M i= Ti x Hpt (3.3) Trong đó:
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC KCN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM
4.3.4. Kiểm soá tô nhiễm môi trường không khí KCN:
Để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, cần tập trung thực hiện một số biện pháp như sau:
- Các cơ sở sản xuất và kinh doanh trong các KCN thực hiện đầy đủ và tuân thủ nghiêm túc các cam kết về giải pháp BVMT không khí và tiếng ồn trong các báo cáo ĐTM hoặc cam kết BVMT trong kế hoạch BVMT hàng năm của cơ sở mình;
- Không cho phép đầu tư các dự án có công nghệ lạc hậu, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, hiệu suất sử dụng tài nguyên thấp vào các KCN;
- Thực hiện và quản lý tiết kiệm năng lượng, điện, nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN;
- Lựa chọn công nghệ xử lý khí thải dựa trên 4 tiêu chí: hiện đại, hiệu quả môi trường, hiệu quả kinh tế và phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Tùy theo ngành nghề sản xuất và quy mô sản xuất khác nhau mà lựa chọn công nghệ xử lý khí thải cho phù hợp, công nghệ xử lý bụi có thể là lọc xiclon, đĩa đệm khô, ướt, lọc túi vải, lọc tĩnh điện, khử mùi bằng chất hấp phụ như than hoạt tính, công nghệ xử lý khí thải có thể là đốt cháy vô cơ hóa, hấp thụ trong dung dịch kiềm, xử lý hóa lý…
- Nâng cao năng lực quan trắc khí thải của Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương đẻ đáp ứng được yêu cầu quan trắc khí thải cho các KCN, nghiên cứu và lắp đặt hệ thống quan trắc tự động khí thải của một số nguồn thải lớn, mức độ gây ô nhiễm, và nguy cơ rủi ro, sự cố cao;
- Bảo đảm khoảng cách cách ly vệ sinh giữa các nhà máy trong các KCN với khu dân cư xung quanh, đồng thời bảo đảm tỷ lệ diện tích đất trồng cây xanh trong các KCN theo quy chuẩn hiện hành.