Chính sách xã hội hóa việc thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở"

Một phần của tài liệu Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa từ thực tiễn huyện an lão thành phố hải phòng hiện nay (Trang 44)

3 Sự phối hợp giữa các tổ chức xã hội và các ngành

2.1.2.4.Chính sách xã hội hóa việc thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở"

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở"

Để thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và thành phố Hải Phòng, cấp ủy, chính quyền huyện An Lão luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, coi trọng nhiệm vụ phát triển văn hóa trên địa bàn huyện. Sau khi có Nghị quyết 5 (khóa VIII) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Nghị quyết 09 của Ban Thường vụ Thành ủy, huyện ủy An Lão đã ban hành Nghị quyết số 06 của Ban Thường vụ Huyện ủy (Khóa III) về phát triển văn hóa ở huyện An Lão; Ủy ban nhân huyện ban hành Chương trình hành động số 32 thực hiện các Nghị quyết của Trung ương và Thành ủy. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và thành phố Hải Phòng về xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, thể thao và văn hóa, chính sách XHH việc thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở" ở huyện An Lão đã thực hiện khá hiệu quả. Kết quả nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa ở An Lão trong những năm qua có sự đóng góp không nhỏ của công tác XHH, được khẳng định trong nhiều kết quả của những lĩnh vực sau.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào xây dựng Làng Văn hóa, Gia đình Văn hóa huyện được các cấp ủy đảng và chính quyền xác định là một trong các mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hàng năm, Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" huyện xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu phát triển, phân công các ngành thành viên theo dõi, phối hợp Ban chỉ đạo cấp xã, thị trấn trực tiếp chỉ đạo cơ sở thực hiện vận động xây dựng Làng Văn hoá, chủ yếu nhằm mục đích xoá đói, giảm nghèo, thực hiện nếp sống văn minh, loại bỏ mê tín dị đoan, giữ gìn vệ sinh môi trường, trẻ em đến tuổi đều được đi học... Từ kết quả của phong trào xây dựng Làng Văn hóa đã tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, số hộ giàu ngày một tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, số người dân ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất ngày càng nhiều, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của cây trồng và vật nuôi. Sự nghiệp văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao phát triển rộng khắp, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội được duy trì, hệ thống thiết chế văn hóa được quan tâm. Đến nay toàn huyện đã có 81/84 làng đạt tiêu chuẩn Làng Văn hoá, đã góp phần nâng cao mức hưởng thụ về vật chất và tinh thần cho nhân dân.

* Xã hội hóa xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa

Cùng với cuộc vận động xây dựng Làng Văn hóa, Tổ dân phố Văn hóa, phong trào xây dựng công sở, cơ quan, đơn vị văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực. Phong trào thi đua không chạy theo số lượng mà chú trọng đến việc nâng cao chất lượng góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động giữ vững phẩm chất chính trị, đạo đức, không ngừng rèn luyện nâng cao năng lực công tác,

lao động sáng tạo, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ ở từng cơ quan, đơn vị.

Hàng năm, ngay từ đầu năm các cơ quan, đơn vị đã tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, hội nghị người lao động về thực hiện quy chế dân chủ để phát huy dân chủ nội bộ và đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị có đời sống văn hoá tốt. Trên cơ sở đó, từng thành viên trong cơ quan, đơn vị đăng ký thi đua, cam kết hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Thông qua việc phấn đấu xây dựng đơn vị, cơ quan văn hoá, từng cơ quan đã động viên cán bộ, viên chức, lao động vượt qua những khó khăn để chung sức, chung lòng cùng đơn vị và doanh nghiệp duy trì tốt sản xuất, kinh doanh, ổn định việc làm và tiền lương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân viên chức và người lao động.

Gắn chặt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với phong trào “đơn vị, cơ quan văn hoá”, nhiều trường học ở huyện đã đạt được thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Cả huyện có 11 trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1, đưa tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia là 29/55 trường bằng 53%, là huyện có số trường đạt chuẩn quốc gia đứng thứ 2 thành phố.

Một việc làm thể hiện rõ tình cảm và nghĩa cử của cán bộ, công nhân, viên chức - lao động huyện là phong trào ủng hộ xây dựng tượng đài, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, nhà văn hóa, đồng bào bị thiên tai bão lụt. Kết thúc cuộc vận động, công nhân viên chức lao động toàn huyện đã ủng hộ được hơn 2 tỷ đồng, với hình thức ủng hộ bằng các ngày lương. Các đơn vị tiêu biểu trong các cuộc vận động là khối giáo viên, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn huyện.

* Xã hội hóa phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở Khu dân cư

Những năm qua, UBMTTQ huyện và các tổ chức thành viên đã đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng hạ tầng nông thôn mới, nhất là trong thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở Khu dân cư”. Xã hội hóa thực hiện phát triển “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

Nhờ phát huy tốt vai trò của công tác dân vận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện ngày càng văn minh và hiện đại. Lãnh đạo các cấp đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đa dạng hoá các hình thức vận động, tuyên truyền để tập hợp và phát huy tinh thần tự nguyện, tự giác, động viên tính chủ động, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân trong các phong trào thi đua cụ thể. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được tổ chức trên tinh thần khơi dậy truyền thống đấu tranh cách mạng, với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sát với thực tiễn ở từng cơ sở, phù hợp với nguyện vọng và yêu cầu chính đáng của nhân dân. Tiêu biểu là phong trào làm đường giao thông nông thôn, đổi điền dồn thửa, chuyển đổi vật nuôi cây trồng, xây dựng nhà văn hoá, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trong lễ hội, mừng thọ... Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” trên địa bàn huyện đang được xã hội hoá đến tất cả các tầng lớp nhân dân, các Khu dân cư, đồng thời, thu hút được sự tham gia và đóng góp tích cực của nhiều người xa quê đang sinh sống trong và ngoài nước.

Đến nay, toàn huyện có 37/128 khu dân cư đạt tiên tiến xuất sắc; 16 Khu dân cư đạt 5 nội dung của cuộc vận động, 9 khu dân cư đạt 4 nội dung; 50 Khu dân cư 5 năm liên tục đạt tiên tiến xuất sắc, tiêu biểu như các Khu dân cư: Khu dân cư số 1 Thôn Câu Đông xã Quang Trung, KDC thôn Hạ Câu xã Quốc Tuấn, KDC thôn Biều Đa xã Mỹ Đức, KDC thôn Văn Khê xã An Thọ,

KDC số 5 thị trấn Ruồn.... Mỗi năm có trên 1,1 vạn người ở 128 khu dân cư tham gia Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân với nguồn kinh phí huy động trên 1,5 tỷ đồng. Khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường, những giá trị truyền thống được khơi dậy, tình làng, nghĩa xóm và quyền làm chủ của nhân dân được phát huy.

Trong vận động xây dựng thiết chế văn hoá mới, xã hội hoá sự nghiệp văn hoá, thể thao, xây dựng các tiêu chuẩn văn hoá trên địa bàn huyện, hàng trăm công trình văn hoá, thể thao được nhân dân đóng góp cải tạo và xây dựng mới. 100% các Làng Văn hóa, Khu dân cư Văn hóa xây dựng Hương ước, Quy ước văn hoá mới.

* Xã hội hóa phong trào xây dựng Gia đình Văn hóa

Phong trào xây dựng Gia đình Văn hóa tại huyện luôn nhận được sự hưởng ứng tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, phong trào đã phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu và có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Ban vận động ở các KDC đã thực sự giữ vai trò nòng cốt trong triển khai các nội dung của phong trào xây dựng Gia đình Văn hóa, vận động nhân dân đăng ký xây dựng Gia đình Văn hóa trên cơ sở phát huy vai trò của các tổ liên gia, dòng họ để nắm tình hình thực tế, phân loại gia đình, vận động các hộ gia đình ký cam kết phấn đấu thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn Gia đình Văn hóa.

Các Ban vận động luôn chú trọng phân công các thành viên bám sát phong trào, theo dõi giúp đỡ các gia đình gặp khó khăn, chú trọng các tiêu chí như phòng chống tệ nạn xã hội; phòng chống HIV/AIDS; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; phòng chống bạo lực gia đình trong quá trình vận động nhân dân xây dựng Gia đình Văn hóa. Việc tổ chức họp dân, bình xét và đề nghị công nhận danh hiệu Gia đình Văn hóa được các Ban chỉ đạo ở cơ sở triển khai thực hiện ngay từ đầu tháng 11 hàng

năm để đến Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân (18 - 11) tiến hành công bố danh sách các gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình Văn hóa, đồng thời khen thưởng các Gia đình Văn hóa tiêu biểu xuất sắc. Hiện nay toàn huyện có 63.690/82.780 hộ gia đình đăng ký xây dựng Gia đình Văn hóa (đạt 76,93%).

* Xã hội hóa hoạt động thể thao

Theo thống kê của ngành chức năng, huyện có 6 vạn người/14 vạn dân tham gia luyện tập TD-TT thường xuyên, đạt tỷ lệ 42,85%; toàn huyện có 15.000 gia đình và 30 Câu lạc bộ thể thao. Các môn bóng đá, bóng chuyền, bơi lội, điền kinh, bóng bàn, cầu lông, thể thao dân tộc, thể dục dưỡng sinh... được tổ chức thường xuyên để mọi người dân tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm. Các xã, thị trấn tổ chức được các giải bóng chuyền; giải bóng đá thanh niên tại 4 cụm xã; giải cầu lông toàn huyện; tổ chức 2 giải việt giã tại cụm và huyện... Bên cạnh đó, các xã, thi trấn cũng duy trì tổ chức nhiều giải thi đấu, giao hữu thể thao nhân ngày lễ, tết, chào mừng các sự kiện lớn của quê hương, đất nước.

Huy động kinh phí từ các nhà hảo tâm, con em xa quê, các doanh nghiệp cho hoạt động TDTT (giải bóng chuyền mở rộng, giải vật tranh cúp

báo Hải Phòng...) khoảng trên 200 triệu đồng trong 5 năm.

Để đảm bảo các điều kiện cho phong trào phát triển, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ như sân chơi, bãi tập, các dụng cụ tập luyện TD - TT được ngành chuyên môn, chính quyền địa phương quan tâm đầu tư, hầu như tất cả các xã trong huyện đều dành quỹ đất cho các hoạt động này. Đến nay, toàn huyện có 60 sân thể thao, trong đó 30 sân thể thao hoạt động thường xuyên. Đây là những điều kiện tốt cho phong trào TD-TT quần chúng trong huyện phát triển có hệ thống, có môi trường thi đấu cọ xát, qua đó lựa chọn ra các vận động viên tiêu biểu thành lập các đội tuyển của huyện tham gia thi đấu thể thao của thành phố, khu vực và toàn quốc.

Một phần của tài liệu Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa từ thực tiễn huyện an lão thành phố hải phòng hiện nay (Trang 44)