- Trong 25 KCN đang hoạt động hiện nay, có 5 KCN chưa thải nước ra môi trường (KCN Kim Huy, Phú Gia, VSIP II A, Bàu Bàng, Rạch Bắp )
3.2.4.3. Giám sát môi trường:
Theo quy định thì các KCN và các doanh nghiệp trong KCN phải thực hiện giám sát môi trường và gửi báo cáo về cơ quan quản lý nhà nước về BVMT với tần suất 2 lấn/năm. Việc thực hiện giám sát môi trường của các KCN trong thời gian qua tương đối tốt, tất cả các KCN đều đã thực hiện và gửi báo báo giám sát đúng theo quy định. So với các doanh nghiệp nằm ngoài KCN thì các doanh nghiệp nằm trong KCN thực hiện giám sát môi trường tốt hơn. Tuy nhiên so với yêu cầu thì chưa đáp ứng được, hiện nay chỉ có khoảng 40% số doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN thực hiện giám sát môi trường. Phần lớn các doanh nghiệp không tự giám sát được nên phải thuê đơn vị tư vấn thực hiện. Do vậy, cũng như báo cáo ĐTM thì chất lượng báo cáo giám sát môi trường trong thời gian qua cũng giảm dần và không phản ánh đầy đủ hiện trạng môi trường của doanh nghiệp.
Bên cạnh việc thực hiện giám sát môi trường định kỳ thì các KCN cũng triển khai việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động. Hiện nay có 10/25 KCN đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, các KCN còn lại đang xây dựng kế hoạch triển khai lắp đặt và dự kiến đến năm 2014 tất cả các KCN trên địa bàn tỉnh đều lắp đặt hệ thống quan trắc tự động.
Hình 3.10: Trạm quan trắc nước thải tự động tại KCN Bình Dương 3.2.5. Những tồn tại, hạn chế trong quản lý môi trường các KCN:
Công tác quản lý môi trường các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian qua có nhiều chuyển biến và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường. Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản lý môi trường các KCN cũng còn một số tồn tại và hạn chế. Những tồn tại và hạn chế trong quản lý môi trường các KCN hiện nay cụ thể như sau :
- Trong thời gian qua, nhiều văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách về BVMT các KCN đã được ban hành và áp dụng, đáp ứng được công tác quản lý môi trường KCN. Tuy nhiên, hệ thống văn bản về BVMT các KCN còn thiếu hoặc chưa đồng bộ, một số văn bản còn thiếu liên kết, ví dụ: Nghị định số: 21/2008/NĐ - CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số: 80/2006/NĐ - CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ cho phép UBND tỉnh uỷ quyền một số nhiệm vụ quản lý môi trường cho Ban quản lý các KCN, trong khi đó Nghị định số: 29/2011/NĐ - CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM, cam kết BVMT không uỷ quyền; thậm chí có văn bản chưa đủ căn cứ pháp lý, ví dụ Nghị định số: 29/2008/NĐ - CP ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX và KHT có một số quy định trái ngược với Luật Thanh tra, Luật tổ chức HĐND và UBND và Luật BVMT nên phần nào gây khó khăn cho cơ quan quản lý trong quá trình triển khai thực hiện. Ngoài ra, chưa có văn bản hay cơ chế, chính sách khuyến khích các KCN áp dụng sản xuất sạch hơn hoặc áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 hay chuyển đổi sang mô hình KCN sinh thái;
- Hệ thống tổ chức quản lý môi trường môi trường KCN hiện nay gồm nhiều cơ quan, đơn vị tham gia quản lý; trong khi đó phân cấp, phân định không rõ ràng, đồng thời sự phối hợp giữa các cơ quan chưa chặt chẽ dẫn đến sự chồng chéo, không phát huy hết hiệu lực, hiệu quả quản lý môi trường các KCN;
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường của KCN chưa thực sự phát huy hiệu quả. Các đợt thanh tra, kiểm tra của Bộ TN&MT và các Sở TN&MT trong thời gian qua đã tăng lên nhưng chưa nhiều và còn thấp so với số lượng các đơn vị cần phải thanh, kiểm tra, đồng thời còn hạn chế trong việc làm rõ hành vi gây ô nhiễm, mức độ gây ô nhiễm của các doanh nghiệp, các KCN. Từ đó dẫn đến việc tiến hành xử phạt chưa đủ sức răn đe đối với các chủ nguồn thải. Nguyên nhân của thực trạng trên là do lực lượng cán bộ quản lý môi trường còn ít, năng lực chuyên môn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế và cơ chế phân công, phối hợp giữa Ban quản lý các KCN với các sở, ban, ngành trong quản lý môi trường KCN chưa cụ thể, thống nhất;
- Mặc dù hầu hết các KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, tuy nhiên việc kiểm soát chất lượng nước đầu vào, cũng như việc quản lý, vận hành không tốt nên còn một số KCN chưa xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường; đồng thời vấn đề đấu nối nước thải về hệ thống xử lý nước thải tập trung của một số
KCN đi vào hoạt động trước năm 2000 gặp nhiều khó khăn, còn gần 10% doanh nghiệp chưa đấu nối;
- Áp dụng sản xuất sạch hơn và công nghệ thân thiện môi trường trong các cơ sở sản xuất công nghiệp là giải pháp hiệu quả cả về kinh tế và BVMT. Tuy nhiên, việc áp dụng sản xuất sạch hơn và công nghệ thân thiện môi trường tại các KCN và các doanh nghiệp trong KCN hiện nay còn chưa được chú trọng, số lượng doanh nghiệp áp dụng không nhiều;
- Mô hình KCN sinh thái là một mô hình tiên tiến trong quản lý môi trường KCN và đã trở thành một hướng đi mới của các nước trên thế giới, có tính khả thi cao nhằm thực hiện mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có một số nghiên cứu về KCN sinh thái và chưa có triển khai áp dụng;
- Việc quản lý môi trường các KCN trong thời gian qua chủ yếu dựa vào các công cụ pháp luật và công cụ kỹ thuật, các công cụ kinh tế chưa phát huy được hiệu quả. Với nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2003/NĐ - CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 về phí BVMT đối với nước thải và Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 về phí BVMT đối với chất thải rắn, tuy nhiên việc triển khai thu phí nói trên còn gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do phương thức thu phí chưa phù hợp, đồng thời mức phí BVMT còn thấp hơn nhiều so với chi phí thu gom và xử lý chất thải;