1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY SA NHÂN TÍM (Amomum longiligulare T.L.Wu) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM

109 344 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

TÓM TẮTNghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Sa nhân tím Amomum longiligulare T.L.Wu bằng phương pháp giâm hom Đề tài được thực hiện tại Trạm thực nghiệm công nghệ sinh học Hòa Quang,

Trang 1

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY

SA NHÂN TÍM (Amomum longiligulare T.L.Wu)

BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 9/2010

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

….…

TRẦN MINH CHÂU

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY

SA NHÂN TÍM (Amomum longiligulare T.L.Wu)

BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM

Trang 3

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY

SA NHÂN TÍM(Amomum longiligulare T.L.Wu)

BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM

Trang 4

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên là Trần Minh Châu, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1967 tại TP Tuy Hòa

- tỉnh Phú Yên, con ông Trần Minh Sử và Bà Nguyễn Thị Cừu

Tốt nghiệp tú tài tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ - tỉnh Phú Yên năm 1985

Tốt nghiệp Đại học ngành Trồng trọt hệ chính qui tại Trường Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh năm 1990

Hiện nay tôi làm việc tại Trung tâm Ứng dụng & Chuyển giao Công nghệ thuộc Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Phú Yên

Tháng 09 năm 2006, tôi theo học cao học ngành Trồng trọt tại Trường Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh

Tình trạng gia đình: - Vợ Phạm Thị Hải Yến, kết hôn năm 1993 Hiện có 2 con Trần Ngọc Ái Trinh và Trần Ngọc Ái Vy

Địa chỉ liên lạc: Khu phố Liên Trì 2, phường 9, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên Điện thoại: 0903 533 739

Email: trchaupy2010@yahoo.com

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Trần Minh Châu

Trang 6

LỜI CẢM TẠ

Chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố

Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học, Phòng Đào tạo Sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Kính tri ân Quí Thầy Cô đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quí báu cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Phạm Văn Hiền đã tận tình hướng dẫn, động viên và cung cấp nhiều tài liệu quí báu giúp tôi hoàn thành đề tài này

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến TS Nguyễn Thanh Phương, Thầy Trần Trọng Nghĩa Khoa Lâm Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

đã tận tình giúp đỡ, động viên, cung cấp nhiều tài liệu cho tôi hoàn thành đề tài này

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở KH&CN giúp đỡ về thời gian và kinh phí cho tôi hoàn thành luận văn này, cảm ơn Trạm Thực nghiệm Công nghệ Sinh h ọc Hòa Quang đã trợ giúp cho tôi trong suốt quá trình thực hiện bố trí các thí nghiệm các đồng nghiệp đã động viên tinh thần, giúp đỡ về thời gian và công sức cho tôi hoàn thành luận văn này, các Anh chị, bạn bè, đồng môn học cao học khóa

2006, 2007 Khoa Trồng trọt, Khoa Chăn nuôi-Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp

Xin cảm ơn tất cả mọi người trong gia đình và không bao giờ quên được những lo lắng, những lời động viên, nhắc nhở của người vợ yêu quý Phạm Thị Hải Yến cùng hai con thân yêu của Tôi

Trang 7

TÓM TẮT

Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Sa nhân tím

(Amomum longiligulare T.L.Wu) bằng

phương pháp giâm hom

Đề tài được thực hiện tại Trạm thực nghiệm công nghệ sinh học Hòa Quang,

từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 5 năm 2010, nhằm tăng tỷ lệ sống của cây con Sa nhân tím giâm hom, làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống vô tính cây Sa nhân tím

Đề tài đánh giá ảnh hưởng đến khả năng ra rễ và tạo chồi của hom Sa nhân tím là môi trường giâm (tro trấu, cát, đất phù sa); chất kích thích rễ NAA (ở các nồng độ 0; 50; 100; 200 và 500 ppm); tỉ lệ phiến lá để lại trên hom giống (1/3; 1/2; 2/3 hay để nguyên lá); phun NAA (ở 4 mức nồng độ: 0; 1; 3; 5 ppm) và thời gian sau phun (1; 3; 5 ng ày sau phun); thời gian cắt ngọn (5; 7; 9; 12 và 15 ngày trước khi thu hom giâm); hỗn hợp cơ chất bầu đất tối ưu

Đề tài gồm 5 thí nghiệm, thí nghiệm 1, 2 được bố trí theo kiểu thí nghiệm 2 yếu tố có lô phụ; thí nghiệm 3 được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 2 yếu

tố, yếu tố A là NAA, yếu tố B là ngày sau phun, thí nghiệm 4, 5 được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố, mỗi nghiệm thức 3 lần lặp lại

Sau 60 ngày kể từ khi giâm hom, tiến hành khảo sát các chỉ tiêu theo dõi: Kết quả cho thấy môi trường giâm không tăng tỉ lệ sống, khi xử lý bằng NAA ở nồng độ

100 ppm có tỷ lệ hom sống cao nhất (96,67%), số rễ cấp 1/hom nhiều nhất (7,3 rễ)

Trang 8

Khi khảo sát tỷ lệ sống trong giai đoạn vườn ươm, ảnh hưởng của thời gian cắt ngọn trên cây mẹ sau 9 ngày tiến hành thu lấy hom cho kết quả tốt nhất (87,78%)

Sau khi xử lý hom giống với chất kích thích sinh trưởng NAA ở nồng độ 100ppm trong 1 phú t, đem giâm trực tiếp trong bầu đất với thành phần hỗn hợp gồm 70% đất phù sa, 20% tro trấu và 10% phân chuồng hoai cho kết quả cao nhất về tỉ lệ sống (98,89%), sự ra rễ và sinh trưởng phát triển chồi của cây con trong giai đoạn vườn ươm

Trang 9

ABSTRACT

The thesis “Study the cutting method in the Sa nhan tim plant (Amomum

biotechnology experimental station , from May 2008 to May 2010, with aiming to increase the survival rate of Sa nhan tim trees, as the basis of asexual multiplication for nurseling-Sa nhan tim tree

The content of the topic evaluate some factors that affect the ability of roots and shoots that factors are environment (rice and husk ash, sand, alluvial soil) with NAA-stimulant root at different concentrations (0, 50, 100, 200 and 500 ppm) level

of leaf was left on cutting race (1/3, 1/2, 2/3 or leave leaf alone), NAA has to spray

at four levels (0, 1, 3, 5 ppm) and after spraying (1, 3 and 5 days after spraying); growth top is cancel in period (5, 7, 9, 12 and 15 days before collecting of cutting) organic mixture of land is optimal

The topic includes five experiments with three replications were done The first experiment and the second were two-factor tests designed as Split-Plot Design (SPD); the third experiment was arranged in randomized complete block design (RCBD) with two factors-factor A is NAA, B is day after spraying, the fourth experiment and the fifth were arranged in random completely block design with one factors

After 60 days as from the cutting, to survey the follow targets: The results showed that when treated with NAA at 100 ppm to have the cutting rate live highest (96.67%), amount of roots-level 1/cutting is the most (7.3 root) and number of shoots/ cutting are 1.9 shoots

Checking the level of leaving leaf /cutting to show cutting race left 2/3 leaf

to influence the survival rate well (85.56%) and number of shoots/cuttings are 1.8 shoots

Checking of spraying NAA (in 3ppm) on tree and after 3 days to take cutting that showed survival rate is highest (98.33%), amount of roots-level 1/cutting is the most ( 5.9 root) and number of shoots/cutting are 1.7 shoots

Trang 10

When we survey the survival rate in the nursery stage, we need to notice the effect of time will destroy growth top on mother-tree after 9 days we crop for best results (87.78%)

In summary, after treating with NAA stimulant at 100ppm in 1 minute, to bring rise in soil immediately-with mixture contain 70% silt, 20% ash and rice husk and 10% decomposed muck It brings the best result about survival rate (98.89) for growth of the root and shoot in the nursery stage

Trang 11

MỤC LỤC

TRANG TỰA i

LỜI CẢM TẠ iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG xii

DANH SÁCH CÁC HÌNH xiv

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích - yêu cầu 2

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

Chương 2 TỔNG QUAN 4

2.1 Giới thiệu tổng quan về cây Sa nhân Tím 4

2.1.1 Phân loại 4

2.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây Sa nhân 5

2.1.2.1 Thân và chồi 5

2.1.2.2 Hệ rễ 5

2.1.2.3 Lá 6

2.1.2.4 Hoa 6

2.1.2.5 Quả và hạt 6

2.1.3 Đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Sa nhân 8

2.2 Tình hình sản xuất Sa nhân trên thế giới và ở Việt Nam 9

2.2.1 Thực trạng về sản xuất Sa nhân hiện nay trên thế giới: 9

2.2.2 Thực trạng sản xuất Sa nhân hiện nay tại Việt Nam 9

2.3 Phương pháp nhân giống 12

2.3.1 Nhân giống hữu tính 12

2.3.2 Nhân giống vô tính 12

2.3.3 Cơ sở sinh lý của giâm hom 13

2.3.3.1 Nhân tố nội sinh 13

2.3.3.2 Nhân tố ngoại sinh 14

2.4 Điều kiện khí hậu vùng phân bố cây Sa nhân tím và nơi thực hiện đề tài 16

Trang 12

2.4.1 Lượng mưa 16

2.4.2 Nhiệt độ 17

2.4.3 Nắng 19

2.4.4 Gió 20

2.2.4.1 Gió mùa Tây Nam 20

2.2.4.2 Gió mùa Đông Bắc 20

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Địa điểm và thời gian 22

3.2 Nội dung nghiên cứu 22

3.3 Vật liệu thí nghiệm 22

3.4 Phương pháp thí nghiệm 23

3.4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các nồng độ NAA và môi trường giâm hom đến khả năng tái sinh chồi và rễ cây Sa nhân tím 23

3.4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của tỉ lệ phiến lá để lại trên hom và môi trường giâm hom đến tỉ lệ ra rễ và nẩy chồi của cây Sa nhân tím 24

3.4.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của việc phun NAA và thời gian sau phun đến khả năng ra rễ và nảy chồi của cây Sa nhân tím 24

3.4.4 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của thời gian cắt ngọn đến tỉ lệ ra rễ và nảy chồi của cây Sa nhân tím 25

3.4.5 Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của tỉ lệ cơ chất trong hỗn hợp bầu đến khả năng sinh trưởng của cây Sa nhân tím 26

3.5 Phương pháp đo đếm 27

3 6 Phương pháp xử lý số liệu 27

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28

4.1 Ảnh hưởng của môi trường giâm hom và nồng độ kích thích sinh trưởng NAA đến tỷ lệ sống của hom Sa nhân tím 28

4.2 Ảnh hưởng của môi trường giâm hom và tỉ lệ phiến lá để lại đến tỷ lệ ra rễ của hom Sa nhân tím 37

4.3 Ảnh hưởng của các mức nồng độ dung dịch kích thích ra rễ NAA và thời gian sau phun đến khả năng ra rễ và phát triển chồi của cây Sa nhân tím 44

Trang 13

4.4 Ảnh hưởng của thời gian cắt ngọn đến sự ra rễ và phát sinh chồi của cây Sa

nhân tím 51

4.5 Ảnh hưởng của tỉ lệ cơ chất trong hỗn hợp bầu đến khả năng sinh trưởng và phát tri ển của cây Sa nhân tím 54

4.6 Xây dựng quy trình giâm hom để nhân giống cây Sa nhân tím 57

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 59

5.1 Kết luận 59

5.2 Đề nghị 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trang 14

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thống kê một số loài mang tên sa nhân ở Việt Nam 4

Bảng 2.2 Phân biệt một số loài sa nhân trồng 10

Bảng 2.3 Diện tích, sản lượng cây Sa nhân 11

Bảng 2.4 Diễn biến sản lượng khai thác Sa nhân 11

Bảng 2.5 Lượng mưa trung bình tháng và năm 17

Bảng 2.6 Nhiệt độ trung bình tháng và năm 18

Bảng 2.7 Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm 19

Bảng 4.1 Ảnh hưởng của môi trường giâm hom và nồng độ NAA đến tỷ lệ sống của hom Sa nhân tím 29

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của môi trường giâm hom và nồng độ NAA đến số lượng rễ của hom Sa nhân tím 30

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của môi trường giâm hom và nồng độ NAA đến chiều dài rễ của hom Sa nhân tím 31

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của môi trường giâm hom và nồng độ NAA đến trọng lượng rễ của hom Sa nhân tím 32

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của môi trường giâm hom và nồng độ NAA đến số chồi của hom Sa nhân tím 33

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của môi trường giâm hom và nồng độ NAA đến số lá trên chồi của hom Sa nhân tím 35

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của môi trường giâm hom và tỉ lệ phiến lá để lại đến tỷ lệ sống của hom Sa nhân tím 38

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của môi trường giâm và tỉ lệ phiến lá để lại đến số rễ cấp 1 của hom Sa nhân tím 39

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của môi trường giâm và tỉ lệ phiến lá để lại đến chiều dài rễ của hom Sa nhân tím 39

Bảng 4.10 Ảnh hưởng của môi trường giâm và tỉ lệ phiến lá để lại đến trọng lượng rễ của hom Sa nhân tím 40

Trang 15

Bảng 4.11 Ảnh hưởng của môi trường giâm và tỉ lệ phiến lá để lại đến số chồi trên

hom Sa nhân tím 41 Bảng 4.12 Ảnh hưởng của môi trường giâm và tỉ lệ phiến lá để lại đến số lá trên

chồi 43 Bảng 4.13 Ảnh hưởng của 4 mức nồng độ NAA và 3 mức thời gian sau phun đến

tỷ lệ sống của hom Sa nhân tím 45 Bảng 4.14 Ảnh hưởng của 4 mức nồng độ NAA và 3 mức thời gian sau phun đến

số lượng rễ của hom Sa nhân tím 46 Bảng 4.15 Ảnh hưởng của 4 mức nồng độ NAA và 3 mức thời gian sau phun đến

chiều dài rễ của hom Sa nhân tím 47 Bảng 4.16 Ảnh hưởng của 4 mức nồng độ NAA và 3 mức thời gian sau phun đến

trọng lượng rễ 48 Bảng 4.17 Ảnh hưởng của 4 mức nồng độ NAA và 3 mức thời gian sau phun đến

số chồi trên hom 49 Bảng 4.18 Ảnh hưởng 4 mức nồng độ NAA và 3 mức thời gian sau phun đến số

lá 50 Bảng 4.19 Ảnh hưởng của thời gian cắt ngọn đến tỉ lệ sống và sự ra rễ của hom Sa

nhân tím 52 Bảng 4.20 Ảnh hưởng của thời gian cắt ngọn đến sự phát sinh, phát triển chồi của

hom Sa nhân tím 53 Bảng 4.21 Ảnh hưởng của tỉ lệ cơ chất trong hỗn hợp bầu đất đến tỉ lệ sống và sự

ra rễ của hom Sa nhân tím 55 Bảng 4.22 Ảnh hưởng của tỉ lệ cơ chất trong hỗn hợp bầu đến sự sinh trưởng, phát

triển chồi của hom Sa nhân tím 56

Trang 16

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Hoa Sa nhân tím 6

Hình 2.2 Quả và hạt Sa nhân tím 6

Hình 4.1 Ảnh hưởng môi trường giâm và nồng độ NAA đến chiều cao chồi 34

Hình 4.2 Ảnh hưởng môi trường giâm và nồng độ NAA đến trọng lượng chồi 34

Hình 4.3 Ảnh hưởng của môi trường và NAA đến sự ra rễ và chồi 36

Hình 4.4 Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến sự ra rễ và chồi 36

Hình 4.5 Ảnh hưởng của môi trường giâm đến sự ra rễ và chồi 36

Hính 4.6 Ảnh hưởng của môi trường và tỉ lệ phiến lá để lại đến chiều cao chồi 42

Hính 4.7 Ảnh hưởng của môi trường và tỉ lệ phiến lá để lại đến trọng lượng chồi 42

Hình 4.9 Ảnh hưởng của nồng độ NAA và thời gian sau phun đến trọng lượng chồi 50

Hình 4.10 Ảnh hưởng của thời gian cắt ngọn đến sự ra rễ và sinh trưởng 54

Trang 17

yếu là Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu)

Sa nhân là vị thuốc được dùng nhiều trong y học cổ truyền phương đông bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và nhiều quốc gia khác Hạt sa nhân còn được dùng làm gia vị, tinh dầu hạt sa nhân cũng được sử dụng trong kỹ nghệ mỹ phẩm, chế tạo nước hoa, dầu gội, xà phòng thơm (Nguyễn Tập, 2007)

Ở Việt Nam có 15 loài sa nhân phân bố trong rừng tự nhiên, là cây mọc dưới tán không cạnh tranh đất, chống xói mòn và cháy rừng trong mùa nắng Trước đây

sa nhân hoàn toàn được người dân thu hái trong rừng, sản lượng thất thường Gần đây nhân dân đã tuyển chọn gây trồng một số loại sa nhân có sản lượng cao như Sa

nhân tím (Amomum longiligulore) ở các tỉnh miền trung, Sa nhân đỏ (Amomum

villosum ) ở một số tỉnh phía bắc như Hòa Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Sơn La (Nguyễn Thanh Phương, 2008)

Tuy nhiên do nạn phá rừng làm nương rẫy và nhiều nguyên nhân khác đã làm cho nguồn sa nhân trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt, không thể tái sinh trong khi đó nhu cầu sa nhân trong nước và trên thế giới ngày càng gia tăng Do vậy, cùng với việc bảo tồn nguồn sa nhân mọc tự nhiên để tiếp tục thu hái thì việc trồng mới là vấn đề cấp bách cần phải đặt ra

Hạt sa nhân chứa 2- 3% tinh dầu (Đỗ Tất Lợi, 2004), nên khả năng tái sinh cây từ hạt trong rừng tự nhiên cũng như việc nhân giống từ hạt gặp nhiều khó khăn

Trang 18

Theo Nguyễn Thanh Phương (2008), cây sa nhân gieo từ hạt thì sau 4 năm mới cho thu hoạch quả trong khi đó cây trồng từ hom thì 1,5 năm đã cho thu hoạch quả

Trong thời gian qua, Việt Nam xuất khẩu được 400-500 tấn/năm sa nhân từ rừng tự nhiên sang Nhật, Singapore, Hồng Kông Giá hiện nay khoảng từ 120.000đ đến 150.000 đ/kg

Hiện nay, việc sản xuất sa nhân chưa thành công trên diện rộng là do chưa có nhiều nghiên cứu toàn diện về cây sa nhân như: Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản, chế biến, nhất là kỹ thuật nhân giống

Việt Nam có tiềm năng cây dược liệu lớn nhưng chưa được phát huy Ngược lại, tài nguyên cây thuốc đã bị xói mòn, nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

do hai nguyên nhân chủ yếu là do rừng tự nhiên bị suy thoái cả về diện tích và trữ lượng, điều kiện sinh thái của nhiều loài cây không còn phù hợp Việc khai thác quá mức không đúng kĩ thuật làm nhiều loài không tái sinh được Về phương diện quản

lý chưa có một chính sách vĩ mô để bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu trong rừng tự nhiên cũng như bảo tồn gen cây thuốc quí

Từ những yêu cầu của thực tế, để đẩy mạnh nhân nhanh giống tốt đáp ứng

yêu cầu số lượng, chất lượng có hiệu quả vào sản xuất nên đề tài: “Nghiên cứu kỹ

thuật nhân giống cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu) bằng

phương pháp giâm hom” được thực hiện

1.2 Mục đích - yêu cầu

1.2.1 Mục đích

S ử dụng chất kích thích ra rễ, kết hợp một số biện pháp tác động yếu tố nội

si nh và ngoại sinh nhằm tăng tỷ lệ ra rễ, tạo chồi và sự sinh trưởng của cây con Sa nhân tím, làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống vô tính cây Sa nhân tím

Trang 20

Chương 2 TỔNG QUAN 2.1 Giới thiệu tổng quan về cây Sa nhân tím

Loài: Amomum longiligulare

Nhóm loài mang tên sa nhân ở Việt Nam thuộc chi Amomum roxb Trên thế

giới, chi này có khoảng 100 loài

Bảng 2.1 Thống kê một số loài mang tên sa nhân ở Việt Nam

1 Amomum villosum Lour

var T.L Wu Sa nhân đỏ Nguyên - Phú Thọ - Nghệ An Hoà Bình - Bắc Cạn - Thái

2 A.xanthioides wall ex

Bak T.LWu Sa nhân xanh

Quảng Nam - Đắc Lắc - Hoà

6 A Ovoideum Gaguep Sa nhân t rắng Hoà Bình - Thanh Hoá Phú Quốc - Ba Vì -

Trang 21

8 A.bislorum Jack Sa nhân 2 hoa Đắc Lắc - Quảng Nam

Đà Nẵng

10 A.vespertilio Gagnep Sa nhân, thầu

dầu se đất Yên Bái - Bắc Kạn - Thái Nguyên - Phú Thọ

11 A.schmidtii Gagnep Sa nhân h ồi Lai Châu - Sơn La

12 A.thyr Soideum Gagnep Sa nhân hoa thưa Ninh Bình

13 A repens Sorner Sa nhân rễ gấm Lào Cai - Ninh Bình

(Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2006)

2.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây Sa nhân

Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L Wu), thuộc chi Amomum, họ Gừng (Zingiberaceae)

2.1.2.1 Thân và chồi

Sa nhân tím là cây thân ngầm, thân giả mọc trên mặt đất sống lâu năm Cây mọc đứng không ra nhánh, cành, chiều cao của cây còn tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sinh trưởng khác nhau, nói chung là cao 1 - 2 m, nhưng có loài cao 5 m

Có thân ngầm ở dưới đất, thân ngầm dưới đất có thể bò dài 0,3 - 1,0 m, đầu chồi đâm lên mặt đất thành cây mới Từ gốc cây mới thường có 2 chồi tách riêng, mọc đâm ngầm xuống đất, sau khi đạt đến chiều dài nhất định lại đâm lên khỏi mặt đất

để mọc thành cây mới (thân giả) Thân ngầm và rễ mọc ở tầng đất mặt 0 - 15 cm

Hàng năm mỗi bụi sa nhân ra khoảng 3 - 5 "tia thân ngầm" nằm sâu trong đất 1 - 2

cm dưới mặt đất

2.1.2.2 Hệ rễ

Rễ chùm, phần lớn phân bố ở lớp đất mặt trong phạm vi 20 cm, rễ từ thân ngầm đan xen với nhau tương đối dày đặc có tác dụng giữ nước và chống xói mòn đất rất tốt

Trang 22

2.1.2.3 Lá

Lá có bẹ, sắp xếp thành 2 hàng hoàn chỉnh trên cây; lá có hình lưỡi mác, dài

độ 30 - 40 cm, rộng 2-8 cm, gân lá có dạng lông chim, hai mặt lá nhẵn màu xanh tươi, bóng, đầu nhọn phía gốc tròn gần như không có cuống, sống trong điều kiện ánh sáng chiếu mạnh thì lá có hình gợn sóng

2.1.2.4 Hoa

Hàng năm từ tháng 7 - 10, từ các đốt thân ngầm

dưới đất mọc lên những chồi hoa Hoa mọc thành chùm, có

4 - 8 hoa/ chùm; cuống hoa dài từ 7 - 10 cm; hoa lưỡng

tính, đài 3 nối liền nhau; tràng 3 cánh hình ống; nhị đực 3,

trong đó có 2 nhị bị thoái hóa; đầu vòi 1, bầu hạ, 3 ngăn, tỷ

lệ đậu quả < 30%

Hình 2.1 Hoa Sa nhân tím 2.1.2.5 Quả và hạt

Quả hình cầu hay hình bầu dục, mặt ngoài vỏ màu nâu, có gai, trong có nhiều hạt, hạt phần lớn là hình có cạnh, màu nâu đỏ tím đến màu đen, sau khi đập dập có mùi thơm

Hình 2.2 Quả và hạt Sa nhân tím

* Thu hái và chế biến (Đỗ Tất Lợi, 2004)

Sau trồng 2-3 năm, cây sa nhân bắt đầu cho thu quả và có thể thu hoạch 5 - 7 năm liền

Sa nhân thu hoạch vào khoảng tháng 8 hoặc có thể sớm hơn một ít Vì thời gian thu hoạch rất ngắn, mà hái sớm hay muộn quá đều ảnh hưởng đến chất lượng của sa nhân nên cần phải theo dõi để kịp thời thu hái Khi vỏ ngoài đã tím thẩm, gai

Trang 23

đã thưa, bóc ra thấy róc vỏ, bóp quả thấy còn cứng, lúc bóc ra hạt hơi có màu vàng,

ở giữa mỗi hạt có chấm đen hay màu hung hung, nhấm thấy chua và có chất cay

nồng là sa nhân đúng tuổi hái được Loại này gọi là Sa nhân hạt cau (loại tốt nhất)

Nếu để quá 5 - 7 ngày mới hái, quả bóc ra đã mềm, nhấm thấy ngọt chất cay

đã hết, đó là Sa nhân đường, kém giá trị hơn vì ít tinh dầu, khó bảo quản vì dễ ẩm

mốc, cứ phơi khô để vài ngày là bị ẩm, hạt rời vụn ra màu đen như cứt gián

Nhưng nếu vội hái non quá, khi bóc ra hạt vẫn còn non trắng hay hơi vàng,

nhấm thấy cay nhưng không chua, gọi là Sa nhân non kém giá trị

Sa nhân hái về phải tải ra phơi khô ngay, nếu không gặp nắng phải dùng củi sấy kịp thời, tốt nhất là ngày phơi, đêm sấy, chừng 4 - 5 ngày thì khô Thường 10 kg

sa nhân đầu mùa phơi được 1,8 kg sa nhân vỏ (sa nhân xác), nếu hái đúng tuổi có khi được 2 kg Nếu sa nhân hái về không kịp phơi khô ngay sẽ dễ bị thối nát, màu ngả đen như cứt gián Khi sa nhân khô kiệt rồi nếu bóc vỏ trước khi phơi sấy thì tinh dầu bốc đi mất, dễ vở vụn và cũng kém giá trị Mỗi kg sa nhân bóc được từ 0,7

- 0,8 kg sa nhân hạt Tùy theo thời kỳ hái và phơi sấy, thường người ta phân ra làm nhiều loại:

- Sa nhân hạt cau: là loại tốt nhất, có hạt to mẩy, khi hạt khô không bị nhăn nheo Màu nâu sẫm, cứng, nhấm cay nhiều, nồng

- Sa nhân non: là loại 2, hạt không mẩy, có vết nhăn nheo, màu vàng răng ngựa, nhấm ít cay

- Sa nhân vụn: là loại 3, gồm những quả sa nhân đường, non vỡ ra hay không được phơi sấy đúng cách, còn gọi là sa nhân cứt gián kém cay

- Sa nhân đường là loại 4, sờ tay thấy ẩm hơi dính, nhấm hơi ngọt, mềm, màu đen

* Về công dụng của quả sa nhân:

Thành phần hóa học: Trong hạt sa nhân có 2 - 3% tinh dầu Thành phần chủ yếu: D - Camphor 33%, Bornyla acetate 26,5%, D - Borneole 19%, D - Limonen 7%, Camphene 7%, Phelandren 2,3%, Anpha - Pinen 1,8%, parametoxyetylxinamat 1%, lianalola, nerolidola (Đỗ Tất Lợi, 2004)

Trang 24

Năm 1958, hệ dược Viện Y học Bắc Kinh có nghiên cứu thấy trong loài sa

nhân Amomum villosum Lour có saponin với tỷ lệ 0,69%

Theo Đỗ Tất Lợi (2004), sa nhân là một vị thuốc kích thích và giúp sự tiêu hóa, thường dùng làm gia vị và chế rượu mùi Theo tài liệu cổ, sa nhân có vị cay, tính ôn, vào các kinh tỳ, thận và vị Có tác dụng hành khí, điều trung, hòa vị, làm cho tiêu hóa được dễ dàng Dùng trong những trường hợp đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, tả lỵ, nhức răng

Hiện nay, ngoài công dụng như trên, hạt sa nhân còn dùng để chiết tinh dầu làm hương liệu thực phẩm, nước hoa, dầu gội

2.1.3 Đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây sa nhân

Sa nhân là cây nhiệt đới, nhiệt độ bình quân hàng năm 22 - 280

C là thích nghi cho cây sinh trưởng, nhiệt độ 16 - 190C cây phát triển kém, song khả năng chịu lạnh của sa nhân khỏe hơn các cây nhiệt đới khác, có thể chịu được nhiệt độ 1 - 30

C trong thời gian ngắn Là cây chịu bóng, thích râm mát, sống dưới ánh sáng tán xạ, dưới tán rừng có độ tàn che 0,5 - 0,6 độ ánh sáng tốt nhất là 50%; nhưng quá râm thì cây sa nhân mọc rất rậm rạp, ít ra hoa kết quả, thậm chí không ra hoa kết quả Sa nhân mọc hoang dại trong rừng, vì độ khép tán của rừng quá lớn, cho nên rất ít ra hoa kết quả; còn cây mọc ở rìa rừng, ánh sáng chiếu xuống tương đối nhiều, cây tuy thấp nhưng đậu quả rất nhiều Dưới ánh sáng trực xạ, cây sa nhân sinh trưởng xấu

và lá bị vàng Sa nhân đòi hỏi nước rất nghiêm ngặt, lượng mưa hàng năm khoảng 1.800 - 2.500 mm, độ ẩm bình quân hàng năm trên 80% là tốt

Trong thời kỳ nở hoa đậu quả, nếu gặp độ ẩm không khí cao thì tỷ lệ đậu quả cao, ngược lại nếu gặp khô hạn sẽ làm cho hoa khô héo, quả lép nên sản lượng giảm Sa nhân không đòi hỏi đất đai tốt lắm, đất cát, đất thịt đều có thể trồng được, tốt nhất là đất cát pha thoát nước tốt, giàu chất mùn, màu mỡ tơi xốp, lớp đất dưới là đất thịt Đất sét dễ bị úng nước, đất sỏi đá khô cằn, đất mặn đều không nên trồng

Sa nhân Trên đất dốc thoai thoải hoặc dốc tương đối đứng thì có thể chọn loại đất như trên để trồng Hướng dốc tốt nhất hướng Nam hoặc Đông Nam

Sa nhân sống dưới tán rừng, đặc biệt trong thung lũng và khe núi, có độ ẩm không khí cao và mát, cây sinh trưởng tốt và cho năng suất quả cao Sa nhân có nhu

Trang 25

cầu cao về các chất khoáng dinh dưỡng N,P,K, đặc biệt là đạm và kali (Nguyễn Thanh Phương, 2008)

Nhìn về toàn bộ điều kiện ngoại cảnh mà sa nhân đòi hỏi, điều kiện khí hậu đặc biệt là điều kiện rừng (râm, ẩm, mát, nhiều sương mù) và điều kiện nước, đất là

khâu quan trọng đảm bảo cho sa nhân sinh trưởng, phát dục tốt

2.2 Tình hình sản xuất sa nhân trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.1 Thực trạng về sản xuất sa nhân hiện nay trên thế giới

Sản lượng sa nhân được sản xuất trung bình hàng năm trên thế giới khoảng 30.000 - 35.000 tấn, xuất khẩu trung bình được 23.000 tấn Các quốc gia chính sản xuất sa nhân là: Costa Rica, Guatemala, Indonesia, Brazin, Nigieria, Ấn Độ, Thái Lan, Nicaragua, Nam Phi, Lào, Việt Nam, Nepal Trước đây, Ấn Độ sản xuất và xuất khẩu sa nhân nhiều nhất thế giới vào những năm 1980 - 1990 Sau đó Guatemala vượt lên dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu, chiếm 55 - 66% thị phần thế giới

Các nước ở khu vực Tây Á tiêu thụ 59% sản phẩm sa nhân trên thế giới,

C hâu Âu chiếm 30%, Nhật Bản 3%, số còn lại tiêu thụ ở Mỹ và các nước khác

Mười nước chính nhập khẩu sa nhân chiếm 80%, sa nhân mua bán trên thị trường thế giới: Ả Rập Xê Út (26%), Ấn Độ (19%), Singapore (12%), Pakistan (8%), Trung Quốc (7%), Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (7%), Bangladesh (6%), H ồng Kông (6%), Việt Nam (4%), Jordan (2%)

Việt Nam là nước vừa nhập khẩu và là nước xuất khẩu sa nhân ra thị trường thế giới Năm 2000 - 2003, trung bình mỗi năm Việt Nam xuất sang Nhật 15,4 tấn, giá trung bình là 5.500 USD/tấn, tổng doanh thu hàng năm là 84.000 USD Năm

2002, Việt Nam xuất sang Ả Rập Xê Út khoảng 11 tấn với giá 8.636 USD/tấn, doanh thu 95.000 USD Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 1.017 tấn sa nhân với chi phí 975.000 USD (2002), Indonesia là nhà cung cấp chính cho Việt Nam: 647 tấn, giá 705 USD/tấn; Hồng Kông: 319 tấn (giá 1.316 USD/tấn, FOB); Singapore: 51 tấn (giá 1.667 USD/tấn)

2.2.2 Thực trạng sản xuất sa nhân hiện nay tại Việt Nam

Mặt hàng sa nhân thực tế đã được khai thác, thu mua từ nhóm loài phức tạp

kể trên, trong đó phổ biến nhất là 3 loài: Amomum longiligulare T.L Wu, Amomum

Trang 26

xanthioides Wall ex Bak và Amomum villosum Lour Trong đó loài A longiligulare

T.L Wu (Sa nhân tím) do Nguyễn Chiểu thu mẫu ở Đắc Lắc, mô tả và công bố lần đầu tiên ở Việt Nam từ năm 1986 Về phân bố tự nhiên, loại này có ở Phú Thọ, Bình Định, Đắc Lắc, Phú Yên, Khánh Hòa

Có 3 giống sa nhân cho năng suất, chất lượng cao, được nhân dân ta trồng nhiều Hình dạng bên ngoài của các loài sa nhân rất giống nhau người ta phân biệt theo hình dạng, màu sắc của hoa, quả và hạt

Bảng 2.2 Phân biệt một số loài sa nhân trồng

Kết quả điều tra thực tế cho thấy, nước ta là một trong những trung tâm phân

bố các loài cây thuốc trên thế giới Theo thống kê của Viện Dược liệu (2000), Việt Nam có 3.648 loài cây thuốc, chiếm trên 10% loài cây thuốc của toàn thế giới Theo những số liệu điều tra năm 2005 có thể đưa ra một số liệu chưa đầy đủ về diện tích trồng và sản lượng của cây sa nhân trong giai đoạn 1988 - 2004 là:

Trang 27

Bảng 2.3 Diện tích, sản lượng cây sa nhân

Sản phẩm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Giá trị (triệu USD)

Sản lượng (tấn)

Giá trị (triệu USD)

(Nguồn: Viện ĐTQH Rừng, 2005)

Theo Nguyễn Ngọc Bách (2006), ở Việt Nam, trong những năm gần đây sa nhân đã được xuất khẩu ra nước ngoài với sản lượng 1.000 tấn/năm, với giá trị xuất khẩu 8 triệu USD/năm (Niên giám thống kê năm 2003) Nó đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình ở các tỉnh miền núi Việt Nam Góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo đồng thời thay thế xóa

bỏ cây thuốc phiện Gần đây sa nhân mới được đặt vấn đề nghiên cứu bảo vệ, tái sinh, trồng bán tự nhiên dưới tán rừng nhất là từ khi mô hình kinh tế đồi rừng phát triển

Trước đây hàng năm nước ta xuất khẩu được chừng 250 - 400 tấn (Đỗ Tất Lợi, 1999) Sa nhân thường mọc tự nhiên dưới tán rừng, được nhân dân thu hái Năm 1980, tại tỉnh Phú Thọ, Viện Khoa học Lâm nghiệp đã thí nghiệm trồng sa nhân dưới tán rừng mỡ 20 tuổi, có độ tàn che 0,6 trên diện tích 3 ha, mật độ trồng 10.000 cây/ha Sau 2 năm trồng, sa nhân bắt đầu cho quả năng suất quả thu được 35

- 50 kg khô/ ha, giá trị 2 - 4 triệu đồng/ha

Tại huyện Thanh Sơn, Phú Thọ đã có 300 ha rừng gỗ tự nhiên, có nhiều sa nhân mọc tự nhiên ở tầng thảm tươi dưới tán rừng, người dân đã biết bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc và trồng dặm thêm, tạo thành khu rừng có xen sa nhân dưới tán rừng khá dày đặc Hàng năm thu được 2-3 tấn quả khô, bán được khoảng 180-270

Trang 28

triệu đồng (1983-1984) Ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình nhiều hộ gia đình đã trồng sa nhân dưới tán rừng cho năng suất khá cao đạt 100 - 200 kg/ha, trị giá 7 - 14 triệu đồng/ha (Đinh Văn Tự, 1996) Mô hình ở tỉnh Hòa Bình là trồng trẩu, xoan, dưới tán trồng sa nhân Một ha trồng 10.000 bụi, sau 3 năm mỗi bụi cho trên dưới 1

kg quả tươi (0,2 - 0,3 kg quả khô) Giá bán trên 100.000 đ/kg khô, hay trên 100.000.000 đ/tấn Sa nhân cho khai thác quả 7 - 8 năm mới thay thế

2.3 Phương pháp nhân giống

Thông thường có 2 phương pháp nhân giống cơ bản cho các loại cây trồng là phương pháp nhân giống vô tính và hữu tính

Nhân giống hữu tính từ hạt, quả của cây Cây con sẽ là cây có đặc tính di truyền của bố và mẹ nên khả năng phân ly lớn

Nhân giống vô tính từ các phần mô phân sinh, các bộ phận trên cây mẹ nên đặc tính di truyền của cây con giống cây mẹ

2.3.1 Nhân giống hữu tính

Quả già được chọn vỏ chuyển sang màu chín đậm, bóc vỏ thấy hạt màu đen Đem về ủ vài ngày cho hạt chín đều rồi bóc vỏ, lấy hạt rửa sạch lớp nhớt và lớp vỏ mỏng màu trắng quanh hạt Đãi bỏ hạt lép và tạp chất, chỉ lấy những hạt còn tươi màu nâu đen, hạt chìm Hạt sau khi rửa sạch thì vớt ra và để khô trong mát hoặc dưới nắng nhẹ (khoảng 1-2 giờ) Sau khi hạt khô thì ngâm vào nước ấm khoảng 50 -

550C (2 sôi + 3 lạnh) ngâm từ 7-8 giờ sau đó vớt ra, hong cho ráo hạt và đem gieo vào đất

Theo Nguyễn Thanh Phương (2008), cây con giống Sa nhân tím trồng từ hạt thì sau 36 - 48 tháng sau khi trồng mới ra hoa cho quả

2.3.2 Nhân giống vô tính

Cây Sa nhân tím có thể nhân giống bằng cách tách chồi mầm, thân ngầm hoặc giâm hom Chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về nhân giống vô tính

Theo Nguyễn Thanh Phương (2008), cây con giống Sa nhân tím trồng từ hom thì sau 12- 18 tháng sau khi trồng đã ra hoa cho quả

Trang 29

2.3.3 Cơ sở sinh lý của giâm hom

Theo Trần Trọng Nghĩa (2007), bản chất sự ra rễ ở hom giâm là một quá trình biến đổi hết sức phức tạp, là sự thay đổi tương quan về sự sinh trưởng và phát triển Do bản chất cành giâm là một bộ phận không đầy đủ về cơ quan sinh dưỡng, đặc biệt là rễ vì thế các nhân tố nội sinh và ngoại sinh đóng vai trò tác động quyết định đến tỉ lệ sống và ra rễ ở hom giâm

2.3.3.1 Nhân tố nội sinh

a, Đặc tính loài

Căn cứ vào tỉ lệ sống và ra rễ của hom giâm mà chia ra làm 3 nhóm:

- Nhóm dễ ra rễ: Hom giâm ít cần tác động hỗ trợ của ngoại cảnh, kích thích sinh trưởng vẫn đạt tỉ lệ sống và ra rễ trên 90%

- Nhóm ra rễ trung bình: Hom giâm cần tác động hỗ trợ cơ bản, đơn giản của ngoại cảnh và kích thích sinh trưởng trong thời gian có hạn từ 7 đến 15 ngày thì có thể đạt tỉ lệ sống và ra rễ từ 70% - 80%

- Nhóm khó ra rễ: Hom giâm yêu cầu thiết lập không gian ngoại cảnh thật hợp lý, thời gian và nồng độ xử lý kích thích sinh trưởng được xác lập rõ cùng với mùa lấy hom mới có khả năng đạt tỉ lệ sống và ra rễ từ 30% - 70% (Trần Trọng Nghĩa, 2007)

Theo kết quả thực nghiệm của Trương Văn Châu (2007), tỉ lệ sống cây Sa nhân tím tạo bằng chồi đạt 67% Có thể xếp cây Sa nhân tím vào nhóm ra rễ trung bình

b, Tuổi của cây lấy hom và vị trí của hom trên cây

Qua thực nghiệm cho thấy tuổi của cây mẹ lấy hom ảnh hưởng đến tỉ lệ sống

và ra rễ của hom Hom lấy từ cây ít tuổi có tỉ lệ ra rễ cao hơn cây nhiều tuổi thực chất vấn đề trên có liên quan đến sự hóa già của hom dẫn đến giảm khả năng tái sinh

Hom lấy từ những cành khác nhau trên cùng một cây hay vị trí cành tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng và cành trong bóng râm sẽ dẫn đến tỉ lệ ra rễ khác nhau

c, Sự tồn tại của lá trên hom

Sự tồn tại lá trên hom là yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ ra rễ và sức mạnh của rễ hom, quá trình mất nước của lá là động lực kéo nước thông qua mạch dẫn và mao

Trang 30

quản đồng thời tăng cường dần quang hợp để tái sinh và nuôi dưỡng rễ hom Ở hom, lá hom rụng sớm báo hiệu tỉ lệ ra rễ giảm mạnh Tuổi thọ của lá hom có liên quan trực tiếp đến trạng thái hom trong mối quan hệ cạnh tranh nhóm auxin, cytokynin và acetylen tồn tại trong hom

Ngoài ra ẩm độ không khí và ẩm độ giá thể có tác động đến tuổi thọ của lá trên hom

d, Tính cực và cấu trúc mạch, tế bào của hom

Ở hom giâm tính cực biểu hiện của sự sinh trưởng, thực chất cực tính là mối quan hệ về tuổi của gốc và ngọn của hom vì gốc của hom này là ngọn của hom khác

Thông thường hom giâm là một phần của nhánh hay rễ của cây, hom là nơi

dự trữ chất dinh dưỡng và vận chuyển chất hữu cơ trong hom có nguồn gốc phát sinh và có quan hệ với mô phân sinh đỉnh

e, Trạng thái kích thích hom và tương quan kích thích của cây cho hom

Ở thực vật khi ngoại cảnh thuận lợi cho sinh trưởng của cây, hom được lấy vào thời điểm này sẽ có tỉ lệ ra rễ cao do tích lũy nhiều dinh dưỡng và kích thích sinh trưởng Đồng thời biểu hiện tương quan kích thích cũng mạnh mẽ hơn và sớm hơn so với thời kỳ ngoại cảnh không thuận lợi

Ở mỗi loài cây khác nhau, trạng thái kích thích này thay đổi khác nhau

2.3.3.2 Nhân tố ngoại sinh

- Ẩm độ không khí và ẩm độ giá thể

Ẩm độ không khí cao sẽ hạn chế sự thoát hơi nước của lá hom dẫn đến tế bào khí khổng lá hoạt động tích cực hơn từ đó tăng tuổi thọ của lá hom, giữ cho hom không bị mất nước, đồng thời cung cấp nước cho quang hợp trong suốt thời kỳ hình thành rễ hom

Ẩm độ giá thể góp phần duy trì, bảo vệ mô sẹo rễ nhưng nếu ẩm độ chất trồng quá cao, nước nhiều, kém ôxy có thể gây ra thối rễ

Trang 31

nhiệt độ không khí xung quanh hom thường không có lợi cho lá hom nhưng lại kích thích mạnh mẽ sự ra rễ của hom (Trần Trọng Nghĩa, 2007)

Trong thời kỳ giâm hom cần rất ít ánh sáng do diện tích lá giảm tối thiểu đồng thời hom chưa hình thành rễ

Tuy nhiên ở giai đoạn sau cần tăng cường ánh sáng từ 10% - 30% tương đương 3.000 - 6.000 Lux có tác dụng tăng cường sức mạnh của rễ và chồi hom

Gió làm giảm ẩm độ của giá thể và ẩm độ không khí, đặc biệt trong thời kỳ đầu giâm hom việc hạn chế gió trong khu vực giâm hom là cần thiết Tuy nhiên gió nhẹ cũng có tác dụng hạn chế nồng độ khí gây độc trong khu vực giâm hom

- Thành phần giá thể và dinh dưỡng

Thành phần giá thể là yếu tố đóng vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành

và nuôi dưỡng rễ hom Hom là bộ phận không rễ vì thế việc vận chuyển nước từ giá thể vào hom phụ thuộc vào sự thoát hơi nước ở lá đồng thời phải thắng được lực giữ nước của giá thể

Sự xuất hiện dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ làm cho việc lưu dẫn nước từ giá thể vào hom càng gặp cản trở, thậm chí có khả năng gây chết hom Có nhiều loại giá thể được dùng để giâm cành: Cát, tro trấu, đất

- Kích thí ch sinh trưởng

Chất kích thích sinh trưởng bao gồm nhóm: auxin, cytokinin, gyberellin đã được tổng hợp nhân tạo Mỗi nhóm có tác dụng hiệu quả nhất định trên một số loại cây trồng và tùy thuộc vào bộ phận tác động

Phổ biến trong kỹ thuật giâm hom người ta dùng các loại auxin và cytokinin, ngoài ra vitamin B1 cũng được xem là một chất kích tạo chồi ở cây một và hai lá mầm (Trần Trọng Nghĩa, 2007)

Nhóm auxin thường dùng là NAA, IBA, IAA, trong nhóm này hoạt chất NAA có tác dụng mạnh, rõ rệt trên cây một lá mầm trong khi đó IAA và IBA lại có tác dụng rõ trên cây hai lá mầm

Nhóm auxin có tác dụng phá vỡ trạng thái nghỉ hay bất lợi của hom nhưng auxin lại đòi hỏi tiêu tốn dinh dưỡng dự trữ trong hom để hình thành cơ quan, bộ phận mới Đây cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng khô héo và chết non Nồng

Trang 32

độ auxin quá cao sẽ tạo ra cấu trúc không ổn định như tạo mô sẹo thành khối hay mầm rễ hóa thủy tinh thể (Trần Trọng Nghĩa, 2007)

- 2100mm Những vùng còn lại như vùng ven biển phía bắc, thung lũng sông Kỳ

Lộ và sông Ba lượng mưa năm trung bình đạt 1600 - 1800m trong đó tâm mưa thấp nhất là khu vực Chí Thạnh với lượng mưa năm trên dưới 1600mm

Từ tháng I đến tháng IV, thời kỳ giữa gió mùa Đông Bắc cho đến thời kỳ chuyển tiếp hai loại gió mùa, là thời kỳ ổn định và ít mưa nhất trong năm Lượng mưa trong các tháng phổ biến từ 10 - 50mm Tuy vậy cũng có năm dị thường, ví dụ tháng III năm 2001 rãnh thấp đi qua Nam Trung Bộ kết hợp với không khí lạnh đã gây mưa to đến rất to trong toàn tỉnh, đặc biệt trung và thượng lưu sông Bàn Thạch phổ biến 400 - 420mm, gây ra lũ báo động số II ngay trong mùa khô

Tháng V đến VI, gió mùa Tây Nam bắt đầu phát huy ảnh hưởng, dải thấp xích đạo nâng trục lên phía bắc hoạt động ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, làm cho lượng mưa tăng lên đều khắp Lượng mưa trung bình hàng tháng đạt từ 80 - 150mm

ở vùng núi, từ 60 - 80mm ở ven biển, đây là thời kỳ mưa tiểu mãn ở Phú Yên Tháng VII, tháng VIII lượng mưa giảm chút ít so với hai tháng trước đó, với tổng lượng mưa trung bình hàng tháng từ 50 - 110mm ở vùng núi, từ 30 - 50mm ở ven biển

Trung tuần tháng IX, bắt đầu có những đợt gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng xuống phía nam, kết hợp với hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, cùng những nhiễu

Trang 33

động như bão, áp thấp nhiệt đới, mùa mưa chính thức bắt đầu Lượng mưa tháng bắt đầu và tháng kết thúc mùa mưa (tháng IX và tháng XII), trung bình đạt từ 200 - 300mm Tháng X và XI, hai tháng giữa mùa mưa, lượng mưa trung bình đạt từ 400

- 700mm và là hai tháng mưa, lũ chính trong năm

Bảng 2.5 : Lượng mưa trung bình tháng và năm (Đơn vị: mm)

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

C, trên 1000m nhiệt độ trung bình năm giảm xuống dưới 210

Trang 34

Hàng năm, nhiệt độ thấp nhất thường xảy ra vào tháng I (21-230C), sau đó tăng dần và thường đạt cực đại vào tháng VI (26-290C) rồi lại giảm dần đến tháng I năm sau Từng năm cụ thể tháng lạnh nhất trong mùa đông có thể là tháng XII hoặc tháng I Tháng nóng nhất có thể là tháng VI, tháng VII hoặc tháng VIII Ta có thể nhận thấy rằng, biến trình năm nhiệt độ ở Phú Yên khá thống nhất với biến trình năm ở các nơi khác thuộc duyên hải Trung Bộ và có dạng nhiệt đới, đạt cực đại vào tháng VII và cực tiểu vào tháng I nhưng còn mang dáng dấp biến trình năm dạng xích đạo, tức là cực đại hơi lệch về đầu mùa hè

Ở Phú Yên, chỉ trong những tháng gió mùa mùa đông mới có nhiệt độ trung bình ngày bằng hoặc dưới 200C Hàng năm trung bình cũng chỉ có 1,2 ngày xảy ra ở vùng ven biển; 5,9 ngày xảy ra ở thung lũng vùng núi và chỉ tập trung chủ yếu từ tháng I đến tháng XII Ngược lại, chỉ trong thời kỳ tranh chấp hai loại gió mùa và thời kỳ gió mùa mùa hạ mới có nhiệt độ trung bình ngày trên 30o

C Còn lại, hầu hết các ngày trong những tháng gió mùa mùa đông nhiệt độ trung bình ngày dao động trong khoảng 22 - 240C, những tháng gió mùa mùa hạ nhiệt độ trung bình ngày dao động trong khoảng 26 - 300

Trang 35

2.4.3 Nắng

Nắng phụ thuộc chủ yếu vào độ cao của mặt trời trên đường chân trời, độ dài ban ngày, lượng mây, địa hình Tuy vậy, biến trình năm của nắng nghịch đảo với biến trình năm của lượng mây, trời càng quang mây thì thời gian nắng càng nhiều

Do nằm ở vĩ độ thấp, quanh năm độ dài ban ngày lớn, lại thêm hàng năm có

cả một thời kỳ mùa khô trời quang mây kéo dài 5 - 6 tháng, nên Phú Yên cũng là một trong những tỉnh có thời gian nắng lớn Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm

từ 2300 - 2500 giờ Trong suốt 6 tháng từ tháng III đến tháng VIII, số giờ nắng trung bình mỗi tháng dao động từ 230 - 270 giờ, mỗi ngày trung bình có tới 8 giờ Tháng IV, tháng V là hai tháng có thời gian nắng nhiều nhất, trung bình hàng tháng

có từ 250 - 270 giờ Các tháng ít nắng là những tháng mùa mưa, số giờ nắng trung bình hàng tháng cũng trong khoảng 100 - 200 giờ, trung bình mỗi ngày 5 - 6 giờ Tháng ít nắng nhất là tháng XII, trung bình hàng tháng từ 100 - 112 giờ nắng Như vậy, số giờ nắng của tháng ít nắng nhất chỉ xấp xỉ bằng một nửa số giờ nắng của tháng cực đại Sự chênh lệch số giờ nắng này cũng phản ánh rõ nét sự tương phản giữa hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm

Bảng 2.7 Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm (Đơn vị: giờ)

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Trang 36

2.4.4 Gió

Phú Yên chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính trong năm là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc

2.2.4.1 Gió mùa Tây Nam

Ở Phú Yên trong thời kỳ gió mùa Tây Nam, luồng không khí nóng, ẩm từ vịnh Bengan thổi qua lục địa rộng lớn đến Việt Nam bị dãy Trường Sơn ngăn cản Khi vượt qua dãy núi, khối không khí để lại phần lớn lượng hơi ẩm dưới dạng mưa

ở sườn tây, rồi tiếp tục trượt xuống sườn núi phía đông dồn về vùng thung lũng và đồng bằng ven biển Lúc này, khối không khí trở nên khô nóng hơn tính chất vốn có ban đầu, người ta thường gọi là gió tây khô nóng

Phú Yên có hai vùng thung lũng lớn và đồng bằng dọc theo sông Ba và sông

Kỳ Lộ Ở phía Bắc, Nam và phía Tây các thung lũng đều có núi hoặc địa hình nâng cao tạo thành một vòng cung bao bọc quanh thung lũng Đặc biệt thung lũng sông

Ba kéo dài đến tận Tây Nguyên, vùng này núi đồi khá thấp rất thuận lợi cho gió mùa Tây Nam tràn về, là nhân tố quan trọng hàng đầu làm tăng số ngày khô nóng ở Phú Yên Hàng năm khoảng trung tuần tháng III, gió tây khô nóng xuất hiện ở thung lũng phía tây nam tỉnh, vào cuối tháng IV đầu tháng V thì xuất hiện hầu hết các thung lũng còn lại và đồng bằng ven biển Tuy nhiên, có những năm thời tiết khô nóng xuất hiện rất sớm, từ tháng II ở vùng thung lũng và đầu tháng III ở đồng bằng ven biển nhưng không phải là gió mùa Tây Nam nêu trên, mà là hoàn lưu phía nam của áp thấp lục địa Hoa Nam Trung Quốc bị hiệu ứng Fơn của dãy Trường Sơn Thường đây là tiền đề báo hiệu cho đợt xâm lấn xuống phía nam của đợt không khí lạnh Ngày kết thúc của loại thời tiết này cũng khác nhau khá nhiều qua các năm, có năm tháng VIII đã không còn hiện tượng gió tây khô nóng nhưng cũng

có năm kéo dài đến hết tháng IX

2.2.4.2 Gió mùa Đông Bắc

Phú Yên cũng như các tỉnh miền Trung, hàng năm đều chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc Thời kỳ đầu khoảng tháng X, tháng XI có năm đến tháng XII, lúc này gió mùa đem thời tiết ẩm ướt ở các tỉnh duyên hải Trung Bộ Thời kỳ sau khoảng từ tháng I đến tháng IV có năm kéo dài đến tháng V, gió mùa Đông Bắc

Trang 37

tràn về chỉ đem lại lượng mưa ít ỏi thất thường và gây ra loại thời tiết khô hanh cho khu vực Trung Bộ nói chung và Phú Yên nói riêng

Đặc trưng thời tiết khi gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng là trời nhiều mây, hướng gió chuyển thành phần Bắc và mạnh lên cấp 3, cấp 4, giật cấp 5, 6 hoặc trên cấp 6 ở ven biển; riêng ngoài khơi còn có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật trên cấp 7 Những tháng đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc tràn về đôi khi kết hợp với hệ thống thời tiết khác cho mưa to đến rất to, gây lũ lụt Những tháng cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc tác động thường gây ra dông có khi kèm lốc Ngoài ra vào tháng II, tháng III gió mùa Đông Bắc tràn về, nhiệt độ trung bình ngày có thể giảm xuống dưới 230C, nếu đúng vào thời kỳ làm đòng, trổ bông, nở hoa có thể ảnh hưởng đến năng suất cây trồng

Gió mùa Đông Bắc trong quá trình di chuyển xuống phía nam đã bị biến tính khá nhiều nên khi ảnh hưởng đến Phú Yên, gió đổi hướng thiên về Bắc và mạnh lên cấp 3, cấp 4, giật cấp 5, cấp 6 ở ven biển, khí áp tăng, phần nhiều nhiệt độ trung bình ngày chỉ giảm khoảng trên 10

C Tr ung bình hàng năm có khoảng 7 đợt gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng đến Phú Yên, Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng đến Phú Yên thường vào tháng X năm trước và kết thúc thường vào tháng IV năm sau

Trang 38

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Địa điểm và thời gian

- Thí nghiệm được bố trí tại Trạm thực nghiệm Công nghệ Sinh học Hòa Quang, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên., từ tháng 05/2008 đến tháng 05/2010

3.1.1 Điều kiện thí nghiệm

- Cây Sa nhân tím được ươm trong nhà lưới che sáng 50%, rộng 600 m2

chia

ra nhiều luống, các luống giâm hom có gờ cao 15cm, có rãnh thoát nước, đường đi được láng xi măng

- Hệ thống tưới tự động, nước tưới từ nguồn nước giếng

3.1.2 Điều kiện đất đai

- Thí nghiệm được bố trí trong vườn ươm nên không có ảnh hưởng bởi yếu

tố đất đai, nước tưới bằng nước giếng đào

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các nồng độ NAA và môi trường giâm hom

đến tỉ lệ ra rễ và nẩy chồi của cây Sa nhân tím

- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của tỉ lệ phiến lá để lại trên hom và môi trường

giâm hom đến tỉ lệ ra rễ và nẩy chồi của cây Sa nhân tím

- Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của việc phun NAA trực tiếp lên cây và thời gian

sau phun đến khả năng ra rễ và nảy chồi của cây Sa nhân tím

- Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của thời gian cắt ngọn đến tỉ lệ ra rễ và nảy chồi

của cây Sa nhân tím

- Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của tỉ lệ cơ chất trong hỗn hợp bầu đến khả năng sinh trưởng của cây Sa nhân tím

3.3 Vật liệu thí nghiệm

- Cây sa nhân được lấy từ vườn rừng trồng, cắt bỏ lá, thân giả để lại giả hành chiều dài 40cm, xử lý thuốc bệnh trước khi giâm

Trang 39

- Kích thích ra rễ sử dụng là NAA (α-Napthalene Acetic Acid)

- Môi trường giâm hom sử dụng là: Tro trấu hun, cát mịn và đất phù sa

- Túi bầu PP kích thước 15x15 cm, phân chuồng hoai mịn qua sàn

3.4 Phương pháp thí nghiệm

3.4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các nồng độ NAA và môi trường giâm hom

đến khả năng tái sinh chồi và rễ cây Sa nhân tím

Thí nghiệm 2 yếu tố bố trí theo kiểu có lô phụ (SPD-Split Plot Design), 15 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, ô cơ sở có 30 hom, số hom tham gia là: 1.350 hom

Yếu tố chính là các mức nồng độ chất kích thích sinh trưởng NAA (A0=0ppm; A1= 50ppm; A2= 100ppm; A3= 200ppm; A4= 500ppm) thời gian xử lý

* Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

+ Các chỉ tiêu về rễ:

- Số rễ/hom (số rễ cấp 1 mọc từ hom, dài từ 1cm trở lên)

- Chiều dài rễ dài nhất (cm)

- Trọng lượng rễ (gr)/hom

+ Các chỉ tiêu về chồi:

- Số lượng chồi/hom (chồi)

- Chiều cao chồi cao nhất (cm)

- Trọng lượng chồi (gr)/hom

- Số lá trên chồi (Số lá)

Trang 40

- Chỉ tiêu về tỉ lệ hom sống/tổng số hom ban đầu (%)

+ Phương pháp theo dõi

Sau khi giâm hom 60 ngày ghi nhận kết quả theo các chỉ tiêu về tỉ lệ sống,

rễ, chồi và lá

3.4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của tỉ lệ phiến lá để lại trên hom và môi trường giâm hom đến tỉ lệ ra rễ và nẩy chồi của cây Sa nhân tím

Thí nghiệm 2 yếu tố được bố trí theo kiểu có lô phụ (SPD-Split Plot Design),

15 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, ô cơ sở là 30 hom, số hom tham gia là: 1.350 hom

Yếu tố chính là tỉ lệ phiến lá để lại trên hom giâm (L0= 0lá; L1= 1/3 lá; L2= 1/2 lá; L3= 2/3 lá; L4= 1 lá)

Yếu tố phụ là môi trường giâm hom (mã hóa: M1= Tro trấu, M2= Cát trắng mịn, M3= Đất thịt nhẹ, phù sa ven sông) được đổ vào luống cao 20cm

* Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Như thí nghiệm 1 (trang 22)

3.4.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của việc phun NAA và thời gian sau phun đến khả năng ra rễ và nảy chồi của cây Sa nhân tím

Thí nghiệm 2 yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên Randomized Complete Block Design), 12 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, ô cơ sở là 30 hom, số hom tham gia là: 1080 hom

(RCBD-Yếu tố nồng độ NAA ở 4 mức: 0ppm; 1 ppm ; 3ppm ; 5ppm

Yếu tố thời gian ở 3 mức: 1 ngày sau khi phun (NSP); 3 NSP ; 5 NSP

Ngày đăng: 14/03/2019, 10:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Bách, 2006. Cây Sa nhân. Báo Nông Nghiệp số 147(2472) Thứ ba ngày 25/07/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây Sa nhân
2. Lê Mộng Chân, 1999. Giáo trình cây rừng Việt Nam. Tập 2, Đại Học Nông Lâm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây rừng Việt Nam
3. Trương Văn Châu, 2007. Nghiên cứu xây dựng mô hình nhân giống và trồng cây Sa nhân tím trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Sở KH&amp;CN Khánh Hòa 4. Nguyễn Chiểu, 1986. Một số loài sa nhân ở Tây nguyên A.longiligulare.Viện dược liệu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng mô hình nhân giống và trồng cây Sa nhân tím trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. "Sở KH&CN Khánh Hòa 4. Nguyễn Chiểu, 1986. "Một số loài sa nhân ở Tây nguyên A.longiligulare
5. Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, 2005. Đặc điểm khí hậu- thủy văn Phú Yên. Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm khí hậu- thủy văn Phú Yên
6. Bùi Việt Hải, 2007. Thống kê học ứng dụng Các kiểu mẫu thí nghiệm. Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê học ứng dụng Các kiểu mẫu thí nghiệm
7. Nguyễn Ngọc Kiểng, 2000. Thống kê học ứng dụng Các kiểu mẫu thí nghiệm. Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê học ứng dụng Các kiểu mẫu thí nghiệm
8. Nguyễn Ngọc Kiểng, 2000. Bài giảng cao học. Thực hành các kiểu mẫu thí nghiệm trên phần mềm Statgraphics 7.0. Đại học Nông Lâm TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành các kiểu mẫu thí nghiệm trên phần mềm Statgraphics 7.0
9. Ban huấn luyện đào tạo cán bộ dược liệu Trung Quốc, 1965. Kỹ thuật nuôi trồng và chế biến dược liệu. Nhà xuất bản Y học, Bắc Kinh (Bản dịch của Nguyễn Văn Lan, Đỗ Tất Lợi, Nguyễn Văn Thạch) Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, 1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi trồng và chế biến dược liệu
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
10. Đỗ Tất Lợi, 2004. Cây thuốc Việt nam. Nhà xuất bản Y học, trang 401-402 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây thuốc Việt nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
11. Đỗ Tất Lợi, 1999. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
12. Bộ Nông Nghiệp &amp; Phát triển Nông thôn, 2006. Cẩm nang Lâm nghiệp, Chương Lâm sản ngoài gỗ. Trang 51-52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang Lâm nghiệp, Chương Lâm sản ngoài gỗ
13. Trần Trọng Nghĩa, 2007. Giáo trình Sinh Lý cây Rừng. Khoa Lâm Nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Sinh Lý cây Rừng
14. Nguyễn Thanh Phương, 2008. Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình trồng cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu) tại huyên Sơn hòa - tỉnh Phú yên. http://www.socialforestry.org.vn/Document/DocumentVn/Sa%20nhan %20t im%20-%20TS.%20Phuong.pdf&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình trồng cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare "T.L.Wu") tại huyên Sơn hòa - tỉnh Phú yên
15. Nguyễn Văn Sở, Trần Thế Phong, 2003. Trồng rừng nhiệt đới. Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng rừng nhiệt đới
16. Nguyễn Tập, 2007. Sa nhân Tím, Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ Việt nam. Nhà xuất bản Lao động, 56 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sa nhân Tím, Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ Việt nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động
17. Nguyễn Tập, 1995. Báo cáo kết quả nghiên cứu bảo vệ Sa nhân và Vàng đắng. Viện Dược liệu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả nghiên cứu bảo vệ Sa nhân và Vàng đắng
18. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó, 2006. Kỹ thuật trồng một số cây dược liệu . Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng một số cây dược liệu
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động
19. Đinh Văn Tự, 1996. Trồng sa nhân dưới tán rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng sa nhân dưới tán rừng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
20. Nguyễn Kim Thanh, Nguyễn Thuận Châu, 2005. Giáo trình Sinh lý thực vật. Nhà xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Sinh lý thực vật
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội
21. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm, 2000. Giáo trình Sinh lý thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Sinh lý thực vật
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w