Phương pháp xây dựng hệ số phát thải [4] [7]:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (Trang 60)

M i= Ti x Hpt (3.3) Trong đó:

3.3.2.1. Phương pháp xây dựng hệ số phát thải [4] [7]:

Phương pháp xây dựng hệ số phát thải chủ yếu dựa trên phương pháp thống kê và quá trình xây dựng hệ số phát thải được thực hiện theo các bước như sau:

- Bước 1: Thống kê và xác định khối lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn công nghiệp và CTNH phát sinh hiện nay theo các thông tin điều tra, thu thập được của các KCN và các doanh nghiệp trong KCN;

- Bước 2: Xác định khối lượng chất thải phát sinh và tỉ lệ lấp đầy của mỗi KCN hoặc xác định khối lượng chất thải phát sinh và diện tích đất của các doanh nghiệp trong KCN được điều tra, khảo sát và thu thập số liệu, rồi tính hệ số phát thải cho từng KCN hoặc cho từng doanh nghiệp trong KCN;

- Bước 3: Ứng dụng phương pháp thống kê cổ điển cải tiến để xử lý sai số toàn phương cho các nguồn dữ liệu thống kê cơ sở (phương pháp này được trình bày chi tiết trong phương pháp nghiên cứu), rồi tính ra hệ số phát thải trung bình cho các KCN.

Tính hệ số phát thải nước thải của các KCN:

Đối với KCN, nước thải của các doanh nghiệp trong KCN đều được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung nên có thể xác định được toàn bộ lưu lượng và tải lượng chất ô nhiễm của nước thải phát sinh từ hoạt động của KCN. Dựa trên số liệu về nước thải và tỉ lệ lấp đầy của KCN có thể tính được hệ số phát thải nước thải theo các công thức như sau:

Trong đó :

Hilà hệ số phát thải trung bình của KCN (i) (kg/ha/ngày hoặc m3/ha/ngày);

Qi

Hi =

Qilà khối lượng chất thải phát sinh tại KCN (i) (kg/ngày hoặc m3/ngày);

Silà diện tích của KCN (i) (ha);

Ti là tỉ lệ lấp đầy của KCN (i), được xác định bằng tỉ số giữa tổng diện tích các cơ sở đang hoạt động trong KCN/tổng diện tích đất công nghiệp của KCN.

Biến đổi và chuẩn hoá nguồn dữ liệu cơ sở tính toán được bằng phương pháp thống kê cổ điển cải tiến, rồi tính ra hệ số phát thải nước thải trung bình cho các KCN theo công thức sau:

1 ' ' n i i pt n H H =∑= Trong đó :

Hpt là hệ số phát thải trung bình của các KCN (kg/ha/ngày hoặc m3/ha/ngày);

Hi là hệ số phát thải trung bình của KCN (i) (kg/ha/ngày hoặc m3/ha/ngày); nlà số lượng KCN điều tra, thu thập thông tin được;

Tính hệ số phát thải khí thải của các KCN:

Khí thải của KCN chủ yếu phát sinh từ hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN và thải ra môi trường theo nhiều điểm, không tập trung được như nước thải nên hầu như không thể thống kê được toàn bộ khí thải phát sinh từ KCN. Do vậy, việc tính toán hệ số phát thải khí thải của KCN phải dựa trên số liệu về khí thải có thể điều tra, thu thập của các doanh nghiệp trong KCN và diện tích của các doanh nghiệp để tính toán. Hệ số phát thải khí thải trung bình cho các KCN được tính theo các công thức sau:

Trong đó :

Hi là hệ số phát thải trung bình doanh nghiệp (i) (kg/ha/ngày);

Milà tải lượng chất thải phát sinh của doanh nghiệp ( kg/ngày);

Si là diện tích của doanh nghiệp (ha).

Mi

Hi =

S

(3.6)

Số liệu phát thải khí thải của từng doanh nghiệp sau khi tính toán, được biến đổi và chuẩn hoá bằng phương pháp thống kê cổ điển cải tiến, rồi tính ra được hệ số phát thải khí thải trung bình của từng ngành trong KCN. Tiếp theo, biến đổi và chuẩn hoá số liệu phát thải khí thải của từng ngành công nghiệp và tính ra hệ số phát thải khí thải trung bình cho các KCN theo công thức như sau:

1 ' ' n i i pt n H H =∑= Trong đó :

Hpt là hệ số phát thải trung bình của các KCN (kg/ha/ngày);

Hi là hệ số phát thải trung bình của ngành công nghiệp (i) (kg/ha/ngày); nlà số lượng ngành công nghiệp có doanh nghiệp thu thập thông tin được;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (Trang 60)