1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đề xuất hầm bộ hành tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

81 778 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 5,48 MB

Nội dung

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành hầm, hầm bộ hành tại các khu công nghiệp Vĩnh Long. Thực trạng các khu công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long. Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giao thông tại các khu công nghiệp

1 MỤC LỤC 2 3 MỤC LỤC HÌNH VẼ 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, nhiều khu công nghiệp đã hình thành tại Miền Tây Nam bộ trong đó có địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Ngoài các mặt tích cực, việc hình thành các khu công nghiệp tập trung cạnh đường quốc lộ cũng gây ra nhiều vấn đề phức tạp gây bức xúc xã hội, trong đó có ùn tắc vào giờ cao điểm và tại nạn giao thông cần thiết phải có các giải pháp khắc phục. Cùng với giải pháp cầu vượt, hầm bộ hành đa năng kết hợp giao thông với cửa hàng kinh doanh và dịch vụ đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng có thể là giải pháp phù hợp trong trường hợp này và do đó cần được nghiên cứu và thí điểm áp dụng cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long. 2. Mục đích của đề tài Nghiên cứu ứng dụng mô hình hầm bộ hành đa năng kết hợp giao thông với cửa hàng kinh doanh, dịch vụ cho các khu công nghiệp tập trung cạnh đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là Hầm giao thông, phạm vi nghiên cứu thuộc địa bàn Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 4. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về tình hình ùn tắc và tai nạn giao thông tại các nút giao đầu cầu trong thành phố Vĩnh Long. 5 - Nghiên cứu về hiện trạng xây dựng và khai thác hầm bộ hành tại các thành phố lớn của Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hầm bộ hành (xây dựng hầm bộ hành đa năng). - Nghiên cứu các sơ đồ quy hoạch hầm bộ hành đa năng, các yếu tố quyết định khi lựa chọn sơ đồ quy hoạch. - Nghiên cứu mối quan hệ giữa bề rộng nhịp và chiều dày kết cấu hầm, từ đó đề xuất các chiều dày hợp lý cho kết cấu ứng với mỗi loại bề rộng nhịp hầm. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với phân tích và đánh giá kết quả. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã tiến hành nghiên cứu giải pháp hầm bộ hành đa năng tại các nút giao ở Việt Nam nói chung và khu công nghiệp Hòa Phú nói riêng. Đây là giải pháp đã được áp dụng phổ biến trên thế giới song lại khá mới mẻ ở Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các nhà quy hoạch giao thông đô thị. Ngoài ra, các sinh viên và kỹ sư làm việc trong lĩnh vực công trình ngầm có thể tham khảo khi phân tích kết cấu công trình ngầm để lựa chọn bề rộng nhịp thích hợp cho hầm bộ hành 6 CHƯƠNG I. HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 1.1. TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG VÀ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1.1.1. CÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Vĩnh Long là một trong 13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí địa lý trung tâm nhờ nằm giữa hai dòng Tiền Giang và Hậu Giang, là đầu mối giao thông thủy trong vùng. Chính phủ đã xây dựng các cơ chế, chính sách và đầu tư một số công trình giao thông trọng điểm tạo động lực phát triển kinh tế vùng, trong đó có Quốc lộ 53, Quốc lộ 54 đi qua Vĩnh Long. Điểm nổi bật và là lợi thế của Vĩnh Long là có 5 tuyến quốc lộ đi ngang qua địa bàn. Ngoài ra còn có 10 tuyến đường tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp 5 đồng bằng, kết nối đồng bộ giữa thành phố Vĩnh Long với thị xã Bình Minh và các huyện. Hệ thống đường huyện cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Vĩnh Long có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống giao thông đối ngoại khá thuận lợi, kể cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không (có quốc lộ 1A, 80; 2 sông lớn là sông Tiền và sông Hậu được nối liền bởi sông Mang Thít; gần cảng và sân bay Cần Thơ ), gần thành phố Cần Thơ - Trung tâm phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 7 Vĩnh Long quanh năm khí hậu ôn hòa, thích hợp cho loại cây trồng nhiệt đới, rau màu cùng những loài thủy sản nước ngọt, có sản lượng lớn và giá trị xuất khẩu… Chất lượng nguồn nhân lực cao cũng là lợi thế quan trọng khác của Vĩnh Long. Vĩnh Long là tỉnh có tiềm năng và lợi thế trong quá trình phát triển các khu công nghiệp với nguồn khoáng sản tương đối phong phú, những sản phẩm từ nông nghiệp rất đa dạng, cùng với đó là một lực lượng lao động trẻ trong đó một bộ phận đã được đào tạo cơ bản. 1.1.2. MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP CHÍNH TẠI VĨNH LONG Tỉnh Vĩnh Long hiện có hai Khu công nghiệp tập trung đã được Chính phủ cho phép đầu tư là Khu công nghiệp Hòa Phú và Khu công nghiệp Bình minh. Khu công nghiệp Hòa Phú có diện tích 122 ha, đã lấp đầy 100% đất công nghiệp và xây dựng xong nhà máy xử lý nước thải công suất 4.000m 3 /ngđ; Khu công nghiệp Bình Minh 132 ha, lấp đầy 40% đất công nghiệp, đang lập thủ tục đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất 2.500m 3 /ngđ (Hiện có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu, xin đăng ký thuê đất đầu tư tại Khu công nghiệp Bình Minh). Theo Nghị quyết 32/2006/NQ-CP ngày 17/11/2006 của Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của tỉnh Vĩnh Long, thì diện tích đất để xây dựng các Khu công nghiệp trên địa bàn của tỉnh là 2.179 ha. Như vậy, so với diện tích các Khu công nghiệp đã có là 254 ha, thì diện tích các khu công nghiệp cần bổ sung trên địa bàn là 1.925 ha. Cơ sở hạ tầng: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 2 khu công nghiệp (KCN), 1 tuyến công nghiệp và sẽ có 3 khu công nghiệp mới cùng với các cụm công nghiệp với 31 nhà đầu tư, tổng số vốn gần 2.960 tỷ đồng và hơn 120 triệu USD. Trong đó nổi bật nhất là KCN Hòa Phú đã có 100% diện tích đất CN với 16 dự án đang hoạt động. 8 Giai đoạn 2, KCN Hòa Phú đang triển khai xây dựng và mời gọi đầu tư. Trong khi đó, KCN Bình Minh đã hoàn thành cơ bản. Nhà máy xử lý nước thải đang được xây dựng với công suất 2.200m 3 /ngày đêm, sẽ phục vụ 100% nhu cầu xử lý nước thải trong KCN. Riêng tuyến CN Cổ Chiên (Khu IV) đã lấp đầy 100% diện tích đất CN với tổng vốn đăng ký khoảng 1.394 tỷ đồng và 7,4 triệu USD, hiện có 2 dự án đã đi vào hoạt động Khu công nghiệp Hoà Phú, giai đoạn 1: Quy mô 122,16 ha, kết cấu hạ tầng kỹ thuật được xây dựng hoàn chỉnh, hiện đã lấp đầy 100% đất công nghiệp với 16 doanh nghiệp, trong đó có 07 nhà đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư 99,74 triệu USD và 09 nhà đầu tư trong nước với vốn đầu tư trên 644 tỷ đồng. Giai đoạn 2: Quy mô 129,91 ha, san lấp mặt bằng đạt trên 25%. Hình thức xây dựng cuốn chiếu nên sẵn sàng đáp ứng cho nhà đầu tư thứ cấp thuê đất. Khu công nghiệp Bình Minh: Quy mô 131,5 ha, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đạt 75% và đã cho thuê 47 ha, chiếm 55% đất công nghiệp với 10 doanh nghiệp, trong đó có 01 đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký đầu tư là 14 triệu USD và 09 đầu tư trong nước với vốn đăng ký đầu tư trên 1.087 tỷ đồng. Ngoài các khu công nghiệp hiện hữu, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho Vĩnh Long quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp Đông Bình với diện tích 350 ha; Khu công nghiệp An Định với diện tích 200 ha và Khu công nghiệp Bình Tân với diện tích 400 ha. Tuyến công nghiệp Cổ Chiên: Khu IV với diện tích 30 ha, san lấp đạt 72% khối lượng và đã có 2/5 doanh nghiệp hoạt động, vốn đăng ký đầu tư là 7,4 triệu USD và 1.394 tỷ đồng. 9 Cụm công nghiệp: Tỉnh đã quy hoạch phát triển 13 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011-2015 tại các huyện, thị xã, thành phố với tổng diện tích trên 642 ha và giai đoạn năm 2016-2020 là 6 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với diện tích là 242 ha. Đã có 7 cụm Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, diện tích 354 ha và đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 5 nhà đầu tư [16]. Hình I-1 Bản đồ vị trí các khu công nghiệp tại Vĩnh Long. 1.1.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI Theo quy hoạch định hướng phát triển ngành CN tỉnh, tốc độ tăng trưởng sẽ đạt khoảng 24- 25%/năm (giai đoạn 2011- 2015) và khoảng 22% (giai đoạn 2016- 2020). Trong đó, giá trị sản xuất CN giai đoạn 2016- 2020 sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 31% trên tổng GDP toàn tỉnh. Những năm tiếp theo sẽ tiếp tục phát triển nhiều các ngành CN gắn liền với thế mạnh của tỉnh như nguồn nguyên liệu, lao động,… Riêng giai 10 đoạn 2016- 2020 sẽ phát triển các ngành CN có lựa chọn, ưu tiên những ngành có vốn đầu tư lớn, CN có sử dụng nhiều chất xám, ngành CN sử công nghệ cao, các ngành CN phụ trợ,… Hiện các sở, ban ngành đã và đang làm nhiều việc để thu hút mời gọi đầu tư phục vụ phát triển CN tỉnh nhà. Để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư kết hợp với Ban Quản lý các KCN và các ngành cũng đã thực hiện thẩm tra, điều chỉnh, kiểm tra các dự án đã cấp giấy chứng nhận; rà soát các dự án quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, hình thành các khu đất sạch để sẵn sàng tiếp nhận các dự án;… Hiện tại, Vĩnh Long đang tập trung thực hiện công tác cải cách hành chính cơ chế một cửa tại chỗ và một cửa liên thông, thực hiện tốt chỉ thị 01/TƯ và cơ chế dân chủ ở cơ quan. Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý theo nghị định 29 của Chính phủ. Phấn đấu từ nay đến năm 2020 Vĩnh Long sẽ có thêm 04 khu công nghiệp mới với 1.800 ha :  Khu công nghiệp Đông Bình : 350 ha ;  Khu công nghiệp Bình Tân : 700 ha ;  Khu công nghiệp An Hưng : 550 ha ;  Khu công nghiệp An Định (Mang Thít) : 200 ha Vĩnh Long luôn là một trong các tỉnh đứng đầu cả nước trong việc thu hút đầu tư thông qua những chính sách mời gọi hợp lý, cởi mở và cho thấy vẫn còn nhiều tiềm năng đầu tư, phát triển. Một số ý kiến nhận định, để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, đẩy mạnh CN hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, Vĩnh Long cần nhanh chóng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các KCN- TCN, hạ tầng giao thông,… mới có thể đáp ứng yêu cầu cấp thiết của giai đoạn phát triển sắp tới. [...]... trưởng diện tích khu công nghiệp (héc ta) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long 1.2 HIỆN TRẠNG NÚT GIAO THÔNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Với số lượng khu công nghiệp khá lớn, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp cao, Vĩnh Long đang trên đà phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông để đáp ứng được nhu cầu giao thông ngày càng cao của các khu công nghiệp Tuy nhiên, hiện tại hệ thống giao thông tại các khu công nghiệp đang... ứng được các yêu cầu hiện tại Hầu hết các nút giao thông tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đều chưa được quy hoạch tốt, chưa bố trí hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông hợp lý Sự kết nối giữa khu công nghiệp với các trục đường giao thông cũng chưa tốt 1.4 TÌNH HÌNH TAI NẠN VÀ ÙN TẮC GIAO THÔNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Việc phát triển các khu công nghiệp và tuyến công nghiệp đã... tại thời điểm bây giờ, cụ thể là nghiên cứu phương án xây dựng hầm bộ hành kết hợp dịch vụ hay còn gọi là hầm bộ hành đa năng 18 CHƯƠNG II TÌNH HÌNH XÂY DỰNG HẦM BỘ HÀNH VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC HẦM BỘ HÀNH Ở VIỆT NAM 2.1 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC QUY HOẠCH HẦM BỘ HÀNH Mặt bằng và trắc dọc hầm[ 8]: Giải pháp quy hoạch đường ngầm bộ hành rất đa dạng và phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện địa hình và xây dựng đô thị Khi... ở và công trình công cộng, sự liên tục phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, sự hình thành các công trình và cụm công trình công nghiệp mới, các xí nghiệp công nghiệp, … đang yêu cầu đô thị dành riêng cho những khu đất lớn Những khu đất đó, đặc biệt tại những khu trung tâm đô thị, ngày càng khan hiếm Trong khi đó, tại các đô thị lớn ngày càng thiếu những diện tích để xây dựng các bồn hoa, công viên,... Chinh, tại cửa B bố trí nhà làm trụ sở quản lý hệ thống đường hầm 2.3 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG HẦM BỘ HÀNH Ở CÁC ĐÔ THỊ LỚN CỦA VIỆT NAM Nhằm đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc trên địa bàn, thành phố Hà Nội đã đầu tư nguồn kinh phí không nhỏ để xây dựng hầm bộ hành Tuy nhiên, theo kết quả kiểm tra quản lý, khai thác hầm đi bộ trên địa bàn thủ đô của Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải, nhiều hầm bộ. .. để xây dựng công trình ngầm đô thị nhằm mục đích tối ưu không gian sử dụng đất trong đô thị[9] Trong tương lai, khi lượng công nhân tại khu công nghiệp tăng lên, lưu lượng người đi bộ và xe máy tại khu công nghiệp vào giờ cao điểm lớn dẫn tới ùn tắc cục bộ và tai nạn trên Quốc lộ 1 là điều khó tránh khỏi Do đó cần nghiên cứu giải pháp cải thiện giao thông nút giao tại khu công nghiệp ngay tại thời điểm... mỹ quan đô thị như hiện nay Ngoài ra, các yếu tố như: mức độ an toàn cho người đi bộ, khả năng tách biệt khỏi ảnh hưởng của môi trường, chiều cao (sâu) bậc lên xuống, v.v… cũng cho thấy phương án hầm bộ hành bộc lộ nhiều ưu điểm hơn phương án cầu vượt bộ hành, và cần được nghiên cứu khi xây dựng giải pháp đường vượt cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Hiện nay nhà nước ta cũng đang có... là tại các thành phố hiện đại có quy mô lớn Ngoài các hệ thống không gian ngầm, các công trình ngầm dân dụng đô thị từ đơn lẻ đã tiến tới các tổ hợp rộng lớn, thậm chí là “thành phố ngầm” hoạt động song song với đô thị trên mặt đất Hình II-12 Hầm bộ hành kết hợp phòng triển lãm Hua Lamphong MRT tại Bangkok (Thái Lan) 34 Hình II-13 Kết hợp phục vụ các quán ăn nhanh trong hầm bộ hành Tại Việt Nam, các. .. đang có xu hướng xây dựng các hầm bộ hành kết hợp với các tiện ích công cộng cho người đi bộ, như kết hợp cửa hàng, phòng triển lãm, các dịch vụ fastfood, v.v… Hình II-11 Hầm bộ hành kết hợp shop bán hàng ở thành phố Mátxcơva (Nga) Ở Mátxcơva, hầm bộ hành đa năng đã bắt đầu được xây dựng cách đây khoảng 20 năm trước Với sự phát triển của hệ thống Metro, việc kết nối các dịch vụ công cộng là yêu cầu thiết... để vào khu công nghiệp phải quay đầu tại vị trí cách đó khá xa, ý thức tham gia giao thông chưa được tốt của người dân Việt Nam nói chung thường là dẫn tới tình trạng đi ngược chiều Hình I-3 Công nhân đi xe máy ngược chiều đến khu công nghiệp 13 Hiện khu công nghiệp Hòa Phú có một số công ty có bố trí xe đưa đón công nhân, tuy nhiên chỉ đưa đón đến vị trí Khu công nghiệp, dẫn đến một lượng lớn công nhân . 40‰, còn độ dốc ngang khoảng 4÷10‰ theo 2 hướng kể từ trục. Trong trường hợp cần thiết cho phép bố trí đường ngầm bộ hành theo độ dốc dọc bằng 0 và có độ dốc ngang theo 1 hướng không nhỏ hơn 10‰. . nghiệp và tuyến công nghiệp đã tạo cho Vĩnh Long những bước đi đột phá về kinh tế, theo đó là văn hóa, xã hội. Theo số liệu thống kê mới nhất thì tổng số lao động tập trung về các khu công nghiệp. xuất CN giai đoạn 2016- 2020 sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 31% trên tổng GDP toàn tỉnh. Những năm tiếp theo sẽ tiếp tục phát triển nhiều các ngành CN gắn liền với thế mạnh của tỉnh như nguồn nguyên liệu,

Ngày đăng: 17/08/2015, 16:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Joseph E. Bowles (1996), Foundation Analysis and Design – 5th Edition, McGraw-Hill Sách, tạp chí
Tiêu đề: Foundation Analysis and Design – 5th Edition
Tác giả: Joseph E. Bowles
Năm: 1996
10. Lưu Đức Hải (2012), Đô thị ngầm và không gian ngầm đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đô thị ngầm và không gian ngầm đô thị
Tác giả: Lưu Đức Hải
Nhà XB: Nhà xuất bảnXây dựng
Năm: 2012
11. Nguyễn Đức Nguôn (Chủ biên) (2009), Mạng kỹ thuật ngầm Đô thị, Đại học Kiến trúc Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạng kỹ thuật ngầm Đô thị
Tác giả: Nguyễn Đức Nguôn (Chủ biên)
Năm: 2009
12. Nguyễn Quang Phích (2009), Nâng cao hiệu quả thi công công trình ngầm, Bài giảng cao học. Đại học Mỏ-Địa chất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả thi công công trình ngầm
Tác giả: Nguyễn Quang Phích
Năm: 2009
13. Nguyễn Quang Phích, Bài giảng Thiết kế và thi công công trình ngầm đô thị. Đại học Mỏ-Địa chất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Thiết kế và thi công công trình ngầm đô thị
14. Nguyễn Hồng Tiến (2011), Quy hoạch xây dựng công trình ngầm đô thị. Nhà xuất bản Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch xây dựng công trình ngầm đô thị
Tác giả: Nguyễn Hồng Tiến
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây dựng
Năm: 2011
17. TS. Nguyễn Ngọc Tuấn, Bài giảng Kết cấu và công nghệ mới trong xây dựng công trình ngầm đô thị, Đại học Xây dựng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Kết cấu và công nghệ mới trong xây dựng công trình ngầm đô thị
19. Võ Trọng Hùng (2010), Xây dựng công trình ngầm dân dụng và công nghiệp, Bài giảng cao học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng công trình ngầm dân dụng và công nghiệp
Tác giả: Võ Trọng Hùng
Năm: 2010
7. Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Long http://www.vinhlong.gov.vn/ Link
1. Bộ Xây dựng (2008), QCXDVN 01: 2008/BXD, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây dựng Khác
2. Bộ Xây dựng (2010), QCVN 07: 2010/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị Khác
3. Bộ Xây dựng (2007), TCXDVN 104: 2007, Đường đô thị - yêu cầu thiết kế Khác
4. Chính phủ (2010), Nghị định số 39/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/03/2007 về Quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị Khác
5. Chính phủ (2007), Nghị định số 41/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/03/2007 về xây dựng ngầm đô thị Khác
6. Chính phủ (2009), Nghị định số 39/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 7/4/2009 về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị Khác
8. Giáo sư, viện sĩ L.V. Makốpski, Công trình ngầm giao thông đô thị Khác
15. Nguyễn Hồng Tiến (2012), Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm tại các đô thị Việt Nam Khác
18. Viện khoa học thủy lợi miền Nam (2013), Báo cáo khảo sát địa chất công trình kè Cổ Chiên Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w