1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

212 722 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 212
Dung lượng 4,84 MB

Nội dung

80 III.1 Hệ thống quản lý bảo tồn đa dạng sinh học ...80 III.2 Tác động của các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch có liên quan đến quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Hà Giang ...83 III.3 Đán

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

I Sự cần thiết 1

II Căn cứ pháp lý 3

III Phạm vi, nội dung quy hoạch 6

IV Sản phẩm .7

PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI PHỤC VỤ LẬP QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH HÀ GIANG 8 I Tổng quan về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến công tác bảo tồn da dạng sinh học tỉnh Hà Giang 8 I.1 Điều kiện tự nhiên 8

I.1.1 Vị trí địa lý 8

I.1.2 Đặc điểm địa chất, địa hình 8

I.1.3 Đặc điểm tài nguyên đất 14

I.1.4 Đặc điểm khí hậu 19

I.1.5 Đặc điểm thủy văn 25

I.2 Điều kiện kinh tế 30

I.2.1 Cơ cấu kinh tế 30

I.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 31

I.3 Điều kiện xã hội 34

I.3.1 Dân số, dân tộc và mức sống dân cư 34

I.3.2 Cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật 35

I.3.3 Cơ sở hạ tầng văn hóa – xã hội 36

II Đánh giá tổng quan hiện trạng đa dạng sinh học 37

II.1 Đa dạng hệ sinh thái 37

II.1.1 Hệ sinh thái tự nhiên 38

II.1.2 Hệ sinh thái nhân tạo 45

II.2 Đa dạng thành phần loài .49

II.2.1 Hệ thực vật 49

II.2.2 Hệ động vật 52

II.2.3 Đa dạng cây dược liệu 59

II.2.4 Sinh vật ngoại lai xâm hại 60

Trang 2

II.2.5 Đa dạng nguồn gen cây trồng, vật nuôi 65

II.3 II.4 Hiện trạng và nhu cầu bảo tồn các hệ sinh thái tỉnh Hà Giang

Hiện trạng và nhu cầu xây dựng các khu bảo tồn tỉnh Hà Giang

68 69 II.4.1 Hệ thống các khu bảo tồn thuộc hệ thống rừng đặc dụng 69

II.4.2 Hệ thống khu bảo tồn vùng nuớc nội địa 69

II.4.3 Nhu cầu xây dựng khu bảo tồn .70

II.5 Hiện trạng và nhu cầu xây dựng, bảo vệ hành lang đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang 74

II.6 Hiện trạng và nhu cầu bảo tồn chuyển chỗ các loài đặc hữu, quý hiếm, nguồn gen cây trồng, vật nuôi tỉnh Hà Giang 75

II.6.1 Hiện trạng và nhu cầu bảo tồn các loài đặc hữu, quý hiếm 75

II.6.2 Hiện trạng và nhu cầu bảo tồn nguồn gen 76

II.7 Các khó khăn, thách thức về bảo tồn ĐDSH 78

III Hiện trạng quản lý đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang 80

III.1 Hệ thống quản lý bảo tồn đa dạng sinh học 80

III.2 Tác động của các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch có liên quan đến quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Hà Giang 83

III.3 Đánh giá các thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học .85

IV Tổng quan các phương pháp bảo tồn chuyển chỗ, bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hà Giang

87 IV.1 Tổng quan các phương pháp bảo tồn chuyển chỗ trên thế giới 87

IV.2 Tổng quan về hiện trạng tổ chức bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên thế giới 89

IV.3 Bài học kinh nghiệm cho công tác quy hoạch bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam và tỉnh Hà Giang 91

V Dự báo về diễn biến đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh trong giai đoạn quy hoạch

93 V.1 Diễn biến đa dạng sinh học của tỉnh Hà Giang trong giai đoạn quy hoạch 93

V.2 Dự báo ảnh hưởng của các phương án phát triển kinh tế - xã hội toàn quốc, vùng và tỉnh Hà Giang đối với bảo tồn đa dạng sinh học 94

V.3 Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang 97

Trang 3

PHẦN

THỨ HAI

QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH HÀ

GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 104

I Quan điểm 104

II Mục tiêu quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học 104

II.1 Mục tiêu chung 104

II.2 Mục tiêu cụ thể 105

III Xây dựng các phương án quy hoạch và lựa chọn phương án tối ưu 106

III.1 Xây dựng phương án quy hoạch 106

III.2 Luận chứng khoa học, cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn phương án quy hoạch 124

IV Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang (thiết kế quy hoạch) 127

IV.1 Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn 127

IV.2 Quy hoạch hành lang đa dạng sinh học 147

IV.3 Quy hoạch bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên 149

IV.4 Quy hoạch bảo tồn tại chỗ và chuyển chỗ các nguồn gen quý hiếm 155

V Danh mục các dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang 162

V.1 Giai đoạn 2015-2020 162

V.2 Giai đoạn 2021-2030……… … 168

VI Giải pháp thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang 168

VI.1 Giải pháp tuyên truyền 168

VI.2 Giải pháp vốn thực hiện quy hoạch 170

VI.3 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực 172

VI.4 Giải pháp khoa học công nghệ 173

VI.5 Giải pháp cơ chế, chính sách 174

VI.6 Giải pháp hợp tác quốc tế 175

VI.7 Giải pháp sinh kế bền vững cho người dân sinh sống trong các khu bảo tồn 176

VII Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang……….… 184

VII.1 Các tác động tích cực của việc thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang………… ……… 184

VII.2 Những tác động đến vấn đề môi trường trong việc thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học……… ……… 186

VIII Tổ chức thực hiện……… 198

KẾT LUẬN 202

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng I.1 Phân loại phát sinh đất tỉnh Hà Giang 14

Bảng I.2 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hà Giang (tính đến 31 tháng 12 năm 2013) 18

Bảng I.3 Các trạm thủy văn tỉnh Hà Giang ……… 27

Bảng I.4 Thành phần cán cân nước các huyện tỉnh Hà Giang 28

Bảng I.5 Diện tích các hệ sinh thái tỉnh Hà Giang 37

Bảng I.6 Đa dạng các taxon trong hệ thực vật bậc cao có mạch tỉnh Hà Giang 50

Bảng I.7 So sánh các ngành thực vật bậc cao có mạch của hệ thực vật Hà Giang và hệ thực vật Việt Nam 50

Bảng I.8 Cấu trúc thành phần loài động vật có xương sống tỉnh Hà Giang 52

Bảng I.9 Cấu trúc thành phần loài khu hệ thú tỉnh Hà Giang 53

Bảng 10 Cấu trúc thành phần loài khu hệ chim tỉnh Hà Giang 54

Bảng I.11 Cấu trúc thành phần loài khu hệ Bò sát- Ếch nhái tỉnh Hà Giang 55

Bảng I.12 Cấu trúc thành phần loài khu hệ cá tỉnh Hà Giang 55

Bảng I.13 Cấu trúc thành phần loài khu hệ côn trùng trên cạn tỉnh Hà Giang 56

Bảng I.14 Cấu trúc hệ thống khu hệ động vật nổi tỉnh Hà Giang 57

Bảng I.15 Cấu trúc hệ thống khu hệ động vật đáy tỉnh Hà Giang 58

Bảng I.16 Danh sách các loài động vật đáy quý hiếm tỉnh Hà Giang 58

Bảng I.17 Thành phần loài cây thuốc tỉnh Hà Giang theo các ngành thực vật 59

Bảng I.18 Nguồn gen nông nghiệp đặc sản tỉnh Hà Giang 66

Bảng I.19 Tiêu chí phân cấp khu bảo tồn 71

Bảng I.20 Kết quả rà soát các khu bảo tồn tỉnh Hà Giang 71

Bảng I.21 Hiện trạng các cơ sở bảo tồn của Hà Giang 76

Bảng I.22 Lượng mưa mùa và năm tỉnh Hà Giang 99

Bảng I.23 Các hiện tượng thời tiết đặc biệt tỉnh Hà Giang giai đoạn trước và sau năm 1985 101

Bảng II.1 Nội dung quy hoạch của các phương án 121

Bảng II.2 Đánh giá, lựa chọn phương án quy hoạch 124

Trang 5

Bảng II.3 Danh sách các KBT đề xuất quy hoạch tỉnh Hà Giang 128

Bảng II.4 Diện tích các hệ sinh thái Vườn Quốc gia Du Già – Cao nguyên đá Đồng Văn 129

Bảng II.5 Diện tích các hệ sinh thái khu dự trữ thiên nhiên Phong Quang 131

Bảng II.6 Diện tích các hệ sinh thái khu dự trữ thiên nhiên Bắc Mê 132

Bảng II.7 Diện tích các hệ sinh thái khu dự trữ thiên nhiên Bát Đại Sơn 134

Bảng II.8 Diện tích các hệ sinh thái khu dự trữ thiên nhiên Tây Côn Lĩnh 136

Bảng II.9 Diện tích các hệ sinh thái khu dự trữ thiên nhiên Hoàng Su Phì – Bắc Quang 138

Bảng II.10 Diện tích các hệ sinh thái khu bảo tồn loài – sinh cảnh Quản Bạ 139

Bảng II.11 Diện tích các hệ sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán 141

Bảng II.12 Diện tích các hệ sinh thái khu bảo vệ cảnh quan Hồ Noong 143

Bảng II.13 Diện tích các hệ sinh thái khu bảo vệ cảnh quan Mã Pì Lèng 144

Bảng II.14 Diện tích các hệ sinh thái khu bảo vệ cảnh quan Cột cờ Lũng Cú 145

Bảng II.15 Diện tích các hệ sinh thái khu bảo vệ cảnh quan Thác Tiên – Đèo Gió .146

Bảng II.16 Diện tích các hệ sinh thái hành lang đa dạng sinh học Phong Quang – Quản Bạ 147

Bảng II.17 Diện tích các hệ sinh thái hành lang đa dạng sinh học Na Hang (Tuyên Quang) – Bắc Mê (Hà Giang) 148

Bảng II.18 Danh sách các cơ sở bảo tồn tỉnh Hà Giang 157

Bảng II.19 Danh mục các dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020 163

Bảng II.20 Khái toán nguồn vốn đầu tư thực hiện các dự án ưu tiên quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020 166

Bảng II.21 Danh mục các dự án định hướng thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2030 168

Bảng II.22 Ma trận đánh giá tác động tích lũy của toàn bộ quy hoạch đến các vấn đề môi trường chính 192

Trang 6

4 Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Hà Giang tỉ lệ 1:100.000;

5 Bản đồ Cảnh quan sinh thái tỉnh Hà Giang tỷ lệ 1:100.000;

9 Khu Dự trữ thiên nhiên Phong Quang tỉnh Hà Giang tỷ lệ 1:100.000;

10 Khu Dự trữ thiên nhiên Bắc Mê tỉnh Hà Giang tỷ lệ 1:100.000;

11 Khu Dự trữ thiên nhiên Bát Đại Sơn tỉnh Hà Giang tỷ lệ 1:100.000;

12 Khu Dự trữ thiên nhiên Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang tỷ lệ 1:100.000;

13 Khu Dự trữ thiên nhiên Hoàng Su Phì – Bắc Quang tỉnh Hà Giang tỷ lệ 1:100.000;

14 Khu Bảo tồn loài sinh cảnh Quản Bạ tỉnh Hà Giang tỷ lệ 1:100.000;

15 Khu Bảo tồn loài sinh cảnh Chí Sán huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang tỷ lệ 1:100.000;

16 Khu Bảo vệ cảnh quan Hồ Noong huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang tỷ lệ 1:100.000;

17 Khu Bảo vệ cảnh quan Mã Pì Lèng huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang tỷ lệ 1:100.000;

18 Khu Bảo vệ cảnh quan Cột cờ Lũng Cú huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang tỷ

lệ 1:100.000;

19 Khu Bảo vệ cảnh quan Thác Tiên – Đèo Gió huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang tỷ lệ 1:100.000

Trang 7

BTNMT Bộ Tài nguyên môi trường

BTTN Bảo tồn thiên nhiên BVCQ Bảo vệ cảnh quan BVMT Bảo vệ môi trường CGIAR Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp

Quốc tế DTK Diện tích khu DTT Diện tích tỉnh DTV Diện tích vùng DTTN Dự trữ thiên nhiên DTHL Diện tích hành lang ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái IARC Tổ chức nghiên cứu ung thư Quốc tế IBPGP Ủy ban Quốc tế về nguồn gen thực vật IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên

và Tài nguyên Thiên nhiên KBT Khu bảo tồn

NGO Tổ chức Phi Chính phủ QPPL Quy phạm pháp luật TBNN Trung bình nhiều năm TTLT Thông tư liên tịch UBND Ủy ban nhân dân UNEP Chương trình Môi trường Liên hợp quốc VQG Vườn Quốc gia

Trang 8

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Trong Báo cáo Quy hoạch Bảo tồn Đa dạng sinh học này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1 Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh

thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di

truyền

2 Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên

của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng

3 Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự

nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen

và mẫu vật di truyền

4 Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ,

nhân giống loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn

và phát triển đa dạng sinh học

5 Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái

trong tự nhiên

6 Gen là một đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy định

các đặc tính cụ thể của sinh vật

7 Hành lang đa dạng sinh học là khu vực nối liền các vùng sinh thái tự

nhiên cho phép các loài sinh vật sống trong các vùng sinh thái đó có thể liên hệ với nhau

8 Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu

vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau

9 Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái hình thành, phát triển theo quy luật

tự nhiên, vẫn còn giữ được các nét hoang sơ

10 Khu bảo tồn thiên nhiên (sau đây gọi là khu bảo tồn) là khu vực địa lý

được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học

Trang 9

11 Loài hoang dã là loài động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm sinh sống

và phát triển theo quy luật

12 Loài bị đe dọa tuyệt chủng là loài sinh vật đang có nguy cơ bị suy

giảm hoàn toàn số lượng cá thể

13 Loài bị tuyệt chủng trong tự nhiên là loài sinh vật chỉ còn tồn tại trong

điều kiện nuôi, trồng nhân tạo nằm ngoài phạm vi phân bố tự nhiên của chúng

14 Loài đặc hữu là loài sinh vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân

bố hẹp và giới hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà không được ghi nhận là có ở nơi khác trên thế giới

15 Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn

không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng

16 Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc

gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển

17 Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã, giống

cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng

18 Nguồn gen bao gồm các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu

bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và trong tự nhiên

19 Phát triển bền vững đa dạng sinh học là việc khai thác, sử dụng hợp lý

các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển nguồn gen, loài sinh vật và bảo đảm cân bằng sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

20 Quần thể sinh vật là một nhóm cá thể của cùng một loài sinh vật sinh

sống và phát triển trong một khu vực nhất định

21 Vùng đệm là vùng bao quanh, tiếp giáp khu bảo tồn, có tác dụng ngăn

chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với khu bảo tồn

Trang 11

Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về đa dạng sinh học và là 1 trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái, nguồn gen đặc hữu Đây là cơ sở rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển và tạo nên đa dạng về thành phần và số lượng loài Song trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mức độ đa dạng sinh học ở Việt Nam có nhiều thay đổi theo thời gian

Theo cảnh báo của các chuyên gia IUCN, Việt Nam là một trong năm Quốc gia bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng; điều này đe doạ nhiều đến tính đa dạng sinh học của Việt Nam Thực tế hiện nay, đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy thoái với tốc độ rất nhanh Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao đang dần bị thu hẹp diện tích, số lượng loài và các cá thể loài hoang dã đang bị suy giảm mạnh, nhiều nguồn gen

bị suy thoái, thất thoát, xuất hiện nhiều yếu tố làm mất cân bằng sinh thái

Nhận thức được vai trò quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Quốc gia và vùng lãnh thổ, ngày 13/11/2008 Việt Nam

đã ban hành Luật Đa dạng sinh học Theo đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, ngày 11/06/2010, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một

số điều Luật Đa dạng sinh học Ngày 19 tháng 3 năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường có công văn số 882/BTNMT-TCMT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học và Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Hà Giang là tỉnh miền núi cực Bắc của Tổ Quốc, tỉnh hiện có 06 khu bảo tồn thiên nhiên, gồm Tây Côn Lĩnh, Phong Quang, Bắc Mê, Du Già, Khau Ca, Bát Đại Sơn Toàn bộ 06 khu bảo tồn thiên nhiên của Hà Giang được thành lập trước khi Luật Đa dạng sinh học ra đời Bên cạnh đó hệ thống sông, hồ của Hà Giang đóng vai trò quan trọng đối với đa dạng sinh học Hà Giang là tỉnh có diện tích hệ sinh thái núi đá lớn nhất cả nước với cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn

(Dong Van Karst Plateau GeoPark)

Trang 12

Hà Giang có nhiều loài động vật rừng, thực vật rừng quý hiếm tại các khu bảo tồn như: Voọc mũi hếch, Voọc đen má trắng, Gấu, Sơn dương, Khỉ mặt đỏ, Báo hoa mai, Báo gấm, Gà lôi, Trăn, Rắn các loại, Kỳ đà, các loài Chim các loài Nghiến, Đinh, Trai lý, Bách vàng, Thông đỏ, Thông Pà Cò, Đỉnh tùng, Pơ

mu, Hoàng đàn rủ, (thuộc Nghị định 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm; thông tư

số 59/2010/TT-BNNPTNT, ngày 19/10/2010 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn về Ban hành danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc quản lý của Công ước về buôn bán Quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm; nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ) Các loài động, thực vật quý hiếm này hiện được bảo

vệ tại 06 khu bảo tồn thiên nhiên Do áp lực gia tăng dân số và phát triển kinh tế

- xã hội đã nảy sinh nhiều tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái, sinh cảnh và đa dạng sinh học trên toàn tỉnh Sự suy giảm đa dạng sinh học được thể hiện chủ yếu ở các mặt như: hệ sinh thái bị biến đổi dẫn đến mất nơi ở của loài; mất loài; mất đa dạng di truyền Dưới nhiều tác động tiêu cực như hiện nay nếu không có những biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học kịp thời và quyết liệt thì nguy cơ suy giảm tài nguyên động, thực vật và tuyệt chủng các giống loài quý hiếm là một

xu thế tất yếu Bên cạnh việc suy giảm sự đa dạng sinh học là sự xuất hiện một

số loài sinh vật xâm hại có sức sống mạnh, cạnh tranh và dành môi trường sống của các loài bản địa cũng là một nguyên nhân có khả năng làm giảm tính đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh

Công tác bảo tồn đa dạng sinh học còn chồng chéo, quản lý chưa thống nhất Luật Đa dạng sinh học mới có hiệu lực thi hành và hiện mới đang trong giai đoạn tuyên truyền, phổ biến Luật tới cộng đồng Các chủ trương, chính sách được ban hành nhưng thiếu các biện pháp kiểm tra của các cấp quản lý nên thực hiện kém hiệu quả Một số chính sách còn chưa sát thực tế, chưa đủ sức thuyết phục cộng đồng tham gia bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học

Xuất phát từ tình hình thực tế về đa dạng sinh học, nhằm bảo tồn và nâng cao tính đa đạng sinh học trên địa bàn tỉnh; nâng cao công tác quản lý bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái, các loài động thực vật quý hiếm theo 160/2013/NĐ-

CP, Nghị định 32/2006/NĐ-CP, duy trì và phát triển các nguồn gen quý hiếm; nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học Việc triển

khai thực hiện "Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" là hết sức cần thiết và có ý nghĩa

thực tiễn nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học các hệ sinh thái, bảo vệ các loài quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa, tuyệt chủng, bảo tồn nguồn gen quý hiếm có giá trị kinh tế cao và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh

Hà Giang phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội

Trên cơ sở tài liệu thu thập, kết quả điều tra khảo sát, xây dựng hệ thống

bản đồ chuyên đề, báo cáo “Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” gồm 2 phần chính:

Trang 13

Phần thứ nhất Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phục vụ lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang

Phần thứ hai Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004;

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008;

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản

lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đa dạng sinh học;

- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

- Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính Phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ;

- Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 07/02/2013 của Chính phủ về việc Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Hà Giang;

- Nghị quyết số 35/2013/NQ-CP ngày 18/03/2013 của Chính phủ về một

số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN, ngày 05/12/2005 của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn;

- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;

Trang 14

- Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13/10/2008 của Thủ tướng Chính Phủ

về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020;

- Quyết định số 2139/2011/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu;

- Quyết định số126/QĐ-TTg, ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ

về việc thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng;

- Quyết định số 432/2012/QĐ-TTg ngày 12/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 1216/2012/QĐ-TTg ngày 05/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 1393/2012/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ

2011-2020 và tầm nhìn đến 2050;

- Quyết định số 310/QĐ-TTg, ngày 07/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 1064/QĐ-TTg, ngày 8/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến năm 2020;

- Quyết định số 1250/2013/QĐ-TTg ngày 31/07/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 45/QĐ-TTg, ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm

2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1976/QĐ-TTg, ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 59/UB-QĐ, ngày 17/01/1998 của UBND tỉnh Hà Giang

về việc phê duyệt dự án Đầu tư xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang tỉnh Hà Giang ;

- Quyết định số 3115/QĐ-UB ngày 26/08/2009 của UBND tỉnh Hà Giang

về việc thành lập Khu và BQL khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc Mũi Hếch;

Trang 15

- Quyết định số 4194/QĐ-BVHTTDL ngày 16/11/2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xếp hạng di tích Quốc gia danh lam thắng cảnh Mã

Pì Lèng;

- Quyết định số 1980/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 của UBND tỉnh Hà Giang, phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 1981/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 của UBND tỉnh Hà Giang về việc Điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) tỉnh Hà Giang;

- Quyết định số 2188/QĐ-UBND ngày 03/10/2013 của UBND tỉnh Hà Giang về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Giang đến năm 2020;

- Quyết định số 831/QĐ-UBND ngày 29/04/2014 của UBND tỉnh Hà Giang về việc sát nhập Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Quang và Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Phong Quang thành Ban quản lý rừng đặc dụng Phong Quang trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang;

- Quyết định số 829/QĐ-UBND ngày 29/04/2014 của UBND tỉnh Hà Giang về việc sát nhập Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Du Già, ban quản

lý Khu bảo tồn thiên nhiên Căng Bắc Mê và Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Du Già, Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Bắc Mê thành Ban quản lý rừng đặc dụng Du Già trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang;

- Quyết định số 828/QĐ-UBND ngày 29/04/2014 của UBND tỉnh Hà Giang về việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang ;

- Quyết định số 830/QĐ-UBND ngày 29/04/2014 của UBND tỉnh Hà Giang về việc sát nhập Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh và Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh thành Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang;

- Quyết định số 1974/QĐ-UBND ngày 01/10/2014 của UBND tỉnh Hà Giang, về việc phê duyệt quy hoạch phát triển rau, hoa tỉnh Hà Giang đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1646/QĐ-UBND ngày 20/08/2014 của UBND tỉnh Hà Giang, phê duyệt tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1900/QĐ-UBND ngày 23/09/2014 của UBND tỉnh Hà Giang, về việc phê duyệt đề cương chi tiết nhiệm vụ chuyên môn dự án Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 2916/QĐ-UBND ngày 26 tháng 07 năm 2013 của UBND tỉnh Hà Giang về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014;

Trang 16

- Nghị quyết số 176/NQ-HĐND ngày 24/4/2015 Hội đồng nhân dân tỉnh

Hà Giang thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang giai đoạn đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030;

- Căn cứ khoa học: Kết quả điều tra khảo sát, rà soát thống kê các tài liệu,

số liệu, kết quả phân tích đánh giá hệ thống và đánh giá thực trạng các đặc điểm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội Kết quả thu được thông qua hội thảo khoa học, xin ý kiến nhà quản lý, nhà Khoa học Kết quả của các nghiên cứu mang tính chất chuyên môn của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực liên

quan

III PHẠM VI, NỘI DUNG QUY HOẠCH

- Phạm vi quy hoạch

+ Phạm vi không gian: Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà

Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được triển khai trên phạm vi

toàn tỉnh, Hà Giang với 10 hệ sinh thái, trong đó có ý nghĩa đặc biệt là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, hệ sinh thái rừng kín thường xanh ôn đới trên núi cao

và hệ sinh thái đất ngập nước

+ Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh

học từ năm 2015 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

+ Đối tượng quy hoạch: Quy hoạch được thực hiện trên 4 đối tượng theo

quy định của Luật Đa dạng sinh học, bao gồm hệ sinh thái tự nhiên, khu bảo tồn, hành lang ĐDSH và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

- Nội dung quy hoạch

Nội dung quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Hà Giang căn cứ vào nội dung theo quy định của Luật đa dạng sinh học, hướng dẫn lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm theo Công văn số 655/TCMT-BTĐDSH, ngày 04/05/2013 của Tổng Cục Môi trường, bao gồm:

+ Phương hướng, mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Hà Giang + Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tỉnh Hà Giang

+ Đánh giá hiện trạng và diễn biến ĐDSH tỉnh Hà Giang

+ Vị trí địa lý, diện tích, chức năng sinh thái, biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên của tỉnh Hà Giang

+ Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới và bản đồ các khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn, loại hình khu bảo tồn; biện pháp tổ chức quản lý khu bảo tồn; giải pháp ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn

+ Nhu cầu bảo tồn chuyển chỗ; loại hình, số lượng, phân bố và kế hoạch phát triển các CSBT đa dạng sinh học của tỉnh Hà Giang

+ Tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Hà Giang

+ Xây dựng hệ thống các bản đồ của tỉnh Hà Giang

Trang 17

IV SẢN PHẨM

Sản phẩm Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm

2020, định hướng đến năm 2030 bao gồm:

(1) Báo cáo tổng hợp quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

(2) Báo cáo tóm tắt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Trang 18

PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI PHỤC VỤ LẬP QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH HÀ GIANG

I TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TỒN DA DẠNG SINH HỌC TỈNH

Diện tích tự nhiên là 791.488,92 ha; gồm 1 thành phố, 10 huyện, 5 phường, 13 thị trấn và 177 xã

I.1.2 Đặc điểm địa chất, địa hình

Lé, Bản Páp Trong giai đoạn này hoạt động mạnh mẽ của đứt gãy sâu Sông Chảy đã làm cho magma từ dưới xâm nhập và đá của các hệ tầng già hơn tạo nên phức hệ Sông Chảy trên tỉnh Hà Giang

- Giai đoạn Cacbon: đầu giai đoạn này là quá trình biển thoái nhưng đến cuối giai đoạn này thì biến lấn sâu vào đất liền thuộc các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Bắc Mê và Quản Bạ của Hà Giang hiện nay Ở giai đoạn này hình thành nên địa tầng Bắc Sơn với thành phần chủ yếu là đá vôi

- Giai đoạn Pecmi – Creta: Ở giai đoạn này tiếp diễn quá trình biển tiến sâu vào đất liền tạo nên các đá trầm tích của hệ tầng Đồng Đăng, Lạng Sơn, Sông Hiến, Nà Khuất, Mụ Gia Cùng đó là sự hình thành phức hệ Cao Bằng và phức hệ Phia Ma do hoạt động của các đứt gãy nhỏ nên diện tích phủ của các phức hệ này không lớn trên địa phận tỉnh Hà Giang

- Giai đoạn Paleogen – Đệ Tứ: đây là giai đoạn biển thoái và nâng lên tạo nên vùng đất liền rộng lớn và các trầm tích lớp phủ Đệ Tứ

a Địa tầng

Trang 19

Tham gia vào cấu trúc địa tầng Hà Giang có 19 hệ tầng được phân ra có đầy đủ các tuổi từ Cambri đến tuổi Đệ Tứ Các hệ tầng Hà Giang gồm:

Loạt Sông Chảy: Gồm 2 hệ tầng An Phú và hệ tầng Thác Bà, tổng

chiều dày hơn 1800m Thành phần thạch học gồm các đá hoa, đá hoa đolomit xen kẹp đá phiến hai mica, đá phiến thạch anh - hai mica, đá quarzit, chúng được xếp vào tuổi Cambri sớm

Hệ tầng Hà Giang: Hệ tầng với chiều dày lớn từ 800 – 2.100m, phân bố

trên các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Bắc Quang và thành phố Hà Giang, chúng lộ ra rõ nhất theo mặt cắt từ Làng Lúp đến chân cầu Yên Biên, Vị Xuyên, Hà Giang Thành phần thạch học gồm các đá phiến biotit - thạch anh có granat, đá phiến sericit - clorit có vật chất than, đá vôi hoa hóa, đá vôi dăm kết, đá phiến sericit và được xếp vào tuổi Cambri giữa

Hệ tầng Chang Pung: Hệ tầng phân bố ở thành phố Hà Giang và các

huyện Bắc Mê, Vị Xuyên, Quản Bạ Mặt cắt chuẩn hệ tầng từ cổng đồn Chang Pung đến bản Seo Thèn Pả với chiều dài 4km lộ ra các đá phiến sét, bột kết, đá vôi trứng cá, đá vôi sét, cát kết vôi, đá vôi vi hạt Hệ tầng với chiều dày 1.300 – 1.700m và được xếp vào tuổi Cambri muộn

Hệ tầng Thần Sa: Tổng chiều dày của hệ tầng khoảng 700 – 1.800m, được

phân bố diện tích nhỏ ở huyện Mèo Vạc gồm đá phiến sét dạng sọc xen kẽ luân phiên với bột kết chứa vôi, màu vàng lục và vết giun bò, đá phiến sét, cát bột kết,

đá vôi sét, cát kết thạch anh chứa các vẩy nhỏ muscovit Hệ tầng được xếp vào tuổi Cambri muộn – Orđovic sớm

Hệ tầng Lutxia: Hệ tầng được phân bố trên 2 huyện Đồng Văn và Mèo

Vạc, chúng lộ rõ nhất theo đường mòn từ bản Seo Thèn Pả đến Bắc Bun dài gần 1km, Đồng Văn, Hà Giang Thành phần thạch học gồm các đá cát bột kết xen đá phiến sét màu xanh lục chứa nhiều vẩy sericit, đá vôi màu xám sáng, cấu tạo trứng cá bị tái kết tinh yếu, vôi vi hạt màu xám đen, phân lớp dày, với tổng độ dày của hệ tầng khoảng 370m Tuổi của hệ tầng được xác định vào Orđovic sớm

Hệ tầng Phú Ngữ: Phân bố theo hướng Tây Bắc – Đông Nam trên thành

phố Hà Giang và 2 huyện Bắc Mê, Vị Xuyên Hệ tầng có chiều dày lớn 2.000 – 3.000m, gồm các đá phiến sét, đá bột kết, cát kết, đá phun trào mafic, đá quarzit,

đá quarzit có vôi, đá vôi, cát kết thạch anh chứa vẩy mica Tuổi hệ tầng được xác định vào tuổi Orđovic - Silur sớm

Hệ tầng Pia Phương: Phân bố với diện tích rộng trên các huyện Bắc

Quang, Vị Xuyên, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê và thành phố Hà Giang Thành phần thạch học gồm các đá phiến sét sericit, đá phiến sét vôi, cát bột kết vôi, đá vôi, đá vôi sét – silic, đá vôi kết tinh, đá hoa với chiều dày của hệ tầng khoảng 2.000 – 2.200m Các đá của hệ tầng được xác định ở tuổi Đevon sớm

Hệ tầng Đại Thị: Hệ tầng gồm các đá phiến sericit, đá vôi tái kết tinh, đá

phiến vôi, đá vôi bitum bị hoa hóa, đá vôi, cát bột, cát bột kết dạng quarzit, cát

Trang 20

kết vôi, với tổng chiều dày 1.000 – 1.300m Tuổi của hệ tầng được xác định vào tuổi Đevon sớm

Hệ tầng Si Ka: Hệ tầng lộ rõ theo đoạn từ bản Ta Kao (cách Lũng Cú

khoảng 2km) đến đèo Si Ka và bản Si Ka, Đồng Văn, Hà Giang Độ dày khoảng

280 – 400m có lộ ra các đá cuội kết, đá phiến sét đỏ sẫm với các lớp kẹp bột kết, đôi chỗ mầu tím đỏ, đá phiến sét nâu sẫm, xanh xám Tuổi của hệ tầng được xếp vào Đevon sớm

Hệ tầng Bắc Bun: Hệ tầng được thấy rõ trên mặt cắt đường từ bản Si Ka

đi bản Mia Lé, huyện Đồng Văn, Hà Giang Với độ dày khoảng 200 – 300m lộ

ra các đá phiến sét, cát bột kết, cát kết, đôi nơi xuất hiện cát kết arkos Hệ tầng được xếp vào tuổi Đevon sớm

Hệ tầng Mía Lé: Phân bố trên các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh,

Bắc Mê, Bắc Quang Hệ tầng lộ rõ theo mặt cắt Lũng Cú - Mia Lé, đoạn đường

từ bản Si Ka về bản Mia Lé, Đồng Văn, Hà Giang, thành phần thạch học chủ yếu gồm các đá phiến sét, cát kết, bột kết, đá sét vôi, thấu kính đá vôi, có tổng chiều dày 300 – 500m Hệ tầng được xếp vào tuổi Đevon sớm

Hệ tầng Bản Pap: Phân bố chủ yếu trên các huyện Bắc Mê, Quản Bạ,

Đồng Văn, Yên Minh và một phần nhỏ ở thành phố Hà Giang Hệ tầng có tổng chiều dày 700 – 1.200m gồm chủ yếu là đá vôi, đá vôi sét, đá vôi tái kết tinh, đá phiến sét Các đá được xác định vào tuổi Đevon sớm – giữa

Hệ tầng Tốc Tát: Phân bố ở phía Bắc Hà Giang trên hai huyện Mèo Vạc

và Đồng Văn Hệ tầng có tổng chiều dày 160 – 290m, gồm các đá chủ yếu là đá vôi dạng dải phân lớp rất mỏng, có xen nhiều lớp đá phiến sét silic có vôi và đá vôi sét Các đá được xác định và tuổi Đevon muộn

Hệ tầng Bắc Sơn: Phân bố trên huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và

một phần ít ở huyện Quản Bạ Thành phần chủ yếu là đá vôi, đá vôi silic, đá vôi sét, đá vôi tái kết tinh, đá vôi trứng cá, đá vôi hạt hơi thô, đá vôi dạng khối, đá vôi hữu cơ Hệ tầng có chiều dày 1.000 – 1.500m và được xếp vào tuổi Carbon sớm – Permi sớm

Hệ tầng Đồng Đăng: Phân bố với diện tích nhỏ hẹp với chiều dày mỏng

(150 – 350m) trên các huyện Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc Thành phần chủ yếu là các đá silic, đá vôi, đá vôi silic kẹp những lớp sét hoặc silic Hệ tầng được xác định ở tuổi Permi muộn

Hệ tầng Lạng Sơn: Phân bố rải rác với diện tích nhỏ hẹp trên các huyện

Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và một ít ở Quản Bạ Thành phần thạch học gồm các đá cát kết, bột kết, đá phiến sét, tổng chiều dày khoảng 350 – 400m Hệ tầng được xác định vào tuổi Trias sớm

Hệ tầng Sông Hiến: Hệ tầng phân bố chủ yếu trên huyện Yên Minh và

huyện Mèo Vạc, một phần ít ở huyện Đồng Văn Thành phần gồm các đá ryolit, felsit, spilit, cát kết tuf, đá phiến sét, đá bột kết, cuội kết, sỏi kết, tổng chiều dày

600 – 1.500m Hệ tầng được xác định vào tuổi Trias sớm

Trang 21

Hệ tầng Nà Khuất: Hệ tầng được phân bố rải rác trên huyện Yên Minh và

huyện Mèo Vạc Thành phần thạch học gồm các đá vôi sét đen, bột kết vôi, cát kết thạch anh, bột kết, tổng chiều dày khoảng 1.080 – 1.200m Hệ tầng được xác định vào tuổi Trias giữa

Hệ tầng Mụ Gia: Hệ tầng phân bố với diện tích nhỏ ở huyện Bắc Quang,

thành phần thạch học gồm các đá sỏi kết, cát kết, bột kết, sét kết, cát kết thạch anh, cát kết, sạn kết, đá vôi sét Hệ tầng có tổng chiều dày 500 – 1.430m và được xếp vào tuổi Creta

Đệ tứ: Các trầm tích Đệ Tứ chủ yếu có nguồn gốc sông, suối, hồ và đầm

lầy Thành phần bao gồm sỏi, cát, bột, sét, mùn thực vật, đôi khi lẫn đá tảng mài mòn kém và các dăm, sạn chưa được gắn kết Chúng được phân bố dọc theo sông suối và các thung lũng trên địa bàn tỉnh với bề dày 1 – 8m

b Magma xâm nhập

Phức hệ Sông Chảy: Phức hệ với diện tích phân bố rộng, tập trung ở phía

Tây của tỉnh Hà Giang trên các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Bắc Quang Phức hệ xuyên cắt vào hệ tầng Sông Chảy và hệ tầng Hà Giang có thành phần thạch học gồm các đá granođioritogneis, granitogneis dạng porphyr, granit biotit, pegmatit, granit aplit Phức hệ được xác định vào tuổi Paleozoi giữa

Phức hệ Phia Ma: Phức hệ phân bố rải rác ở hai huyện Bắc Mê và Vị

Xuyên, chúng xuyên cắt vào các trầm tích có tuổi Đevon gồm các đá: granosyenit, syenit nephelin, syenit kiềm, granit kiềm Phức hệ được xác định vào tuổi Paleozoi giữa

Phức hệ Cao Bằng: Phức hệ phân bố rải rác trên huyên Vị Xuyên và Mèo

Vạc và xuyên cắt vào đá vôi của hệ tầng Bắc Sơn Thành phần thạch học gồm các đá gabronorit, gabro olivin, gabrođiabas, granit amphibol, được xác định vào tuổi Paleozoi muộn

c Đứt gãy

Trên địa phận tỉnh Hà Giang có khá nhiều dứt gãy lớn nhỏ, trong đó có hai đứt gãy lớn là đứt gãy Hà Giang – Thái Nguyên và đứt gãy Sông Chảy, các đứt gãy lớn này tạo điều kiện cho magma từ dưới xâm nhập vào các đá có tuổi già hơn tạo ra phức hệ Sông Chảy, Phia Ma, Cao Bằng

2 Đặc điểm địa hình

Hà Giang có địa hình rất phức tạp, bị phân cắt mạnh, hiểm trở và nhiều dãy núi cao, có các ngọn núi cao trên 2.000m như Tây Côn Lĩnh 2.427m, Chiêu Lầu Thi 2.383m, Hẻm Tu Sản 2.324m, Giang Hồ Thầu 2.286m Trung bình toàn tỉnh có độ cao từ 800 đến 1.200m, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, phía Bắc và Tây Bắc cao nhất, phần trung tâm và phía Nam tỉnh thấp nhất độ cao chỉ từ 80 – 100m Địa hình Hà Giang có các dạng sau:

Trang 22

a Địa hình vùng cao nguyên núi đá

Gồm địa phận các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, diện tích tự nhiên 2.352,7km2 chiếm 29,8% tổng diện tích của tỉnh Độ cao trung bình từ 1.000 – 1.600m Vùng núi cao này chạy theo hướng từ Bắc - Tây Bắc, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc xuống Tây Nam, chủ yếu cấu tạo từ đá vôi Địa hình được cấu tạo bởi 2 loại đá vôi; đá vôi có tuổi Đevon là loại đá vôi xám đen xen sét vôi dạng khối đến phân lớp, có tầng dày tới 800 – 1.000m và đá vôi Carbon – Permi là loại đá vôi xám sáng lẫn xám đen phân lớp Địa hình núi cao đá vôi này được chia thành 2 cùng rõ rệt, được ngăn cách bởi vùng trũng Yên Minh

Ở Mèo Vạc và Đồng Văn chủ yếu là dạng địa hình karst hở, có những dãy núi đá tai mèo sắc nhọn hiểm trở Các thung lũng ở đây kém phát triển chỉ

có ở các thị trấn Đồng Văn, Mèo Vạc Các sườn rất dốc, đá vôi tuổi Carbon – Permi chiếm ưu thế ngoài ra còn có xen kẽ các đá trầm tích khác như cát kết, bột kết, đá phiến sét, đá silic Quá trình rửa lũa cũng tạo thành một số thung lũng nhỏ đáy bằng, chứa nhiều đá lẫn, độ chia cắt sâu trên 1.000m Ở đây, có ít hang động và sông ngầm Độ dốc các sườn núi thường trên 40o, nhiều vách dựng đứng Các núi đá vôi ở đây thường có độ cao trên 1.000m Các lòng sông thường không có bãi bồi cố định, quá trình đào lòng mạnh, nhiều sông bị cạn

về mùa khô Lòng sông chủ yếu có cuội sỏi, đá gốc lẫn tảng lăn, giao thông đi lại khó khăn Việc canh tác ở vùng núi đá này trừ một số thung lũng nhỏ hẹp, còn lại lối canh tác hốc đá rất phổ biến, cây trồng chủ yếu là ngô, đậu tương và

cỏ voi

Từ Yên Minh trở xuống phía Nam, phía Đông, gồm huyện Quản Bạ và một phần huyện Yên Minh, là diện tích đá vôi tuổi Đevon chiếm ưu thế, xen kẽ các mạch đá biến chất cổ, phiến kết tinh, cát kết, độ cao địa hình giảm Ở đây, tại các vùng đá vôi, địa hình karst phổ biến hơn với các phần sót đá lộ đầu ở đỉnh không lớn lắm, các vạt gấu đã phát triển, tạo thành vùng núi thấp dạng đồi với sườn lồi, các vạt gấu, các mặt bằng mở rộng Quá trình đổ vỡ, sập lở đá không phổ biến như ở phía Bắc Xen kẽ với các đá vôi là các mạch đá phiến kết tinh, cát kết, gnai hướng Tây Bắc – Đông Nam Một số mặt bằng dạng thung lũng do quá trình đổ vỡ sập lở tạo thành các vạt gấu dạng thung lũng, lượn sóng

và các đồi

Đặc biệt là vùng trũng Yên Minh nằm ngăn cách giữa hai vùng núi đá vôi trên cao nguyên đá Đồng Văn Địa hình ở đây gồm các đồi, núi thấp dọc theo sông Miện và sông Nhiệm Độ cao trung bình khoảng 500 – 700m, bao quanh là các núi đá vôi cao trên 1.000m và phát triển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Địa hình được hình thành chủ yếu là các đá trầm tích có tuổi Trias, độ dốc và mức độ chia cắt phức tạp, nhiều khu vực có độ dốc trên 25o, độ chia cắt yếu, tầng đất dày Ở vùng này có các thung lũng rộng và kín, xung quanh là núi thấp như thị trấn Yên Minh, Mậu Duệ, Bạch Đích Đây là các thung lũng khá rộng được hình thành do quá trình bồi đắp nên địa hình khá bằng phẳng, đất được cấu tạo từ các sản phẩm bồi đắp là Aluvi và Deluvi Do địa hình có độ dốc lớn nên

Trang 23

các sông suối đều ngắn, có độ dốc lớn, nước chảy xiết và chủ yếu các sông lớn chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam là chính

b Địa hình vùng cao núi đất

Gồm hai huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì và một số xã vùng cao thuộc huyện Vị Xuyên và Bắc Quang Vùng này được gọi là vòm nâng sông Chảy với diện tích tự nhiên 1.211,3km2, chiếm 15,4% tổng diện tích của tỉnh Địa hình được hình thành trên nền đá macma axit và đá biến chất cổ, cao độ trung bình từ 900 – 1.000m, thấp dần từ Bắc xuống Nam, xen kẽ là khối núi thượng nguồn sông Chảy với nhiều đỉnh cao đã kể trên như Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu

Ti Độ phân cắt sâu không lớn bằng khu vực đá vôi phía Bắc, có độ dốc lớn Các dãy núi thường có dạng tròn hơn, sườn lồi, mạng lưới sông suối khá dày,

vỏ phong hóa trên đá granit khá dày, ít đá lộ đầu Quá trình sập lở, đổ vỡ ít xảy

ra mà chủ yếu có quá trình trượt lở do địa hình có độ dốc lớn chưa tới cấp vách

đứng

c Địa hình núi đất thấp

Địa hình núi đất thấp phân bố ở thành phố Hà Giang và các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Bắc Mê Dạng địa hình này được thành tạo chủ yếu từ các đá granit, đá trầm tích như đá phiến sét, xen đá vôi, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có cao độ cao trung bình từ 300 - 500m, đất rừng còn khá tốt, khả năng tái sinh phục hồi rừng có nhiều triển vọng Nhìn chung, địa hình ở đây thoải, xen kẽ các thung lũng rộng, có bề mặt lượn sóng, xen kẽ các núi đá vôi ở dạng karst tự phủ nên địa hình ở đây mềm mại, độ chia cắt sâu nhỏ, mạng lưới sông suối phát triển Khoảng từ đầu thành phố Hà Giang trở về xuôi theo các sông, bắt đầu đã hình thành bãi bồi tại các khúc quanh và lòng sông đã

có cát Địa hình này thuận tiện cho canh tác nông nghiệp và trồng rừng ở các đồi núi thấp xung quanh

Ngoài các kiểu địa hình chính nêu trên, Hà Giang còn có dạng địa hình đồng bằng ven sông, địa hình máng trũng giữa núi và địa hình hồ đập nhân tạo Phân bố chủ yếu ở các huyện Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình và thành phố Hà Giang

- Địa hình đồng bằng ven sông là dạng địa hình phát triển ở trung lưu và

hạ lưu các thung lũng sông lớn ở Hà Giang, là đồng bằng nhỏ hẹp, bằng thoải, lượn sóng ven các con sông như: sông Lô, sông Con và suối Sảo… Phân bố chủ yếu ở huyện Bắc Quang, Quang Bình Do địa hình thấp nên vật liệu tích tụ đưa

về đã tạo ra các bãi bồi ven các sông, khá bằng phẳng, đôi khi là các thung lũng rộng lớn như Bắc Quang Trên các đồi sót là đất hình thành tại chỗ, còn ở các vùng thấp là vật liệu Aluvi, Deluvi Các cánh đồng nhỏ hẹp, thường có độ cao thấp không đều, đất ở đây là đất thô, nhẹ, nhưng có điều kiện trữ nước tốt và khí hậu thuận lợi nên cấy được 2 vụ lúa nước hoặc tối thiểu 1 lúa – 1 màu

- Địa hình máng trũng giữa núi được bồi đắp bởi các trầm tích hiện đại

và ở rìa các sông suối ở thượng nguồn hình thành những bãi bồi cố định và không cố định nhưng có ý nghĩa rất lớn với nông nghiệp Hầu hết các bãi bồi

Trang 24

cố định này và máng trũng giữa núi đã trở thành những cánh đồng lúa và hoa màu của các dân tộc trong vùng

Tóm lại, địa hình tỉnh Hà Giang có độ dốc lớn, phân cắt mạnh, nhiều khe, vực gây khó khăn cho quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi Đất đai bị xói mòn rửa trôi mạnh, tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng, đất chua, thường xuyên bị khô hạn, một số diện tích nhỏ nằm ở chân ruộng thấp lại hay úng vào mùa mưa; là khó khăn lớn cho tổ chức sản xuất, vì vậy cần có những giải pháp sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa bàn

I.1.3 Đặc điểm tài nguyên đất

1 Phân loại đất phát sinh

Theo hệ thống phân loại đất Việt Nam, ở tỉnh Hà Giang có 8 nhóm, 22 loại đất phát sinh chính Trong 8 nhóm đất, nhóm đất đỏ vàng (đất Feralit) có diện tích lớn nhất, tới 472.625,2ha chiếm 59,71% diện tích tự nhiên; nhóm đất lầy – than bùn có diện tích nhỏ nhất, khoảng 138,8ha chiếm 0,0049% diện tích

tự nhiên

Như vậy, lớp phủ đất tỉnh Hà Giang khá đặc sắc, phát sinh và phát triển khác biệt trên các vỏ phong hóa của loại đá macma từ axit - trung tính - bazơ đến các đá sét, đá biến chất, đá cát, phù sa cổ và sản phẩm phong hóa phong phú của đá vôi; đồng thời bị phân hóa khá sâu sắc bởi các đai khí hậu – thổ nhưỡng thay đổi theo chiều thẳng đứng của địa hình từ đồi núi thấp đến núi trung bình - cao và hiểm trở

Bảng I.1 Phân loại phát sinh đất tỉnh Hà Giang

HIỆU

DIỆN TÍCH (ha)

TỶ LỆ (%)

V NHÓM ĐẤT MÙN - ĐỎ VÀNG (ĐẤT MÙN - FERALIT) 208.684,0 26,37

Trang 25

TT NHÓM VÀ LOẠI ĐẤT KÝ

HIỆU

DIỆN TÍCH (ha)

TỶ LỆ (%)

VII NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG BIẾN ĐỔI DO TRỒNG LÚA 7.146,0 0,90

2 Đặc điểm thổ nhưỡng

Do cấu trúc vươn cao của địa hình đồi núi, đất tỉnh Hà Giang không chỉ phân hóa theo chiều vĩ tuyến; mà còn phân hóa sâu sắc hơn theo chiều cao thẳng đứng của địa hình (đồi gò – núi thấp – núi trung bình – núi cao) hình thành các đai sinh khí hậu và thổ nhưỡng với nhiều đặc điểm rất dễ nhận biết:

- Đai đất Đỏ vàng (đất Ferlit): tích Fe/Al Tỷ lệ Sesqui oxyt/Al2O3 < 2;

- Đai đất Mùn - Vàng đỏ (đất Mùn-Feralit) Tỷ lệ Sesqui oxyt/ Al2O3 ≥ 2;

- Đai đất Mùn - Alit trên núi Tích lũy Al2O3.nH2O Đất màu xám vàng

Trang 26

Nếu tiếp tục khai phá diện tích đất này để sản xuất lúa, ngô cần nỗ lực xây dựng thêm ruộng bậc thang như đã từng làm ở Hoàng Su Phì, Đồng Văn

+ Đất dốc từ 20 – 25º: rộng khoảng 106.999,2ha (13,52% DTT);

+ Đất dốc từ 25 – 30º: rộng tới 393.408,0ha (49,70% DTT);

+ Đất dốc từ 30 – 35º: rộng 42.090,7ha (5,32% DTT);

+ Đất dốc ≥ 35o: rộng khoảng 10.396,4ha (1,31% DTT)

Như vậy, tỉnh Hà Giang có tới 552.894,3ha (69,85% DTT) đất có độ dốc

từ 20 ≥ 35o rất hạn chế được quy hoạch khai thác sản xuất nông nghiệp (chủ yếu

là các loại cây thuốc dưới tán rừng) và tăng cường đầu tư quản lý, bảo vệ rừng, phục hồi rừng, trồng rừng để gia tăng độ che phủ, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn sinh thủy khu vực

 Tầng dày đất đồi núi

Kết quả đo diện tích theo tầng dày (cm) của các loại đất tỉnh Hà Giang cho thấy:

- Đất mỏng <30cm có diện tích khoảng 539,40ha (0,07% DTT), phần lớn

ở đất Vàng nhạt trên đá sét và biến chất (127,60ha) và đất Mùn – Vàng nhạt trên

đá cát (411,80ha) phân bố rải rác ở huyện Đồng Văn, Mèo Vạc và Xín Mần

- Đất có tầng dày từ 30 – 50cm có khoảng 23.506,40ha (2,97% DTT) Đất tầng mỏng trên đá sét, đá cát thường lẫn rất nhiều đá, không thật thích hợp với canh tác nông nghiệp Trên các loại đất mỏng dưới 50cm này, rừng cần được cố gắng đầu tư quản lý, bảo vệ hoặc trồng mới nếu như không muốn đất bị xói mòn mạnh mỏng thêm và bị nguy cơ hoang mạc hóa đe dọa

50 ≥ 100cm

Tuy nhiên, cần thấy rằng, đất đồi núi dốc thường có địa hình chia cắt sâu

và ngang rất lớn, nên luôn bị các quá trình xói mòn rửa trôi tác động mạnh hơn các quá trình tích lũy rất nhiều lần, tốc độ suy giảm độ phì nhiêu tự nhiên khi rừng bị tàn phá khá nhanh, đất dễ bị đẩy sang phía cực đoan đến trống trọc và bị nguy cơ hoang mạc hóa đe dọa Vì vậy, ngành nông nghiệp cần thường xuyên khuyến cáo cộng đồng rằng, trên các loại đất Fs, Hs, Fa, Ha, Fq, Hq còn dày từ

70 ≥ 100cm ở độ cao từ 300 - 1.800m trở lên độ dốc có thể lên tới 25 ≥ 35o, nên khi khai thác sản xuất nông nghiệp rất cần các giải pháp hướng dẫn, hỗ trợ và khuyến khích nhân dân tiếp tục xây dựng ruộng bậc thang cấy lúa nước, ruộng bậc thang trồng hoa màu hoặc các cây công nghiệp ngắn – dài ngày hoặc các giải

Trang 27

pháp nông lâm kết hợp thay vì phá rừng làm nương rãy du canh trên các sườn núi chênh vênh hiểm trở

 Độ phì nhiêu tự nhiên đất đồi núi Hà Giang

- Đất có độ phì nhiêu tự nhiên khá – cao của tỉnh Hà Giang rất hẹp, chỉ có khoảng 61.257,30ha (7,74% DTT) Đó là những loại đất còn dày từ 50 ≥ 100cm,

có tính chất nông hóa tốt, nên khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phục hồi rừng hoặc trồng rừng:

+ Đất Nâu đỏ trên đá macma trung tính – bazơ: 5.181,70ha – 0,66% DTT; + Đất Mùn - Nâu đỏ trên đá macma trung tính – bazơ: 964,40ha – 0,12% DTT; + Đất Đỏ nâu trên sản phẩm phong hóa của đá vôi: 17.207,00ha – 2,18% DTT; + Đất Nâu vàng trên sản phẩm phong hóa của đá vôi: 37.904,20ha-0,94% DTT

- Đất có độ phì nhiêu trung bình có diện tích rất rộng, khoảng 355.847,80ha (42,60% DTT) và bao gồm các loại đất:

+ Đất Đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất: 266.811,20ha – 33,84% DTT; + Đất Mùn – Đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất: 62.175,10ha – 7,89% DTT;

+ Đất Vàng nâu trên phù sa cổ và lũ tích: 6.861,50ha – 0,87% DTT

Nhân dân ở hầu hết các huyện trong tỉnh Hà Giang thường đã chọn đất Đỏ vàng và đất Mùn – Đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất còn dày ≥ 70cm để xây dựng ruộng bậc thang cấy lúa Do cắt được sườn dốc và độ dốc, đất trên ruộng bậc thang ít bị xói mòn rửa trôi, tích lũy được nhiều hữu cơ, nên đất trở nên thuần thục và có độ phì nhiêu cao hơn đất nguyên thủy

- Đất có độ phì nhiêu tự nhiên thấp của tỉnh Hà Giang khá rộng và có diện

tích vào khoảng 284.204,10ha (24,33% DTT) Trong đó, có Đất Vàng đỏ trên đá macma axit 122.776,10ha – 15,57% DTT; Đất Mùn – Vàng đỏ trên đá macma axit 87.025,40ha – 4,81% DTT; Đất Vàng nhạt trên đá cát: 53.787,70ha – 2,61% DTT; Đất Mùn – Vàng nhạt trên đá cát 20.614,90ha – 1,34% DTT

Phần lớn đất có độ phì nhiêu thấp đều phát sinh và phát triển trên đá granit và đá cát, giàu SiO2, có thành phần cơ giới cát pha – thịt nhẹ, thô, cấu trúc

dễ bị phá vỡ bởi nước, lại thường phân bố trên địa hình dốc – rất dốc, bị chia cắt mạnh, rất dễ bị rửa trôi, xói mòn mất tầng đất mùn trên mặt, nên đất có độ phì nhiêu không cao; khi mưa thì bị dí chặt, khi nắng thì khô kiệt, rời rạc, thường xuyên bị nguy cơ hoang mạc hóa đe dọa và có thể trở thành một trong những thách thức môi trường cho cộng đồng trong hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp bền vững

Vì vậy, trên các khu vực đất phát triển trên đá granit và đá cát khi mới đưa vào sản xuất nông nghiệp cần triệt để áp dụng các giải pháp bảo vệ đất, phương thức nông lâm kết hợp và thực hiện các biện pháp kỹ thuật thâm canh ngay từ đầu…Vì rất khó có thể thiết lập lại những khu rừng xanh như trước, sau

Trang 28

khi thảm thực vật tự nhiên sẵn có đã phá trơ trụi, để quá trình xói mòn tự do hoành hành trên khu vực đất mới được khai hoang đó

Quỹ đất của Hà Giang cũng như nhiều tỉnh khác ở Việt Nam không phải

là vô tận, nên cũng cần đòi hỏi sự kiên trì vận động nhân dân các dân tộc không tiếp tục phá rừng khai thác đất Vàng đỏ phát triển trên đá macma axit, đất Vàng nhạt phát triển trên đá cát địa hình dốc > 20o cho các mục đích trồng tỉa ngô, sắn, lúa nương… du canh; chúng cần được khuyến cáo khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng và bảo vệ rừng…

3 Hiện trạng sử dụng đất

Hiện trạng sử dụng đất tính đến tháng 12/2013 được tham khảo và tổng hợp từ Niên giám Thống kê tỉnh Hà Giang năm 2013 và trình bày trong bảng I.2

Như vậy, tới năm 2013, hiện trạng đất sử dụng trong ngành nông nghiệp

rất lớn, tới 718.827,09ha (90,82% DTT); trong đó đất sử dụng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hà Giang chỉ có 155.561,78ha (19,65% DTT), không nhiều Do

đó, đất sử dụng thật sự cho sản xuất lương thực và hoa màu, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả rất ít, chỉ có:

- Đất trồng cây hàng năm: 126.907,24ha;

- Đất trồng lúa: 32.826,87ha;

- Đất trồng cây lâu năm (chè, cây ăn quả ): 28.654,53ha;

- Đất trồng cây hàng năm khác: 84.300,22ha

Bảng I.2 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hà Giang (tính đến 31 tháng 12 năm 2013)

Trang 29

TT LOẠI SỬ DỤNG ĐẤT DIỆN TÍCH (ha) CƠ CẤU (%)

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 7.272,51 0,92

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hà Giang năm 2013

Tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện có là 561.765,93ha Trong đó:

Đất chưa sử dụng của tỉnh Hà Giang còn khoảng 44.230,20ha (5,59% DTT) Trong đó:

- Diện tích đất bằng chưa sử dụng: 567,92ha (0,07% DTT)

- Diện tích đất đồi núi chưa sử dụng: 31.393,67ha (3,97% DTT) Tuy nhiên, phần lớn diện tích này đều là đất đã sử dụng cho nhiều chu kỳ nương rãy, hiện đang để phục hồi chờ chu kỳ nương rẫy mới hoặc tầng đất và độ phì nhiêu

tự nhiên bị suy kiệt khó tái sử dụng nên đang để hoang hóa

I.1.4 Đặc điểm khí hậu

Nằm trong vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn của Việt Nam, với cánh cung Ngân Sơn nằm chắn ở phía Đông và dãy Hoàng Liên Sơn ở phía Tây, tỉnh

Hà Giang có địa hình chia cắt rất phức tạp với nhiều dãy núi cao trên 1.500m ở phía Tây Bắc, trong đó núi Chiêu Lầu Thi cao đạt tới 2.383m và núi Hẻm Tu Sản có đỉnh cao đạt 2.324m

Tỉnh Hà Giang thường tiếp nhận không khí lạnh thổi quặt từ đồng bằng và vùng núi Đông Bắc tới, đã bị biến tính thêm một phần, nên không đem lại những nhiệt độ quá thấp như ở vùng núi Đông Bắc Tuy nhiên, do ảnh hưởng của độ cao địa hình ở đây vẫn quan trắc được những giá trị rất thấp của nhiệt độ tới -5,6C ở Phó Bảng trên độ cao 1.400m

Do vị trí địa lý và điều kiện địa hình, cũng như toàn vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, ở tỉnh Hà Giang hầu như quanh năm duy trì một tình trạng ẩm

Trang 30

ướt rất cao, gần như mất hẳn thời kỳ khô hanh đầu mùa đông tiêu biểu của Miền khí hậu phía Bắc, độ ẩm trung bình thường xuyên ở mức 80-87%

Lượng mưa năm dao động trong phạm vi rộng, từ 1.031mm ở xã Thượng Phùng huyện Mèo Vạc đến 4.721mm ở Bắc Quang và 4.846mm ở Quảng Ngần huyện Vị Xuyên, phụ thuộc vào sự phân bố của các hướng núi so với hướng gió mùa hoạt động trong vùng Ở Hà Giang đã hình thành tâm mưa lớn nhất toàn quốc là Bắc Quang – Vị Xuyên đạt 4.700 - 4.800mm, do vào mùa hạ không khí

ẩm hướng Đông Nam dễ dàng tràn qua đồng bằng xâm nhập sâu vào các thung lũng đem lại lượng mưa rất lớn trên sườn núi cao dãy Tây Côn Lĩnh

Ở đây ít chịu ảnh hưởng của bão, nhưng có khá nhiều dông; mưa đá và sương muối hay gặp ở những vùng núi cao

Khí hậu tỉnh Hà Giang phân hóa rất mạnh không những phụ thuộc vào độ cao địa hình, mà còn vào hướng và dạng địa hình

Trong báo cáo này đã sử dụng số liệu khí hậu có độ dài chuỗi 35-50 năm

và được cập nhật đến năm 2013 của 5 trạm khí tượng và 32 trạm đo mưa có trên lãnh thổ của tỉnh

1 Chế độ bức xạ, nắng, mây

Lượng bức xạ tổng cộng năm đạt khoảng 100-120kcal/cm2.năm Vào thời

kỳ (V-X) lượng bức xạ đều lớn hơn 10kcal/cm2.tháng và đạt giá trị lớn nhất vào tháng VI-VII (13-14,5kcal/cm2.tháng) Lượng bức xạ đạt trị số thấp nhất là 5,1-5,6kcal/cm2 tháng vào hai tháng I-II

Số giờ nắng trung bình năm dao động trong khoảng 1.400-1.710 giờ nắng Nếu coi mùa nắng là thời kỳ có trên 100 giờ/tháng, thì ở Hà Giang mùa nắng kéo dài 8-10 tháng (IV-XI hoặc III-XII) Tháng VII-VIII có nhiều nắng nhất, đạt 165-190 giờ/tháng; khu vực vùng núi cao tháng IV-V có nhiều nắng nhất, đạt 150-155 giờ/tháng Tháng I có ít nắng nhất, đạt khoảng 58-88 giờ/tháng

Lượng mây tổng quan trung bình năm đạt 7,4-8,1/10BT Ở những vùng thấp phía Đông và Nam của tỉnh, thời kỳ đầu mùa đông (IX-XII) có tương đối ít mây, dao động trong khoảng 6,9-7,7/10BT; còn thời kỳ (I-III) có nhiều mây nhất, đạt 8,6-8,9/10BT Ở vùng núi phía Tây Bắc, thời kỳ (VI-VIII) có nhiều mây nhất đạt 8,1-8,9/10BT; còn thời kỳ (III-IV) có ít mây nhất, chỉ đạt khoảng 7,0-7,4/10BT

2 Chế độ gió

Chế độ gió tỉnh Hà Giang nhìn chung phụ thuộc vào đặc điểm địa hình địa phương Ở những vùng núi cao phía sườn đón gió, hướng gió thịnh hành trùng với hướng hoàn lưu gió mùa trong khu vực; còn trong các thung lũng gió thổi theo hướng thung lũng Ví dụ, ở trạm Hà Giang nằm trong thung lũng sông Lô

có hướng Tây Bắc – Đông Nam, nên hướng gió thịnh hành quanh năm là Đông Nam với tần suất đạt 13-36% và hướng Nam với tần suất dao động trong khoảng

Trang 31

9-18%; và phần trăm lặng gió đạt giá trị lớn, quanh năm dao động trong khoảng 36-59%

Tốc độ gió trung bình năm nhìn chung không lớn, đạt trên dưới 1m/s trong các thung lũng khuất kín; có thể lớn hơn ở vùng núi cao và phía sườn đón gió Tốc độ gió mạnh nhất của tất cả các tháng trong năm đều lớn hơn 12m/s, giá trị lớn nhất có thể lớn hơn 30m/s, thậm chí đạt tới 40-45m/s vào các tháng IV-VI

3 Chế độ nhiệt

Do độ cao địa hình dao động trong phạm vi lớn, từ khoảng vài chục mét trong thung lũng sông Lô ở phía Đông Nam của tỉnh đến 2.383m ở đỉnh núi Chiêu Lầu Thi cao nhất tỉnh Hà Giang, nên nhiệt độ trung bình năm đạt khoảng 22-23C ở vùng thấp dưới 300m, giảm xuống dưới 15C ở vùng núi cao trên 1.550-1.600m

Ở những vùng thấp dưới 300m, chế độ nhiệt phân hóa ra hai mùa nóng và lạnh rõ rệt; mùa nóng dài 5 tháng (V-IX), còn mùa lạnh dài 3-5 tháng (XI-III) trong đó có 3 tháng (XII-II) có nhiệt độ trung bình <18C Càng lên cao độ dài mùa nóng càng giảm, đến độ cao trên 700m không còn mùa nóng nữa; còn độ dài mùa lạnh càng tăng và kéo dài quanh năm ở vùng núi cao trên 1.600m

Biến trình năm của nhiệt độ trung bình có dạng 1 cực đại và 1 cực tiểu Cực đại quan trắc vào tháng VII hoặc VI, với nhiệt độ trung bình đạt 27,6C ở

Hà Giang tại độ cao 118m và giảm xuống còn 20,9C ở Phó Bảng tại độ cao 1.400m Cực tiểu quan trắc vào tháng I, với nhiệt độ trung bình đạt 15,6C ở Hà Giang (cao 118m) và giảm xuống còn 8,1C ở Phó Bảng (cao 1.400m)

Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc, nên dao động của nhiệt

độ trong năm khá lớn với biên độ đạt 11,9-12,7C, thuộc loại lớn của Việt Nam, chỉ thua vùng núi Đông Bắc

Nằm trong vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, biên độ nhiệt ngày đêm trung bình năm dao động trong khoảng 6,8-8,8C và có xu thế giảm ở vùng núi cao Nhìn chung, không có xu thế biến đổi rõ rệt giữa các mùa trong năm

Cũng như nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ tối cao và tối thấp trung bình năm giảm theo độ cao địa hình Ở vùng thấp dưới 300m, nhiệt độ tối cao trung bình năm đạt khoảng 27-28C, còn tối thấp trung bình năm đạt khoảng 18,5-20C

Nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể đạt 38- 40C ở những vùng thấp dưới 600m vào một trong ba tháng IV-VI Chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc, nên ở những vùng thấp dưới 300m nhiệt độ tối thấp tuyệt đối

có thể xuống dưới 2C, cá biệt có thể xuống dưới 0C vào tháng XII ở Bắc Mê (-0,1C)

Nhiệt độ trung bình năm biến động rất ít từ năm này sang năm khác với

hệ số biến động Cv chỉ đạt khoảng 0,019–0,024 Như vậy, nhiệt độ trung bình

Trang 32

hàng năm dao động xung quanh trị số trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 1,9-2,4% Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông (XII-II) biến động khá mạnh từ năm này sang năm khác với hệ số Cv đạt khoảng 0,076-0,233, tức

là dao động xung quanh TBNN khoảng 7,6-23,3%

Mùa mưa chủ yếu kéo dài 6-7 tháng (IV - X), với lượng mưa chiếm 91% tổng lượng mưa năm Ở những khu vực mưa rất nhiều, mùa mưa có thể kéo dài tới 8 tháng (IV-XI) với lượng mưa đạt tới 93-94% tổng lượng mưa năm Còn ở những khu vực mưa ít, mùa mưa chỉ kéo dài khoảng 5 tháng (V-IX) với lượng mưa chiếm khoảng 78-81% tổng lượng mưa năm Ba tháng (VI-VIII, có nơi V-VII) có lượng mưa lớn nhất, chiếm 47-62% tổng lượng mưa năm Tháng VII hoặc VIII có lượng mưa lớn nhất, đạt 200-340mm ở khu vực mưa ít; 300-600mm ở khu vực mưa vừa đến rất nhiều; thậm chí đạt tới 800-970mm ở tâm mưa lớn nhất toàn quốc Bắc Quang - Vị Xuyên

83-Ở vùng mưa ít mùa khô (lượng mưa <50mm/tháng) dài 5 tháng vào thời

kỳ (XI-III), trong đó có 3 tháng hạn (lượng mưa <25mm/tháng) vào thời kỳ (XII-II) nhưng không có tháng kiệt (lượng mưa ≤5mm/tháng) Ở vùng mưa vừa

và nhiều, mùa khô dài 2-4 tháng, trong đó có 0-3 tháng hạn Còn ở khu vực mưa rất nhiều mùa khô rất ngắn, thường chỉ kéo dài 0-2 tháng, và hầu như không có tháng hạn Tháng XII hoặc tháng I có lượng mưa thấp nhất, thường đạt dưới 25mm; cá biệt ở những tâm mưa rất lớn như Bắc Quang có thể đạt tới 50-70mm

Lượng mưa ngày lớn nhất thường lớn hơn 100mm vào thời kỳ (V-IX) ở những vùng mưa ít và vừa, gần như quanh năm (III-XII) ở những vùng mưa nhiều và rất nhiều Lượng mưa ngày lớn nhất có thể đạt tới 427mm/ngày vào tháng VI ở Bắc Quang; đạt 687,8mm/ngày vào tháng VI ở Hà Giang

Lượng mưa năm biến động không nhiều với hệ số biến động Cv dao động trong khoảng 0,124-0,335 Tính trung bình lượng mưa hàng năm dao động xung quanh trị số trung bình nhiều năm khoảng 12-34% Lượng mưa tháng biến động mạnh hơn lượng mưa năm nhiều Vào thời kỳ giữa mùa mưa (VI-VIII) hệ số

Trang 33

biến động Cv của lượng mưa thường dao động trong khoảng 0,291-0,556, trong khi vào mùa khô hệ số Cv thường đạt trên dưới 1,0 thậm chí có thể đạt tới 1,435 vào tháng XII ở Đồng Văn

b Số ngày mưa

Trên đại bộ phận lãnh thổ, số ngày mưa năm dao động trong khoảng 140–

180 ngày Trong mùa mưa thường có trên 10 ngày/tháng Ba tháng mưa lớn nhất (VI-VIII) có nhiều ngày mưa nhất, tới 19-26 ngày/tháng Tháng XII hoặc I có ít ngày mưa nhất, chỉ có khoảng 4-8 ngày/tháng Ở tâm mưa lớn nhất toàn quốc Bắc Quang số ngày mưa năm có thể đạt tới 210 ngày và quanh năm có từ 12 ngày mưa/tháng trở lên; ba tháng mưa nhiều nhất (VI-VIII) có khoảng 21-26 ngày mưa/tháng

c Độ ẩm tương đối

Độ ẩm tương đối trung bình năm khá cao, đạt 84-86% trên phần lớn lãnh thổ của tỉnh; chỉ đạt 80% ở trong các thung lũng khuất kín sau những dãy núi cao Nhìn chung, độ ẩm tương đối trung bình ít thay đổi trong năm, tuy nhiên đạt giá trị lớn nhất vào tháng VIII (84-87%) và thấp nhất vào tháng V hoặc IV (76-84%)

Độ ẩm tương đối tối thấp trung bình năm dao động trong khoảng 58-66% Các giá trị độ ẩm tương đối tối thấp tuyệt đối hầu như quanh năm đều ≤40% Giá trị độ ẩm thấp nhất tuyệt đối đã từng quan trắc trên lãnh thổ của tỉnh đều

≤11%; đạt giá trị thấp nhất là 5% vào tháng III ở Hoàng Su Phì và tháng I ở Phó Bảng

d Lượng bốc thoát hơi tiềm năng PET

Lượng bốc hơi PET hàng năm ở khu vực nghiên cứu khá thấp, dao động trong khoảng 920-995mm/năm Vào mùa hè (V-VIII) lượng bốc hơi PET lớn hơn 100mm/tháng, đạt giá trị lớn nhất vào tháng V là 113-119mm/tháng Hai tháng giữa mùa đông (XII-I) có lượng bốc hơi PET thấp nhất, chỉ đạt 37-45mm/tháng

12 tháng ở những vùng mưa nhiều và rất nhiều Vào giữa mùa mưa (VI-VIII)

Trang 34

chỉ số khô hạn thường đạt giá trị thấp nhất, chỉ đạt khoảng 0,10-0,42 lúc này lượng nước mưa thu được không những thừa đối với thảm thực vật mà có thể gây úng lụt, nếu địa hình thoát nước kém Thời kỳ thiếu nước đối với thảm thực vật (chỉ số khô hạn lớn hơn 1,00) ở những vùng mưa ít và vừa dài 6 tháng vào thời kỳ (XI-IV), chỉ trong các thung lũng khuất kín vào tháng I-II có chỉ số khô hạn >2,00; và chỉ có khoảng 1 tháng ở những vùng mưa nhiều và rất nhiều

5 Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

Nằm trong vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, tỉnh Hà Giang chịu nhiều dông và sương muối ở vùng núi cao Ngoài ra còn xuất hiện các hiện tượng thời tiết đặc biệt như: mưa đá, sương mù, mưa phùn và khô nóng ở những

vùng thấp

a Dông, lốc và mưa đá

Tỉnh Hà Giang có khá nhiều dông Dông xuất hiện rất nhiều ở những khu vực mưa nhiều và rất nhiều, trung bình mỗi năm có tới 90-100 ngày dông Trong khi ở những khu vực mưa vừa và ít, dông xuất hiện ít hơn, trung bình có khoảng 60-65 ngày/năm Dông thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, nhiều nhất vào các tháng VI-VIII với khoảng 17-20 ngày/tháng ở những vùng mưa nhiều và rất nhiều; có khoảng 12-14 ngày/tháng ở những khu vực mưa vừa và ít

Cùng với dông ở đây còn xuất hiện lốc Dông đôi khi còn xuất hiện kèm theo mưa đá tuy nhiên với tần suất thấp Trên phần lớn lãnh thổ trung bình mỗi năm có thể quan trắc được 0,2-0,3 ngày mưa đá, chủ yếu vào thời kỳ (II-V), có nơi xuất hiện cả vào các tháng VI, XI, XII, I Ở vùng núi trung bình và cao mưa

đá xuất hiện nhiều hơn, tới 1-2 ngày/năm, vào các tháng III-V, VIII, XI

b Sương muối

Sương muối xuất hiện trên hầu khắp lãnh thổ của tỉnh Trung bình mỗi năm có dưới 1 ngày sương muối, vào các tháng XII, I và III ở vùng thấp dưới 600m Ở những vùng núi cao có rất nhiều sương muối, ở Phó Bảng (1.400m) trung bình mỗi năm có tới 6,6 ngày; vào thời kỳ (XI-III)

c Sương mù

Sương mù xuất hiện không nhiều ở Hà Giang, trung bình có khoảng 20-50 ngày/năm Sương mù xuất hiện rải rác trong năm, nhiều nhất vào thời kỳ thu-đông (IX-I) với khoảng 2-9 ngày/tháng tùy nơi

d Mưa phùn

Mưa phùn ở Hà Giang không nhiều, trung bình mỗi năm quan trắc được 3-20 ngày ở những vùng thấp dưới 600m, ở những vùng núi cao như Phó Bảng xuất hiện nhiều hơn, khoảng 40-50 ngày/năm Mưa phùn xuất hiện nhiều nhất

vào thời kỳ (XII-IV), với khoảng 1-10 ngày/tháng tùy nơi

e Số ngày khô nóng

Trung bình mỗi năm có khoảng 10-30 ngày khô nóng ở vùng thấp dưới 300m Khô nóng xuất hiện nhiều vào mùa hè (V-VIII), với khoảng 2-7

Trang 35

I.1.5 Đặc điểm thủy văn

1 Mạng lưới sông suối

Mạng lưới sông suối trong tỉnh Hà Giang khá phát triển, thuộc thượng nguồn các sông thuộc hệ thống sông Hồng như sông Gâm, sông Chảy và sông

Lô Hầu hết các sông đều có độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, khó khăn cho giao thông thủy

- Sông Lô

Dòng chính sông Lô bắt nguồn từ địa phận Trung Quốc có tên là Bàn Long chảy vào Việt Nam tại Thanh Thủy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến thành phố Hà Giang thì chuyển thành Bắc - Nam và nhập lưu với sông Hồng tại Việt Trì, sông dài 464km, phần thuộc lãnh thổ Việt Nam dài 354km Diện tích lưu vực tính đến Việt Trì của toàn bộ hệ thống sông Lô - Gâm là 39.040km2trong đó diện tích của Việt Nam là 22.600km2 chiếm 58% diện tích toàn lưu vực Thượng nguồn sông hẹp và dốc nhiều thác ghềnh, từ vị trí hợp lưu với sông Gâm (cách thành phố tuyên Quang 10km về phía thượng lưu) về tới Việt Trì lòng sông mở rộng dần, độ dốc lòng sông giảm Sông Lô có nhiều nhánh sông lớn phân bố dạng hình quạt như sông Gâm, sông Chảy và sông Phó Đáy, toàn bộ

hệ thống được gọi là sông Lô - Gâm

Chiều dài dòng chính sông Lô thuộc địa phận tỉnh Hà Giang là 97km Dòng sông có nhiều thác ghềnh, mùa khô độ sâu dòng chảy từ 0,6 đến 1,5m, bề rộng lòng sông trung bình từ 40 đến 50m Đây là nguồn cung cấp nước chính cho vùng trung tâm tỉnh Trong địa bàn tỉnh Hà Giang, sông Lô có các nhánh sông cấp 1 như sông Miện, ngòi Xảo, sông Con

Trong phần lưu vực sông Lô thuộc tỉnh Hà Giang có 19 phụ lưu cấp I có chiều dài trên 10km Trong đó có 2 phụ lưu có diện tích lớn hơn 1.000 km2 là sông Miện và sông Con và một phụ lưu có diện tích lớn hơn 300km2 là Ngòi Xảo Các phụ lưu còn lại đều rất nhỏ, hầu hết dưới 100km2 Lưu vực sông Miện

có diện tích 1.930km2, trong đó phần thuộc Việt Nam là 890km2 Dòng chính sông phần thuộc Việt Nam dài 86/124km tổng chiều dài Độ cao bình quân lưu vực đạt 976m, độ dốc bình quân lưu vực là 24,5% Sông Miện chảy qua địa bàn hai huyện Vị Xuyên và Quản Bạ, chiều dài sông chính là 35km, diện tích lưu vực là 792,25km2 Sông Con có diện tích 1.370km2 Dòng chính dài 76km Mật

độ lưới sông đạt 1,4km/km2

Trang 36

- Sông Gâm

Cũng giống như sông Lô, sông Gâm hẹp, dốc nhiều thác ghềnh, càng về

hạ lưu độ dốc giảm lòng sông rộng dần Sông Gâm là nhánh trái của sông Lô có tổng chiều dài 297km trong đó phần nằm trên lãnh thổ Việt Nam dài 217km Diện tích lưu vực sông là 17.200km2, trong đó phần nằm trên lãnh thổ Việt Nam

là 9.780km2 Tổng diện tích đá vôi trong toàn lưu vực là 1.940km2 Phần lưu vực sông Gâm chảy qua địa phận Hà Giang có 12 phụ lưu cấp I có chiều dài lớn hơn 10km Các phụ lưu cấp I sông Gâm thuộc địa phận Hà Giang đều không lớn trừ Nho Quế và Sông Man

Sông Nho Quế là phụ lưu sông Gâm, bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn (Vân Nam, Trung Quốc) cao 1.500m (phần thượng lưu, ở Trung Quốc gọi là sông Phổ Mai) chảy vào Việt Nam qua Lũng Cú (Đồng Văn), qua các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc thuộc địa phận tỉnh Hà Giang để nhập vào sông Gâm tại

Na Nát thuộc xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng Dòng chính sông Nho Quế có chiều dài 192km, trong đó phần thuộc lãnh thổ Việt Nam dài 46km và phần thuộc địa phận Hà Giang là 43km Diện tích lưu vực phần thuộc lãnh thổ Việt Nam là 2.010km2 trên tổng diện tích 6.050km2 của lưu vực Đây là nguồn cung cấp nước chính cho phần phía đông của tỉnh Trên địa bàn tỉnh Hà Giang, sông Nho Quế chảy trong vùng địa hình núi đá, có độ rộng lòng sông hẹp, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, có nhiều đoạn bờ sông là vách đứng Việc khai thác nguồn nước phục vụ nông nghiệp rất hạn chế, có thể lợi dụng điều kiện địa hình

và dòng chảy để phát triển thuỷ điện

Lưu vực sông Nho Quế phần thuộc tỉnh Hà Giang có sự nhập lưu của 2 phụ lưu cấp I có chiều dài lớn hơn 10km Sông Nhiệm là phụ lưu chính của sông Nho Quế, bắt nguồn từ khu vực núi cao giáp ranh giữa Mèo Vạc và Đồng Văn, chảy qua các xã Nậm Ban, Niêm Sơn, Niêm Tòng rồi đổ vào sông Nho Quế Chiều dài sông là 50km, diện tích lưu vực là 1.170km2

Trang 37

2 Chế độ thủy văn

Trong tỉnh Hà Giang có 5 trạm thủy văn (bảng I.3) tuy nhiên chỉ có duy nhất 1 trạm có số liệu dòng chảy là trạm Đạo Đức, nên để có thể đánh giá chế độ thủy văn tỉnh Hà Giang cần phải sử dụng số liệu ở các trạm lân cận

Bảng I.3 Các trạm thủy văn tỉnh Hà Giang

Thời gian bắt đầu quan trắc

Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia

Dòng chảy phân bố không đồng đều trên toàn bộ khu vực Dòng chảy có

xu hướng tăng dần từ Đông Bắc và Tây Nam về trung tâm Modun dòng chảy bình quân năm trên toàn tỉnh xấp xỉ 60l/s/km2, tuy nhiên có sự phân bố không đồng đều Phía Đông Bắc của tỉnh bao gồm các huyện Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc và Yên Minh modun dòng chảy năm chỉ đạt xấp xỉ 30l/s/km2 Khu vực phía Nam huyện Vị Xuyên và phía Bắc huyện Bắc Quang modun dòng chảy đạt trên 100l/s/km2, đây là một trong những tâm mưa lớn nhất của Việt Nam Phía Tây Nam tỉnh Hà Giang dòng chảy cũng khá lớn với modun dòng chảy năm đạt trên 70l/s/km2 Không những có sự phân hóa theo không gian khá khác biệt giữa các khu vực trong tỉnh, dòng chảy còn có sự phân mùa sâu sắc Chế độ dòng chảy hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ mưa

Mùa lũ: Mùa lũ thường kéo dài từ 4 đến 5 tháng trên các lưu vực khác

nhau Phần lưu vực sông Gâm và sông Chảy có mùa lũ kéo dài 4 tháng từ tháng

VI đến tháng IX và phần thuộc lưu vực sông Lô lại có mùa lũ kéo dài muộn hơn một tháng từ tháng VI đến tháng X Do thời gian kéo dài hơn nên tổng lượng dòng chảy mùa lũ trên phần lưu vực sông Lô cũng chiếm tỷ lệ cao hơn, xấp xỉ 74,2% tổng lượng dòng chảy năm Còn phần thuộc lưu vực sông Gâm và sông Chảy có lượng dòng chảy mùa lũ chỉ chiếm từ 60 đến 65% tổng lượng dòng chảy năm Modun dòng chảy lũ có sự khác biệt khá lớn giữa các khu vực Modun dòng chảy mùa lũ xác định được tại trạm Đạo Đức chỉ đạt 35,8l/s/km2 Càng đi xuống hạ lưu modun dòng chảy lũ càng tăng Tại trạm Hàm Yên (sông Lô) modun dòng chảy mùa lũ xác định được là 56l/s/km2; tại Chiêm Hóa (Gâm)

là 43l/s/km2, tại trạm Lục Yên và Thác Bà (sông Chảy) là 55,6 và 49,7l/s/km2, tương ứng

Dòng chảy 3 tháng lớn nhất cũng xuất hiện không đồng nhất trên toàn khu vực Trừ phần lưu vực sông Gâm có dòng chảy ba tháng lớn nhất xuất hiện từ tháng VI đến tháng VIII, còn lại các khu vực khác có dòng chảy ba tháng lớn nhất rơi vào các tháng VII, VIII và IX Tổng lượng dòng chảy 3 tháng lớn nhất

Trang 38

khá đồng nhất trên toàn khu vực từ 50 đến 55% Modun dòng chảy 3 tháng lớn nhất tại trạm Đạo Đức chỉ đạt 44,1l/s/km2; tại trạm Chiêm Hóa là 46,4l/s/km2trong khi tại các trạm khác đều đạt từ 60 đến 65l/s/km2

Dòng chảy tháng lớn nhất xuất hiện không đồng nhất trên toàn tỉnh vào tháng VII hoặc tháng VIII Lượng dòng chảy tháng lớn nhất thường chiếm khoảng 20% tổng lượng dòng chảy năm Modun dòng chảy tháng lớn nhất ở vùng Đông Bắc tỉnh Hà Giang thường chỉ đạt xấp xỉ 50l/s/km2 trong khi ở những khu vực còn lại đạt xấp xỉ 75l/s/km2

Mùa kiệt: Do nguồn chính cung cấp cho dòng chảy sông ngòi trong mùa

kiệt chủ yếu là nước ngầm và một lượng mưa rất nhỏ rơi xuống lưu vực, nên mặc dù kéo dài từ 7 đến 8 tháng nhưng lượng dòng chảy mùa kiệt chỉ chiếm từ

25 đến 40% tổng lượng nước năm Modun dòng chảy mùa kiệt cũng đạt không cao khoảng 10 - 20l/s/km2 Ba tháng liên tiếp có lượng dòng chảy nhỏ nhất là các tháng II, II, IV hoặc I, II, III với tổng lượng nước chiếm xấp xỉ 8% tổng lượng nước năm Tháng II và III là tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất Modun dòng chảy tháng nhỏ nhất rất thấp chỉ đạt dưới 10l/s/km2 Modun dòng chảy nhỏ nhất xác định được tại trạm Đạo Đức và Chiêm Hóa là 6,31l/s/km2 Các khu vực khác có modun dòng chảy tháng nhỏ nhất đạt xấp xỉ 10l/s/km2

3 Tài nguyên nước

Để đánh giá tài nguyên nước tỉnh Hà Giang, các tác giả đã tiến hành tính toán các thành phần cán cân nước cho 10 huyện và thành phố Hà Giang Kết quả tính toán các thành phần cán cân nước các huyện trong tỉnh được trình bày trong bảng I.4 Hệ số dòng chảy mặt dao động từ 0,45 đến 0,64 giữa các huyện

Bảng I.4 Thành phần cán cân nước các huyện tỉnh Hà Giang

Trang 39

Lượng mưa bình quân các huyện trong tỉnh biến động khá lớn Vùng núi thấp bao gồm các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Bắc Mê, Vị Xuyên và thành phố Hà Giang có lượng mưa khá lớn Với tâm mưa Bắc Quang - Vị Xuyên, lượng mưa bình quân năm huyện Bắc Quang đạt 4.721mm; Lượng mưa bình quân năm huyện Vị Xuyên đạt 4.846mm và thành phố Hà Giang là 2.487mm; huyện Quang Bình và Bắc Mê có lượng mưa thuộc loại trung bình, 2.195 và 2.141mm, tương ứng Vùng núi cao núi đá bao gồm 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ có lượng mưa thấp, xấp xỉ và dưới 2.000mm Quản

Bạ là huyện có lượng mưa lớn nhất trong vùng, đạt trung bình 2.063mm Lượng mưa bình quân năm huyện Đồng Văn là 1.575mm, Mèo Vạc là 1.403mm và Yên Minh là 1.503mm Các huyện vùng cao núi đất cũng có sự phân hóa mưa khá phức tạp Xín Mần có lượng mưa chỉ đạt 1.721mm, Hoàng Su Phì là 2.463mm

- Nước mặt

Nước mặt phân bố không đều trong năm và giữa các huyện trong tỉnh Mùa mưa có thể gây lũ lụt, nhưng mùa khô thì rất khó khăn về nước cho sinh hoạt và sản xuất Bốn huyện vùng cao núi đá phía Bắc có lượng mưa ít hơn trung bình toàn tỉnh, lượng mưa hàng năm chỉ xấp xỉ 1.600mm, đã gây ra tình trạng thiếu nước thường xuyên nhất là trong mùa khô, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Vì vậy, vấn đề nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân luôn là một thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hệ số dòng chảy mặt dao động từ 0,45 đến 0,64 giữa các huyện

Có thể thấy sự phân hóa nguồn nước khá sâu sắc giữa các huyện trong tỉnh Hà Giang Khu vực 4 huyện vùng cao núi đá có nguồn nước kém dồi dào hơn hẳn những huyện khác trong tỉnh Với lượng mưa thấp hơn 2.000mm, lượng dòng chảy toàn phần sinh ra nhỏ hơn 1.000mm và hệ số dòng chảy đạt nhỏ hơn hoặc xấp xỉ 0,5 Các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Hoàng Su Phì và thành phố

Trang 40

Hà Giang có nguồn nước khá dồi dào với lượng mưa bình quân đạt xấp xỉ và trên 2.500mm và dòng chảy toàn phần đạt trên 1.500mm; hệ số dòng chảy đạt khá cao Lượng trữ ẩm lãnh thổ bao gồm nước ngầm và sông và bốc hơi Lượng trữ ẩm lãnh thổ là thành phần cán cân nước mà năng suất sinh học và cây trồng phụ thuộc nhiều vào nó Lượng trữ ẩm lãnh thổ của các huyện trong tỉnh Hà Giang dao động khá lớn từ 900 đến 1.900mm

- Nước dưới đất

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Giang, nước ngầm ở

Hà Giang có 2 dạng tồn tại chủ yếu là nước lỗ hổng và nước khe nứt Dựa vào các kết quả tính toán có thể thấy nguồn nước ngầm tầng nông trong tỉnh Hà Giang chiếm xấp xỉ 30% tổng lượng dòng chảy toàn phần và phân bố không đồng nhất Các huyện vùng cao núi đá có nguồn nước ngầm tầng nông khá hạn chế gây nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt vào các tháng mùa khô

I.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ

I.2.1 Cơ cấu kinh tế

1 Tăng trưởng kinh tế

Trong kế hoạch 5 năm 2006-2010, mặc dù có nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, thiên tai, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ, tuy nhiên kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá đạt 12,7% trong đó nông lâm nghiệp tăng 5,8%, công nghiệp và xây dựng 19% và dịch vụ 16% Trong những năm 2011-2013 do khó khăn của nền kinh tế nước ta nói chung và của tỉnh nói riêng, tốc độ kinh tế của tỉnh trong 3 năm 2011-2013 đạt 10,9% cao gần gấp đôi

so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước

Năm 2014, 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt thấp hơn so với những năm trước, tăng trưởng kinh tế năm 2014 ước đạt 6,5%; tăng trưởng kinh

tế giai đoạn 2011-2015 dự kiến đạt 8,7% bằng 59,8% mục tiêu kế hoạch ( trong

đó tăng trưởng nông nghiệp 5,1% bằng 91% kế hoạch; công nghiệp và xây dựng 11,8% (bằng 60,6 % kế hoạch), dich vụ đạt 11,4% (bằng 65,2% kế hoạch)

2 Chuyển dịch cơ cấu

Năm 2013, GDP (giá hiện hành) của tỉnh đạt 11.396,9 tỷ đồng với cơ cấu nông nghiệp chiếm 37,78%, công nghiệp - xây dựng 25,95%, dịch vụ 36,27% Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch

cơ cấu kinh tế có sự khác nhau giữa các giai đoạn, sự chuyển dịch nhanh trong giai đoạn 1995-2010 và có dấu hiệu chuyển dịch chậm trong giai đoạn sau năm 2010

Trong những năm qua, nền kinh tế Hà Giang phát triển với hai thành phần kinh tế gồm: kinh tế Nhà nước (do Trung ương và địa phương quản lý) và kinh tế ngoài Nhà nước (kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể) Cơ cấu kinh tế năm 2013 của tỉnh Hà Giang là: kinh tế Nhà nước – 24,18%; kinh tế ngoài Nhà nước – 75,82% (trong đó tập thể - 0,94%; tư nhân - 24,52%; cá thể -50,36%)

Ngày đăng: 01/03/2016, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w