Khuyến khích xây dựng KCN mới theo mô hình KCN sinh thái:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (Trang 85)

M i= Ti x Hpt (3.3) Trong đó:

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC KCN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM

4.3.11.1. Khuyến khích xây dựng KCN mới theo mô hình KCN sinh thái:

Áp dụng mô hình KCN sinh thái sẽ góp phần trao đổi chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, tái sử dụng nước thải và tiết kiệm năng lượng trong từng cơ sở sản xuất và trong toàn bộ KCN nên mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội và môi trường. Để phát triển KCN sinh thái trên địa bàn tỉnh cần thực hiện các biện pháp như sau:

- Xây dựng và ban hành các tiêu chí đánh giá và công nhận KCN sinh thái phù hợp với điều kiện của tỉnh và của cả nước.

- Đánh giá lại Quy hoạch tổng thể phát triển KCN tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và lồng ghép các yếu tố phát triển các KCN sinh thái vào trong quy hoạch này;

- Có chính sách ưu tiên thu mua và bao tiêu sản phẩm tái chế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc KCN sinh thái; chính sách khuyến khích người dân và doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm tái chế nhằm hỗ trợ ngành tái chế phát triển;

- Khuyến khích sản xuất năng lượng từ chất thải kết hợp thực hiện các gói kích cầu, thúc đẩy tiêu dùng các loại sản phẩm này, nhằm đẩy nhanh việc hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế trong nước phát triển;

- Xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi và khuyến khích cụ thể đối với từng đối tượng liên quan như Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ sở tái chế, và các đơn vị dịch vụ trong KCN trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp sinh thái;

- Thực hiện quy hoạch, thiết kế và xây dựng thí điểm mô hình KCN sinh thái trên địa bàn tỉnh và nhân rộng ra;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (Trang 85)