Hiện trạng chất thải rắn và CTNH:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (Trang 44)

- Trong 25 KCN đang hoạt động hiện nay, có 5 KCN chưa thải nước ra môi trường (KCN Kim Huy, Phú Gia, VSIP II A, Bàu Bàng, Rạch Bắp )

3.1.3. Hiện trạng chất thải rắn và CTNH:

Hoạt động sản xuất tại các KCN đã phát sinh một lượng không nhỏ chất thải rắn và chất thải nguy hại. Thành phần, khối lượng chất thải rắn phát sinh tại mỗi KCN tùy thuộc vào loại hình công nghiệp đầu tư, quy mô đầu tư và công suất của của các cơ sở công nghiệp trong KCN. Theo kết quả điều tra, khảo sát của đề tài “

Điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý CTRCN & CTNH của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” do Viện Môi trường và Tài nguyên thực hiện cho thấy :

Thành phần chất thải rắn công nghiệp và CTNH của các KCN:

- Chất thải rắn công nghiệp :

Hình 3.6: Thành phần chất thải rắn công nghiệp từ các KCN

- Chất thải nguy hại :

Khối lượng chất thải phát sinh:

Theo đề tài “ Điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý CTRCN & CTNH của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” thì hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp và CTNH trung bình của các KCN tỉnh Bình Dương là 40,54 tấn/ha/năm và 10,33 tấn/ha/năm. Căn cứ hệ số phát thải chất thải trên và tỉ lệ lấp đầy của các KCN hiện nay có thể tính được tải lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại phát sinh tại từng KCN đang hoạt động như sau :

Bảng 3.3: Khối lượng chất thải rắn và CTNH theo từng KCN

STT Tên KCN

Khối lượng ( Tấn/năm )

CTR CÔNG NGHIỆP CTNH

1 Sóng Thần I 4690,48 1195,18

2 Sóng Thần II 6249,14 1592,34

3 Bình Đường 403,17 102,73

4 Tân Đông Hiệp A 768,13 195,73

5 Tân Đông Hiệp B 1932,85 492,51

6 Dệt may Bình An 423,72 107,97 7 Đồng An 3662,79 933,32 8 Việt Hương 948,64 241,72 9 VSIP I 12648,48 3222,96 10 Mỹ Phước I 8444,18 2151,66 11 Mỹ Phước II 6284,71 1601,41 12 Việt Hương II 3030,37 772,17 13 Mai Trung 510,68 130,13 14 Mỹ Phước III 6442,82 1641,70

16 Đất Cuốc 2371,59 604,31 17 Sóng Thần III 1688,57 430,27 18 Đại Đăng 1010,82 257,57 19 VSIP II 1739,17 443,16 20 Đồng An II 442,70 112,80 Tổng cộng 68.348,70 17.415,94

(Nguồn: Kết quả tính toán của đề tài)

Tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ các KCN là 68.348,7 tấn/năm và chất thải nguy hại là 17.415,94 tấn/năm. Do các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương là KCN đa ngành nghề nên thành phần chất thải rắn rất đa dạng và lượng chất thải có thể tái chế, tái sử dụng khá cao. Hiện nay, toàn bộ chất thải rắn phát sinh trong KCN được thu gom 100%, đối với chất thải nguy hại thì được thu gom bởi các đơn vị có giấy phép hành nghề quản lý CTNH đóng trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh, thành lân cận như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Đối với chất thải công nghiệp không nguy hại thì một phần lớn do các cơ sở kinh doanh phế liệu thu gom, phần còn lại do các đơn vị xử lý CTNH thu gom.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (Trang 44)