Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa từ thực tiễn huyện an lão thành phố hải phòng hiện nay

78 592 4
Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa từ thực tiễn huyện an lão thành phố hải phòng hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ THANH HUYỀN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN AN LÃO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm2015 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ THANH HUYỀN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN AN LÃO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số : 60 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN THỊ AN Hà Nội, năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực. Những ý kiến khoa học trong luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hải phòng, ngày 18 tháng 7 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vũ Thị Thanh Huyền i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình từ các thầy cô giáo, các cơ quan đơn vị, gia đình và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Thị An, người thầy đáng kính đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa Chính sách công - Học viện Khoa học xã hội, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hải Phòng, Bảo Tàng thành phố Hải Phòng, Phòng Văn hoá và Thông tin huyện An Lão, các xã: An Tiến, Trường Sơn, Mỹ Đức, Quang Trung, Quốc Tuấn, Bát Trang, Trường Thành, Trường Thọ, An Thắng, Tân Viên thị trấn Ruồn…, các bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã giúp đỡ và cung cấp cho tôi những thông tin tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài. Xin trân trọng cảm ơn! Hải phòng, ngày 18 tháng 7 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vũ Thị Thanh Huyền ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CĐ : Cao đẳng CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐH : Đại học HĐND : Hội đồng nhân dân SĐH : Sau đại học THCN : Trung học chuyên nghiệp THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa XHH : Xã hội hóa iv DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ sau Đổi mới (1986), cùng với việc tăng trưởng kinh tế, đời sống văn hóa đã được chú ý. Các thiết chế văn hóa từng bước được nhà nước đầu tư xây dựng, các hoạt động văn hóa được nhà nước và các tổ chức xã hội đầu tư nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân. Năm 1998, Nghị quyết TW 5 khóa VIII với phương châm “xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc” đã tạo hành lang cho các hoạt động văn hóa được phát triển mạnh mẽ và thông thoáng hơn. Có thể thấy, với sự triển khai mạnh mẽ, phong phú đó, sự hạn chế nguồn lực của nhà nước đã khiến cho sự đầu tư dàn trải thiếu đi vào chiều sâu, từ đó, tác động tiêu cực đến việc thực hành các hoạt động văn hóa và nhận thức của người dân. Xuất phát từ tình hình đó, một nhu cầu tất yếu là phải thu hút nguồn lực từ nhiều nguồn, trong đó, vốn xã hội hóa là nguồn lực tối quan trọng. Huyện An Lão là một trong những đơn vị luôn coi trọng nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. Đây là một trong những đơn vị điển hình của Hải Phòng làm tốt công tác XHH hoạt động văn hóa nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia vào nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa trên địa bàn huyện như: xây dựng đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn, Tiến sỹ Lê Khắc Cẩn, toàn huyện có nhiều câu lạc bộ thuộc các xã, nhà văn hoá, thành lập các đội văn nghệ quần chúng. Hàng năm tổ chức các cuộc thi, liên hoan, hội diễn, biểu diễn văn nghệ quần chúng; Góp phần đáp ứng nhu cầu về hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vấn đề XHH hoạt động văn hóa ở Hải Phòng nói chung, An Lão nói riêng vẫn còn có nhiều hạn chế, cần 1 thực hiện một cách hiệu quả hơn, chất lượng hơn để đáp ứng với yêu cầu xây dựng và phát triển văn hóa ở thành phố Hải Phòng hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu khoa học: "Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa từ thực tiễn huyện An Lão thành phố Hải Phòng hiện nay" làm luận văn thạc sĩ Chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu Sự nghiệp đổi mới càng được đẩy mạnh, xã hội càng đi lên thì việc XHH hoạt động văn hóa lại càng có ý nghĩa cấp thiết. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về XHH ở các lĩnh vực khác nhau, trong đó có vấn đề XHH hoạt động văn hóa từ thực tiễn. Tiêu biểu là các công trình "Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng văn hóa ở nước ta" (Hoàng Vinh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1999); "Công tác Tuyên giáo ở cơ sở" (Ban Tuyên giáo Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007); "Xã hội hóa hoạt động văn hóa" (Lê Như Hoa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1999). Các công trình trên đã đề cập một số vấn đề lý luận cơ bản và tập hợp nhiều báo cáo khoa học về XHH hoạt động văn hóa ở các lĩnh vực khác nhau như: XHH hoạt động nghệ thuật, xã hội hóa dịch vụ giải trí, hoạt động bảo tàng Một số công trình khoa học nghiên cứu về phát triển văn hóa ở Hải Phòng đã thực hiện như: “Xã hội hóa hoạt động văn hóa tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao thị xã Đồ Sơn”(Nguyễn Như Anh, Luận văn tốt nghiệp Đại học Văn hóa, 2003), “Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay” (Nguyễn Quang Linh Luận văn thạc sĩ Văn hóa học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006), “Lễ hội truyền thống văn hóa tiêu biểu Hải Phòng” (Trịnh Minh Hiên, Nxb Hải Phòng, 2006), “Báo chí Hải Phòng với nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (Hoàng Đình Thi, Luận văn tốt nghiệp Đại học Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2004). 2 Các công trình này nghiên cứu khá nhiều nội dung, khía cạnh để xây dựng và phát triển văn hóa ở Hải Phòng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), nhưng cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu về chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa trên địa bàn thành phố Hải Phòng và các quận, huyện trên địa bàn thành phố một cách hệ thống và cụ thể, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp về vấn đề xã hội hóa hoạt động văn hóa một cách khoa học, khả thi. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Từ những vấn đề lý luận về chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa, luận văn đi sâu đánh giá thực trạng chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện An Lão hiện nay, đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác này trong thời gian tới. Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa từ thực tiễn trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa. 3.2. Nhiệm vụ Đánh giá thực trạng chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa từ thực tiễn trên địa bàn huyện An Lão thời gian qua. Đề xuất phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện An Lão, Hải Phòng trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: huyện An Lão, thành phố Hải Phòng 3 [...]... học và thực tiễn của chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa ở huyện An Lão Thành phố Hải Phòng hiện nay 6.2 Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá khách quan từ thực tiễn chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng hiện nay 4 - Đề xuất được giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện An Lão thành phố Hải Phòng. .. chính sách xã hội hoá hoạt động văn hoá ở huyện An Lão, thành phố Hải Phòng 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Khái niệm về chính sách công, chính sách văn hóa và chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa 1.1.1 Khái niệm chính sách công Trong hệ thống các công cụ quản lý được Nhà nước dùng để điều hành hoạt động kinh tế - xã hội thì chính sách được... PHÒNG HIỆN NAY 2.1 Thực trạng chính sách XHH hoạt động văn hóa ở huyện An Lão An Lão có 81/84 làng, tổ dân phố văn hóa, đã công nhận 81 làng văn hóa, công nhận lại 14 làng, tổ dân phố Văn hóa Phát động 64 dòng họ văn hóa, đã công nhận 16 dòng họ văn hóa 86,43% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa Do điều kiện kinh tế của huyện An Lão còn khó khăn, ngành Văn hóa tham mưu lãnh đạo huyện thực hiện. .. gian tới 7 Kết cấu của luận văn Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa ở Việt Nam hiện nay Chương 2: Thực trạng chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa ở Huyện An Lão, thành phố Hải Phòng Chương 3: Phương hướng, giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả chính sách. .. vụ Thành ủy, huyện ủy An Lão đã ban hành Nghị quyết số 06 của Ban Thường vụ Huyện ủy (Khóa III) về phát triển văn hóa ở huyện An Lão; Ủy ban nhân huyện ban hành Chương trình hành động số 32 thực hiện các 27 Nghị quyết của Trung ương và Thành ủy Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và thành phố Hải Phòng về xã hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, thể thao và văn hóa, công tác XHH ở huyện An Lão đã thực. .. nước, hội nhập quốc tế 1.3 Các chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa 1.3.1 Chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa thông qua các thiết chế văn hóa Nền văn hóa nào cũng được vận hành thông qua các thiết chế cụ thể Nhà hát, Bảo tàng, Thư viện, Nhà văn hóa cộng đồng, Làng văn hóa là những mô hình nhà văn hóa xuất hiện ở nhiều quốc gia, nhiều vùng miền của đất nước Viết về kết quả việc xã hội hóa. .. về chính sách văn hoá như sau: Chính sách văn hoá là một tổng thể các nguyên tắc hoạt động quyết định các cách thực hành, các phương pháp quản lý hành chính và phương pháp ngân sách của Nhà nước dùng làm cơ sở cho các hoạt động văn hoá” 7 1.1.3 Khái niệm chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa Chính sách XHH hoạt động văn hóa là sự vận động và tổ chức nhằm thu hút toàn xã hội, mọi lực lượng, các thành. .. hiện XHH hoạt động văn hóa cũng là một giải pháp quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội, trong chiến lược kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước Trong giai đoạn hiện nay, chính sách XHH các hoạt động văn hóa mang ý nghĩa cấp bách, nghiên cứu vấn đề này chính là đi tìm các biện pháp đổi mới các hình thức hoạt động văn hóa phù hợp với thời kỳ mới Bởi vì chính sách XHH hoạt động văn hóa là vấn... Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch) đã cụ thể hóa thành chín quan điểm trong chính sách XHH hoạt động văn hóa Chính sách XHH hoạt động văn hóa thực chất là nâng cao quyền tổ chức và điều hành các hoạt động sáng tạo văn hóa theo hướng đa dạng chủ thể hoạt động, quản lý Đó là quá trình hai chiều đưa những giá trị văn hóa tinh thần dưới dạng những loại hình văn hóa nghệ thuật vào đời sống xã hội, trở thành. .. dân về chính sách XHH hoạt động văn hóa TT Nhận thức về Chính sách XHH 1 Huy động mọi nguồn đầu tư trong xã hội vào sự 2 nghiệp phát triển văn hóa Một chương trình toàn dân tham gia vào các hoạt 3 động văn hóa Sự phối hợp giữa các tổ chức xã hội và các ngành 4 chức năng thực hiện mục tiêu văn hóa Huy động toàn dân cùng tham gia làm văn hóa 5 dưới quản lý của Nhà nước Cuộc vận động lớn trong xã hội do . LUẬN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Khái niệm về chính sách công, chính sách văn hóa và chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa 1.1.1. Khái niệm chính sách. về chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa từ thực tiễn trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa. 3.2. Nhiệm vụ Đánh giá thực trạng chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa từ thực tiễn. Thành phố Hải Phòng hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá khách quan từ thực tiễn chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng hiện nay. 4 - Đề xuất

Ngày đăng: 30/07/2015, 07:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 3.2: Kết quả thực hiện huy động kinh phí XHH hoạt động văn nghệ quần chúng và cổ động trực quan cấp huyện

  • ĐVT: Triệu đồng

    • Bảng 3.3: Kết quả đầu tư nâng cấp mạng lưới truyền thanh cấp huyện

      • Tổng

      • Loại hình hoạt động

      • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan