Chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thưởng thức sản phẩm văn hóa tinh thần

Một phần của tài liệu Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa từ thực tiễn huyện an lão thành phố hải phòng hiện nay (Trang 42)

3 Sự phối hợp giữa các tổ chức xã hội và các ngành

2.1.2.3.Chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thưởng thức sản phẩm văn hóa tinh thần

sản phẩm văn hóa tinh thần

Công tác XHH hoạt động thông tin, cổ động trực quan, văn hóa, văn nghệ quần chúng tiếp tục được quan tâm thực hiện thường xuyên với việc huy động các doanh nghiệp, các tổ chức tham gia phối hợp truyên truyền vào các dịp kỷ niệm, các ngày lễ trọng đại của đất nước, thành phố và huyện; tham gia tài trợ giải thưởng, trang thiết bị, kinh phí luyện tập… cho các hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng. Kết quả thực hiện huy động XHH tổ chức các hoạt động thông tin, cổ động trực quan; văn hóa văn nghệ cấp huyện giai đoạn 2010-2015 như sau:

Bảng 3.2: Kết quả thực hiện huy động kinh phí XHH hoạt động văn nghệ quần chúng và cổ động trực quan cấp huyện

ĐVT: Triệu đồng

T

T Nội dung thực hiện XHH

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng 1 Hoạt động văn nghệ quần chúng 13 23 50 100 135 128 459 2 Thông tin, cổ động trực quan 5 17 62 50 45 92 271

Nguồn: UBND huyện An Lão (2015), Báo cáo kết quả thực hiện xã hội hóa giai đoạn 2010 - 2015.

Tại cơ sở, 100% các xã, thị trấn đã thành lập được các đội văn nghệ xung kích, bên cạnh đó là các đội, câu lạc bộ văn hóa văn nghệ của các làng, thôn, tổ dân phố. Các làng văn hoá đều xây dựng nguồn quỹ để duy trì hoạt

động văn hoá thể thao, cao nhất là 19,6 triệu đồng/năm/làng, thấp nhất là 3 triệu đồng/năm/làng. Hàng năm, các làng đã tổ chức từ 300 đến 500 buổi biểu diễn, giao lưu; các xã, thị trấn đều tổ chức hội diễn văn nghệ quần chúng thu hút sự tham gia của các đội văn nghệ cơ sở. Phần lớn kinh phí tập huấn và tham gia hội diễn tại cơ sở đều do nhân dân tự đóng góp.

Các hoạt động văn hóa văn nghệ đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Hàng năm, số lượt người đến sinh hoạt trong Trung tâm Văn hoá Thông tin huyện là 15.600 lượt, số lượt người đến sinh hoạt tại Nhà Văn hóa các xã, thị trấn là 30.000 lượt người. Số hộ gia đình đạt và giữ vững danh hiệu Gia đình Văn hoá từ 85-90%. Toàn huyện có 81/84 làng, tổ dân phố được công nhận danh hiệu Làng, Tổ dân phố Văn hóa (đạt 96%).

Xây dựng và vận hành hiệu quả Cổng thông tin điện tử của huyện và 23 cổng thành phần của các đơn vị trực thuộc, qua đó góp phần tuyên truyền, quảng bá các hoạt động của địa phương, đặc biệt là quảng bá về các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của huyện.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 19 đài truyền thanh xã, thị trấn, trong đó 17 đài không dây, 02 đài có dây. Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ của các đài truyền thanh từng bước được nâng cấp hiện đại. Số giờ phát thanh của các đài truyền thanh xã, thị trấn là 13.508 giờ/năm. Công tác phát thanh được đảm bảo, qua đó góp phần phản ánh kịp thời các thông tin chỉ đạo của lãnh đạo các cấp; tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Đảng; tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ kinh tế chính trị địa phương, góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của người dân; phổ cập kiến thức khoa học, kỹ thuật, pháp luật tới người dân…

Bảng 3.3: Kết quả đầu tư nâng cấp mạng lưới truyền thanh cấp huyện

ĐVT: Triệu đồng

Năm Tổng số Sửa chữa,

bảo dưỡng Thay mới

Duy trì hoạt động Nguồn XHH 2010 260 130 10 50 18 2011 330 244 25 61 30 2012 862 351,2 423 87,8 52 2013 650 508 15 127 70 2014 612 321,6 198 80,4 90

Nguồn: UBND huyện An Lão (2015), Báo cáo kết quả thực hiện xã hội hóa giai đoạn 2010 - 2015.

Một phần của tài liệu Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa từ thực tiễn huyện an lão thành phố hải phòng hiện nay (Trang 42)