Thu gom và xử chất thải:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (Trang 52)

- Trong 25 KCN đang hoạt động hiện nay, có 5 KCN chưa thải nước ra môi trường (KCN Kim Huy, Phú Gia, VSIP II A, Bàu Bàng, Rạch Bắp )

3.2.4.2. Thu gom và xử chất thải:

Về nước thải:

Trong số 25 KCN đã đi vào hoạt động thì 24 khu đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tỉ lệ 96% và 01 khu chưa triển khai xây dựng. Tỉ lệ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đấu nối nước thải về hệ thống xử lý tập trung đạt 92%. Mặc dù đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng do chưa kiểm soát được chất lượng nước đầu vào nên một số KCN nhiều khi chưa xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường. Kết quả quan trắc nước thải của các khu công nghiệp trong thời gian qua cho thấy, tỷ lệ các khu công nghiệp còn thải nước thải vượt quy chuẩn cho phép khoảng 28%. Việc nước thải chưa xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường cùng với một số doanh nghiệp chưa đấu nối vào hệ thống xử lý tập trung đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại nguồn tiếp nhận nước thải của một số KCN trên địa bàn tỉnh hiện nay, điển hình như kênh Ba Bò nơi tiếp nhận nước thải của KCN Sóng Thần I và Sóng Thần II hay kênh D tiếp nhận nước thải của KCN Đồng An.

Về khí thải:

Khí thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp có hai nguồn là nguồn điểm và nguồn diện. Nguồn điểm chủ yếu là khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu (than, củi, dầu, khí hoá lỏng) và khí thải từ dây chuyền công nghệ có thể thu gom được. Nguồn diện là khí thải rò rỉ trong dây chuyền công nghệ sản xuất như hơi a xít, dung môi hữu cơ. Hầu hết các doanh nghiệp trong KCN hiện nay đều xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý bụi và khí thải cho các nguồn điểm, còn nguồn diện thì do khó khăn trong vấn đề thu gom nên hầu như chưa kiểm soát được. Tuy nhiên, tải lượng chất ô nhiễm đối với khí thải nguồn diện không lớn, chủ yếu gây tác động đến công nhân trực tiếp sản xuất.

Về chất thải rắn và chất thải nguy hại:

Hiện nay, toàn bộ chất thải rắn và CTNH phát sinh từ các KCN được thu gom, xử lý. Đối với chất thải nguy hại thì được thu gom bởi các đơn vị có giấy phép hành nghề quản lý CTNH đóng trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh, thành lân cận như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh.

Đối với chất thải công nghiệp không nguy hại thì một phần lớn do các cơ sở kinh doanh phế liệu thu gom, phần còn lại do các đơn vị xử lý CTNH thu gom.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (Trang 52)