Thành tựu của chính sách XHH hoạt động văn hóa

Một phần của tài liệu Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa từ thực tiễn huyện an lão thành phố hải phòng hiện nay (Trang 50 - 53)

3 Sự phối hợp giữa các tổ chức xã hội và các ngành

2.2.1.Thành tựu của chính sách XHH hoạt động văn hóa

Nhận thức về công tác XHH các hoạt động văn hóa trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa đã được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp của huyện An Lão quán triệt và triển khai một cách khá bài bản, từ việc ban hành Nghị quyết, xây dựng chủ trương của cấp ủy, đến việc xây dựng chương trình hành động của chính quyền và xây dựng các Chương trình, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể của cả hệ thống chính trị. Thơng qua đó, việc thực hiện XHH các hoạt động văn hóa ở huyện An Lão đã phát huy được tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa trên địa bàn huyện.

Làm tốt công tác tuyên truyền về chủ trương XHH của Đảng, Nhà nước, thành phố đối với sự nghiệp phát triển chung của huyện. Có nhiều mơ hình mới, sáng tạo tạo để các tầng lớp có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn hóa của địa phương. Gắn kết được các nhiệm vụ phát triển kinh tế với tổ chức các hoạt động văn hóa; phát triển du lịch đối với hoạt động văn hóa. Đặc biệt, cơng tác xã hội hóa ở huyện An Lão đã thu hút mạnh mẽ các tổ chức, các thành phần kinh tế, các lực lượng trên địa bàn huyện tham gia. Huyện đã có một số chính sách quan trọng để đảm bảo các hoạt động XHH được thực hiện có hiệu quả như: Quy hoạch về quỹ đất cho xây dựng các trung tâm, địa điểm hoạt động văn hóa. Vận động nhân dân hiến đất cho các thiết chế, cơng trình văn hóa thể thao. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích. Làm tốt cơng tác quy hoạch, quản lý chống xâm hại di tích.

Đa dạng hóa các mơ hình hoạt động mới như hoạt động Câu lạc bộ của Nhà Văn hóa, Trung tâm văn hóa xã, thị trấn đã thu hút đơng đảo các hạt nhân

hoạt động văn hóa trong nhân dân tham gia sinh hoạt. Tăng cường công tác quản lý, định hướng trong cơng tác XHH văn hóa. Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tư vấn, giám sát và quản lý có hiệu các chương trình XHH hoạt động văn hóa ở An Lão như trùng tu, tơn tạo di tích, khơi phục các nghi lễ trong lễ hội truyền thống; sưu tầm các hình thức nghệ thuật trình diễn ở địa phương.

Các cơ quan, ban ngành, tổ chức đoàn thể trong huyện cũng đầu tư kinh phí, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ cơng chức, một số ngành có phong trào mạnh cịn tổ chức tham gia hội diễn cấp thành phố và toàn quốc đạt nhiều giải cao.

Ở cơ sở, nhân dân tự tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống, khai thác sưu tầm, lưu giữ các giá trị văn hóa đặc sắc của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện như hát chèo. Đã thí điểm đưa các hoạt động này vào chương trình học ngoại khóa cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn huyện An Lão. Việc phát triển các làng nghề truyền thống trong huyện đang được quan tâm đầu tư, hỗ trợ. Huyện An Lão đã yêu cầu các cấp, các ngành xây dựng đề án phát triển các làng nghề trong huyện. Gắn phát triển các làng nghề với các hoạt động kinh tế, du lịch và dịch vụ. Tập trung đẩy mạnh XHH hoạt động văn hóa góp phần xây dựng nơng thơn mới.

Công tác XHH đã và đang từng bước mang lại một luồng sinh khí mới trong các lĩnh vực hoạt động văn hóa, phù hợp với xu thế phát triển, hội nhập, bước đầu đã làm thay đổi nhận thức của các cấp lãnh đạo góp phần tích cực vào việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn hóa mới, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh trong các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp trong

toàn huyện làm cho đời sống tinh thần của cán bộ và nhân dân trong huyện thêm phong phú.

2.2.2. XHH hoạt động văn hóa – những vấn đề đặt ra

Việc thực hiện XHH trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản chưa đồng bộ; ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ, phát huy giá trị các di tích ở một số địa phương cịn hạn chế, cịn trơng chờ ỷ lại vào ngân sách nhà nước. Tư tưởng bao cấp còn khá phổ biến trong một bộ phận cán bộ làm văn hố ở cơ sở.

Nhìn chung tốc độ XHH hoạt động văn hóa chậm so với tiềm năng, với yêu cầu phát triển của huyện An Lão. Mức độ phát triển XHH không đồng đều ngay ở các các vùng có điều kiện như nhau. Cơng tác quản lý nhà nước còn bất cập, triển khai thực hiện còn chậm và nhiều lúng túng, cơ chế chính sách chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu đồng bộ.

Một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn huyện An Lão đóng góp kinh phí tham gia lễ hội đã chú ý đến hiệu quả kinh tế, có thể là lợi nhuận tức thì từ các dịch vụ hưởng lợi trực tiếp ở lễ hội hoặc lợi nhuận vơ hình từ việc được quảng bá, khuếch trương hình ảnh. Đây là điều tất yếu trong kinh tế thị trường. Tuy nhiên, một số trường hợp, do đóng góp lớn, doanh nghiệp chi phối và can thiệp sâu, dẫn đến việc lạm dụng quảng bá quá mức, nặng về thương mại, cắt xén bớt phần lễ hoặc phần hội, vốn là yếu tố chính, khơng ít trở thành quảng cáo trá hình núp bóng lễ hội. Sự lệch lạc chính là tổ chức lễ hội với cái nhìn ở góc độ kinh doanh, khơng chú ý đến ý nghĩa tư tưởng và văn hóa của lễ hội.

XHH huy động sức dân từ những nguồn lực sẵn có, tận dụng nó để quay lại phục vụ nhân dân tốt hơn. Nguồn lực ấy khơng cứ phải là kinh phí, mà có thể là cơng sức, trí tuệ, sự tham gia tích cực... một cách tự nguyện của nhân dân. Tuy nhiên, cũng có những nơi việc XHH biến thành "giao chỉ tiêu"

về kinh phí đóng góp, trở thành áp lực với người dân, cộng đồng tham gia. Trong khi đó, các chương trình khác như đường giao thơng nơng thơn, điện nông thôn, nước sạch nông thôn, vệ sinh môi trường, y tế, giáo dục, nhân dân khu vực nông thơn ở huyện An Lão đã phải đóng góp q nhiều, dẫn đến phản ứng của người dân.

Các lĩnh vực XHH hoạt động văn hóa tập trung chủ yếu vào kinh doanh dịch vụ và ở khu vực thị trấn, và các xã ven đơ, có tiềm năng phát triển kinh tế, có nhiều dự án trọng điểm, cơng nghiệp, dịch vụ phát triển. Công tác quản lý chưa chặt chẽ nên các hoạt động này đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, tiêu cực, ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hóa, xã hội.

So với yêu cầu của thời kỳ đổi mới, trước những biến đổi ngày càng phong phú trong đời sống xã hội, những thành tựu, kết quả đạt được là chưa vững chắc, chưa có đủ hiệu quả đối với các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng văn hóa - nền tảng tinh thần, động lực phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa từ thực tiễn huyện an lão thành phố hải phòng hiện nay (Trang 50 - 53)