Sắc ký GC-MS tinh dầu phần trên mặt đất và phần thân rễ Sa nhân tím

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( amomum longiligulare t l wu) họ gừng ( zinggiberaceae) trồng tại huyện thạch thất, hà nôij (Trang 49)

Tiến hành:

- Mẫu tinh dầu phần trên mặt đất và phần thân rễ Sa nhân tím được pha loãng bằng dung môi Chloroform đến nồng độ 10-2

- Khởi động hệ thống sắc ký khí

- Cài đặt các thông số của chương trình nhiệt độ:

Thời gian (phút) Nhiệt độ ( oC)

Cột

0-2 50

2- 35,3 50- 150

35,3- 42 150- 250

42- 44 250

Nhiệt độ hoá hơi mẫu 250

- Bơm mẫu sau khi hệ thống khí và chương trình nhiệt độ đạt yêu cầu. - Tiến hành chạy chương trình.

Kết quả: Phổ GC- MS của tinh dầu phần trên mặt đất và phần thân rễ sa nhân tím được trình bày ở phụ lục 1, 2.

Bảng 3: Thành phần, hàm lượng các chất trong tinh dầu phần trên và dưới mặt đất Sa nhân tím STT Tên chất Trên Dưới Thời gian lưu Hàm lượng (%) Thời gian lưu Hàm lượng (%) 1 1-S-α-pinen 8,122 7,44 8,126 5,85 2 Camphen 8,667 1,28 8,667 2,62 3 Sabinen 9,665 0,85 9,660 0,85 4 2-β-pinen 9,767 29,94 9,762 26,99 5 β-myrcen 10,405 1,14 10,410 1,18 6 Cymen 11,787 1,59 7 DL-limonen 11,953 4,09 11,958 4,42 8 1,8-cineol 12,051 6,95 12,055 7,96 9 Cis-ocimen 12,425 2,30 10 β-ocimen 12,873 2,98 11 α-Thujon 14,592 4,73 12 Bicyclo[2.2.1] heptan-2-on 14,597 2.39 13 Linalool L 15,186 0,90 14 Camphor 17,128 20,10 17,123 20,27 15 Borneol 18,122 0,57 18,117 1,72 16 Bicyclo[3.1.1] heptan-3-on 18,506 0,73 17 4-terpineol 18,672 1,09 18,672 1,64 18 α-terpineol 19,290 1,01 19,290 1,19 19 Naphthalen 18,808 1,38 20 Myrtenal 19,543 0,86 21 Fenchyl acetat 20,648 2,56 22 1-methylnaphthalen 23,760 2.93 23 2-methylnaphthalen 24,485 1,41 24 2,6-dimethylnaphthalen 29,100 0,83 25 Caryophyllen 29,295 4,58 29,295 1,89 26 β-selinen 32,027 1,18 32,026 1,15 27 Bicyclogermacren 32,460 4,13 28 Spathulenol 35,600 0,79 35,600 1,54 29 Caryophyllen oxide 35,780 1,26 30 1,2-dihydro-3-vinylphenanthren 36,978 0,85 31 Eudesm-4(14)-en-11-ol 37,431 0,59 37,431 0,96 32 Germacren B 37,518 0,65 33 Veridiflorol 37,518 2,00 34 2,6,10-cycloundecatrien-1-on 39,626 0,39

Nhận xét: Kết quả GC-MS cho thấy trong tinh dầu phần trên và dưới mặt đất Sa

nhân tím đều có 2 thành phần chính là: 2- β- pinen (29,94% tinh dầu trên mặt đất và 26,99% tinh dầu dưới mặt đất), camphor (20,10% tinh dầu trên mặt đất và 20,27% tinh dầu dưới mặt đất). Ngoài ra còn có các chất sau với hàm lượng thấp hơn: α- pinen, bicyclogermacren, DL-limonen, 1,8-cineol, bicyclo[2.2.1]heptan-2-on, 1- methylnaphthalen, 2-methylnaphthalen, caryophyllen.

Kết quả này có nhiều điểm khác với kết quả của Nguyễn Thị Phương Lan (2004) [8] như sau: Tinh dầu phần trên mặt đất ở Thạch Thất có thành phần chính β-pinen tương tự với mẫu tinh dầu lá, nhưng không có bornyl acetat chiếm tỷ lệ cao như tinh dầu lá ở Ninh Thuận mà tác giả Nguyễn Thị Phương Lan phân tích, mặt khác cả phần trên mặt đất và dưới mặt đất ở Thạch Thất lại có hàm lượng camphor cao gần tương tự như tinh dầu quả mà tác giả Nguyễn Thị Phương Lan phân tích được (hàm lượng các chất có thay đổi đôi chút cho sự khác nhau về địa điểm lấy mẫu, thời gian thu hái và quy trình cất tinh dầu).

- Về hàm lượng: Tinh dầu phần trên và dưới mặt đất ở Thạch Thất có điểm tương đồng với hàm lượng tinh dầu lá mà tác giả Nguyễn Thị Phương Lan thu hái ở Ninh Thuận (<0,16%). Hàm lượng này thấp hơn nhiều so với tinh dầu quả (3,9- 5,4%) [8].

BÀN LUẬN

Về phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản về đặc điểm hình thái, vi phẫu, bột dược liệu, định tính sơ bộ các nhóm chất của dược liệu.

Sử dụng máy chấm sắc ký Linomat 5 để đưa dịch chiết lên bản mỏng. Sau khi triển khai, chụp ảnh bằng buồng chụp Camag Reprostar 3, xử lý và phân tích sắc ký đồ bằng phần mềm WinCATS và VideoScan nên kết quả thu được khá chính xác và rõ ràng. Các thông số thu được rất hữu ích cho việc định tính và bán định lượng thánh phần hóa học trong dịch chiết.

Về mặt thực vật học

Các tài liệu tham khảo cho thấy, cây Sa nhân tím hiện chỉ dừng ở mô tả đặc điểm hình thái của cây và quả [8], [11]. Mà chưa mô tả đầy đủ về cấu tạo giải phẫu hay đặc điểm vi học các bộ phận khác của cây. Việc tiến hành nghiên cứu cấu tạo giải phẫu phần trên mặt đất, dưới mặt đất và đặc điểm vi học bột phần trên, dưới mặt đất của đề tài được thực hiện lần đầu tiên đối với mẫu cây này. So với đặc điểm hình thái của chi Amomum, nhận thấy cây Sa nhân tím có các đặc điểm chung của chi như: cây thảo, thân rễ mọc bò lan, lá có lưỡi nhỏ, bẹ lá xếp sít vào nhau tạo thành một thân giả, cụm hoa mọc từ thân rễ, cuống hoa có vảy,… Bằng việc so sánh đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu với các tài liệu của chi, họ đã góp phần xác định đúng tên khoa học của mẫu nghiên cứu.

Về mặt hóa học

Đã có một số công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của Sa nhân tím nhưng chủ yếu là nghiên cứu về chiết xuất, nghiên cứu tác dụng dược lý của tinh dầu quả và dịch chiết từ quả [8], [11], [16]. Thực tế ngoài quả, các bộ phận khác của cây cũng chứa tinh dầu và nhiều chất khác. Khóa luận lần đầu tiên tiến hành nghiên cứu một cách tổng thể về thành phần hóa học của các bộ phận cây Sa nhân tím. Bằng các phản ứng định tính, xác định trong cây Sa nhân tím có chứa: flavonoid, saponin, acid hữu cơ, đường khử, sterol. Sắc ký lớp mỏng tinh dầu, dịch chiết Ether dầu hoả của phần trên và dưới mặt đất được triển khai lại nhiều lần và cho kết quả

lặp lại giống nhau nên kết quả đáng tin cậy. Đồng thời, khóa luận còn xác định được hàm lượng tinh dầu phần trên và dưới mặt đất, so sánh giữa các bộ phận cây, cũng như so sánh với số liệu thu được trước đó của cây Sa nhân tím thu hái ở Ninh Thuận. Đặc biệt, tinh dầu phần trên mặt đất ở Thạch Thất có hàm lượng camphor cao gần tương tự như tinh dầu quả ở Ninh Thuận mà tác giả Nguyễn Thị Phương Lan phân tích được [8].

Kết quả này bước đầu góp phần vào định hướng cho các nghiên cứu hóa học sâu hơn và định hướng sử dụng các bộ phận cây Sa nhân tím.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sau một thời gian thực nghiệm, đã thu được những kết quả sau:

Về thực vật

Đã xác định đặc điểm vi phẫu lá, vi phẫu thân rễ, rễ, đặc điểm bột phần trên mặt đất và dưới mặt đất góp phần tiêu chuẩn hóa và kiểm nghiệm dược liệu, chống nhầm lẫn khi sử dụng.

Về hóa học

- Kết quả định tính các nhóm chất bằng phản ứng hóa học cho thấy trong cây Sa nhân tím có chứa: flavonoid, saponin, acid hữu cơ, đường khử, sterol; không chứa glycoside tim, coumarin, tanin, anthranoid, alcaloid, acid amin, chất béo, caroten, polysaccharid, iridoid.

- Ngoài ra, đã xác định được hệ sắc kí cho dịch chiết Ether dầu hoả, tinh dầu phần trên và dưới mặt đất, chụp và xử lý hình ảnh bằng các phần mềm winCATS, VideoScan góp phần làm cơ sở dữ liệu hóa học của cây.

- Đề tài đã xác định được hàm lượng tinh dầu của phần trên mặt đất là 0,16%, phần dưới mặt đất là 0,12% tính theo dược liệu khô tuyệt đối, đã tiến hành SKLM, GC-MS xác định được thành phần hóa học, hàm lượng các chất trong tinh dầu phần trên và dưới mặt đất làm cơ sở dữ liệu để soạn tiêu chuẩn khi cần thiết.

KIẾN NGHỊ

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta quan tâm chủ yếu tới tinh dầu trong quả của Sa nhân tím. Vì vậy, ngoài kết quả nghiên cứu của đề tài cũng như những nghiên cứu đã công bố trước đó, chúng tôi đề xuất sử dụng tinh dầu các bộ phận khác (lá, thân rễ, rễ) của Sa nhân tím, nghiên cứu thêm phương pháp chiết xuất phần trên và dưới mặt đất của Sa nhân tím để tăng hiệu quả sử dụng.

Ngoài ra, Sa nhân tím cần được vào trồng ở miền Bắc để chủ động về nguồn nguyên liệu và kiểm soát tốt các chỉ tiêu kiểm nghiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Đỗ Huy Bích, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập II, NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr 643-645.

2. Lê Đình Bích- Trần Văn Ơn (2007), Thực vật học, Nhà xuất bản Y học, tr 207- 213.

3. Bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội (2006), Thực tập dược liệu phần hiển vi.

4. Bộ môn Dược liệu, Trường đại học Dược Hà Nội (2006), Thực tập dược liệu phần hóa học.

5. Bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội (2011), Bài giảng dược liệu, tập 1.

6. Bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội (2011), Bài giảng dược liệu, tập 2.

7. Phạm Hoàng Hộ (1993), "Cây cỏ Việt Nam", tr. 434- 437.

8. Nguyễn Thị Phương Lan (2004), Nghiên cứu các loài sa nhân mọc hoang ở các xã miền núi tỉnh Ninh Thuận.

9. Đỗ Tất Lợi (2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà Xuất bản y học. 10. Nguyễn Đức Minh, Ngô Văn Thông, Đỗ Thị Hoa Viên, Lê Ngọc Tú (1994), "Nghiên cứu thành phần hoá học của hạt Sa nhân tím Amomum longiligulare T.L Wu", Tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, tr. 464-466.

11. Đào Lan Phương (1995), "Nghiên cứu một số loài mang tên Sa nhân ở miền Bắc Việt Nam".

12. Bộ Y Tế (2007), Hoá phân tích, Vol. 2, Nhà xuất bản Y học. 13. Bộ Y Tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, tr. 872-873.

14. Nguyễn Viết Thân (2003), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi tập I, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

15. Đỗ Thị Hoa Viên, Hostettman K., Lê Ngọc Tú, Ngô Văn Thông (1994), "Nghiên cứu các phương pháp chiết tách và xác định cấu trúc hoá học của một số

hoạt chất có trong phần không bay hơi của hạt Sa nhân tím (Amomum longiligulare

T.L Wu) của Việt Nam", Tạp chí Khoa học và công nghệ, tr. 29- 34.

16. Đỗ Thị Hoa Viên, Lê Ngọc Tú, Nguyễn Đức Minh, Ngô Văn Thông (1994), "Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của hạt Sa nhân Amomum longiligulare T.L Wu", Tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, tr. 464-466.

Tài liệu tiếng Anh

17. T.K. Lim, Edible medicinal and non- medicinal plants Vol. 5, Springer.

18. Pharmacopoiea of the people's republic of China (2005), Chemical industry Press, Beijing.

19. Hao Ying (2014), "Analysis and determination of oestrogen- active compounds in fructus amomi by the combination of high- speed counter- current chromatography and high performance liquid chromatography.", Journal of chromatography B, pp. 36- 42.

Tài liệu tiếng Pháp

20.H. Lecomte (1907), Flore genseerale de L’ Indochine, Vol. VI.

Tài liệu tiếng Trung Quốc

21. Zhao Jin, Dong Zhi (2009), "Anti- inflammation, analgesic and anti- diarrhea effect of volatile oil from Amomum longiligulare T.L. Wu", Chinese traditional patent medicine.

Tài liệu trên internet

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Kết quả phân tích sắc kí khí tinh dầu phần trên mặt đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( amomum longiligulare t l wu) họ gừng ( zinggiberaceae) trồng tại huyện thạch thất, hà nôij (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)