M i= Ti x Hpt (3.3) Trong đó:
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC KCN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM
4.3.1. Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM, bản cam kết BVMT:
Đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp BVMT khi triển khai dự án đó và là cơ sở pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác BVMT của dự án đó. Do vậy, tất các các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN và các dự án đầu tư vào KCN tuỳ theo tính chất ngành nghề, quy mô dự án đều phải được lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM hay bản cam kết BVMT.
Các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, cũng như các dự án đầu tư vào KCN chỉ được phép triển khai dự án sau khi đã được phê duyệt báo cáo ĐMT hay bản cam kết BVMT và chỉ được phép đi vào hoạt động sau khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp khống chế ô nhiễm và BVMT theo như báo cáo ĐTM hay bản cam kết BVMT được phê duyệt, đồng thời được cơ quan quản lý nhà nước về BVMT xác nhận.
Trong thời gian qua, công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM, bản cam kết BVMT tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các biện pháp khống chế ô nhiễm và BVMT theo báo cáo ĐTM hay bản cam kết BVMT chưa được tốt. Do vậy, cần phải tăng cường công tác hậu kiểm sau thẩm định để các KCN và các doanh nghiệp trong KCN thực hiện tốt hơn.
4.3.2. Thực hiện đăng ký và kiểm kê nguồn thải gây ô nhiễm môi trường ở các KCN, đặc biệt là đối với các nguồn thải chất thải nguy hại:
Quản lý môi trường KCN trước hết là phải kiểm soát được nguồn thải ô nhiễm. của KCN. Để tăng cường công tác quản lý nguồn thải, đặc biệt là nguồn thải CTNH, cần áp dụng các biện pháp như sau:
- Thực hiện một cách nghiêm túc công tác đăng ký và kiểm kê nguồn thải gây ô nhiễm môi trường ở tất cả các KCN, đặc biệt là đối với các nguồn thải CTNH;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm đối với các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN và chủ doanh nghiệp trong KCN không chịu đăng ký chủ nguồn thải CTNH hoặc gian lận trong đăng ký nguồn thải, chưa quản
lý CTNH theo đúng quy định, chưa ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH;
- Triển khai các chương trình tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức cơ bản cho các doanh nghiệp trong KCN về tầm quan trọng của công tác quản lý CTNH để họ tự giác đăng ký chủ nguồn thải CTNH với cơ quan quản lý môi trường địa phương;
- Tiến hành cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục đăng ký chủ nguồn thải, tăng cường áp dụng công nghệ tin học phục vụ đăng ký chủ nguồn thải, cụ thể: cần nhanh chóng đưa phần mềm quản lý CTNH, thu phí BVMT đối với nước thải và giám sát môi trường đang xây dựng vào sử dụng;
- Thường xuyên cập nhật các nguồn thải mới phát sinh và sự biến động của các nguồn thải cũ vào phần mềm quản lý doanh nghiệp “Portral” để cơ sở dữ liệu về nguồn thải phát sinh từ các KCN được đầy đủ và phục vụ tốt cho công tác quản lý.