Vận dụng sáng tạo và giải quyết mối quan hệ đa chiều, đa lợi ích,

Một phần của tài liệu Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa từ thực tiễn huyện an lão thành phố hải phòng hiện nay (Trang 55 - 57)

3 Sự phối hợp giữa các tổ chức xã hội và các ngành

2.3.5. Vận dụng sáng tạo và giải quyết mối quan hệ đa chiều, đa lợi ích,

đa chủ thể trong quá trình thực hiện XHH hoạt động văn hóa. Đây được xem là vấn đề cốt lõi trong điều kiện huy động các nguồn lực ngoài nhà nước tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa. Các tổ chức, cá nhân xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong quá trình tham gia, thực hiện tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành phần tham gia. Các cơ quan chức năng đổi mới phương thức quản lý, cải cách thủ tục hành chính, tạo mơi trường thơng thống, thuận lợi để toàn xã hội tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa vì cộng đồng, đáp ứng được nhu cầu tinh thần của nhân dân.

Tiểu kết chương 2

Nhận thức rõ vai trị của chính sách XHH hoạt động văn hóa trong q trình xây dựng và phát triển văn hóa, cấp ủy, chính quyền và các đồn thể chính trị - xã hội, đã làm tốt cơng tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia vào hoạt động này. Điển hình trong chính sách xã hội hóa ở huyện An Lão đó là chính sách xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Đây là một trong những điển hình về việc động viên, khuyến khích và thu hút nhân lực, tài lực, vật lực để tham gia. Tồn huyện hiện có 46 di tích thuộc các loại hình kiến trúc nghệ thuật, văn hóa, lịch sử kháng chiến, khảo cổ, tơn giáo tín ngưỡng…, gồm 66 ngơi chùa, 68 ngơi đình, 33 ngơi đền, 96 ngơi miếu và các di tích khác. Ngồi ra, huyện còn hệ thống các hang động, đồi núi có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử như Núi Voi. Bên cạnh đó là các di sản văn hóa phi vật thể, tiêu biểu nhất là các lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian, làng nghề thủ công truyền thống. Đồng thời, các hoạt động xã hội hóa đầu tư, xây dựng thiết chế văn hóa, cho các hoạt

động văn hóa, trong phân phối sản phẩm văn hóa và khích lệ các hoạt động sáng tạo, thưởng thức văn hóa tinh thần trên địa bàn huyện cũng được coi trọng từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của nhân dân. Các phong trào, cuộc vận động đã được thực hiện trên cả bề rộng, chiều sâu và giữ ổn định về mặt chất lượng tạo được mơi trường văn hóa lành mạnh trong các cộng đồng dân cư phát huy được tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân chăm lo cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa. Tuy nhiên, từ thực tiễn đặt ra, chính sách XHH hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện vẫn cịn chưa được đồng bộ, tư tưởng trơng chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước vẫn cịn tồn tại. Mặt khác vẫn cịn có nhận thức đây là sự huy động đóng góp kinh phí của người dân, công tác quản lý nhà nước về văn hóa chưa hiệu quả, đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa cịn thiếu và yếu chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Những ưu điểm và những hạn chế trong q trình xã hội hóa văn hóa ở huyện An Lão đã được chỉ rõ cùng với những nguyên nhân để tạo nên những thành công, nguyên nhân của những hạn chế để tổng kết thành những bài học kinh nghiệm sẽ là cơ sở quan trọng để đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa ở huyện An Lão trong giai đoạn hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa từ thực tiễn huyện an lão thành phố hải phòng hiện nay (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w