HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC KCN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM
2.2.1. Tình hình đầu tư xây dựng tại các KCN:
- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các KCN: Hạ tầng kỹ thuật như đường, điện, cấp nước, thoát nước, cây xanh… của các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của doanh nghiệp. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các KCN thực hiện trong năm 2012 đạt 649,73 tỷ đồng và 27,7 triệu USD, bằng 132% so với
cùng kỳ và đạt 162% kế hoạch. Lũy kế vốn thực hiện đến nay là 8.877,98 tỷ đồng, và 274 triệu USD đạt 76% tổng số vốn được duyệt.
- Đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp trong KCN: Trong năm 2012, Ban quản lý các KCN đã cấp giấy phép xây dựng cho 81 công trình, với tổng diện tích sàn xây dựng 347.875m2 và tổng vốn xây dựng 939,537 tỷ đồng; kiểm tra hoàn công 61 công trình, trong đó có 22 công trình mở rộng, với tổng diện tích xây dựng 406.508 m2, giá trị hợp đồng xây dựng 21,02 triệu USD và 709,74 tỷ đồng (tương đương 1.151 tỷ đồng), bằng 149% so với cùng kỳ và đạt 143% kế hoạch năm 2012.
- Tính đến nay, các KCN đã trồng hơn 529 ha cây xanh tập trung, đạt tỷ lệ 48% so với diện tích đã được duyệt và trồng được 169.429 cây xanh phân tán.
2.2.2. Tình hình thu hút đầu tư :
Tính đến nay cuối năm 2012, các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã thu hút được 1.587 dự án đầu tư, bao gồm 1.186 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 6.434 triệu USD và 401 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 29.091 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp đầu tư trong KCN có ngành nghề rất đa dạng, có khoảng 30% số dự án đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều lao động như ngành dệt may, ngành sản xuất giày da và chế biến gỗ; ngành hóa chất và cao su chiếm khỏang 26%; ngành luyện kim và sản xuất các sản phẩm kim loại chiếm khoảng 6%; ngành cơ khí chế tạo và điện, điện tử khoảng 30%; chế biến thực phẩm 7%.