Chính sách XHH hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể

Một phần của tài liệu Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa từ thực tiễn huyện an lão thành phố hải phòng hiện nay (Trang 35 - 40)

3 Sự phối hợp giữa các tổ chức xã hội và các ngành

2.1.2.1. Chính sách XHH hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể

hóa vật thể và phi vật thể

* Cơng tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Là địa phương có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, cùng với q trình hình thành và phát triển, huyện đang lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng và độc đáo. Tồn huyện hiện có 46 di tích thuộc các loại hình kiến trúc nghệ thuật, văn hóa, lịch sử kháng chiến, khảo cổ, tơn giáo tín ngưỡng…, gồm 66 ngơi chùa, 68 ngơi đình, 33 ngơi đền, 96 ngơi miếu và các di tích khác. Ngồi ra, huyện cịn hệ thống các hang động, đồi núi có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử như Núi Voi. Bên cạnh đó là các di sản văn hóa phi vật thể, tiêu biểu nhất là các lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian, làng nghề thủ cơng truyền thống.

Sau khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 05 khóa VIII và Nghị quyết 14 của HĐND thành phố Hải Phòng, huyện An Lão thành lập Ban Chỉ đạo của huyện để tổ chức, chỉ đạo triển khai. Ban Chỉ đạo phối hợp với các xã, thị trấn rà sốt hệ thống di tích trên địa bàn huyện, tiến hành lập hồ sơ cùng các cơ quan chức năng của ngành văn hóa hồn thiện hồ sơ di tích, đề nghị cấp có thẩm quyền cơng nhận xếp hạng. Tồn huyện có 46 di tích thuộc 19 xã, thị trấn đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa, lịch sử kháng chiến và di tích lịch sử danh thắng; trong đó 3 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 43 di tích được

xếp hạng cấp Thành phố. An Lão là huyện có số di tích được xếp hạng đứng thứ hai thành phố.

Huyện An Lão thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để khuyến khích, thu hút tiềm năng về vật chất, trí tuệ tồn dân cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của thành phố và huyện về giá trị của hệ thống di tích trên địa bàn huyện. Vận động các tầng lớp nhân dân bằng các hoạt động cụ thể của mình, tham gia cùng với cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chun mơn thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể trên địa bàn huyện. UBND huyện giao cho các ngành chức năng của huyên tăng cường cơng tác quản lý di tích, xác định địa giới hành chính, quy hoạch, cấp chứng nhận quyền sử dụng đất; chuẩn y việc thành lập, kiện tồn các ban quản lý di tích do người dân địa phương bầu ra là những người có uy tín, có khả năng và điều kiện, kinh nghiệm trong các hoạt động này. Trong nhiều năm, các di tích được cơng nhận, được xếp hạng không bị xâm hại như lấn chiếm đất đai, xâm hại đến kiến trúc.

UBND các xã, thị trấn tham gia vào quá trình quản lý, tổ chức và định hướng hoạt động của di tích và giám sát việc hoạt động, động viên người dân tham gia với phương châm "Tự chủ, tự nguyện, tự quản". Đây là một trong những biện pháp có tính chất đột phá. Từ đó, nguồn lực trong nhân dân đã được phát huy cao độ, nhất là việc đóng góp kinh phí trùng tu, tơn tạo hệ thống các di tích. Cùng với việc Nhà nước đầu tư mạnh từ các chương trình mục tiêu, thành phố hỗ trợ, huyện phân bổ ngân sách cho hoạt động này thì nguồn kinh phí thu được từ hoạt động XHH di tích đạt được kết quả quan trọng.

Giai đoạn 2010 - 2015, đã có 46 di tích được tu bổ, tơn tạo từ nguồn XHH với tổng kinh phí trên 243,963 tỷ đồng.

Bảng 3.1: Kết quả thực hiện XHH trong tu bổ, tơn tạo di tích giai đoạn 2010-2015 ĐVT: Triệu đồng Nội dung thực hiện XHH Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng Hoạt động xây dựng, tu bổ và sửa chữa các di tích 16.878 31.211 75.089 40.329 49.355 31,100 243.963

Nguồn: UBND huyện An Lão (2012), Báo cáo kết quả thực hiện xã hội hóa giai đoạn 2007 - 2012.

Ngồi ra, thực hiện đề án 1 của Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch, UBND thành phố đã hỗ trợ trên 2 tỷ đồng cho việc tu bổ, tôn tạo 15 di tích. Riêng kinh phí xã hội hóa khoảng trên 300 tỷ đồng. Đó là kinh phí huy động của con em xa quê hiếu thảo, các tăng ni, phật tử quyên góp.

Đến nay, An Lão đã có 46 di tích được xếp hạng; trong đó có 3 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 43 di tích được xếp hạng cấp thành phố. Công tác quản lý đất đai, hoạt động xây dựng, tu bổ và sửa chữa các di tích lịch sử văn hóa, cơ sở thờ tự, tơn giáo tín ngưỡng được chú trọng. Hoạt động XHH trong bảo tồn giá trị di sản văn hóa tiếp tục đạt được nhiều thành tựu. Từ nguồn kinh phí đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn kinh phí thành phố và đặc biệt là nguồn xã hội hố, nhiều di tích trên địa bàn đã được tơn tạo, tu bổ chống xuống cấp ở các mức độ khác nhau, đã đảm bảo chất lượng và giữ được ngun kiến trúc di tích gốc, góp phần đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân.

Hàng năm, có 81 lễ hội được tổ chức định kỳ chủ yếu từ nguồn XHH. Công tác quản lý, sử dụng tiền công đức sau lễ hội được công khai, minh bạch trên cơ sở tự cân đối thu chi, có sự giám sát của chính quyền địa phương.

100% nguồn cơng đức được sử dụng cho mục đích tái đầu tư cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội.

An Lão hiện có 2 câu lạc bộ loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm 02 câu lạc bộ hát chèo với gần 100 hội viên tham gia hoạt động thường xuyên. Hàng năm, các địa phương có di sản đều tổ chức tốt các lễ hội gắn với loại hình như hội xuân hát chèo, lễ tế đình truyền thống; Huy động kinh phí cho hoạt động văn nghệ: Liên hoan ca múa nhạc các làng, tổ dân phố văn hóa, giao lưu văn nghệ các câu lạc bộ, thi văn nghệ gia đình văn hóa...trong 5 năm khoảng 300 triệu đồng.

Công tác tổ chức lễ hội kết hợp với nhiều hoạt động thể thao, trị chơi dân gian...tạo được sức lan toả, lơi cuốn, góp phần thu hút đơng đảo nhân dân đến thưởng thức di sản. Các câu lạc bộ tích cực tham gia biểu diễn, giao lưu tại nhiều địa phương trong và ngoài huyện; tham gia các liên hoan, hội thi, hội diễn dân ca toàn quốc, thành phố và huyện tổ chức, góp phần quảng bá thương hiệu di sản văn hóa An Lão đến với đông đảo quần chúng nhân dân.

* Nghề thủ công thủ công truyền thống

Làng nghề truyền thống ở An Lão được coi trọng bảo tồn và phát triển thích ứng với nhu cầu của thị trường, nhiều làng nghề đã chủ động đổi mới phương thức sản xuất, chuyển đổi sang mơ hình doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã làng nghề…, tích cực nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ, đa dạng hóa sản phẩm, qua đó đã góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát huy làng nghề trở thành nguồn nội lực quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, q trình CNH, HĐH và xây dựng nơng thôn mới của các địa phương tiêu biểu như: nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa ở An Thọ, nghề sản xuất đá thủ công mỹ nghệ Trường Thành, nghề làm gạch, nung vôi ở An Tiến, nghề trồng và chế biến sấy vải khô Bát Trang…

Những năm qua, An Lão đã tổ chức hàng trăm hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng cấp huyện và cơ sở. Đây là môi trường quan trọng để các hạt nhân, đội ngũ tác giả, văn, nghệ sỹ tham gia sáng tạo, sáng tác; đồng thời kịp thời phát hiện và bồi dưỡng những nhân tố mới cho sự phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ chung của huyện. Đến nay, 100% các xã, thị trấn, làng, tổ dân phố đã xây dựng được đội văn nghệ xung kích (28 đội), điển hình là đội văn nghệ xung kích Nhà Văn hóa thị trấn Ruồn, Trường Sơn, xã Mỹ Đức, Quang Trung, Quốc Tuấn, Bát Trang, Trường Thành, Trường Thọ, An Thắng, An Tiến… Bên cạnh đó là đội văn nghệ xung kích của các ban ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị… Hầu hết các thơn, khu dân cư, các ban ngành, đồn thể, trường học đã thành lập các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, tập hợp, thu hút được đông đảo thành phần tham gia; phục vụ kịp thời những nhiệm vụ chính trị - xã hội tại mỗi địa phương; tạo dựng sân chơi lành mạnh, bổ ích, góp phần cải thiện rõ nét đời sống văn hóa tinh thần tại các địa phương, đơn vị.

Thông qua các hoạt động sáng tác đã ra đời nhiều tác phẩm âm nhạc, thơ, sân khấu, ảnh nghệ thuật vừa có giá trị đồng thời cũng được xem là những phương tiện truyền tải sinh động, truyền cảm và có sức lan tỏa về mảnh đất và con người An Lão, góp phần bồi đắp thêm tình u q hương cho các tầng lớp nhân dân, tiêu biểu như: “Thái Sơn Đất và Người” của tác giả Tiến sĩ Phùng Thảo, “Núi Voi quê mình” - thơ ......., nhạc ....... Nhiều tác phẩm phản ánh rõ nét đời sống xã hội, những vấn đề thời sự được dư luận quan tâm; cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước; biểu dương các điển hình tiên tiến, gương “người tốt việc tốt”; đấu tranh chống các biểu hiện tham nhũng, lãng phí, các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần định hướng thẩm mỹ cho nhân dân đặc biệt là cho các tầng lớp thanh thiếu niên trên địa bàn huyện.

Cùng với những giải pháp nhằm phát huy hiệu quả phong trào tại địa phương, hàng năm tại các liên hoan, hội thi, hội diễn do thành phố tổ chức, An Lão đạt nhiều thành tích cao, ln dẫn đầu phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng của thành phố.

Một phần của tài liệu Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa từ thực tiễn huyện an lão thành phố hải phòng hiện nay (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w