Định hướng chính sách XHH hoạt động văn hóa với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa ở huyện An Lão đến năm

Một phần của tài liệu Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa từ thực tiễn huyện an lão thành phố hải phòng hiện nay (Trang 59)

8 Đề án Tổ chức các lễ Hộ

3.2.2.Định hướng chính sách XHH hoạt động văn hóa với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa ở huyện An Lão đến năm

thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa ở huyện An Lão đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn 2030 thông qua chính sách XHH hoạt động văn hóa, cần nhìn nhận nhu cầu của người dân về đời sống văn hóa. Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã có cuộc điều tra và thu lại kết quả như sau:

Bảng 4.2: Nhu cầu tham gia hoạt động lễ hội của nhân dân huyện An Lão

Mức độ Số người Tỉ lệ

Rất cần thiết 366 67,2%

Cần thiết 164 32,8%

Không cần thiết 0 0

Tổng. 500 100%

Nguồn: Sở Khoa học Công nghệ Hải Phòng, Báo cáo kết quả nhiệm vụ điều tra xã hội học về văn hóa nông thôn Hải Phòng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Đề tài nghiên cứu cấp thành phố, (2015).

Bảng 4.3: Mức độ tham gia hoạt động lễ hội truyền thống của nhân dân huyện An Lão

Lễ hội Số người Tỉ lệ

Thường xuyên tham gia 313 63,6

Thỉnh thoảng tham gia 164 29,2

Không tham gia 41 8,2

Tổng 500 100

Nguồn: Sở Khoa học Công nghệ Hải Phòng, Báo cáo kêt quả nhiệm vụ điều tra xã hội học về văn hóa nông thôn Hải Phòng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Đề tài nghiên cứu cấp thành phố,2015.

Bảng 4.4: Nhu cầu về hưởng thụ hoạt động văn nghệ quần chúng ở huyện An Lão

Mức độ Số người tỉ lệ

Rất cần thiết 230 46%

Cần thiết 205 41%

Không cần thiết 65 13%

Tổng 500 100%

Nguồn: Sở Khoa học Công nghệ Hải Phòng, Báo cáo kêt quả nhiệm vụ điều tra xã hội học về văn hóa nông thôn Hải Phòng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Đề tài nghiên cứu cấp thành phố (2015).

Bảng 4.5: Nhu cầu giải trí, sinh hoạt tại các trung tâm văn hóa ở huyện An Lão Mức độ Số người Tỉ lệ Rất cần thiết 155 31% Cần thiết 250 56% Không cần thiết 65 13% Tổng 500 100%

Nguồn: Sở Khoa học Công nghệ Hải Phòng, Báo cáo kêt quả nhiệm vụ điều tra xã hội học về văn hóa nông thôn Hải Phòng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Đề tài nghiên cứu cấp thành phố (2015).

Bảng 4.6: Nội dung các hoạt động tại các trung tâm văn hóa

Loại hình hoạt động Số người tỉ lệ

Tham gia thể thao 171 34,2%

Xem văn nghệ 91 18,2 %

Truy cập internet 50 10%

Sinh hoạt câu lạc bộ 48 9,6% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đọc sách báo 57 11,4%

Thông tin liên lạc 55 11%

Mua các sản phẩm văn hóa 28 5,6%

Tổng 500 100%

Nguồn: Sở Khoa học Công nghệ Hải Phòng, Báo cáo kêt quả nhiệm vụ điều tra xã hội học về văn hóa nông thôn Hải Phòng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Đề tài nghiên cứu cấp thành phố (2015).

Để đáp ứng nhu cầu của người dân về các lĩnh vực trong đời sống văn hóa, UBND huyện An Lão đã xác định các nhóm nhiệm vụ liên quan đến việc đẩy mạnh chính sách XHH hoạt động văn hóa như sau:

* Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Tập trung mọi nguồn lực xã hội, đặc biệt là đa dạng hóa các nguồn lực xã hội, để thực hiện Nghị quyết về: “Tăng cường bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa huyện An Lão đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện với các nội dung trọng tâm sau:

Tiếp tục lựa chọn các công trình, địa điểm, cảnh quan có tiêu chí của di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh để bảo vệ và đề nghị các cấp có thẩm quyền xếp hạng.

Tập trung tối đa mọi nguồn lực để triển khai các dự án tu bổ, chống xuống cấp đối với các di tích, cụm di tích đã xếp hạng, các di tích có tiêu chí của di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; trước hết là các di tích, cụm di tích đã và có nguy cơ xuống cấp.

Huy động nhiều nguồn lực nghiên cứu triển khai dự án quy hoạch tổng thể để bảo tồn và khai thác giá trị di sản văn hóa tại các di tích trọng điểm của huyện phục vụ nhiệm vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế - xã hội, gồm:

Quần thể Di tích tưởng niệm Trạng nguyên Trần Tất Văn (xã Thái Sơn), xây dựng Trung tâm Phật giáo xã Trường Thành.

Nghiên cứu, triển khai xây dựng mô hình bảo tàng mở hoặc nhà trưng bày hiện vật tại một số địa điểm khảo cổ đã được phát hiện như: di chỉ khảo cổ khu di tích Núi Voi (xã An Tiến).

Tiếp tục triển khai việc cắm mốc chỉ giới tại các di tích; thực hiện rà soát, đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích, cơ sở thờ tự, tôn giáo tín ngưỡng đủ điều kiện; trước hết là các di tích, cụm di tích đã xếp hạng. Quy hoạch mở rộng diện tích cho các di tích, làng nghề thủ công có nhu cầu cần thiết về quỹ đất theo hướng đảm bảo không gian phát triển du lịch văn hóa, du lịch làng nghề.

Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác tổ chức lễ hội tại các địa phương; từng bước khẳng định bản sắc, tính hấp dẫn cho các lễ hội An Lão; khuyến khích việc tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian truyền thống tại các lễ hội. Định hướng tổ chức các hoạt động lễ hội theo phương châm thiết thực, khoa học, vui tươi, lành mạnh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và địa phương.

Nghiên cứu xây dựng kịch bản Lễ hội chiến thắng Bạch Đằng trở thành lễ hội cấp vùng. Phục dựng có chọn lọc các nghi thức, nội dung phù hợp, đảm bảo nguyên tắc giữ gìn, kế thừa và tôn vinh giá trị truyền thống, đưa lễ hội trở thành chuỗi sự kiện văn hóa thể thao đặc sắc, tạo điểm nhấn cho du lịch An Lão. Tiếp tục lựa chọn một số lễ hội cấp xã tiêu biểu xây dựng thành lễ hội cấp vùng phục vụ nhiệm vụ quảng bá văn hóa, du lịch của huyện.

Tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, quy mô hoạt động của các câu lạc bộ nghệ thuật trình diễn dân gian hiện có tại các địa phương; phát triển và

nhân rộng các mô hình câu lạc bộ tại các địa bàn có di sản và vùng lân cận. Thực hiện tốt công tác giáo dục, phổ biến rộng rãi về di sản văn hóa phi vật thể. Phấn đấu xây dựng mỗi xã một đội văn hóa văn nghệ dân gian.

Thí điểm đưa loại hình hát chèo, dân ca vào giảng dạy ngoại khóa trong một số trường THCS, THPT tại các địa bàn có di sản và vùng lân cận. Coi trọng và thực hiện phát triển nghệ thuật biểu diễn theo định hướng ưu tiên bảo tồn, gìn giữ và phát huy các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, văn hóa văn nghệ truyền thống.

Hỗ trợ duy trì, phát triển tốt các làng nghề thủ công phục vụ quá trình CNH, HĐH và xây dựng nông thôn mới của huyện và thành phố. Quan tâm đầu tư bảo tồn một số làng nghề truyền thống tiêu biểu cho phát triển du lịch như: Làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ Văn Khê (xã An Thọ), Đá thủ công mỹ nghệ Chi Lai (xã Trường Thành)...

Thực hiện nhiệm vụ tổng kiểm kê và lập hồ sơ di sản văn hóa An Lão. Đầu tư nghiên cứu, biên soạn và phát hành “Dư Địa chí huyện An Lão”. Xây dựng Cơ sở dữ liệu điện tử về di sản văn hóa trong thành phần Website của huyện. Phối hợp biên soạn và đưa nội dung giới thiệu về hát chèo, lễ tế đình vào sách Lịch sử Địa lý Hải Phòng làm tài liệu giảng dạy ngoại khóa cho học sinh toàn thành phố.

Nâng cao chất lượng tour du lịch “Núi Voi” với các điểm tham quan tiêu biểu của huyện như: Chùa Chi Lai - hang họng voi - Đình Bách Phương - Di tích tưởng niệm Trạng nguyên Trần Tất Văn.

Tiếp tục lựa chọn, khai thác các điểm di tích khác có tiềm năng và vị trí giao thông thuận lợi kết nối với các di tích, điểm tham quan trong và ngoài thành phố để xây dựng các tour, tuyến du lịch mới trên cơ sở chú trọng phát triển loại hình du lịch văn hóa, khảo cứu nông thôn… Ưu tiên đưa loại hình ca trù và hát chèo tham gia phục vụ khách du lịch.

Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo tín ngưỡng trong phát triển văn hóa địa phương. Chú trọng bảo tồn và phát huy các phong tục tập quán, các công trình kiến trúc liên quan đến văn hóa họ tộc như: tổ chức ngày chạp họ, lễ đăng thọ, từ đường - nhà thờ họ... (xem bảng 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5).

* Hoàn thiện hệ thống thể chế và thiết chế văn hóa

Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị, phương tiện cho sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao tại địa phương. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đóng góp công sức, trí tuệ cho sự nghiệp phát triển văn hóa thể thao của huyện.

Từng bước hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thông tin cấp huyện gắn với việc khai thác và sử dụng có hiệu quả công trình Nhà Văn hóa Trung tâm mới từng bước trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa - thông tin hiện đại, đa chức năng của toàn huyện.

Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu hoạt động văn hóa, thông tin trên địa bàn các thôn, làng, xã, thị trấn. Đổi mới phương thức, nội dung hoạt động của hệ thống nhà văn hóa, chú trọng gắn kết hoạt động thiết chế văn hóa thể thao với hoạt động chính trị xã hội ở địa phương nhằm khai thác tối đa hiệu quả xã hội của thiết chế. Phát triển các đơn vị, tổ đội hoạt động văn hóa nghệ thuật quần chúng, nâng cao hiệu quả hoạt động các mô hình câu lạc bộ, nhóm sở thích văn hóa, nghệ thuật… tại các thiết chế.

Một phần của tài liệu Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa từ thực tiễn huyện an lão thành phố hải phòng hiện nay (Trang 59)