1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

169 864 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 10,69 MB

Nội dung

Mục tiêu chính - Điều tra, thống kê và đánh giá về hiện trạng đa dạng sinh học ĐDSH của tỉnh Sóc Trăng, xác định các khu vực nhạy cảm, điểm nóng trọng điểm về bảo tồn đa dạng sinh học..

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CHÍNH 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC BẢNG 6

DANH MỤC HÌNH 8

MỞ ĐẦU 11

CHƯƠNG I TỔNG QUAN DỰ ÁN 13

1.1 Tên dự án 13

1.2 Cơ quan chủ quản 13

1.3 Cơ quan chủ trì 13

1.4 Cơ quan tư vấn 13

1.5 Các cơ quan quản lý ứng dụng kết quả của dự án 13

1.6 Mục tiêu dự án 13

1.7 Nội dung thực hiện 14

1.8 Phương pháp thực hiện 18

1.9 Tổ chức thực hiện 24

1.10 Sản phẩm của dự án 25

CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG 26

2.1 Điều kiện tự nhiên 26

2.1.1 Vị trí địa lý tỉnh Sóc Trăng 26

2.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo tỉnh Sóc Trăng 27

2.1.3 Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng tỉnh Sóc Trăng 28

2.1.4 Đặc điểm chế độ thủy, hải văn tỉnh Sóc Trăng 29

2.2 Điều kiện khí hậu 30

2.2 Tài nguyên, khoáng sản 30

2.2.1 Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất 30

2.2.2 Tài nguyên rừng 34

2.2.3 Tài nguyên nước 36

2.3 Hiện trạng môi trường 38

2.3.1 Môi trường đất 38

2.3.2 Môi trường không khí 39

Trang 4

2.3.3 Môi trường nước 39

2.3.4 Chất thải rắn 40

2.4 Điều kiện về kinh tế - xã hội 41

2.4.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng 41

2.4.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng 49

CHƯƠNG III HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH SÓC TRĂNG 50

3.1 Một số khái niệm cơ bản 50

3.1.1 Đa dạng sinh học 50

3.1.2 Tầm quan trọng của đa dạng sinh học 50

3.1.3 Các sinh cảnh quan trọng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng 52

3.1.4 Các khu hệ sinh thái 53

3.1.5 Loài và nguồn gen 55

3.2 Kết quả điều tra, khảo sát tính ĐDSH tại khu vực nghiên cứu 57

3.2.1 Hệ thực vật trên cạn 57

3.2.2 Hệ thực vật thủy sinh 59

3.1.3 Hệ bò sát - lưỡng cư 61

3.1.4 Hệ côn trùng 61

3.1.5 Hệ chim - thú 68

3.1.6 Hệ động, thực vật phêu sinh 68

3.1.7 Hệ cá 113

3.1.8 Động vật thân mềm 122

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG 124

4.1 Các tác động của quá trình phát triển KT-XH đến đa dạng sinh học 124

4.1.1 Tác động từ phát triển dân số, đô thị và quy hoạch đô thị 124

4.1.2 Tác động từ ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và công nghiệp 124

4.1.3 Tác động do biến đổi khí hậu toàn cầu 126

4.2 Phân tích và dự báo xu thế diễn biến ĐDSH trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng 131

4.3 Phân tích, đánh giá lợi ích từ CT trồng và khôi phục rừng trong BT ĐDSH 133

CHƯƠNG 5 QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 136

TỈNH SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020 136

5.1 Mục tiêu, nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học 136

5.2 Các tiêu chí và nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học 136

5.3 Lập các bản đồ quy hoạch đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng 139

Trang 5

5.3.1 Phương pháp xây dựng bản đồ quy hoạch 139

5.3.2 Lập bản đồ quy hoạch đa dạng sinh học 155

CHƯƠNG 6 XÂY DỰNG, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH SÓC TRĂNG 158

6.1 Giải pháp thực hiện quy hoạch 158

6.1.1 Giải pháp về quản lý 158

6.1.2 Giải pháp về kỹ thuật 159

6.1.3 Giải pháp về xã hội 159

6.1.4 Giải pháp kinh tế 159

6.1.5 Giải pháp về nguồn vốn 160

6.2 Xây dựng nội dung các đề án/dự án ưu tiên nhằm thực hiện các nội dung quy hoạch bảo tồn ĐDSH ở tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 160

KẾT LUẬN 162

TÀI LIỆU THAM KHẢO 163

Trang 6

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CHÍNH

Môi trường – Tổng cục Môi trường

GĐ Chi nhánh Khu vực phía Nam - Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi trường (SB-CECT)

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Thống kê các loại đất chính tỉnh Sóc Trăng 29

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng năm 2010 31

Bảng 2.3: Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng 32

Bảng 2.4: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng 34

Bảng 2.5: Kết quả phân tích chất lượng đất tỉnh Sóc Trăng năm 2009 38

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010 42

Bảng 3.1: ĐGL và CSĐD ở các điểm thu mẫu trong rừng tràm vào mùa mưa 63

Bảng 3.2: DDGL và CSĐD ở các điểm thu mẫu trong rừng tràm vào mùa khô 64

Bảng 3.3: ĐGL và CSĐD của CTTS các sinh cảnh trong rừng tràm vào mùa mưa 66

Bảng 3.4: Cấu trúc thành phần loài TVPS tại khu rừng tràm vào mùa mưa 69

Hình 3.9: Cấu trúc thành phần loài TVPS khu rừng tràm vào mùa khô 71

Bảng 3.5: Cấu trúc thành phần loài TVPS tại khu rừng tràm vào mùa mưa 72

Bảng 3.6: Thành phần loài TVPS ở các sinh cảnh trong RNM vào mùa mưa 73

Bảng 3.7: Phân bố TPL ở các sinh cảnh trong khu rừng ngập mặn vào mùa khô 75

Bảng 3.8: ĐGL và CSĐD của ĐVPS các điểm thu mẫu trong RT vào mùa mưa 88

Bảng 3.9: ĐGL và CSĐD của ĐVPS các sinh cảnh trong rừng tràm vào mùa mưa 89

Bảng 3.10: ĐGL và CSĐD của ĐVPS các điểm thu mẫu trong RT vào mùa khô 91

Bảng 3.11: ĐGL và CSĐD ĐVPS trong các sinh cảnh rừng tràm vào mùa khô 92

Bảng 3.12: ĐGL và CSĐD của ĐVPS trong rừng ngập mặn vào mùa mưa 94

Bảng 3.13: ĐGL và CSĐD của ĐVPS theo sinh cảnh trong RNM vào mùa mưa 95

Bảng 3.14: ĐGL và CSĐD của ĐVPS các điểm thu mẫu trong RNM vào mùa khô 97

Bảng 3.15: Độ giàu loài và CSĐD ĐVPS trong các sinh cảnh RNM vào mùa khô 98

Bảng 3.16: ĐGL và CSĐD của ĐVĐ các điểm thu mẫu trong RT vào mùa mưa 104

Bảng 3.17: ĐGL và CSĐD của ĐVĐ giữa các sinh cảnh trong RT vào mùa mưa 105

Bảng 3.18: ĐGL và CSĐD của ĐVĐ các điểm thu mẫu trong RT vào mùa khô 106

Bảng 3.19: ĐGL và CSĐD của ĐVĐ các sinh cảnh trong RT vào mùa khô 108

Bảng 3.20: ĐGL và CSĐD của ĐVĐ các điểm thu mẫu trong RNM vào mùa mưa 108

Bảng 3.21: ĐGL và CSĐD ĐVĐ ở các sinh cảnh trong RNM vào mùa mưa 109

Trang 9

Bảng 3.22: ĐGL và CSĐD của ĐVD các điểm thu mẫu trong RNM vào mùa khô 111

Bảng 3.23: ĐGL và CSĐD của ĐVĐ tại các sinh cảnh trong RNM vào mùa khô 112

Bảng 3.24: TPL cá kinh tế và quý hiếm trong rừng tràm vào mùa mưa 118

Bảng 3.25: TPL cá kinh tế và quí hiếm trong rừng tràm vào mùa khô 119

Bảng 2.26: TPL cá kinh tế phân bố trong rừng ngập mặn vào mùa mưa 119

Bảng 2.27: TPL cá kinh tế phân bố trong rừng ngập mặn vào mùa khô 121

Bảng 4.1: Tóm tắt tác động của BĐKH đến ĐDSH 128

Bảng 5.1: Tổng hợp các thuộc tính, trọng số và điểm số 142

Bảng 6.1: Dự án ưu tiên thực hiện bảo tồn ĐDSH tỉnh Sóc Trăng 161

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng 27

Hình 3.1: Cấu trúc TPL côn trùng thủy sinh trong rừng tràm vào mùa mưa 62

Hình 3.2: Cấu trúc TPL côn trùng thủy sinh trong rừng tràm vào mùa khô 63

Hình 3.3: ĐTĐ của côn trùng thủy sinh các điểm thu trong RT vào mùa mưa 66

Hình 3.4: ĐTĐ của CTTS giữa các sinh cảnh trong rừng tràm vào mùa mưa 67

Hình 3.5: Tích lũy loài ưu thế theo sinh cảnh trong rừng tràm vào mùa mưa 67

Hình 3.6: ĐTĐ của CTTS qua các điểm khảo sát trong rừng tràm vào mùa khô 68

Hình 3.7: Cấu trúc thành phần loài TVPS khu rừng tràm Mỹ Phước vào mùa mưa 69

Hình 3.8: Thành phần loài TVPS ở các sinh cảnh trong rừng tràm vào mùa mưa 70

Hình 3.10: Thành phần loài TVPS ở các sinh cảnh thuộc rừng tràm vào mùa khô 71

Hình 3.11: Cấu trúc thành phần loài TVPS khu rừng ngập mặn vào mùa mưa 73

Hình 3.12: Số lượng loài ở các sinh cảnh trong rừng ngập mặn vào mùa mưa 74

Hình 3.13: Cấu trúc TPL TVPS trong hệ sinh thái rừng ngập mặn vào mùa khô 75

Hình 3.14: Số lượng loài ở các sinh cảnh trong rừng ngập mặn vào mùa khô 76

Hình 3.15: Biến động số lượng TVPS trong rừng tràm vào mùa mưa 77

Hình 3.16: Số lượng TVPS ở các sinh cảnh trong rừng tràm vào mùa khô 78

Hình 3.17/: BĐ số lượng TVPS theo sinh cảnh của rừng ngập mặn vào mùa mưa 79

Hình 3.18: BĐ số lượng TVPS theo sinh cảnh của RNM vào mùa khô 80

Hình 3.19: Cấu trúc thành phần loài ĐVPS trong rừng tràm vào mùa mưa 81

Hình 3.20: Cấu trúc thành phần loài ĐVPS trong rừng tràm vào mùa khô 81

Hình 3.21: Thành phần loài ĐVPS trong rừng ngập mặn vào mùa mưa 82

Hình 3.22: Cấu trúc thành phần loài ĐVPS trong RNM vào mùa khô 83

Hình 3.23: Số lượng ĐVPS trong rừng tràm vào mùa mưa 85

Hình 3.24: Số lượng ĐVN trong các sinh cảnh rừng tràm vào mùa khô 86

Hình 3.25: Số lượng ĐVPS trong rừng ngập mặn vào mùa mưa 87

Hình 3.26: Số lượng ĐVPS trong các sinh cảnh rừng ngập mặn vào mùa khô 88

Hình 3.27: ĐTĐ của ĐVPS giữa các điểm thu trong rừng tràm vào mùa mưa 89

Hình 3.28: ĐTĐ về tính ĐD ĐVPS giữa các sinh cảnh trong RT vào mùa mưa 90

Hình 3.29: Tích lũy loài ưu thế ĐVPS trong rừng tràm vào mùa mưa 90

Trang 11

Hình 3.30 : ĐTĐ về TPL ĐVPS ở các điểm thu trong rừng tràm vào mùa khô 92

Hình 3.31: ĐTĐ về TPL ĐVPS ở các sinh cảnh trong rừng tràm vào mùa khô 93

Hình 3.32: Ưu thế loài ĐVPS tích lũy ở các sinh cảnh trong RT vào mùa khô 93

Hình 3.33: ĐTĐ về ĐVPS giữa các điểm thu mẫu trong RNM vào mùa mưa 95

Hình 3.34: ĐTĐ về TPL của ĐVPS giữa các sinh cảnh trong RNM vào mùa mưa 96

Hình 3.35: Tích lũy loài ưu thế theo sinh cảnh trong RNM vào mùa mưa 96

Hình 3.35: ĐTĐ về TPL của ĐVPS ở các điểm thu trong RNM vào mùa khô 97

Hình 3.36: ĐTĐ về TPL của ĐVPS ở các sinh cảnh trong RMN vào mùa khô 98

Hình 3.36: Ưu thế loài ĐVPS tích lũy ở các sinh cảnh trong RNM vào mùa khô 98

Hình 3.37: Cấu trúc TPL của ĐVĐ trong rừng tràm vào mùa mưa 99

Hình 3.38: Cấu trúc TPL của ĐVĐ trong rừng tràm vào mùa khô 100

Hình 3.39: Cấu trúc TPL của ĐVĐ trong rừng ngập mặn vào mùa mưa 100

Hình 3.40: Cấu trúc TPL của ĐVĐ trong rừng ngập mặn vào mùa khô 101

Hình 3.41: Số lượng trung bình ĐVĐ trong rừng tràm vào mùa mưa 101

Hình 3.42 : Số lượng trung bình ĐVĐ trong rừng tràm vào mùa khô 102

Hình 3.43: Mật độ ĐVĐ trong rừng ngập mặn vào mùa mưa 103

Hình 3.44: Mật độ ĐVĐ trong các sinh cảnh rừng ngập mặn vào mùa khô 103

Hình 3.45: ĐTĐ của ĐVĐ giữa các điểm trong rừng tràm vào mùa mưa 105

Hình 3.46: ĐTĐ của ĐVĐ giữa các sinh cảnh trong rừng tràm vào mùa mưa 106

Hình 3.47: ĐTĐ về TPL ĐVĐ các điểm thu mẫu trong RT vào mùa khô 107

Hình 3.48: ĐTĐ về TPL của ĐVĐ các sinh cảnh trong RT vào mùa khô 108

Hình 3.49: ĐTĐ của ĐVĐ ở các điểm thu mẫu trong RNM vào mùa mưa 109

Hình 3.50: ĐTĐ của ĐVĐ trong các sinh cảnh RNM vào mùa mưa 110

Hình 3.51: Tích lũy ưu thế loài ĐVĐ của các sinh cảnh trong RNM vào mùa mưa 110

Hình 3.52: ĐTĐ về TPL của ĐVĐ ở các điểm thu mẫu trong RNM vào mùa khô 112

Hình 3.53: ĐTĐ về TPL của ĐVĐ ở các sinh cảnh trong RNM vào mùa khô 113

Hình 3.54: Cấu trúc thành phần loài cá trong rừng tràm vào mùa mưa 114

Hình 3.55: Cấu trúc TPL cá phân bố trong rừng tràm vào mùa khô 114

Hình 3.56: Cấu trúc TPL cá phân bố trong RNM vào mùa mưa 116

Hình 3.57: Cấu trúc TPL cá trong RNM vào mùa khô 117

Trang 12

Hình 5.1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu ở rừng tràm Mỹ Phước và rừng ngập mặn Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng 140 Hình 5.2: Sơ đồ vị trí thu mẫu tại rừng tràm Mỹ Phước 140 Hình 5.3: Sơ đồ vị trí thu mẫu ở khu vực rừng ngập mặn Cù Lao Dung 141

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tinh cấp thiết của dự án

Việt Nam là một trong 10 quốc gia có đa dạng sinh học thuộc loại cao nhất trên thế giới với các hệ sinh thái đặc thù, nhiều giống, loài đặc hữu có giá trị khoa học và kinh tế cao, nhiều nguồn gen quý hiếm

Các hệ sinh thái của Việt Nam phong phú, đa dạng với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô, cùng tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú trên toàn cầu Độ che phủ rừng của Việt Nam, bao gồm cả rừng tự nhiên

và rừng trồng, chiếm hơn 37% tổng diện tích đất đai cả nước Đất ngập nước của nước

ta đa dạng, với 39 kiểu đất ngập nước được thống kê, bao gồm rừng ngập mặn, các loại rừng giữa vùng triều, các đầm phá nước lợ, thảm cỏ biển, rạn san hô Môi trường biển với 20 kiểu hệ sinh thái đặc thù Tất cả các hệ sinh thái này là môi trường sống của hơn 11.000 loài sinh vật Nhà nước đã chủ trương khoanh vùng bảo vệ đối với các

hệ sinh thái đặc thù, phát triển các khu rừng đặc dụng, v.v để bảo vệ đa dạng sinh học Bên cạnh đó, là thành viên của Công ước Đa dạng sinh học, nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong công tác bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật Tính đến tháng 6 năm 2006, cả nước có tới 128 khu rừng đặc dụng trong đó

có 30 vườn quốc gia, hơn 60 khu bảo tồn thiên nhiên và khu bảo vệ sinh cảnh (Cục

Kiểm lâm, 2006)

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đa dạng sinh học ở nước ta bị suy giảm mạnh Nguyên nhân chủ yếu là do cháy rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai dẫn tới làm thu hẹp nơi cư trú của các giống loài; khai thác và đánh bắt quá mức, tình trạng buôn bán trái phép động vật, thực vật quý hiếm; ô nhiễm môi trường

Mặt khác, công tác điều tra, đánh giá, kiểm kê tài nguyên đa dạng sinh học thiếu hệ thống, thiếu đồng bộ; việc thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin và chia sẻ thông tin liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học còn nhiều hạn chế; thông tin, dữ liệu nằm phân tán ở nhiều ngành, nhiều địa phương, chưa được tập trung quản lý Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có công trình nào thống kê chính thức hiện trạng

đa dạng sinh học trên quy mô toàn quốc Đây cũng là những thách thức trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam

2 Cơ sở pháp lý thực hiện dự án

- Công ước Ramsar về bảo tồn các vùng đất ngập nước;

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 của Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008;

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 24/2004/QH11 của Quốc hội khoá XI, kỳ hợp thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004;

Trang 14

- Luật Bảo vệ môi trường số 25/2005/QH11 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ

10 thông qua ngày 29/11/2005;

- Nghị định 65/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính Phủ về quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học;

- Nghị định 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 của Chính Phủ về an toàn sinh học đ/v sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen;

- Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học;

- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/2003 của Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến 2020;

- Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

- Quyết định số 50/2006/QĐ-UBND ngày 25/12/2006 của UBND tỉnh Sóc Trăng

về việc ban hành chương trình phát triển bền vững tỉnh Sóc Trăng giai đoạn

2006-2010 và tầm nhìn đến 2020

- Quyết định số 16/QĐ-TTg ngày 29/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020”;

- Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”;

- Quyết định số 102/2007/QĐ-TTg ngày 10/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt “Đề án tổng thể tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen từ nay đến năm 2010 thực hiện Nghị định thư Cartagena về

an toàn sinh học”;

- Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 18/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về bảo vệ đa dạng sinh học đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Trang 15

CHƯƠNG I TỔNG QUAN DỰ ÁN

1.1 Tên dự án

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

1.2 Cơ quan chủ quản

Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng

1.3 Cơ quan chủ trì

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng

Địa chỉ: Số 16, đường Hùng Vương, phường 16, Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

1.4 Cơ quan tư vấn

Chi nhánh Khu vực phía Nam - Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường - Tổng cục Môi trường

Địa chỉ: 151 Bình Phú, Phường 11, Quận 6, Tp Hồ Chí Minh

Văn phòng: 19 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM Điện thoại: 08.62900991 - 08.62900992 - Fax: 08 62900994

Email: sbcect@gmail.com

1.5 Các cơ quan quản lý ứng dụng kết quả của dự án

- Tổng Cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Ủy Ban Nhân Dân các huyện, Thành phố thuộc tỉnh Sóc Trăng;

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng;

- Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng;

- Sở Văn hóa Thể thao - Du lịch;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng;

- Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sóc Trăng;

- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng;

- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng;

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng;

Trang 16

tồn trong đề xuất của dự án quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Sóc Trăng

- Tùy theo điều kiện thích hợp của từng nơi, phục hồi lại các sinh cảnh bị suy thoái hay tái tạo lại các sinh cảnh mới

- Tạo lập một môi trường trong lành mà trong đó tất cả các loài sinh vật phổ biến nhất có thể sinh tồn

- Xây dựng nhận thức trong cộng đồng về sự đa dạng của địa phương thông qua việc giáo dục và truyền thông tới tất cả mọi tầng lớp

- Gắn kết giữa đa dạng sinh học với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch

sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

1.6.2 Mục tiêu chính

- Điều tra, thống kê và đánh giá về hiện trạng đa dạng sinh học (ĐDSH) của tỉnh Sóc Trăng, xác định các khu vực nhạy cảm, điểm nóng trọng điểm về bảo tồn đa dạng sinh học

- Quy hoạch tổng thể các khu bảo tồn (KBT) đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, xác định kế hoạch ưu tiên xây dựng các KBT đa dạng sinh học

- Phấn đấu đến năm 2015 hình thành 1-2 KBT hoặc khu sinh thái của tỉnh, đưa vào khai thác sử dụng các khu, điểm du lịch sinh thái hiện nay đang đầu tư

- Xác định các nguồn vốn đầu tư và cơ chế chính sách huy động vốn;

- Phân kỳ kế hoạch hành động thực hiện quy hoạch các KBT đến năm 2020

1.7 Nội dung thực hiện

1.7.1 Phân tích, tổng hợp cơ chế chính sách về bảo tồn ĐDSH

Tổng hợp các văn bản pháp lý cấp quốc gia, cấp địa phương có liên quan đến công tác bảo tồn ĐDSH Liệt kê, tổng kết và đánh giá các hoạt động bảo tồn ĐDSH ở tỉnh Sóc Trăng đã và đang thực hiện trong những năm gần đây

1.7.2 Phân tích, tổng hợp thông tin cơ sở xây dựng quy hoạch bảo tồn ĐDSH

- Phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng

- Thu thập, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, các mẫu, dữ liệu, số liệu sẵn

có về hiện trạng tài nguyên đa dạng sinh học của tỉnh Sóc Trăng

- Phân tích, tổng hợp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

- Phân tích đánh giá ảnh hưởng của yếu tố nêu trên đối với hiện trạng và hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học ở tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua

- Phân tích, đánh giá và dự báo tác động của các yếu tố nêu trên để xác định những Xu hướng - thách thức - mối ảnh hưởng trong quá trình triển khai quy hoạch bảo tồn ĐDSH ở tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

Trang 17

1.7.3 Điều tra, thống kê và đánh giá hiện trạng ĐDSH của tỉnh Sóc Trăng

Công tác khảo sát chia làm 5 khu vực chính, mỗi khu vực được khảo sát tập trung chủ yếu vào hệ sinh thái đặc thù của tỉnh Sóc Trăng như: vùng đất ngập nước ven biển, bãi bồi, rừng phòng hộ, các cù lao, rừng tràm, khu vực tập trung các loài đặc trưng của tỉnh là cò, dơi Bao gồm các khu vực:

- Khu vực bãi bồi ven biển diện tích 43.717 ha;

- Khu vực huyện Vĩnh Châu, huyện Trần Đề và huyện Mỹ Xuyên;

- Khu vực huyện Cù Lao Dung, huyện Long Phú và khu vực sông Hậu;

- Khu vực huyện Châu Thành, huyện Kế Sách và TP Sóc Trăng;

- Khu vực còn lại là: huyện Mỹ Tú, huyện Thạnh Trị và huyện Ngã Năm

Nội dung điều tra, khảo sát bổ sung như sau:

1.7.3.1 Nghiên cứu các sinh cảnh/quần cư quan trọng ở tỉnh Sóc Trăng

Tổng hợp các tư liệu và khảo sát bổ sung, mô tả, xác định vị trí và vai trò của các sinh cảnh có giá trị trong bảo tồn đa dạng sinh học ở tỉnh Sóc Trăng

- Sinh cảnh trên cạn;

- Sinh cảnh đất ngập nước;

- Sinh cảnh hành lang sông, kênh rạch;

- Sinh cảnh trong hệ sinh thái ven bờ và cồn;

- Sinh cảnh nông nghiệp

1.7.3.2 Nghiên cứu đa dạng loài trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

(i) Nghiên cứu đa dạng loài thuộc hệ sinh thái cạn

- Khảo sát, điều tra nghiên cứu và thống kê hiện trạng về ĐDSH các loài thực vật

tự nhiên bao gồm thành phần loài, các loài quý hiếm, loài có giá trị

- Khảo sát, điều tra nghiên cứu và thống kê hiện trạng về các loài thực vật cây trồng và nhân tạo, du nhập hiện có trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

- Khảo sát, điều tra nghiên cứu và thống kê hiện trạng về ĐDSH các loài thú trong tự nhiên ở các sinh cảnh nêu trên và nuôi - du nhập vào tỉnh Sóc Trăng, xác định thành phần loài, các loài quý hiếm, loài có giá trị kinh tế và bảo tồn

- Khảo sát, điều tra nghiên cứu và thống kê hiện trạng về ĐDSH các loài chim trong tự nhiên ở các sinh cảnh nêu trên và nuôi - du nhập (chim cảnh) vào tỉnh Sóc Trăng, xác định thành phần loài, các loài quý hiếm, loài có giá trị kinh tế và bảo tồn

- Khảo sát, điều tra nghiên cứu và thống kê hiện trạng về ĐDSH các loài bò sát & lưỡng cư trong tự nhiên ở các sinh cảnh nêu trên và nuôi - du nhập vào tỉnh Sóc Trăng, xác định thành phần loài, các loài quý hiếm, loài có giá trị kinh tế và bảo tồn

- Khảo sát, điều tra nghiên cứu và thống kê hiện trạng về ĐDSH các loài côn trùng trong tự nhiên ở các sinh cảnh nêu trên Xác định thành phần loài, các loài quý hiếm, loài có giá trị kinh tế và bảo tồn

Trang 18

(ii) Nghiên cứu đa dạng loài thuộc hệ sinh thái thủy vực

- Khảo sát, điều tra nghiên cứu và thống kê hiện trạng về ĐDSH các loài cá trong

tự nhiên ở các sinh cảnh hệ sinh thái thủy vực nêu trên và các loài cá nuôi và du nhập (bao gồm cá cảnh) hiện có trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, xác định thành phần loài, các loài quý hiếm, loài có giá trị kinh tế và bảo tồn

- Khảo sát, điều tra nghiên cứu và thống kê hiện trạng về ĐDSH các loài nhuyễn thể trong tự nhiên và nuôi trồng ở các sinh cảnh hệ sinh thái thủy vực trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, xác định thành phần loài, các loài quý hiếm, loài có giá trị kinh tế và bảo tồn và môi trường

- Khảo sát, điều tra nghiên cứu và thống kê hiện trạng về ĐDSH các loài côn trùng nước trong các sinh cảnh hệ sinh thái thủy vực trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, xác định thành phần loài, loài có giá trị môi trường

- Khảo sát, điều tra nghiên cứu và thống kê hiện trạng về ĐDSH thực vật nổi (Phytoplankton), thực vật thủy sinh bậc cao (Macrophyta), động vật nổi (Zooplankton), động vật đáy (Benthos) Các vấn đề nghiên cứu bao gồm: thành phần loài, cấu trúc khu hệ, đặc tính phân bố số lượng và chất lượng theo không gian, thời gian, chỉ số đa dạng, mối quan hệ sinh thái, lưu ý các loài có giá trị kinh tế và khoa học, các loài có khả năng làm sinh vật chỉ thị (các loài nhạy cảm, các loài chống chịu cao, các loài bản địa ít di chuyển)

1.7.4 Các tác động của quá trình phát triển KTXH lên hiện trạng ĐDSH ở tỉnh Sóc Trăng và dự báo xu thế diễn biến ĐDSH trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

a) Các tác động của quá trình phát triển KTXH lên hiện trạng ĐDSH ở tỉnh Sóc Trăng

- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá tác động của phát triển dân số, phát triển đô thị và quy hoạch phát triển đô thị (bao gồm nhà ở, công nghiệp, cơ sở hạ tầng) ảnh hưởng lên các sinh cảnh và đa dạng loài ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay và trong tương lai

- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá vai trò của việc quy hoạch xây dựng mảng xanh ở tỉnh Sóc Trăng đối với bảo tồn ĐDSH hiện nay và trong tương lai

- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá tình hình ô nhiễm (chất thải sinh hoạt và công nghiệp) ảnh hưởng đến sự ĐDSH và công tác bảo tồn ĐDSH hiện nay và trong tương lai ở tỉnh Sóc Trăng

- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá lợi ích của công tác phục hồi rừng, trồng rừng (rừng trên cạn và rừng đất ngập nước) hiện nay ở tỉnh Sóc Trăng trong việc bảo tồn ĐDSH

- Dự báo các tác động: xu hướng – thách thức – đe dọa của biến đổi khí hậu toàn cầu lên ĐDSH và công tác bảo tồn ĐDSH ở tỉnh Sóc Trăng trong tương lai

- Điều tra, phỏng vấn, tổng hợp các tư liệu về tình hình buôn bán – du nhập –

Trang 19

nuôi giữ động vật hoang dã (chim – thú – vật nuôi) hiện có trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học trong chăn nuôi, bảo tồn gene Phân tích những lợi ích/mối đe dọa của vấn đề này đối với việc bảo tồn ĐDSH ở Sóc Trăng

- Điều tra, phỏng vấn, tổng hợp các tư liệu về tình hình buôn bán cây cảnh - du nhập - nhân giống các loài cây trồng nông nghiệp, cây cảnh, cây che bóng hiện có trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học trong nhân giống, bảo tồn gene Phân tích những lợi ích/mối đe dọa của vấn đề này đối với việc bảo tồn ĐDSH ở tỉnh Sóc Trăng

- Điều tra, phỏng vấn, tổng hợp các tư liệu về tình hình khai thác sử dụng các loài thảo dược bản địa và các loài dược thảo nhập nội Phân tích giá trị kinh tế và tiềm năng khai thác dược thảo bản địa

b) Dự báo xu thế diễn biến đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

1.7.5 Quy hoạch bảo tồn ĐDSH ở tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

a) Quy hoạch bảo tồn các sinh cảnh/quần cư quan trọng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

- Xác định mục tiêu và nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn các sinh cảnh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

- Xác định các sinh cảnh/quần cư quan trọng ưu tiên bảo tồn trên địa bản tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

- Đưa ra các giải pháp thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH cho từng đối tượng sinh cảnh Trong đó bao gồm các giải pháp về: Quản lý – Kỹ thuật – Xã hội – Kinh tế - Nguồn vốn

b) Quy hoạch bảo tồn loài động, thực vật ưu tiên bảo vệ ở tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

- Xác định mục tiêu và nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn các loài động, thực vật trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

- Xác định các loài động, thực vật quan trọng ưu tiên bảo tồn trên địa bản tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

- Đưa ra các giải pháp thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH, trong đó bao gồm các giải pháp về: Quản lý - Kỹ thuật - Xã hội - Kinh tế - Ngồn vốn

c) Xác định các khu bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Trên cơ sở quy hoạch bảo tồn các sinh cảnh/quần cư, các loài động, thực vật ưu tiên bảo vệ sẽ xác định được các khu cần bảo tồn đa dạng sinh học

d) Xây dựng nội dung các đề án/dự án ưu tiên nhằm thực hiện các nội dung quy hoạch bảo tồn ĐDSH ở tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

Trang 20

1.7.6 Phân kỳ và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

1.7.7 Lập bản đồ quy hoạch bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

- Xây dựng cơ sở dữ liệu;

- Phương pháp thành lập bản đồ;

- Các bản đồ chuyên đề:

+ Bản đồ phân bố thực vật bậc thấp tỉnh Sóc Trăng;

+ Bản đồ phân bố thực vật bậc cao tỉnh Sóc Trăng;

+ Bản đồ phân bố động vật không xương sống tỉnh Sóc Trăng;

+ Bản đồ phân bố động vật có xương sống tỉnh Sóc Trăng;

+ Bản đồ phân bố côn trùng tỉnh Sóc Trăng;

+ Bản đồ quy hoạch các khu bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

1.8 Phương pháp thực hiện

Để triển khai được các nội dung dự án quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, chúng tôi áp dụng các phương pháp nghiên cứu đa ngành như sau :

a) Phương pháp thừa kế

Sự kế thừa các tài liệu hiện có liên quan đến ĐDSH trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

là bước đi đầu tiên Điều này đòi hỏi sự cộng tác nhiệt tình của các ban ngành trong tỉnh và các cơ quan lưu trữ thông tin, chủ yếu là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Sở Khoa học và Công nghệ Các tư liệu sẵn có về ĐDSH tuy chưa được đầy

đủ và hoàn thiện nhưng sẽ được xem xét, chọn lọc để sử dụng thích hợp cho từng nội dung nghiên cứu nhằm tiết kiệm kinh phí ở mức hợp lý nhất

b) Khảo sát thực địa

- Khảo sát sơ bộ: tiến hành khảo sát sơ bộ tại tất cả 05 khu vực chính của tỉnh

Sóc Trăng để xác định được các khu vực cần phải bảo tồn Trên cơ sở chọn lựa được các khu vực để bảo tồn sẽ vạch các tuyến, điểm trên bản đồ thực địa (bản đồ địa hình, hành chính)

- Khảo sát thực địa:

Căn cứ trên kết quả xác định được các khu vực bảo tồn, tiến hành điều tra, thu thập bổ sung các thông tin về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội ở các khu vực đã được chọn của dự án để nghiên cứu

Tại các điểm khảo sát tiến hành thu mẫu nước, mẫu phiêu sinh thực vật, phiêu sinh thực vật, động vật đáy, mẫu thủy sinh vật cỡ lớn … Các điểm khảo sát này tập trung chủ yếu ở các thủy vực nước đứng và nước chảy trên địa bàn tỉnh Tại mỗi điểm khảo sát sẽ thu 2 mẫu (một mẫu ở thủy vực nước chảy và một mẫu ở thủy vực nước đứng)

Trang 21

Các tuyến khảo sát: Đối với mỗi huyện trong tỉnh sẽ thiết lập một tuyến điều tra riêng biệt Đối với các khu vực có tính đa dạng sinh học cao sẽ thiết lập 1 tuyến khảo sát riêng như tuyến khảo sát dọc các sông, các khu vực tập trung cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, vườn cây ăn trái đặc trưng cho tỉnh Sóc Trăng

c) Phương pháp lấy mẫu hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm (i) Đối với mẫu thực vật phiêu sinh

Mẫu định tính được thu bằng lưới phiêu sinh thực vật, kích thước mắt lưới 30µm thu theo hình số 8 ở các điểm khác nhau trong thủy vực, thể tích nước qua lưới lọc càng nhiều càng tốt, sau đó cho mẫu thu được vào chai nhựa 110 mL và cố định bằng formol với nồng độ từ 2-4% Trong khi đó mẫu định lượng được thu bằng phương pháp lắng, thu mẫu nước ở các điểm khác nhau trong thủy vực rồi cho vào xô nhựa sau đó khấy đảo đều nước trong xô rồi cho chai nhựa 1L vào lấy mẫu, cố định mẫu bằng formol với nồng độ từ 2-4%

25-Phân tích định tính được thực hiện dựa vào các tài liệu phân loại của Shirota (1966), Dương Đức Tiến (1978), Carmelo và Tomas (1996), Dương Đức Tiến và Võ Hành (1997), Trương Ngọc An (1993) và algaebase để định danh tên các giống loài thực vật nổi có trong các mẫu thu Mẫu định lượng được đếm bằng buồng đếm Sedgwick Rafter theo Boyd và Tucker (1992) và áp dụng công thức dưới đây để tính mật độ của từng ngành và giống loài

X (cá thể/lít) = (T × 1.000 × Vcđ × 1.000)/(A × N × Vmẫu thu)

Trong đó:

T: số cá thể của từng loài tảo đếm được

Vcđ: thể tích mẫu cô đặc; A: diện tích 1 ô đếm

N: số ô đếm; Vmẫu thu: thể tích mẫu thu (ml)

(ii) Đối với mẫu động vật phiêu sinh

Mẫu định tính được thu bằng lưới phiêu sinh động vật, kích thước mắt lưới 60

µm thu theo hình số 8 ở các điểm khác nhau trong thủy vực sau đó cho mẫu thu được vào chai nhựa 110 mL và cố định bằng formol với nồng độ từ 4 - 6%

Mẫu định lượng được thu bằng cách dùng xô nhựa 20L thu đều ở các điểm khác nhau trong thủy vực rồi cho lần lượt vào lưới lọc (60 µm), thể tích nước thu khoảng

100 lít, sau đó cho mẫu vào chai nhựa 110 ml, cố định mẫu bằng formol với nồng độ

từ 4 - 6%

Lắng mẫu 12 - 24 giờ, quan sát dưới kính hiển vi để định danh loài dựa vào các tài liệu phân loại đã được công bố như là Jahn (1949), Đặng Ngọc Thanh và ctv (1980), Nguyễn Văn Khôi (2001), Boltovskoy (1981; 1999)

Trang 22

Khi phân tích thành phần giống loài cần ghi nhận loài ưu thế theo thang của Scheffer và Robinson (1939):

T: số cá thể đếm được theo loài

Vcđ: thể tích mẫu cô đặc (ml)

Vmẫu thu: thể tích mẫu thu qua lưới lọc (ml)

(iii) Đối với mẫu động vật đáy

Mẫu động vật đáy được thu bằng cách dùng gàu Petersen có diện tích miệng gàu là 0,08 m2 hoặc dùng khung thu có diện tích 1m2 để thu mẫu Tất cả các điểm thu

ở khu vực rừng tràm được thu bằng gàu Petersen, riêng ở Cù lao dung phần lớn các điểm thu được thực hiện bằng khung thu 1 m2, các điểm thu còn lại như tuyến sông Hậu (SH1  SH3) Mẫu định lượng được xác định bằng công thức:

S

X

D Trong đó: X: số cá thể đếm được

S: diện tích mẫu thu (S = n × d) n: số lượng gàu thu mẫu

d: diện tích miệng gàu (0,08m2) Phân tích định tính được thực hiện dựa vào các tài liệu phân loại đã được công

bố để định danh tên các giống loài động vật đáy có trong các mẫu thu

(iv) Đối với mẫu cá

 Phương pháp thu mẫu

Mẫu cá được thu trực tiếp bằng ghe cào trên tuyến sông Hậu và vùng cửa sông Trần Đề Ở khu vực bãi bồi, mẫu cũng được thu từ những phương tiện đánh bắt khác của ngư dân như: te, lưới cào, vợt xúc, chài Ngoài ra, mẫu cá còn được thu mua từ chợ nằm trên địa bàn thu mẫu, và phỏng vấn người dân về thành phần loài cá thường gặp tại địa phương

Trang 23

Sau khi thu, mẫu cá được rửa sạch, bảo quản trong thùng lạnh và dung dịch formalin (5%) rồi chuyển về lưu trữ ở phòng thí nghiệm Nguồn lợi của Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ

 Phân tích số liệu

Tại phòng thí nghiệm, các mẫu cá sẽ được quan sát, cân, đo và đếm các chỉ tiêu hình thái phân loại như: Hình dạng toàn thân cá và các cơ quan; cân trọng lượng tòan thân; đo chiều dài tổng, chiều chuẩn, dài đầu, dài gốc các vi, cao thân, cao đầu; đếm

số tia vi lưng, vi bụng, vi ngực và vi hậu môn, số lược mang trên cung mang thứ I Phân loại cá theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993); Rainboth (1996); Vương Dĩ Khang (1973) và Fish base (2011)

(v) Đối với mẫu thực vật

 Điều tra và lấy mẫu thực vật trên cạn

Tại hiện trường

Điều tra theo phương pháp phỏng vấn phiếu, thiết lập các ô mẫu ngẫu nhiên ngoài thực tế

Lập ô định vị: trên tuyến điều tra 100m lập 3 ô dạng bản 5m x 5m (25m2) song song thẳng hàng

Xác định thành phần loài cây: trong mỗi ô dạng bản xác định các loài cây, sau

đó chụp hình và lấy mẫu Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của các loài cây gỗ, ghi lại

số lần xuất hiện của mỗi loài cây

Trong phòng phân tích

Xem hình chụp và mẫu đình danh loài cây xác định tên khoa học và họ của từng loài Phân tích, đánh giá hiện trạng của các loài cây

Tài liệu sử dụng trong định danh là bộ sách Cây Cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ

 Thực vật dưới nước (thủy sinh)

Mẫu được thu tại các điểm, được nhận dạng và định danh nhanh tại hiện trường Bên cạnh đó mẫu tươi cũng được thu đại diện và chuyển về phòng thí nghiệm để định danh xác nhận lại dựa theo tài liệu phân loại của Vanable và Panne (2005), Cook (1974), Cook (1996), Fassett và Ogden (2006)

(vi) Đối với mẫu động vật

 Côn trùng trên cạn

Thu mẫu theo phương pháp thông dụng là dùng vợt côn trùng với đường kính vợt từ 30 - 50cm, cán dài 80 - 200cm Thu thập một số lượng mẫu nhất định phục vụ cho việc định loại, ngoài ra quan sát và ghi chép sự có mặt cũng như mức độ bắt gặp của tất cả các loài bướm tại bất cứ địa điểm điều tra, quan sát tại khu vực nghiên cứu

Ngoài ra, còn tiến hành thu mẫu côn trùng vào ban đêm tại các sinh cảnh

nghiên cứu

Trang 24

 Côn trùng nước

- Phương pháp thu mẫu

Mẫu côn trùng thủy sinh được thu bằng cách sử dụng vợt hình chữ D (D-Frame Net, Hình 2) kích thước 23 × 30 cm, mắt lưới 1mm, thu ngẫu nhiên trong thủy vực trong diện tích 10 m2 Mẫu sau khi thu được cho vào lọ nhựa và cố định bằng formol 8-10%

- Phương pháp phân tích mẫu

Mẫu sau khi thu được đưa về phòng thí nghiệm, sau đó tiến hành phân tích mẫu, dựa vào các tài liệu phân loại đã được công bố để phân loại như James và Alan

(2001), Lillie et al (2003), Bouchard (2004), Charles (2006), Oscoz et al (2011) Mẫu

vật sau khi định loại và đếm số lượng được lưu giữ tại phòng thí nghiệm Thủy sinh,

Bộ môn Thủy sinh học ứng dụng, Khoa thủy sản, ĐH Cần Thơ

Mật độ côn trùng thủy sinh được xác định theo công thức sau:

S

X

D  Trong đó: D là mật độ côn trùng thủy sinh có trong 1 m2

X là số cá thể côn trùng thủy sinh đếm được trong mẫu thu

S là điện tích thu mẫu (10 m2)

- Phân tích số liệu

Phân tích sự biến động về thành phần loài và số lượng côn trùng thủy sinh để đánh giá vai trò của chúng trong thủy vực Các chỉ số độ giàu loài Margalef (d) (Species richness), chỉ số đồng đều J (Pielou's evenness), và chỉ số đa dạng Shannon-Wiener (1963) H’ cũng được đánh giá

+ Độ giàu loài Margalef (d):

LnN

1S

Trong đó: pi = ni/N (ni là số loài thứ i,

N là tổng số cá thể (individual) của loài

Sử dụng phần mềm PRIMER V.6.1.5 (Plymouth Routines In Multivariate Ecological Research) (Clarke và Gorley, 2006) để xử lý số liệu và đánh giá tính tương đồng về thành phần loài và số lượng côn trùng thủy sinh tại các điểm khảo sát

Trang 25

 Bò sát & lưỡng cư

Khảo sát thực địa được tiến hành vào cả ban ngày và ban đêm Khi phát hiện có loài bò sát và lưỡng cư, nhóm thực địa tiến hành chụp hình mẫu và sinh cảnh

Sử dụng các tài liệu chuyên môn để định loại, bao gồm: A field guide to the snakes of South Vietnam (Campden-Main, 1970), và các khoá phân loại về ếch nhái, thằn lằn và rùa (Đào Văn Tiến, 1977, 1978, 1979) được sử dụng Tên loài, hệ thống

phân loại theo Uetz et al (2009) và Frost (2009)

 Chim và thú

Phần lớn điều tra tại thực địa được giành cho việc tìm kiếm các bằng chứng về

sự tồn tại của các loài chim và thú trong khu vực nghiên cứu

Công việc điều tra, khảo sát được tiến hành vào ban ngày, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết hàng ngày và địa hình của các tuyến điều tra Trong quá trình điều tra thực địa nhóm chia làm 2 nhóm nhỏ, tiến hành các cuộc khảo sát đi bộ trong rừng theo các lối mòn sẵn có hoặc các tuyến điều tra cắt rừng

Trong quá trình điều tra, nhóm chú ý ghi nhận các thông tin, dấu vết và sự có mặt của các loài động vật (chim, thú) Mọi dấu vết và con vật được ghi nhận, quan sát bằng mắt thường và ống nhòm Bên cạnh đó, nhóm thực địa cũng tiến hành chụp ảnh các dấu vết và con vật (nếu có thể) để làm tư liệu hình ảnh

Bên cạnh việc tổ chức khảo sát trong khu vực nghiên cứu, nhóm thực địa đồng thời tiến hành điều tra, thu thập thông tin từ người dân, cán bộ ở các lâm trường, phân trường, Chi cục kiểm lâm …

d) Phương pháp so sánh với các mẫu, dữ liệu nền sẵn có về các hệ sinh thái

và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Để so sánh, đánh giá trạng thái và hiện trạng đa dạng sinh học hiện nay hồi quy với các trạng thái và hiện trạng đa dạng sinh học quá khứ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nhằm xác định diễn thế, xu thế biến đổi trong đa dạng giống loài và nguồn gen của các

hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh;

e) Phương pháp chuyên gia

ĐDSH bao gồm nhiều thuộc tính và nội dung chuyên môn khác nhau Tất cả các chuyên gia nghiên cứu về các hệ sinh thái, động, thực vật và kinh tế xã hội và quy hoạch phát tiển đô thị và nhà quản lý sẽ cùng làm việc để có được đánh giá hoàn chỉnh, chính xác và thống nhất Đồng thời đây còn là yêu cầu bắt buộc có sự tham gia của nhiều Sở, Ban, ngành có liên quan trong việc xây dựng KHHĐ ĐDSH

f) Phương pháp chuyên ngành

Mỗi nghiên cứu chuyên ngành theo các nhóm đối tượng động, thực vật trên cạn, dưới nước, côn trùng, các hệ sinh thái đều có các yêu cầu và phương pháp nghiên cứu riêng biệt Những người thực hiện sẽ lựa chọn những phương pháp thông

Trang 26

dụng nhưng tiên tiến và được chấp nhận ở trong nước cũng như trên quốc tế để thực hiện Chúng được mô tả đầy đủ theo các chuyên đề

g) Phương pháp tính toán thống kê

Quá trình phân tích, đánh giá và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về định lượng, qui luật phân bố, hiện trạng và các xu thế biến đổi của các chỉ số đa dang, tương đồng, độ phong phú và các mối tương quan với các yếu tố môi trường tự nhiên

sẽ được tính toán bằng những phần mền chuyên dụng

Trong phân tích đánh giá chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích GAP Trong đó ma trận (matrix) và phả hệ không gian (spatial hierarchy) được sử dụng

Phả hệ không gian sử dụng trong phân tích nghiên cứu một vùng nào đó thường được chia thành 4 cấp: Vùng quy hoạch (planning region), đơn vị quy hoạch (planning unit), đơn vị cảnh quan (landscape) và thành phần của đơn vị cảnh quan (landscape feature)

h) Phương pháp thông tin địa lý (GIS)

- Sơ đồ phân lớp Hierachical clustering (bray – curtis): tính toán đa dạng sinh học loài và các quần xã

- MDS: Xây dựng bản đồ phân bố ĐDSH tỉnh Sóc Trăng

1.9 Tổ chức thực hiện

- Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi trường – CN khu vực phía Nam: xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát và tổ chức triển khai thực hiện

- Các nhóm chuyên gia tham gia thực hiện, bao gồm:

o Nhóm điều tra, khảo sát về thực vật cạn

o Nhóm điều tra, khảo sát thực vật thủy sinh, hệ động – thực vật phiêu sinh, động vật đáy, hệ cá và côn trùng nước

o Nhóm điều tra, khảo sát về lớp chim, thú

o Nhóm điều tra, khảo sát về côn trùng trên cạn, bò sát và lưỡng cư

o Nhóm xây dựng các lớp bản đồ và bản đồ quy hoạch

- Triển khai điều tra, khảo sát, thu thập thông tin:

o Khảo sát sơ bộ: xác định các khu vực để bảo tồn (tháng 6/2011)

o Điều tra, khảo sát, lấy mẫu lần 1: tháng 6 - 7/2011

o Điều tra, khảo sát, lấy mẫu lần 2: tháng 10/2011

o Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm: 6 – 11/2011

o Phân tích mẫu trong giai đoạn mùa khô: 3 – 4/2012

- Tổ chức hội thảo khoa hội: tháng 11/2011

- Tổ chức nghiệm thu dự án: dự kiến trong tháng 5/2012

Trang 27

1.10 Sản phẩm của dự án

- Báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

- Tập bản đồ quy hoạch đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng

- Các báo cáo chuyên đề về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

Trang 28

CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ

KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG

2.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh ven biển nằm ở phía Nam cửa sông Hậu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Diện tích tự nhiên 3.311,76 km2 xấp xỉ 1% diện tích của cả nước và 8,3% diện tích của khu vực ĐBSCL Dân số trung bình năm 2009 có 1.292.796 người

Tỉnh hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Sóc Trăng và các huyện Châu Thành, Kế Sách, Mỹ Tú, Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm, Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Trần Đề (mới có quyết định thành lập từ cuối năm 2009), trong

đó thành phố Sóc Trăng là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa xã hội của tỉnh

Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 4 tỉnh trong vùng ĐBSCL:

- Phía Tây – Bắc giáp tỉnh Hậu Giang

- Phía Đông – Bắc giáp tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long qua sông Hậu

- Phía Tây – Nam giáp tỉnh Bạc Liêu

- Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 72 km

Vị trí tọa độ 9°14’40” đến 9°33’56” độ vĩ Bắc và 105°49’37” đến 106°19’01”

độ kinh Đông

Trang 29

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng

2.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, địa hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ những vùng trũng và các giồng cát Toàn bộ tỉnh Sóc Trăng nằm ở phía Nam của vùng cửa sông Hậu, cao độ biến thiên không lớn, chỉ từ 0,2 – 2m so với mực nước biển, vùng nội đồng cao độ trung bình từ 0,5 – 1,0m Địa hình của tỉnh có dạng hình lòng chảo thoải, hướng dốc chính từ sông Hậu thấp dần vào phía trong, từ biển Đông và kênh Quản lộ thấp dần vào đất liền với những giồng đất ven sông, biển

Dựa vào địa hình có thể chia tỉnh Sóc Trăng thành 3 vùng như sau:

- Vùng địa hình thấp, vùng trũng: Tập trung ở huyện Mỹ Tú, Châu Thành, Thạnh Trị, Ngã Năm và một phần phía Bắc huyện Mỹ Xuyên, thường bị ngập dài vào mùa mưa

- Vùng địa hình cao ven sông Hậu và ven biển, gồm các huyện: Vĩnh Châu, Trần

Đề, Long Phú, Cù Lao Dung, cao trình từ 1,2 – 2 m, giồng cát cao đến 2m

Trang 30

- Vùng địa hình trung bình: gồm có thành phố Sóc Trăng và huyện Kế Sách Với địa hình thấp, bị phân cắt nhiều bởi hệ thống các sông rạch và kênh mương thủy lợi, lại tiếp giáp với biển cho nên dễ bị nước biển xâm nhập (nhiễm mặn), nhất là vào mùa khô

Địa hình vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng có sự phân bậc rõ rệt ở 3 mức độ sâu như sau:

- Độ sâu từ 0 – 10m nước: nhìn chung địa hình khá thoải và bằng phẳng Khu vực cửa sông có địa hình khá phức tạp, thay đổi theo mùa do tương tác động lực sông biển, có nhiều cồn và doi cát ngầm đan xen với các luồng lạch

- Độ sâu từ 10 – 20m nước: địa hình có dạng sườn dốc Địa hình khu vực cửa sông (phía Đông Bắc) dốc hơn phía Tây Nam Đây là giới hạn ngoài của khu vực lắng đọng trầm tích hiện đại và vì thế địa hình thường thay đổi theo thời gian

- Độ sâu 20 – 30m nước: địa hình khá thoải và rộng, có nhiều sóng cát, một số khu vực phân bố các cồn ngầm thoải

2.1.3 Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng tỉnh Sóc Trăng

- Tầng Pleistocene: có chứa cát sỏi lẫn sét, bùn với trầm tích biển

- Tầng Pliocene: có chứa sét lẫn cát hạt trung bình

- Tầng Miocene: có chứa sét và cát hạt trung bình

2.1.3.2 Thổ nhưỡng

Đặc tính đất của Sóc Trăng được chia thành 6 nhóm chính:

- Nhóm đất cát có diện tích 8.491 ha, bao gồm các giồng cát tương đối cao từ 1,2 – 2m thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt, có thể trồng một số loại rau màu;

- Nhóm đất phù sa có diện tích 6.372ha thích hợp cho việc trồng lúa tăng vụ và các cây ăn trái đặc sản;

- Nhóm đất gley có diện tích 1.076ha, ở vùng thấp trũng, thường trồng lúa một vụ;

- Nhóm đất mặn có diện tích 158.547 ha có thể chia ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sú, vẹt, đước (ngập triều) trong đó đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn 75.016ha thích hợp với việc trồng lúa, rau màu, cây ăn

Trang 31

quả, cây công nghiệp ngắn, dài ngày…, các loại đất mặn khác chủ yếu trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản;

- Nhóm đất phèn diện tích 75.823ha, trong đó chia làm 2 loại đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng, sử dụng loại đất này theo phương thức đa canh, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản;

- Nhóm đất nhân tác có diện tích 46.146ha

Bảng 2.1: Thống kê các loại đất chính tỉnh Sóc Trăng

Xuyên

4 Đất mặn 158.547 49,5 Tập trung với diện tích lớn ở các huyện

Vĩnh Châu, Long Phú và Mỹ Xuyên

Tập trung thành diện tích lớn ở các huyện

Mỹ Tú, Ngã Năm, Mỹ Xuyên và một phần

ở Thạnh Trị, Vĩnh Châu

6 Đất nhân tác 46.146 21,82 Tập trung nhiều nhất ở Kế Sách, Long Phú

(Nguồn: Quy hoạch phát triển KT - XH tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020)

Đất đai trong tỉnh Sóc Trăng thuộc loại trầm tích hỗn hợp sông biển, có hàm lượng sét cao, chứa nhiều chất hữu cơ Do nằm trong vùng ảnh hưởng mặn, có nhiều vùng trũng, khó tiêu thoát, nên phần lớn đất đai bị nhiễm mặn và chua phèn Diện tích đất mặn và phèn không những chỉ ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp,

mà còn ảnh hưởng đến nguồn nước sử dụng cho tưới tiêu cũng như cung cấp cho ăn uống và sinh hoạt (đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng là nguồn gốc gây ra nước chua), đặc biệt là thời kỳ đầu mùa mưa

2.1.4 Đặc điểm chế độ thủy, hải văn tỉnh Sóc Trăng

Sông rạch tỉnh Sóc Trăng đa phần thuộc vùng ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, cao độ mực nước của hai đỉnh triều và hai chân triều không bằng nhau Đỉnh triều cao nhất là 160 cm (vào tháng 10, 11), thấp nhất là 123 cm (vào tháng

5, 8), chân triều cao nhất là -24 cm (tháng 11), thấp nhất là -103 cm (tháng 6), biên độ triều trung bình từ 194 – 220 cm

Nguồn nước trên hệ thống sông rạch tỉnh Sóc Trăng là kết quả của sự pha trộn giữa lượng mưa tại chỗ, nước biển và nước thượng nguồn sông Hậu đổ về Dòng cửa sông Hậu khá mạnh vào mùa mưa, ảnh hưởng ra xa quá 4 hải lý, đây cũng là thời kỳ mùa lũ ở sông Hậu Dòng tổng hợp ven bờ khoảng 1m/giây Dòng hải lý theo mùa và

Trang 32

dòng chảy ven bờ lấn át dòng chảy sông tại vùng cửa Định An – dòng chảy theo hướng Tây – Nam là chủ yếu (chiếm khoảng 54%) trong mùa khô và theo hướng Đông – Bắc (chiếm khoảng 44,6%) theo mùa mưa

Do ảnh hưởng bởi dòng thủy triều và hải triều nên nước trên sông trong năm có thời gian bị nhiễm mặn vào mùa khô, vào mùa mưa nước sông được ngọt hóa có thể sử dụng cho tưới nông nghiệp Phần sông rạch giáp biển thì bị nhiễm mặn quanh năm, do

đó không thể phục vụ tưới cho nông nghiệp, nhưng bù lại nguồn nước mặn, lợ ở đây lại tạo thuận lợi trong việc nuôi trồng thủy sản

2.2 Điều kiện khí hậu

Khí hậu tỉnh Sóc Trăng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và chia làm hai mùa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong những năm gần đây dao động từ 26,5 –

27,20C Nhiệt độ cao nhất trong năm thường vào tháng 4 và nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1

- Nắng: Tổng lượng bức xạ trung bình trong năm tương đối cao, đạt 140 – 150

kcal/cm2 Tổng giờ nắng bình quân trong năm 2.292,7 giờ (khoảng 6,28 giờ/ngày), cao nhất thường vào tháng 3 và thấp nhất thường vào tháng 9

- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.660 – 2.230mm và có sự chênh

lệch lớn theo mùa, mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa, mùa khô rất ít, có tháng không mưa

- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình cả năm dao động từ 83 – 84,4%, giá trị độ ẩm cao

nhất vào mùa mưa và thấp nhất vào mùa khô

- Gió: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Sóc Trăng có các hướng

gió chính như sau: Tây, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam và gió được chia làm hai mùa rõ rệt: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam là chủ yếu; còn mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc là chủ yếu với tốc độ gió trung bình là 1,77m/s

- Các yếu tố khác: Tỉnh Sóc Trăng nằm trong khu vực rất ít gặp bão Theo tài

liệu về khí tượng thủy văn ghi nhận, trong 100 năm qua chỉ có 2 cơn bão đổ bộ vào Sóc Trăng (năm 1952, 1997) gây thiệt hại rất lớn

Những năm gần đây, lốc thường xảy ra ở Sóc Trăng Lốc tuy nhỏ nhưng cũng gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân

2.2 Tài nguyên, khoáng sản

2.2.1 Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất

2.2.1.1 Hiện trạng sử dụng đất và định hướng phát triển

Trang 33

a) Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu thống kê năm 2010, hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được thể hiện như sau:

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng năm 2010

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng, năm 2010)

Trang 34

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh năm 2010 là 331.176 ha, trong đó sử dụng cho các ngành:

- Đất nông nghiệp 263.321ha, giảm 2.538 ha so với năm 2005

- Đất lâm nghiệp có rừng 11.356, giảm 873 ha

- Đất phi nông nghiệp 53.963 ha, tăng 3.871 ha

- Đất chưa sử dụng 2.536 ha, giảm 288 ha

Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng Hiện đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm 79,51%, đất lâm nghiệp 3,43%, đất chuyên dùng và các loại đất khác 17,39% Trong tổng số 263.321 ha đất nông nghiệp có 144.156 ha sử dụng cho canh tác lúa, 21.401 ha dùng trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, 40.191 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái

b) Định hướng phát triển

(i) Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất

Trong phương án phát triển giai đoạn 2011-2020 của tỉnh Sóc Trăng, cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Sóc Trăng sẽ dịch chuyển theo hướng tăng diện tích đất đô thị, đất công nghiệp để phù hợp với tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa, do đó quỹ đất dự trữ

sẽ giảm, nhu cầu sử dụng chuyên dùng sẽ tăng đáng kể nên xu thế giảm đất nông nghiệp là khó tránh khỏi

Bảng 2.3: Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng

Nhóm đất

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Trang 35

Nhóm đất

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

(Nguồn: Quy hoạch kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020)

Môi trường đất tỉnh Sóc Trăng chủ yếu chịu tác động do hoạt động nông nghiệp, thủy sản và hoạt động đô thị hóa

(ii) Về nông nghiệp

Theo định hướng đến năm 2020 diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong toàn tỉnh sẽ chuyển dịch theo xu hướng giảm diện tích đất nông nghiệp Tuy nhiên, trong những năm qua việc khuyến khích sản xuất trồng lúa xuất khẩu, đã làm tăng nhanh việc sử dụng các loại phân bón trong sản xuất Trong những năm tiếp theo, diện tích càng bị thu hẹp, do cần tăng năng suất người dân sẽ tăng hàm lượng phân bón thuốc trừ sâu để nâng cao hiệu quả, từ đó sẽ góp phần gây ô nhiễm đến chất lượng môi trường đất tại các khu vực này

(iii) Về lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp có xu hướng tăng dần diện tích trong các năm về sau và đạt khoảng 14.000 ha vào năm 2020 Việc gia tăng diện tích đất lâm nghiệp sẽ góp phần tăng cường cảnh quan sinh thái, cải thiện chất lượng đất và góp phần trong việc phòng chống xói lở, chủ yếu là tại các khu vực ven sông, ven biển

(iv) Về nuôi trồng thủy sản

Theo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng thời kì 2006-2020, tỉnh sẽ phát triển ngành nuôi trồng thủy sản với diện tích nuôi trồng năm 2020 là 73.180 ha với các loại hình như nuôi ruộng, nuôi bè, nuôi VAC và sản xuất giống Do vậy, trong việc nuôi trồng, nguồn thức ăn sẽ được cung cấp nhiều hơn so với giai đoạn trước

(v) Quá trình đô thị hóa

Khi xây dựng đô thị đất canh tác bị mất đi để thay vào nhà cửa và các công trình kiến trúc đô thị khác Theo quy hoạch diện tích đất nông nghiệp của Tỉnh Sóc Trăng vào năm 2020 chỉ còn 262.770 ha, giảm 11.907 ha so với năm 2008 và thay vào

đó là tăng diện tích đất phi nông nghiệp, tăng 14.157 ha so với năm 2008 Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị sẽ làm hệ sinh thái tự nhiên khu vực bị phá vỡ, đa dạng sinh học bị ảnh hưởng, diện tích bề mặt thảm thực vật giảm, thu hẹp vùng đệm

Trang 36

cây xanh, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng đất Bên cạnh đó, để phục vụ cho việc xây cất các công trình, việc bốc lớp đất mặt để bán sẽ ngày càng gia tăng

2.2.2 Tài nguyên rừng

Thực hiện Chỉ thị số 38//2005/CT.TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Sóc Trăng đã rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng vào cuối năm 2007 và thống

kê diện tích biến động trong 3 năm từ 2008-2010 với kết quả như sau

Bảng 2.4: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

- Rừng hiện có ha 10.217,80 11.122,30 + Rừng sản xuất ha 4.405,80 4.405,80

* Đất có rừng ha 4.164,70 4.164,70

* Trong 241,1 ha đất khác của rừng sản xuất có 27,1 ha đất khác của khu vực rừng phòng hộ môi trường:

(Nguồn: DA BV & Phát triển rừng phòng hộ ven biển Sóc Trăng, GĐ 2011-2015)

Năm 2010, độ che phủ của rừng và cây phân tán ở tỉnh Sóc Trăng ước đạt trên 12% diện tích (rừng tập trung 3,4%; cây phân tán khoảng 9%) Nếu so sánh chỉ tiêu chung của ĐBSCL là 27% thì tỉnh Sóc Trăng còn phải phấn đấu nhiều hơn trong giai

đoạn 2011-2015

2.2.2.1 Rừng phòng hộ

a) Rừng phòng hộ chắn sóng ven biển

Rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển tập trung dọc theo 72 km bờ biển thuộc 3 huyện Cù Lao Dung, Trần Đề và Vĩnh Châu Đây là loại hình rừng ngập mặn với thảm thực vật chủ yếu là cây bần, mắm, vẹt và đước…

- Tổng diện tích có RPH : 6.435,6 ha

Trang 37

+ Rừng tự nhiên : 1.551,2 ha + Rừng trồng : 4.884,4 ha Đai rừng phòng hộ ven biển huyện Vĩnh châu, hiện đang phát triển đến xã Vĩnh Phước, do diện tích rừng trồng những năm qua phát huy tác dụng cố định phù sa Sông

Hậu theo gió Đông Bắc về hướng Tỉnh Bạc Liêu với phương châm bãi bồi đi trước,

rừng Đước theo sau Mặc dù có những năm rừng mới trồng đã dẫn dụ phù sa đến vùi

lấp 65 ha, nhưng chỉ 1 năm sau thì 65 ha bài bồi ổn định đó lại là nơi trồng rừng mới lý tưởng Đây là một thành công đã đạt được từ những năm đầu thực hiện dự án trồng rừng phòng hộ ven biển huyện Vĩnh châu theo chương trình 327/CT

Tóm lại, rừng phòng hộ ven biển trồng từ năm 2008 đến nay đã kế thừa thành quả của rừng trồng trước đó trong việc tạo ra 1 đai rừng bắt đầu từ cửa Sông Hậu và đang tiến đến xã Vĩnh Phước Trong vài năm tới, nếu tiếp tục trồng rừng về hướng Tỉnh Bạc Liêu thì chắc chắn bờ biển huyện Vĩnh Châu sẽ được mở rộng, đê biển được bảo vệ an toàn

Qua thời gian thực hiện các dự án đã tạo ra những hiệu quả tích cực về kinh tế,

xã hội và môi trường cho vùng ven biển: bãi bồi ven biển ngày càng được bồi lắng nhanh, đồng thời giảm bớt những tốc độ xói lở bờ biển so với những năm trước đây Hiện đai rừng phòng hộ đã có vai trò bảo vệ đê biển trước những đợt triều cường thời gian qua, đặc biệt là cơn bão số 5 xuất hiện vào cuối năm 1997

b) Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường

Rừng Phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được tọa lạc tại

xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, là khu di tích lịch sử của Tỉnh Ủy Trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm nơi đây là chiếc nôi đã nuôi giấu và che chở cho nhiều các bộ cách mạng, đồng thời là nơi đã giành nhiều chiến công vang dội còn lưu mãi đến ngày nay

Về ranh giới: có tứ cận giáp bờ bao phân trường Mỹ Phước

Tổng diện tích tự nhiên được quy hoạch là: 308 ha bao gồm:

- Diện tích khác (xây dựng cơ sở hạ tầng) : 19,8 ha

2.2.2.2 Rừng sản xuất kinh doanh

Tổng diện tích tự nhiên của rừng sản xuất kinh doanh là 4.405,8 ha, chủ yếu là rừng Tràm, được trồng những năm 1977 đến năm 1998 và hàng năm được tiến hành khai thác và trồng lại rừng

Đến đầu năm 2010, diện tích rừng tràm là 4.164,7 ha; còn lại là đất khác 241,1

ha (trong 241,1 ha đất khác của rừng sản xuất có 27,1 ha đất khác của khu vực rừng phòng hộ môi trường) Nhìn chung diện tích rừng tràm của tỉnh Sóc Trăng ít biến động

Trang 38

kể từ năm 2008, sau khi đã chuyển đổi 1 phần diện tích rừng sang mục đích sử dụng khác

Thực vật của rừng sản xuất nhìn chung giống như rừng phòng hộ bảo vệ môi trường, trong đó dây leo bụi rậm không đáng kể, tầng cây chiếm ưu thế là tràm cừ, mật

2.2.2.3 Trồng cây phân tán

Theo số liệu thống kê, từ năm 2005 - 2010 toàn tỉnh đã trồng 39.162 ngàn cây phân tán các loại Trong đó, vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thông qua chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng được 6 triệu 263 ngàn cây (16%), còn lại là địa phương và nhân dân tự trồng Cây phân tán được trồng chủ yếu trên các hệ thống giao thông, thủy lợi, trụ sở cơ quan trường học, bệnh viện, đình, chùa, các công trình công cộng, đất trống, bờ thửa và trồng xen trên các loại đất khác

Trên địa bàn tỉnh có 1 Trại giống cây lâm nghiệp được thành lập từ năm 2006, trực thuộc Chi cục Kiểm lâm có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp cây giống lâm nghiệp chất lượng cao cho nhu cầu của tỉnh Trại giống có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng

và là đơn vị duy nhất của tỉnh được công nhận đủ điều kiện sản xuất cây giống lâm nghiệp Tuy nhiên, Trại giống vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cây giống của tỉnh do

cơ chế quản lý còn mang tính bao cấp, “xin – cho” chứ chưa theo cơ chế thị trường

2.2.3 Tài nguyên nước

2.2.3.1 Nước mặt lục địa

Sóc Trăng có mạng lưới kênh rạch khá phát triển với mật độ trung bình khoảng 2,5-3km/km2 Phân bố khá đều trên toàn diện tích chủ yếu là những kênh rạch nhỏ, tuy nhiên chất lượng nước trên các kênh này thường rất kém do ảnh hưởng của chất thải

và nhiễm phèn, nhiễm mặn

Một số kênh rạch chính trong vùng: sông Hậu, sông Mỹ Thanh, sông Nhu Gia, kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp Ngoài các sông, kênh chính kể trên, còn có hệ thống kênh trục, cấp I nối với sông Hậu như: Cái Trâm, Rạch Vọp, Số Một, 30/4, Saitard, Tiếp Nhật… và nối với kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp như Nhu Gia, Cái Trầu - Phú Lộc, Vĩnh Lộc … các kênh này cùng với hệ thống kênh cấp II tạo nên một hệ thống khá chằng chịt góp phần cấp nước và tiêu thoát nước cho tỉnh

Các kênh rạch phía Bắc thường có chất lượng khá nhất trong vùng, tổng khoáng hóa thường không cao do không bị ảnh hưởng của triều mặn và được cung cấp nước

Trang 39

nhạt từ các nguồn sông rạch phía Bắc đổ về Tuy nhiên, chất lượng nước ở đây biến đổi khá rõ nét theo mùa

Sông Hậu: là một nhánh của sông Mekong, chạy dọc theo biên giới phía Đông Bắc của tỉnh Sông là nguồn nước chính sử dụng cho các ngành sản xuất kinh tế

Nước sông Hậu theo các kênh như Cái Côn, Rạch Vọp, Cái Tràm, Số Một… chuyển vào nội vùng Sóc Trăng Các tháng khô, lưu lượng này vào khoảng 50 – 60

m3/s (Kết quả đo lưu lượng tháng 5/1999 của Phân viện Khảo sát Quy hoạch Thủy lợi Nam Bộ cũ, lưu lượng vào Cái Côn là 51,7m3/s) Nước sông Hậu vào tỉnh được phân phối qua các trục như:

- Ở vùng Bắc Quốc lộ I: có các kênh chính: Quản lộ-Phụng Hiệp, Cái Trầu-Phú Lộc, Cái Trầu, Nhu Gia, Ba Rinh-Tà Liêm… Nước trên các kênh này nhạt quanh năm

- Tại vùng Nam Quốc lộ I: có các kênh chính: kênh Santard, Bưng Long, Tiếp Nhật, Bà Xẩm (vùng Long Phú) và các kênh nối thông ra biển ở Vĩnh Châu; các kênh trong dự án Tiếp Nhật có thời gian nhạt quanh năm nhờ hệ thống cống Riêng kênh Santard có thời gian nhạt trên 9 tháng; các kênh ven biển Vĩnh Châu dường như mặn quanh năm

Vùng các cù lao trên sông: tại đây hệ thống kênh đào lớn không phát triển, chủ yếu là hệ thống kênh cấp II Thời gian có nước nhạt ở đây từ 5 - 9 tháng

2.2.3.2 Nước dưới đất

Nước ngầm mạch sâu từ 100 đến 180 m, chất lượng nước tốt, có thể sử dụng cho sinh hoạt Nước ngầm mạch nông từ 5 – 30m lưu lượng phụ thuộc vào nguồn nước

mưa, nước bị nhiễm phèn và mặn vào mùa khô

Theo báo cáo “Quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông

thôn tỉnh Sóc Trăng”, nước ngầm trong phạm vi tỉnh Sóc Trăng khá phong phú, tồn tại

trong 5 phân vị địa chất thủy văn sau:

- Tầng chức nước các trầm tích tuổi Holocen: Nguồn cung cấp cho nước của

tầng này chủ yếu là nước mưa Đây là tầng chứa nước tuy nghèo nhưng giá trị

khai thác sử dụng quy mô nhỏ lại cao

- Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích tuổi Pleistocen trên: Theo bản

đồ địa chất thủy văn cho thấy phần lớn diện tích phân bố chứa nước mặn,

nước nhạt chỉ có một khoảng nhỏ, không có triển vọng khai thác sử dụng

- Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích tuổi Pleistocen giữa - trên: Có

độ giàu nước từ nghèo đến giàu, nước nhạt chiếm phần lớn diện tích, nước

mặn chiếm một phần rất nhỏ

- Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích tuổi Pleistocen dưới: Phân bố nước

mặn ở phía Nam và nước nhạt (2.909km2) ở phía Bắc Đây là tầng khá giàu nước và có nhiều lỗ khoan khai thác nước

Trang 40

- Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích tuổi Pliocen trên: Tầng này bị

nhiễm mặn hoàn toàn Diện tích phân bố rộng khắp vùng, không lộ ra trên mặt

- Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích tuổi Pliocen dưới: Tầng này có

độ giàu nước từ nghèo đến trung bình và bị nhiễm mặn hoàn toàn

- Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Miocen trên: Đáy tầng thường ở

độ sâu trên 500m Theo nghiên cứu, có thể khai thác sử dụng được

Trong các phân vị chứa nước nêu trên, tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistoxen giữa muộn và tầng chứa nước lỗ hổng thuộc các trầm tích Pleistoxen sớm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cung cấp nước cho tỉnh Hầu như toàn bộ các giếng nước khoan công nghiệp cũng như các giếng khoan đường kính nhỏ cấp nước cho nông thôn hiện đều lấy nước từ tầng này với chất lượng cơ bản

là tốt

2.3 Hiện trạng môi trường

2.3.1 Môi trường đất

Kết quả phân tích cho thấy, đất đai tỉnh Sóc Trăng đa phần có thành phần phù

sa và sét cao, riêng tại huyện Vĩnh Châu và Cù Lao Dung do tiếp giáp với biển nên đất

có thành phần cát tương đối cao Độ ẩm trong đất đo được không cao, thành phần hữu

CHC (%C)

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, năm 2009)

Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất nuôi trồng thủy sản (năm 1995 đến năm 2008) đã làm ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng các loại đất của tỉnh Việc đưa nước mặn sâu trong nội đồng và đào đắp ao nuôi đã làm gia tăng diện tích đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, môi trường đất trở nên chua hơn và mặn hơn so với những năm trước đây Mặt khác, tổng lượng bùn thải và chất thải nuôi trồng thủy sản cũng

Ngày đăng: 29/07/2015, 09:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
30. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, Phần I – Động vật, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách Đỏ Việt Nam
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
Năm: 2007
12. Uetz P. et al. (2009), The tigr reptile database, Online reference, See at http://www.reptile-database.org/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al". (2009), "The tigr reptile database
Tác giả: Uetz P. et al
Năm: 2009
17. CITES 2009, Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora, Appendices I, II and III. Available from http://www.cites.org/.(Accessed on 27 April 2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora
19. Uetz P. et al. (2009), The tigr reptile database, Online reference, See at http://www.reptile-database.org/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al". (2009), "The tigr reptile database
Tác giả: Uetz P. et al
Năm: 2009
10. Darrel, F. (2009), Amphibians of the world. An online reference. Version 5.1. See at http://research.amnh.org/herpetology/amphibia/. American Museum of Natural History, New York, USA Link
1. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng (2010),. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2006 – 2010 Khác
2. Nguyễn Huy Dũng, Vũ Văn Dũng (2007), Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam- mối liên hệ với Phát triển bền vững (SD) và biến đổi khí hậu (CC), Viện Điều tra quy hoạch rừng (FIPI) Khác
3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng (2010). Dự án Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2011 – 2015 Khác
4. Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương (1993), Định loại cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. 361 trang Khác
5. Vương Dĩ Khang (1963), Ngư loại phân loại học. Nhà xuất bản Khoa Kỹ - Vệ sinh Thượng Hải. 843 trang Khác
6. Bùi Hữu Mạnh (2007), Danh lục bằng hình ảnh các loài chuồn chuồn Phú Quốc Khác
7. Bùi Hữu Mạnh (2007), Nhận diện bằng hình ảnh một số loài bướm Việt Nam Khác
8. Đặng Quốc Quân (2008), Đa dạng về chuồn chuồn (Bộ Odonata – Insecta) tại Vườn Quốc Gia Tràm Chim, Huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp; Luận văn Thạc sỹ khoa học Sinh học Khác
9. Đặng Thị Đáp, Vũ Văn Liên, Đặng Thị Hường, Nguyễn Thế Hoàng (2008), Hướng dẫn tìm hiểu về các loài bướm VQG Tam Đảo và giá trị bảo tồn, Hà Nội Khác
10. Đào Văn Tiến (1978), Về định loại ếch nhái Việt Nam. Tạp chí Sinh vật Địa học, XV, 33-40 Khác
11. Đào Văn Tiến (1978), Về định loại rùa và cá sấu Việt Nam. Tạp chí Sinh vật Địa học, XVI, 1-6 Khác
12. Đào Văn Tiến (1979), Định loại thằn lằn Việt Nam. Tạp chí sinh học 1, 2-10 Khác
13. Đặng Trung Tấn (2004), Báo cáo đánh giá tổng quát về tài nguyên động, thực vật hoang dã tỉnh Cà Mau Khác
14. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ việt nam, Quyển 1-3. nhà xuất bản Trẻ Khác
15. Thái Văn Trừng (1963), Thảm thực vật rừng Việt Nam. NXB Nông thôn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w