chỉ bảo và góp ý của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Bá Uân đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Bộ môn Quản lý xây dựng, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học trường Đại học Thủy lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sỹ của mình. Tác giả chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Yên Bái, các Công ty TNHH một thành viên các huyện thị trong tỉnh Yên Bái… đã tạo điều kiện cung cấp tài liệu liên quan và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Hà nội, tháng 8 năm 2013 Tác giả Nguyễn Huy Hoàng - 2 - MỤC LỤC 21TMỞ ĐẦU21T 1 21T1.21T 21TTính cấp thiết của đề tài21T 1 21T2.21T 21TMục đích của đề tài21T 2 21T3.Phạm vi nghiên cứu của đề tài21T 2 21T4.Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu21T 3 21T5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài21T 3 21T6.Kết quả dự kiến đạt được21T 3 21TCHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN21T 4 21T1.1.Tổng quan về nước sạch và hệ thống cấp nước sạch nông thôn21T 4 21T1.1.1. Nước sạch nông thôn21T 4 21T1.1.2. Hệ thống cấp nước sạch nông thôn21T 6 21T1.1.3.Vai trò của hệ thống cấp nước tập trung nông thôn21T 9 21T1.2.Hệ thống văn bản pháp quy và chính sách của Nhà nước về nước sạch nông thôn21T 10 21T1.3.Các loại mô hình tổ chức quản lý cấp nước sạch nông thôn.21T 12 21T1.3.1. Mô hình hợp tác công- tư (PPP)21T 12 21T1.3.221T. 21TTổ tự quản xóm21T 17 21T1.3.321T. 21TNhóm sử dụng nước21T 18 21T1.3.4. Hội đồng thôn bản21T 18 21T1.3.5. Nhóm điều phối nước21T 19 21T1.3.6. Hội sử dụng nước hợp đồng với doanh nghiệp tư nhân21T 19 21T1.3.7. Tổ chức chính trị xã hội được các cơ quan chức năng ủy quyền21T 19 21T1.3.8. Hội sử dụng nước liên thôn21T 20 21T1.3.9. Hợp tác xã21T 20 21T1.4.Mô hình quản lý khai thác cấp nước sạch nông thôn cấp cơ sở21T 20 21T1.4.1.Nhân tốt ảnh hướng đến mô hình cấp nước sạch nông thôn21T 20 21T1.4.2.Tác động của các nhóm nhân tố đến mô hình quản lý21T 22 21T1.4.3.Yếu tố bền vững của các mô hình quản lý nước sạch nông thôn21T 23 - 3 - 21T1.5.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả mô hình quản lý khai thác cấp nước sạch nông thôn21T 24 21TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÁC HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI TRONG THỜI GIAN QUA21T 27 21T2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái21T 27 21T2.1.1. Điều kiện tự nhiên21T 28 21T2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội21T 29 21T2.1.3. Tài nguyên nước21T 31 21T2.2. Thực trạng cung cấp nước sạch và công tác quản lý các công trình cấp nước tập trung sau đầu tư21T 33 21T2.2.1. Kết quả đạt được21T 33 21T2.2.2. Những tồn tại21T 34 21T2.3.Các mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn của tỉnh Yên Bái21T 39 21T2.4.Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch tỉnh Yên Bái21T 41 21T2.4.1.Các phòng chuyên môn21T 41 21T2.4.2.Các công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch ở Yên bái21T 43 21T2.5.Mô hình cấp nước sạch do UBND xã quản lý21T 45 21T2.6.Mô hình cấp nước sạch do HTX nông nghiệp quản lý21T 48 21T2.7.Trung tâm NS và VSMTNT tỉnh Yên Bái21T 49 21T2.7.1.Lãnh đạo trung tâm21T 50 21T2.7.2.Các phòng ban21T 50 21T2.8. Thuận lợi và khó khăn trong quản lý hệ thống cấp nước sạch nông thôn21T 53 21TKết luận chương 221T 55 21TCHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÁC HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN CÓ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI 57 21T3.1.Chương trình mục tiêu cấp nước sạch nông thôn của tỉnh Yên Bái trong thời gian tới21T 57 21T3.2. Cơ sở lựa chọn mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn21T 57 21T3.2.1. Cơ sở về kỹ thuật21T 57 - 4 - 21T3.2.2. Cơ sở tài chính21T 59 21T3.2.3. Cấp nước sạch tại các cơ sở công cộng21T 60 21T3.2.4. Lựa chọn mô hình21T 62 21T3.3. Mô hình do UBND cấp xã quản lý21T 62 21T3.3.1. Điều kiện áp dụng21T 63 21T3.3.2. Tổ chức nhân sự21T 63 21T3.3.3. Chức năng, nhiệm vụ21T 64 21T3.3.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị21T 64 21T3.3.5. Thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý khai thác21T 64 21T3.4. Mô hình do hợp tác xã quản lý vận hành21T 65 21T3.4.1. Điều kiện áp dụng21T 65 21T3.4.2. Tổ chức, nhân sự21T 66 21T3.4.3. Chức năng, nhiệm vụ21T 66 21T3.4.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị21T 67 21T3.4.5. Thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý khai thác21T 68 21T3.5. Mô hình do doanh nghiệp quản lý21T 69 21T3.5.1. Doanh nghiệp vốn đầu tư từ nhà nước21T 69 21T3.5.2. Doanh nghiệp tư nhân21T 72 21T3.6. Áp dụng PPP trong cấp nước sạch nông thôn21T 75 21T3.7. Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn21T 76 21T3.7.1. Lượng nước cấp21T 77 21T3.7.2. Chất lượng nước cấp21T 78 21TKết luận chương 321T 79 21TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ21T 80 21T1.21T 21TKết luận21T 80 21T2.21T 21TKiến nghị21T 81 21TTÀI LIỆU THAM KHẢO21T 84 - 5 - DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 21TUHình 2.1 Vị trí địa lý của tỉnh Yên BáiU21T 27 21TUHình 2.2 Ruộng bậc thang tỉnh Yên BáiU21T 28 21TUHình 2.3: Sơ đồ cấp nước sinh hoạt tỉnh Yên BáiU21T 35 21TUHình 2.4 Mô hình tổ chức bộ máy công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạchU21T 41 21TUHình 2.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy mô hình do UBND xã quản lýU21T 45 21TUHình 2.6. Sơ đồ tổ chức mô hình do HTX nông nghiệp quản lýU21T 48 21TUHình 3.1 Sơ đồ tổ chức mô hình quản lý NSNT do UBND xã quản lýU21T 63 21TUHình 3.2 Sơ đồ tổ chức mô hình quản lý NSNT do HTX xã quản lýU21T 66 21TUHình 3.3 Sơ đồ tổ chức mô hình công ty cổ phần quản lý nướcU21T 70 21TUHình 3.4 Sơ đồ tổ chức mô hình cấp NSNT do doanh nghiệp tư nhân quản lýU21T 73 - 6 - DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 21TUBảng 2.1 Tổng hợp công trình cấp nước tập trung tỉnh Yên BáiU21T 33 21TUBảng 2.2 Tổng hợp quy hoạch cấp nước tỉnh Yên Bái (2011-2020)U21T 35 21TUBảng 2.3: Đặc điểm một số mô hình quản lýU21T 40 21TUBảng 3.1 Cơ sở lựa chọn mô hình quản lý vận hành các công trình cấp nướcU21T 58 21TUBảng 3.2 Bảng tổng hợp phân tích các mô hìnhU21T 77 - 7 - MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Nước sạch rất cần thiết trong đời sống và sinh hoạt con người, thế nhưng hiện nay chúng ta đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường và khan hiếm nguồn nước sạch. Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn,… môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ra hàng trăm bệnh khác nhau như bệnh hen, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính,… mà chi phí cho việc chữa trị các bệnh này rất cao, có khi kéo dài hàng tháng làm ảnh hưởng đến lao động và học tập. Nhiều dự án cấp nước sạch được xây dựng trị giá hàng tỷ đồng, nhưng sau khi hoàn tất, nhiều trạm hoạt động cầm chừng, nhiều hạng mục xuống cấp, thiết bị hư hỏng, thậm chí có nhiều trạm trở thành phế liệu. Về phía người dân, do cuộc sống còn khó khăn, nhiều người nhận thức chưa thấu đáo về nước sạch, do vậy không sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền để làm đường ống dẫn nước vào nhà và mua nước sạch mà tiếp tục sử dụng nước giếng khoan và hệ thống lọc thủ công, không bảo đảm các tiêu chuẩn nước sạch, phổ biến là nước bị nhiễm kim loại quá mức cho phép. Công tác quản lý khai thác công trình sau xây dựng sẽ là một trong những nhân tố quan trọng nhắm phát triển và duy trì bền vững hệ thống cấp nước nông thôn. Hiện nay, có hàng ngàn công trình cấp nước tập trung đã được xây dựng và xu hướng xây dựng các công trình cấp nước kiểu tập trung sẽ vẫn là những ưu tiên của chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn hiện tại và tương lại, đi kèm với mỗi công trình sẽ là một tổ chức hoặc một đơn vị trực thuộc quản lý khai thác, các loại tổ chức quản lý khai thác trong thực tế đã triển khai có thể nhóm thành các dạng như sau: Mô hình HTX nông nghiệp quản lý; Mô hình Ủy ban nhân dân xã quản lý; Mô hình hợp tác xã dịch vụ nước sạch; Mô hình tổ hợp tác; Mô hình do tư nhân quản lý làm dịch vụ nước sạch; Mô hình tổ hợp cổ phần hoặc tác xã cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp tư nhân; Mô hình do cộng đồng dân cư cấp thôn quản lý vận hành trạm cấp nước sạch; Mô hình do trung tâm nước sạch, vệ sinh môi trường tỉnh thành lập các tổ chức dịch vụ nước sạch trực thuộc trung tâm; Mô hình doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân. Nhìn chung các mô hình quản lý nước sạch trên cả nước hiện nay cũng đang dần tiếp cận với phương thức xã hội hóa từ khâu đầu tư, xây dựng và - 1 - quản lý vận hành kinh doanh dịch vụ. Tuy nhiên mức độ xã hội hóa còn tùy thuộc vào từng địa phương trong đó có tỉnh Yên Bái. Công tác quản lý khai thác hệ thống cung cấp nước sạch nông thôn phục vụ các nhu cầu sử dụng khác nhau có nhiều tính chất, đặc thù riêng, khác với hàng hóa dịch vụ công khác về tính chất sản xuất, đặc điểm sản phầm, đối tượng quản lý, đặc điểm tính chất về tài sản và thiết bị, đối tượng khách hàng Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác cần chú trọng đến yêu cầu số lượng và chất lượng sản phẩm; quy định về quản lý tu sửa và bảo vệ hệ thống, kiểm trai giám Nếu kiểm soát thiếu chặc chẽ, không những gây khó khăn trong công tác quản lý, điều hành mà còn dẫn đến hệ thống công trình xuống cấp hư hỏng, chất lượng và số lượng nước sạch cung cấp không đảm bảo. Nghiên cứu đè xuất các mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước sạch nông thôn có hiệu quả là một bước cần thiết trong lộ trình đổi mới, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý khai thác hệ thống cấp nước sạch nông thôn. 2.Mục đích của đề tài Đề tài nghiên cứu thực trạng các mô hình quản lý khai thác các hệ thống cấp nước sạch nông thôn tỉnh Yên Bái từ đó đưa ra các mô hình quản lý khai thác các hệ thống cấp nước sạch phù hợp và có hiệu quả cho tỉnh Yên Bái. Đó cũng chính là lý do tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn “Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khai thác các hệ thống cấp nước sạch nông thôn tỉnh Yên Bái”. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các mô hình quản lý khai thác các hệ thống cấp nước sạch nông thôn và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý khai thác các mô hình này; Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu các mô hình quản lý khai thác các hệ thống cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu sẽ thu thập các số liệu về các mô hình quản lý khai thác các hệ thống cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian 5 năm trở lại đây. - 2 - 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Trước hết phải coi nước sạch nông thôn là hàng hóa tập thể và công tác quản lý khai thác và bảo vệ hệ thống công trình là một loại hoạt động cung cấp dịch vụ công do nhà nước quản lý. Nhà nước (với vai trò chủ sở hữu) là đại diện cho các hộ sử dụng dịch vụ cấp nước với các công ty, tổ chức cung cấp dịch vụ cấp nước. Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điều tra, khảo sát áp dụng khi thu thập thông tin tài liệu của các công trình thực tế: Sử dụng phương pháp chọn mẫu của Miah để chọn mẫu điều tra đối với các đối tượng nghiên cứu - Phương pháp phân tích thống kê; - Phương pháp phân tích so sánh; - Phương pháp tư duy logic, được sử dụng trong các phân tích và đánh giá để đưa ra những nhận định về đề xuất. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Việc nghiên cứu tìm ra một số mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các dự án đầu tư nói chung, dự án đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước sạch nông thôn nói riêng nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn lực Quốc gia, góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh Yên Bái đang là một yêu cầu thực sự cấp thiết. 6. Kết quả dự kiến đạt được a. Hệ thống cơ sở lý luận về mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước nông thôn. b. Phân tích đánh giá thực trạng các mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái. c. Đề xuất mô hình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái. - 3 - [...]... thiểu vận hành hệ thống Tổng quan về nước sạch nông thôn, các mô hình cấp nước nông thôn cấp cơ sở T 2 3 và những tiêu chí đánh giá mô hình, hệ thống công trình cấp nước sạch nông thôn được trình bày trong chường 1 nhằm giới thiệu một cái nhìn tổng thể và là cơ sở để đánh giá thực trạng về hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước sạch nông thôn tại một số mô hình cấp nước hiện có tại Tỉnh Yên Bái sẽ được trình... trường cấp nước nông thôn Công tác quản lý sản xuất kinh doanh phục vụ cũng phát triển theo tiến độ xây dựng các hệ thống cấp nước tập trung, theo đó rất nhiều mô hình tổ chức quản lý khai thác các công trình cấp nước nông thôn được hình thành để đáp ứng các nhu cầu phát triển thực tế Đến nay có thể hình thành và phát triển một số ngành cấp nước nông thôn trên T 2 3 cả nước nên việc nghiên cứu các mô hình. ..CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN 1.1 Tổng quan về nước sạch và hệ thống cấp nước sạch nông thôn 1.1.1 Nước sạch nông thôn Nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&SVMT) là một yếu tố đánh giá chất T 2 3 lượng sống của người dân nông thôn Được sự quan tâm của nhà nước, việc cung cấp nước sạch và cải thiện điều kiện vệ sinh tại khu vực nông thôn đã đạt được... cấp nước sạch nông thôn HTX chịu trách nhiệm từ khâu đầu tư, xây dựng hệ thống công trình, quản lý vận hành, bảo dưỡng, thu phí và hoạch toán kinh tế toàn bộ công trình 1.4 .Mô hình quản lý khai thác cấp nước sạch nông thôn cấp cơ sở T 2 3 T 2 3 1.4.1.Nhân tốt ảnh hướng đến mô hình cấp nước sạch nông thôn T 2 3 Theo Madeleen Wegelin-Schuringa, các nhân tốt trong từng nhóm tác động đến mô hình quản lý. .. viết “Trong năm 2006 phải tổ chức đánh giá đầy đủ về các mô hình quản lý hiện nay để từ đó đưa ra được mô hình phù hợp Đặc biệt đối với các mô hình kém hiệu quả cần đưa ra lộ trình chuyển đổi phương thức quản lý và sở hữu” Trong luận văn này, do các điều kiện về thời gian có hạn nên tác giả chỉ nghiên cứu các mô hình quản lý hệ thống cấp nước sạch nông thôn về mặt tổng quan và một số đại diện tiêu biểu... lao động có chuyên môn 1.1.3.Vai trò của hệ thống cấp nước tập trung nông thôn T 2 3 Hệ thống cấp nước tập trung nông thôn là mô hình cấp nước sạch tiên tiến so T 2 3 với các công trình cấp nước nhỏ lẻ phổ biến như nước mặt từ ao hồ sông suối, giếng đào, giếng khoan, nước mưa Chất lượng vệ sinh nước cấp qua hệ thống cấp nước dễ quản lý hơn Cấp nước tập trung tránh cho cộng đồng bị nhiễm các bệnh do muỗi... cấp thiết đối với ngành nước sạch, đòi hỏi phải có những phương thức quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nguồn nước, sản xuất và tiêu thụ nước sạch tại nông thôn Hình thức cấp nước sạch tập trung được xem là giải pháp tối ưu về kinh tế, kỹ thuật và khả năng đáp ứng nhu cầu dùng nước của người dân nông thôn, với hình thức này, đã hình thành rất nhiều mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn. .. nhân tố đến mô hình quản lý T 2 3 Như việc hình thành và tồn tại mỗi hình thức quản lý gắn liền với mô hình quản T 2 3 lý chịu tác động của các nhóm nhân tố kinh tế - xã hội, văn hóa, môi trường, tập quán, đặc điểm kỹ thuật công nghệ và các chính sách của nhà nước Các nhân tố này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên mô hình quản lý thông qua các mối quan hệ tương tác và sự cộng tác của các bên hữu... TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÁC T 2 3 T 2 3 HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái T 2 3 T 2 3 Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên... quan truyền thông và doanh nghiệp tư nhân - 22 - 1.4.3.Yếu tố bền vững của các mô hình quản lý nước sạch nông thôn T 2 3 Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn mô hình quản lý cấp nước T 2 3 sạch nông thôn là phải đảm bảo hoạt đọng có hiệu quả bền vững Để có cơ sở đánh giá khách quan về hiệu quả bền vững của một mô hình cấp nước sạch nông thôn cần quan tâm một số yếu tố sau: Với các ngành . đề tài Đề tài nghiên cứu thực trạng các mô hình quản lý khai thác các hệ thống cấp nước sạch nông thôn tỉnh Yên Bái từ đó đưa ra các mô hình quản lý khai thác các hệ thống cấp nước sạch phù. thực trạng các mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái. c. Đề xuất mô hình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống cấp nước sạch nông thôn trên. cho tỉnh Yên Bái. Đó cũng chính là lý do tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khai thác các hệ thống cấp nước sạch nông thôn tỉnh Yên Bái . 3. Phạm vi nghiên