Sắc ký đồ, đồ thị, bảng biểu diễn lượng giá các vết của dịch chiết Ether dầu hoả phần dưới mặt đất Sa nhân tím khi khai triển hệ dung môi Hexan- Ethylacetat- acid acetic 12:2:1 ở UV 254
Trang 1LÊ MINH THUÝ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
Trang 2LÊ MINH THUÝ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
Trang 3Trong thời gian nghiên cứu để hoàn thành khoá luận tại bộ môn Dược liệu
trường Đại học Dược Hà Nội, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, hướng dẫn
của thầy cô, bạn bè và gia đình
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới
PGS.TS Nguyễn Viết Thân người thầy tận tuỵ, nhiệt tình đã dìu dắt, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực hiện khoá luận tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS Vũ Xuân Giang là người thầy trực tiếp
hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS Lê Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới toàn thể thầy cô, các anh chị kỹ thuật
viên của bộ môn Dược Liệu trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi
và giúp đỡ tôi trong toàn bộ thời gian thực hiện khoá luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội
đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt những năm học vừa qua
Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới bố mẹ, gia đình,
bạn bè, những người thân đã luôn bên cạnh, động viên, ủng hộ tôi trong suốt thời
gian học tập và hoàn thành khoá luận
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2014 Sinh viên
Lê Minh Thuý
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHI AMOMUM 2
1.1.1 Vị trí phân loại chi Amomum 2
1.1.2 Đặc điểm thực vật và phân bố chi Amomum 2
1.1.3 Thành phần hoá học chi Amomum 4
1.2 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI AMOMUM CÓ Ở VIỆT NAM 5
1.2.1 Loài Amomum longiligulare T.L Wu 5
1.2.2 Loài Amomum villosum Lour 10
1.2.3 Loài Amomum thyrsoideum Gagn 11
1.2.4 Loài Amomum ovoideum Pierre ex Gagnep 12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1 Đối tượng và phương tiện nghiên cứu 13
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 13
2.1.2 Phương tiện nghiên cứu 13
2.2 Phương pháp nghiên cứu 14
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu hiển vi 14
2.2.2 Phương pháp hoá học 14
2.2.3 Nghiên cứu về tinh dầu 15
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN 17
3.1 Nghiên cứu về thực vật 17
Trang 53.4 Xác định hàm lượng tinh dầu các bộ phận Sa nhân tím 22
3.5 Định tính bằng phản ứng hoá học 22
3.5.1 Định tính flavonoid 22
3.5.2 Định tính coumarin 23
3.5.3 Định tính saponin 25
3.5.4 Định tính alcaloid 25
3.5.5 Định tính tanin 26
3.5.6 Định tính anthranoid 26
3.5.7 Định tính glycosid tim 27
3.5.8 Định tính acid hữu cơ 28
3.5.9 Định tính đường khử 28
3.5.10 Định tính acid amin, polysaccharid 29
3.5.11 Định tính chất béo, caroten, sterol 29
3.5.12 Định tính iridoid 30
3.6 Nghiên cứu bằng sắc ký lớp mỏng 32
3.7 Nghiên cứu tinh dầu phần trên và dưới mặt đất 33
3.7.1 Sắc ký lớp mỏng tinh dầu phần trên mặt đất và phần thân rễ Sa nhân tím 33
3.7.2 Sắc ký GC-MS tinh dầu phần trên mặt đất và phần thân rễ Sa nhân tím 40
BÀN LUẬN 43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6HSCCC
High-speed counter-current chromatography separation
(Phép ghi sắc ký ngược dòng cao tốc)
HPLC
High performance liquid chromatography
(Sắc ký lỏng hiệu năng cao)
Trang 7Bảng 1 Các thành phần trong quả Sa nhân tím 7
Bảng 2 Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất của phần trên và dưới mặt
Bảng 3 Thành phần và hàm lượng các chất trong tinh dầu phần trên và
Trang 8Hình 3.5 Một số đặc điểm bột phần trên mặt đất Sa nhân tím 21
Hình 3.6 Một số đặc điểm bột phần dưới mặt đất Sa nhân tím 21
Hình 3.7 Sắc ký đồ dịch chiết Ether dầu hoả phần trên và dưới mặt đất Sa
nhân tím khi khai triển hệ dung môi Hexan-Ethylacetat-acid acetic (12:2:1) 33
Hình 3.8 Sắc ký đồ tinh dầu phần trên và dưới mặt đất Sa nhân tím khi khai
Hình 3.9 Sắc ký đồ, đồ thị, bảng biểu diễn lượng giá các vết của dịch chiết
Ether dầu hoả phần trên mặt đất Sa nhân tím khi khai triển hệ dung môi
Hexan- Ethylacetat- acid acetic (12:2:1) ở UV 254 nm
34
Hình 3.10 Sắc ký đồ, đồ thị, bảng biểu diễn lượng giá các vết của dịch chiết
Ether dầu hoả phần dưới mặt đất Sa nhân tím khi khai triển hệ dung môi
Hexan- Ethylacetat- acid acetic (12:2:1) ở UV 254nm
35
Hình 3.11 Sắc ký đồ, đồ thị, bảng biểu diễn lượng giá các vết của dịch chiết
Ether dầu hoả phần trên mặt đất Sa nhân tím khi khai triển hệ dung môi
Hexan- Ethylacetat- acid acetic (12:2:1) ở UV 366nm
35
Trang 9Hình 3.13 Sắc ký đồ, đồ thị, bảng biểu diễn lượng giá các vết của dịch chiết
Ether dầu hoả phần trên mặt đất Sa nhân tím khi khai triển hệ dung môi
Hexan- Ethylacetat- acid acetic (12:2:1) sau khi phun thuốc thử hiện màu
36
Hình 3.14 Sắc ký đồ, đồ thị, bảng biểu diễn lượng giá các vết của dịch chiết
Ether dầu hoả phần dưới mặt đất Sa nhân tím khi khai triển hệ dung môi
Hexan- Ethylacetat- acid acetic (12:2:1) sau khi phun thuốc thử hiện màu
37
Hình 3.15 Sắc ký đồ, đồ thị, bảng biểu diễn lượng giá của các vết tinh dầu
phần trên và dưới mặt đất Sa nhân tím khi khai triển hệ dung môi Toluen-
Ethylacetat (93:7) ở UV 254 nm
38
Hình 3.16 Sắc ký đồ, đồ thị, bảng biểu diễn lượng giá của các vết tinh dầu
phần dưới mặt đất Sa nhân tím khi khai triển hệ dung môi Toluen- Ethylacetat
(93:7) ở UV 254 nm
38
Hình 3.17 Sắc ký đồ, đồ thị, bảng biểu diễn lượng giá của các vết tinh dầu
phần trên mặt đất Sa nhân tím khi khai triển hệ dung môi Toluen- Ethylacetat
(93:7) sau khi phun thuốc thử hiện màu
39
Hình 3.18 Sắc ký đồ, đồ thị, bảng biểu diễn lượng giá của các vết tinh dầu
phần dưới mặt đất Sa nhân tím khi khai triển hệ dung môi Toluen- Ethylacetat
(93:7) sau khi phun thuốc thử hiện màu
39
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật phong phú, cây cối quanh năm tươi tốt Theo ước tính của các nhà thực vật, hệ thực vật nước ta có tới khoảng 12.000 loài [2] Theo đánh giá của Viện Dược liệu, cả nước có 3948 loài thực vật và nấm lớn, 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng sản có công dụng làm thuốc
Sa nhân tím là cây thuốc quý chuyên trị các bệnh đường ruột, đã được sử dụng lâu đời và là một trong những dược liệu có giá trị xuất khẩu ổn định nhất Quả Sa nhân tím vị cay, tính ấm, mùi thơm, vào kinh tỳ, vị, thận, có tác dụng tán hàn, tán thấp, hành khí, khai vị, tiêu thực, kích thích tiêu hoá nên được dùng trị bệnh trướng đau, ăn không tiêu, tả, lỵ, nôn mửa [5] Hiện nay, Sa nhân tím được xuất sang một
số nước như Trung Quốc, Nhật Bản,… để dùng làm gia vị [1]
Sa nhân tím mọc tự nhiên dưới các tán rừng và được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Nam Trung Bộ: Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên,… Gần đây,
Sa nhân tím đã được đưa vào trồng với qui mô nhỏ ở Thanh Sơn (Phú Thọ), Thạch Thất (Hà Nội) Tuy nhiên việc di thực này chưa được tổ chức theo quy mô sản xuất
Để tạo cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế mà cây này mang lại khi được trồng tại miền Bắc và góp phần cung cấp số liệu so sánh giữa các bộ phận cây, cũng như so
sánh với cây trồng tại miền Nam, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu về đặc điểm
thực vật và thành phần hoá học của cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare
T.L Wu), họ Gừng (Zingiberaceae) trồng tại huyện Thạch Thất, Hà Nội” nhằm
mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về cây để sử dụng cây thuốc một cách hợp lý
Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, đề tài được tiến hành với các nội dung sau:
1 Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây Sa nhân tím: Mô tả đặc điểm hình thái, đặc điểm vi phẫu lá, thân rễ, rễ, đặc điểm bột phần trên và dưới mặt đất
2 Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Sa nhân tím: Định tính các nhóm chất bằng phản ứng hóa học, sắc ký lớp mỏng, sắc ký khí kết hợp khối phổ
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHI AMOMUM
1.1.1 Vị trí phân loại chi Amomum
Theo khoá phân loại thực vật chí Đông Dương [20], vị trí phân loại chi
Amomum trong giới thực vật như sau:
Theo thực vật chí Đông Dương quyển 6, họ Gừng (Zingiberaceae) có 13 chi,
164 loài [20]
Về hình thái chung các tài liệu đều thống nhất mô tả các loài trong chi
Amomum như sau:
Cây thảo, sống lâu năm Thân rễ khoẻ, đôi khi thân rễ mọc bò lan [20], [22]
Lá có lưỡi nhỏ, bẹ lá xếp sít vào nhau tạo thành một thân giả Cụm hoa mọc từ thân
rễ, cuống hoa có vảy Hoa thường dày đặc, đôi khi thưa Lá bắc cấp một lớn hơn các
lá bắc mang hoa (lá bắc con) Đài hình ống, có 3 răng Tràng hình ống có 3 thuỳ, thuỳ lưng thường rộng hơn Bao phấn không có mào hay có mào biến thiên về hình dạng [20] Bao phấn liền hoặc 3 thùy, các ô bao phấn xếp song song hoặc phân kỳ; liên kết vượt ra ngoài đỉnh của bao phấn [22] Chỉ nhị ngắn Nhị lép giảm còn 2 răng, ngắn hay bằng không, hay không phân biệt với cánh môi mà có dính liền Cánh môi nguyên, lõm, hình chữ V hay 3 thuỳ, rộng, ít khi hình dải hay dài Bầu có
3 ô, noãn đính ở góc các ô, đảo Quả nang hình cầu, hình trứng hay hình nón, không
mở, hơi nạc, nhẵn, có lông, có cánh hay có gai Các hạt thường nhiều, có áo hạt [20], [22] Vòi nhuỵ mảnh, đầu nhuỵ hình phễu hoặc hình đầu mở [20]
Trang 12Phân bố: vùng nhiệt đới [20] Châu Á và châu Úc có khoảng 150 loài [22] Theo tài liệu phân loại thực vật của Trung Quốc [22], chi Amomum gồm 39 loài như sau:
Amomum austrosinense D.Fang
Amomum capsiciforme S.Q.Tong
Amomum chinense Chun
Amomum compactum Solander ex
Maton
Amomum coriandriodorum S.Q.Tong&
Y.M.Xia
Amomum dealbatum Roxburgh
Amomum dolichanthum D.Fang
Amomum fragile S.Q.Tong
Amomum gagnepainii T.L.Wu
Amomum glabrum S.Q.Tong
Amomum jingxiense D Fang& D.H.Qin
Amomum koenigii J.F.Gmelin
Amomum kwangsiense D Fang&
X.X.Chen
Amomum longiligulare T.L.Wu
Amomum longipetiolatum Merrill
Amomum maximum Roxburgh
Amomum menglaense S.Q.Tong
Amomum mengtzense H.T.Tsai &
P.S.Chen
Amomum microcarpum C.F.Liang &
D.Fang
Amomum muricarpum Elmer
Amomum neoaurantiacum T.L.Wu Amomum odontocarpum D.Fang Amomum paratsaoko S.Q.Tong &
Y.M.Xia
Amomum tsaoko Crevost & Lemarie Amomum tuberculatum D.Fang Amomum verrucosum S.Q.Tong Amomum villosum Loureiro Amomum yingjiangense S.Q.Tong &
Y.M.Xia
Amomum yunnanense S.Q.Tong
Theo Dược điển Việt Nam IV, Vị thuốc Sa nhân là quả gần chín đã bóc vỏ và
phơi khô của cây Sa nhân (Amomum vilosum Lour và Amomum longiligulare T L
Trang 13Wu), họ Gừng (Zingiberaceae) [13] Dược điển Trung Quốc qui định Sa nhân là quả
gần chín đã bóc vỏ và phơi khô của các loài Sa nhân Amomum vilosum Lour., Amomum villosum var xanthoides Wall., Amomum longiligulare T L Wu) [18]
Tuy nhiên trên thực tế, dược liệu Sa nhân ở Việt Nam được thu mua từ nhiều
loài Amomum khác nhau, thậm chí các loài Alpinia (Sa nhân ngọn) [11]
Năm 1993, tác giả Phạm Hoàng Hộ [7] đã mô tả các loài Sa nhân ở Việt Nam gồm: Amomum aculeantum Roxb
Amomum compactum Soland ex Marton
Amomum kravanh Pierre ex Gagn
Amomum laetum Ridl
Amomum longiligulare T.L Wu
Amomum ovoideum Pierre ex Gagn
Amomum thyrsoideum Gagn
Amomum truncatum Gagn
Amomum tsao- ko Crevost & Lemarie
Amomum unifolium Gagn
Amomum biflorum Jack
Amomum vespertilio Gagn
Amomum villosum Lour
Amomum villosum var xanthoides ( Wall.) Hu & Chen
Năm 1995, tác giả Đào Lan Phương đã bổ sung thêm 3 loài vào hệ thực vật
Việt Nam gồm: Amomum lappaceum Ridl., Amomum aurantiacum H.T.Tsai & S.W Zhao và Amomum pavieanum Pierre [11]
1.1.3 Thành phần hoá học chi Amomum
Năm 1995, tác giả Đào Lan Phương đã nghiên cứu tinh dầu của các loài mang tên Sa nhân ở miền Bắc Việt Nam: Amomum aurantiacum H T Tsai & S.W.Zhao, Amomum ovoideum Pierre, Amomum lappaceum Ridl,….[11] Cùng với
sự phát triển của khoa học kỹ thuật, bằng kỹ thuật sắc ký khí kết hợp khối phổ
Trang 14(GC-MS), người ta đã xác định được rất nhiều thành phần trong tinh dầu hạt, tinh dầu lá,
thân rễ của một số loài thuộc chi Amomum [11]
Quả Sa nhân chủ yếu chứa tinh dầu, hàm lượng khoảng 2-3 % Tinh dầu Sa nhân là chất lỏng trong suốt không màu hay màu vàng nhạt, mùi thơm, vị nồng và đắng, nhẹ hơn nước [6] Tinh dầu có các hằng số lý hoá như sau [11] :
Trang 15cứng Khối lượng các hạt tương đối nhỏ, mỗi quả có 3 đến 24 hạt, đường kính
1,5-2mm Mùi thơm và vị hơi nhạt [13]
Phân bố
Sa nhân tím phân bố từ đảo Hải Nam Trung Quốc đến vùng Trung Lào và Việt Nam Ở Việt Nam, Sa nhân tím phân bố tập trung nhất ở các tỉnh Tây Nguyên [1],[17] Những nơi có nhiều Sa nhân tím nhất là huyện M’ Đrắc Đắc Lắc, An Khê
và K’ Bang (Gia Lai), Vĩnh Thạnh (Bình Định), Sông Hinh (Phú Yên), Ba Tơ (Quảng Ngãi),… Ở đây, Sa nhân tím mọc tương đối tập trung xen lẫn với các loài
Sa nhân khác, trên diện tích hàng ngàn hecta rừng Trong khi đó ở các tỉnh phía Bắc như Phú Thọ, Thái Bình, Hoà Bình, Hải Dương thì Sa nhân tím mọc với trữ lượng ít
ở trạng thái hoang dại hoặc trồng ở vườn [1]
Thành phần hoá học
Ở Việt Nam, tinh dầu quả Sa nhân tím tách ra được 45 hợp chất [10] Tinh dầu
từ quả (1,7-3%) có chứa borneol (19%), D-camphor (33%), bornyl acetat (26.5%), D-limonen (7%), phellandren (2.3%), paramethoxy cinnamat (1%), α-pinen (1.8%),
(quercetin-3-O-α-L-rhamnopyranosid) and epicatechin [15].
Theo nghiên cứu của Đào Lan Phương (1995), thành phần tinh dầu của quả,
lá, thân rễ, thân khí sinh bao gồm: thành phần chính của tinh dầu quả là camphor (37,4%), borneol (6,4%) và bornyl acetat (36,1%); thành phần chính của tinh dầu lá
và thân khí sinh là các hợp chất hydrocarbon monoterpenic chủ yếu là α-pinen, camphen, β-pinen; đáng chú ý nhất là trong thân rễ khí sinh xuất hiện d-bornyl acetat với hàm lượng 14,6 % [11]
Ở Trung Quốc, Hao Ying và cộng sự bằng HSCCC và HPLC đã nghiên cứu thành phần quả Sa nhân tím gồm những thành phần sau [19]:
Trang 16Bảng 1 Các thành phần trong quả Sa nhân tím
Trang 18Tác dụng dược lý
Tinh dầu và dịch chiết ethanol của quả Sa nhân tím có tác dụng kháng khuẩn [16] Tinh dầu Sa nhân tím còn có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống tiêu chảy Zhao Jin và cộng sự đã thử nghiệm các tác dụng này trên chuột Kết quả như sau: tinh dầu Sa nhân dầu tím pha trong xylen (liều 2 ml/kg) có tác dụng chống sưng tương tự với indomethacin (10 mg/kg) khi tiêm trên chuột Tinh dầu Sa nhân tím pha trong xylen (liều 2ml/kg) còn có tác dụng giảm đau khi chuột bị đau bởi acid acetic băng tương tự với tác dụng indomethacin (10mg/kg) khi tiêm trên chuột Tác dụng chống tiêu chảy của tinh dầu Sa nhân tím pha trong xylen (liều 2ml/kg) cũng tương tự với tác dụng của smecta (5mg/kg) [21]
Dịch chiết và các hợp chất trong quả Sa nhân tím có tác dụng tương tự estrogen Trong bảng 1, các hợp chất 1, 2, 5, 7, 10, 11, 14 thể hiện tác dụng tương
tự estrogen ở nồng độ EC50 cỡ 10-8 (18,3×10-8 đến 62,7×10-8M) Dịch chiết thô và các hợp chất 4, 6, 8, 9 thì có tác dụng tương tự estrogen ở nồng độ EC50 cỡ 10-7 Các hợp chất 12, 13, 15, 16, 17 có tác dụng yếu hơn (nồng độ EC50 lớn hơn 10-6) [19]
Một số bài thuốc có vị Sa nhân tím
- Chữa có thai bị lạnh bụng, đầy hơi, tiểu tiện không được: Sa nhân tím và Hương phụ lượng bằng nhau, phơi khô tán bột Mỗi lần uống 3-4g, ngày 3 lần Hoặc mỗi vị 8g đem sắc, chia làm nhiều lần uống trong ngày [1]
- Chữa tiêu chảy: Sa nhân tím, Trần bì, vỏ cây Vối, vỏ Rụt, Thanh bì, Thần khúc, Mạch nha mỗi vị 2g Tất cả tán thành bột mịn, có thể làm thành viên Mỗi lần 4g uống với nước Tía tô ngày 2 lần [1]
- Chữa ăn không tiêu, nôn mửa, trẻ em cam tích: Sa nhân tím 4g, Mộc hương 6g, Chỉ thực 6g, Bạch truật 4g, tán bột, rây mịn Dùng nước sắc Bạc hà nấu với gạo thành hồ rồi trộn với bột dược liệu thành viên 0,25g Mỗi lần uống 2-3 viên, ngày 2-
3 lần (Hương sa chỉ truật hoàn) [1]
- Chữa đau nhức răng: hạt Sa nhân tím phơi khô, giã thành bột chấm vào chỗ đau răng, hoặc ngâm rượu rồi ngậm [1]
Trang 19- Chữa tê thấp: Thân rễ Sa nhân tím 10g, chặt nhỏ, ngâm với 100ml rượu trong
15 ngày, xoa bóp hàng ngày Hoặc phối hợp với lá Hồng bì dại (Dâm hôi), nấu kỹ với nước, ngâm chân lúc nước còn ấm
1.2.2 Loài Amomum villosum Lour
Tên thường gọi: Dương xuân sa
Đặc điểm thực vật
Cây thảo cao 1-3m Thân rễ mọc bò, chằng chịt trên mặt đất Lá không cuống mọc so le, dài 30-40cm, rộng 5-9cm, gốc tròn, đầu thuôn dài thành mũi nhọn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt, hai mặt nhẵn; lưỡi bẹ nguyên Cụm hoa mọc ở thân
rễ thành bông, có 5-11 hoa màu trắng; lá bắc ngoài có mũi nhọn ở đầu, lá bắc trong
có hai răng; đài dài 1,5-2cm, có 3 răng; tràng dài 2-2,5cm, chia ba thuỳ, thuỳ giữa hình khum, hai thuỳ bên nhỏ, cánh môi dạng thìa tròn, đường kính 1,6-2cm, có sọc
đỏ tía ở giữa phiến, mép nguyên, đầu cánh môi chia 2 thuỳ nhỏ gập ra phía sau, chỉ nhị dài bằng bao phấn; bầu gần hình cầu, có lông mịn Quả hình cầu, có gai mịn, nguyên hoặc xẻ đôi, chia 3 ô, hạt có áo sần sùi [1]
Loài Amomum villosum Lour còn chia làm hai thứ: Amomum villosum Lour.var villosum T.L Wu ex Senjen Chen và Amomum villosum Lour.var xanthioides T.L Wu ex Senjen Chen [1]
Thành phần hoá học
Thành phần tinh dầu Amomum villosum Lour gồm camphor (33,2%),
D-bornyl acetat (26,5%), borneol (19,4%), D-limonen (7%), camphen (7%), paramethoxy trans-cinnamat, phellandren (2,3%), pinen (1,1%) Bằng sắc ký khí,
tinh dầu Amomum villosum Lour phân tích được 38 thành phần gồm các
monoterpen, sesquiterpin, terpenoxyd của translinalol, caryophylen,… [1]
Công dụng
Amomum villosum Lour là vị thuốc có tác dụng kích thích và giúp tiêu hoá
tốt, chữa tỳ vị khí trệ, ăn không tiêu, đau bụng lạnh, tiêu chảy, nôn, động thai, kiết
lỵ thuộc hàn Ngoài ra, nó còn được dùng làm gia vị và điều chế rượu mùi Ở Trung
Quốc, Amomum villosum Lour được dùng trị rối loạn về dạ dày và tiêu hoá, nôn, ăn
Trang 20không ngon, khó tiêu, tiêu chảy Ngoài tác dụng bổ, gây trung tiện, làm dễ tiêu,
Amomum villosum Lour còn là thuốc điều kinh và hạ sốt, đôi khi được chỉ định
điều trị lao, ho ra máu, các bệnh về gan, thấp khớp Tinh dầu có tác dụng ức chế vi khuẩn [1]
1.2.3 Loài Amomum thyrsoideum Gagn
Tên khác: Amomum gagnepainii T L Wu
Tên thường gọi: Sa nhân lưỡi lá ngắn
Đặc điểm thực vật
Cây thân cỏ, bẹ lá dài xếp xít nhau tạo thành thân giả khí sinh cao 1,5-2m Thân rễ mọc bò trên mặt đất được bao bọc bởi vảy màu nâu đất Lá mọc so le xếp thành hai dãy, không có cuống, phiến lá phẳng, hình elip dài 25-30cm, rộng 6-7cm, mép lá nguyên, gốc lá tròn, mặt trên xanh đậm, bóng, mặt dưới xanh nhạt, hai mặt nhẵn Lưỡi nhỏ dài 1cm, xanh nhạt, dai, mép nguyên, ngọn thuôn đều, tròn Cụm hoa dạng bông mọc rải rác từ thân rễ, gần hay xa thân khí sinh, dài 8-13cm Hoa 7-
10 trên một cụm, màu trắng, cuống hoa rất ngắn Lá bắc ngoài hình elip, màu nâu, dài 2,5cm Lá bắc trong dạng ống, bao lấy phần dưới của ống đài và tràng, dài 1-1,5cm, trên chia hai răng Đài dạng ống, dài 1-1,2cm, màu trắng, ngọn chia 3 thuỳ, màu nâu Tràng dạng ống, phủ lông mịn, dài 2-2,5cm, trên chia 3 thuỳ, thuỳ giữa hình trứng ngược, hai thuỳ bên bé hơn Cánh môi tròn, hình thìa lõm, gốc cánh môi
do gân giữa kéo dài, uốn cong một góc 90o so với trục hoa, có 2 cánh nhỏ ở hai bên
Bộ nhị có chỉ nhị dài bằng bao phấn Bao phấn 2 ô Cụm quả thường từ 5-10 quả Quả hình bầu dục, đường kính 2,3-2,7cm, bề mặt quả màu nâu, đỏ sẫm, có gai mảnh, trong có 3 ô, nhiều hạt Hạt có mùi thơm tinh dầu, vị cay [8]
Thành phần hoá học
Các hợp chất hydrocarbon monoterpenic (α-pinen, β-pinen, sabinen) là thành phần chính của tinh dầu lá, nhưng trong tinh dầu quả tồn tại với tỷ lệ rất thấp Camphor, borneol, bornyl acetat là thành phần chính của tinh dầu hạt, trong đó bornyl acetat chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 50%) [8]
Trang 211.2.4 Loài Amomum ovoideum Pierre ex Gagnep
Tên thường gọi: Sa nhân lưỡi lá rất ngắn
Đặc điểm thực vật
Cây thảo cao 1,5-3m Thân rễ mọc bò trên mặt đất, được bao bọc bởi vảy màu nâu đất Lá xếp hai dãy, mọc so le, mọc xiên, phiến lá hình chỉ dài 30-35cm, rộng 6-7cm Lưỡi nhỏ dài 2-3mm xanh nhạt, mép nguyên, tròn Cụm hoa dạng bông mọc rải rác từ thân rễ, cán cụm hoa mảnh, dài 4-8cm được bao bọc bởi vảy màu nâu đất Hoa màu trắng, cuống hoa rất ngắn Lá bắc ngoài màu nâu dài 2cm, rộng 5mm, mép nguyên Lá bắc trong dạng ống Đài dạng ống, màu trắng, phía trên màu nâu nhạt chia 3 răng Tràng dạng ống, phần trên chia 3 thuỳ, mép nguyên, ngọn có mũ Bộ nhị có chỉ nhị dạng bản, Bao phấn 2 ô song song Cụm quả thường từ 3-7 quả, màu nâu hồng, quả hình cầu hay bầu dục, đường kính 1,5-1,8cm, bề mặt quả phủ gai cong Hạt có mùi thơm tinh dầu, vị cay [8]
Thành phần hoá học
Tinh dầu quả có thành phần chủ yếu là camphor (47,1%), bornyl acetat (39,1%), borneol (2,5%), các hợp chất hydrocarbon monoterpenic (α-pinen, sabinen, β-pinen) tồn tại trong tinh dầu quả ở tỷ lệ rất thấp Tinh dầu lá, thân khí
sinh chứa α-pinen (87,7%), sabinen (74,6%), β-pinen (30,0%) Đặc biệt, trong tinh dầu thân rễ, terpinen-4-ol chiếm tỷ lệ cao (24,6%) [11]
Trang 22CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Đối tượng và phương tiện nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là phần trên mặt đất (lá, thân giả) và phần dưới mặt đất
(thân rễ, rễ) cây Sa nhân tím được trồng và thu hái tại Thạch Thất, Hà Nội:
- Thuốc thử: các thuốc thử dùng trong phản ứng định tính và sắc ký
- Bản mỏng tráng sẵn silicagel F254 của Merck
- Dụng cụ: dụng cụ thủy tinh và các dụng cụ khác dùng trong phòng thí nghiệm (cốc có mỏ, bát sứ, thuyền tán, đũa thủy tinh, lam kính, bình nón…)
2.1.2.2 Thiết bị nghiên cứu
- Kính hiển vi Labomed, tủ sấy, đèn tử ngoại
- Cân kĩ thuật Sartorius, cân phân tích Precisa
- Bộ dụng cụ cất tinh dầu có ống hứng theo Dược điển Mỹ
- Máy xác định hàm ẩm Sartorious
- Máy chấm sắc ký Camag linomat 5
- Máy chụp ảnh sắc ký Camag reprostar 3
- Máy vi tính với phần mềm winCATS và VideoScan
- Hệ thống sắc ký khí kết hợp khối phổ Agilent Technologies
Trang 232.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu hiển vi
- Đặc điểm vi phẫu: Mẫu dược liệu (thân, lá) được cắt bằng dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay, chọn những lát cắt mỏng, tẩy và nhuộm theo phương pháp nhuộm kép, lên tiêu bản, quan sát dưới kính hiển vi xác định và mô tả đặc điểm vi phẫu, chụp ảnh [3, [14]
- Soi bột: lá, thân dược liệu được nghiền nhỏ thành bột bằng thuyền tán và cối
sứ, rây lấy bột mịn, lên tiêu bản và quan sát, mô tả các đặc điểm bột, chụp ảnh dưới kính hiển vi [3], [14]
Hình 2.1 Bộ dụng cụ Soxhlet
A Ống sinh hàn, B Soxhlet, C.Bình cầu
Trang 24- Sắc ký lớp mỏng: Sử dụng bản mỏng tráng sẵn Silicagel của Merck Chấm sắc ký bằng máy chấm sắc ký, hiện vết bằng đèn ở các bước sóng 254nm và 366nm, phun thuốc thử hiện màu Vanilin/ H2SO4 đặc Chụp ảnh sắc ký ở bước sóng
254nm, 366nm và sau khi phun thuốc thử hiện màu trong buồng chụp
- Sắc ký khí kết hợp khối phổ (GC-MS) gồm có thiết bị sắc ký khí kết nối với detector khối phổ Mẫu sau khi được tách trên cột phân tích của thiết bị sắc ký khí
sẽ được detector khối phổ nhận biết Hiện nay phương pháp này được áp dụng phổ biến để định tính (dựa vào thời gian lưu) hay định lượng (dựa vào chiều cao hay diện tích peak) tinh dầu [6], [12]
2.2.3 Nghiên cứu về tinh dầu
2.2.3.1 Xác định hàm ẩm dược liệu tươi
Tiến hành lần lượt dược liệu phần trên mặt đất (T) và phần dưới mặt đất (D)
theo các bước sau: Cân chính xác khoảng 1g dược liệu tươi Cho vào cối sứ nghiền
nhỏ Đưa vào máy xác định độ ẩm Ghi lại kết quả
Trang 25Tiến hành: Thái nhỏ dược liệu, nghiền nát bằng thuyền tán, cân dược liệu Sau đó
cho dược liệu vào nồi cất tinh dầu, đổ nước vừa ngập dược liệu Lắp bộ dụng cụ đúng quy định Cất cho đến khi lượng tinh dầu không tăng thêm (khoảng 3-4 tiếng) Ngừng cất, sau 15 phút đọc thể tích tinh dầu ở phần chia vạch (điều chỉnh khoá để tinh dầu nằm ở phần chia vạch) Sau đó tiến hành rút lấy tinh dầu
Công thức tính hàm lượng tinh dầu trong dược liệu:
X% =
a
× m
m
V
×100%
Trong đó: X%: hàm lượng phần trăm tinh dầu (ml/g)
m: khối lượng dược liệu tươi (g)
a: Hàm ẩm dược liệu
2.2.4.3 Tiến hành sắc ký khí kết hợp khối phổ (GC-MS) để xác định thành phần tinh dầu
Hệ thống máy sắc ký GC- MS: được thực hiện trên hệ thống GC: Agilent
Technologies 7890 A, hệ thống MS: Agilent Technologies 5975 C, cột sắc ký 5MS với chiều dài cột 30m, đường kính cột 0,25mm Khí mang Heli, tốc độ khí mang 1 ml/phút, tinh dầu được pha loãng bằng dung môi Chloroform Thể tích tiêm
HP-mẫu 1 microlit, chia dòng 1:50 Cài đặt các thông số nhiệt độ thích hợp
Phổ được so sánh với thư viện Willey, Flavor và Nist để phân tích kết quả
Trang 26CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN 3.1 Nghiên cứu về thực vật
Mô tả thực vật
Cây thân cỏ, bẹ lá dài xếp xít nhau tạo thành thân giả sinh khí cao 1,5- 3m Thân rễ mọc bò trên mặt đất, được bao bọc bởi vảy màu nâu đất Lá mọc so le xếp thành hai dãy, mọc xiên, phiến lá hình elip dài 20-35 cm, rộng 5-6 cm, mép lá nguyên, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hai mặt nhẵn; cuống lá dài 0,5- 0,7
cm, ngọn nhỏ có đuôi dài 3-5 cm Lưỡi nhỏ của lá hình mũi mác dài 3-5 cm dạng màng mỏng, nhanh khô, mép nguyên (Hình 3.1)
3.2 Nghiên cứu vi học vi phẫu dược liệu
Tiến hành: Lá, rễ, thân rễ ngâm trong hỗn hợp cồn- nước (1:1) để bảo quản mẫu
Làm riêng vi phẫu lá, thân rễ, rễ, cắt bằng máy cắt vi phẫu cầm tay, chọn các lát cắt
mỏng Tấy lát cắt dược liệu bằng Cloramin B đã pha bão hòa tới khi lát cắt trắng hoàn toàn Rửa sạch bằng nước cất nhiều lần Ngâm Cloralhydrat trong 10 phút
Rửa lại nhiều lần bằng nước Ngâm trong dung dịch acid acetic 5% để tẩy Clorid của Cloramin B và Cloralhydrat còn sót lại Nhuộm Xanh methylen (đã pha loãng theo tỷ lệ 1:10) trong 15 phút Rửa sạch nhiều lần bằng nước cất Nhuộm đỏ son phèn trong 5 phút Rửa sạch nhiều lần bằng nước cất Đặt vi phẫu vào một giọt
glycerin trên phiến kính, đậy lamen, soi trên kính hiển vi
Kết quả
- Phần gân lá (Hình 3.2): Phía trên hơi lõm, phía dưới lồi nhiều Biểu bì trên và
biểu bì dưới (1) gồm một lớp tế bào đều đặn hình chữ nhật xếp sát nhau Mô mềm (2) gồm các tế bào hình đa giác hay gần tròn xếp đều đặn Tế bào tiết tinh dầu (3) màu vàng cam nằm rải rác trong mô mềm Mô khuyết (4) nằm xen kẽ giữa hai bó libe-gỗ Bó libe-gỗ (5, 6) gồm 3 hàng: hàng ngoài gồm bó libe-gỗ to nằm sát ngoài biểu bì; hàng trong có bó libe-gỗ nhỏ hơn, nằm ở phần mô mềm; nằm gần sát biểu
bì trên có một hàng bó libe-gỗ nhỏ Mô cứng (7) gồm tế bào đa cạnh màng dày, xếp thành từng đám sát biểu bì trên
Trang 27- Phần phiến lá (Hình 3.2): Biểu bì trên là một hàng tế bào hình chữ nhật có thành
dày, biểu bì dưới gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều nhau Mô cứng gồm
tế bào đa cạnh màng dày, xếp thành từng đám sát biểu bì trên Mô mềm phiến lá gồm các tế bào gần tròn hoặc có nhiều cạnh màng mỏng Tế bào tiết tinh dầu màu vàng cam nằm rải rác gần mô mềm Bó libe-gỗ xếp một hàng hình vòng cung ở giữa
bẹ lá
- Phần rễ (Hình 3.3): Biểu bì gồm một hàng tế bào hình chữ nhật có kích thước
tương đối đồng đều, có lông hút Tế bào tiết tinh dầu (4) màu vàng cam nằm rải rác gần mô mềm (3) Có một vòng mô cứng (5) nằm sát trụ bì (6) Libe (7) gồm những
tế bào nhỏ gần tròn Gỗ, mạch gỗ và các mô mềm gỗ (8) xếp ngay sát phía trong libe, mạch gỗ to dần từ ngoài vào trong Bó libe-gỗ sắp xếp lộn xộn không có hướng nhất định
- Phần thân rễ (Hình 3.4): Biểu bì (1) là một dãy tế bào hình chữ nhật Mô mềm
(2) gồm các tế bào hình đa giác hay gần tròn có thành mỏng Nội bì (7) gồm những
tế bào đa cạnh xếp sát nhau Tế bào tiết tinh dầu (8) màu vàng cam nằm rải rác gần
mô mềm Bó libe-gỗ sắp xếp lộn xộn không có hướng nhất định
3.3 Nghiên cứu vi học bột dược liệu
Tiến hành: Tách riêng phần trên và dưới mặt đất, sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ
600C, tán thành bột mịn bằng thuyền tán Rây lấy bột mịn, dùng kim mũi mác lấy bột dược liệu cho lên phiến kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất, đặt lamen và quan sát dưới kính hiển vi Xác định những đặc điểm vi học của bột phần trên mặt đất và
dưới mặt đất của Sa nhân tím, chụp lại ảnh bằng máy ảnh
Kết quả:
- Phần trên mặt đất: bột màu xanh lá cây, mùi thơm, vị cay Soi trên kính hiển vi
thấy: Mảnh biểu bì mang lỗ khí (1), mảnh mô mềm mang tinh bột (2), mảnh biểu bì (3, 4), mảnh mạch (5), tế bào mô cứng (6,7), lông che chở đơn bào (8), tinh bột (9) dẹt có kích thước 0,024-0,04 mm (Hình 3.5, Trang 22)
- Phần dưới mặt đất: bột màu vàng, mùi thơm, vị cay Soi trên kính hiển vi thấy
các đặc điểm: Mảnh biểu bì cấu tạo từ những tế bào hình đa giác (1), mảnh mang
Trang 28màu (2), mảnh mô mềm mang tinh bột (3), mảnh mô mềm là những tế bào đa giác xếp lộn xộn (4), mảnh mạch (5,6), lông che chở đơn bào (7), tinh bột (8) thường
tròn hoặc dẹt có rốn rõ, kích thước 0,024-0,04mm (Hình 3.6, trang 22)